Thành phố luôn chìm trong sương mù và có nhiều kiến trúc cổ. Mọi ngả vào thành phố đều là những con đường dốc đổ. Sương từ thung lũng bốc lên, mù mịt, nặng nề đến độ có cảm giác những lâu đài, nhà thờ bề thế kia cũng nhẹ bỗng và bay lên được. Còn những buổi chiều trời đẹp, nắng cắt những mảng sáng trong vắt quađiệp trùng thông. Nắng vàng, bóng tối của những cánh rừng và màu xanh lục của lớp lớp lá kim đẹp hơn bất kỳ một tấm ren tuyệt xảo nào. Lác đác đây đó, vượt lên trên những triền thông xanh là những ngọn tháp cổ. Bảy trăm năm... Một ngàn mấy trăm năm? Không rõ. Từ đó, chậm rãi và thanh thản bay ra vô hồi những tiếng chuông. Chả biết ở đây còn có bao nhiêu con chiên ngoan đạo. Nhưng chuông vẫn thế, vẫn như từ ngàn năm xưa vọng lại, chậm rãi, thanh thản và không đủ làm cho những ai vốnưa uể oải rứt mình ra khỏi trạng thái này. Anh về định cư tại đây vào một ngày đẹp trời. Anh sung sướng vô cùng khi thoát khỏi trại trung chuyển. Nơi đó, hàng ngày có biết bao nhiêu chuyến người ra vào. Người Thổ với những hàm râu tươi tốt không thể trộn lẫn (đàn ông), với đôi mắt và thân hình bí hiểm ẩn sau những tấm khăn tùm hụp và những vạt áo dài lòa xòa không eo (đàn bà); người Phi châu với mùi mồ hôi đặc trưng và nụ cười trắng; người Nam tư với ánh nhìn trống rỗng... Anh để ý ai đến nước Ðức này xin tỵ nạn cũng đều từng có một quãng đời buồn khổ, cơ cực, song không có giống dân nào lại âm thầm như giống Tiên Rồng. Sau vài ba ngày biết chắc thoát khỏi nguy cơ chết chóc do đủ thứ căn nguyên: đói, chiến tranh, xung đột tôn giáo..., tất cả họ đều nhanh chóng thích nghi với cuộc sống tỵ nạn. Họ đi vào thành phố hàng ngày, dạo chơi trong đó với vẻ vừa lơ ngơ vừa phấn chấn, và khi về thì xách theo đủ thứ túi bọc lỉnh kỉnh, đồ ăn - công khai, rượu và bia - bí mật. Họ uống, la hét, ôm nhau nhảy thâu đêm theo những giai điệu chỉ gợi trong anh cảm giác rũ rượi. Rồi họ kéo nhau từng đoàn lên phòng xã hội để dò ngày định cư. Anh và đồng bào của anh khác hẳn họ. Anh xấu hổ và không bao giờ chen lấn trong giờ phát đồ ăn uống. Ngày nào cũng như ngày nào, anh chỉ biết duôi cái cổ lộ hầu ra nuốt mấy cục khoai tây nghẹn bứ và mấy miếng Wurst (1) có mùi ngầy ngậy hăng hắc; và lặng lẽ trả lại người phát đồ những bơ, pho mát và mứt quả. Thỉnh thoảng lắm bọn anh mới làm một bữa cải thiện bằng món rau cải luộc, hái từ những cánh đồng bạt ngàn quanh trại. Cũng lặng lẽ và nhẫn nhục như thế, anh chờ ngàyđịnh cư. Rốt cuộc là người ta đưa anh về thành phố này. Thành phố sương mù như anh thầm gọi. Nó khiến anh nhớ quay quắt Ðà lạt, nơi anh đã có một thời gian dài ở đó như là một kỹ sư - một trí thức xã hội chủ nghĩa với 130.000 đồng lương mỗi tháng. Cũng thông, bạt ngàn thông. Không có suối Ðamê nhưng khúc sông Lahn chảy qua đây cũng rất êm đềm. Cũng những tháp nhà thờ đâm nhói lòng. Chỉ thiếu Hạnh. Nhưng hồi ở Ðà Lạt anh cũng làm gì có Hạnh. Người con gái đã theo cha sang Mỹ. Mười ba năm cha ở trong tù, nàng một mình nuôi mẹ ốm, nuôi thân bằng nghề thêu gia công và bằng những bông hoa cắt tự vườn nhà. Nàng có yêu anh không? Người con trai Bắc kỳ thuộc thành phần mà báo chí luôn kêu gọi nhà nước ưuđãi theo các nghị quyết số... của Ðảng. Nhưng có lần nàng nói với anh, hình như chỉ nói với một mình anh: "Hạnh không thích hoa giả. Hạnh ghét những bông hoa Hạnh thêu cho người ta..." Tuy nhiên, chưa bao giờ anh thấy hoa tươi trong nhà Hạnh. Hoa ở vườn chỉ vừa hàm tiếu là nàng đã cắt bán. Hạnh sống thực tế hay lãng mạn? Mãi mãi anh sẽ không biết vì nàng đã xa rồi, vì nàng không hỏi địa chỉ của anh, còn anh thì không dám đưa nàng. Còn bây giờ Hạnh đang ở miền nào của nước Mỹ? Nàng chắc là không biết anh đã ở đây - thiên đường của những người chạy trốn trên thế giới này - những người đã bị đánh bật khỏi quê hương bởi những nỗi đe dọa đói, giết chóc. Nhưng nước Ðức có phải là thiên đường của anh không? Anh cũng chẳng biết. Ðến tận giờ, khi việc cầm theo Ausweis (2) dành cho những người xin tỵ nạn mỗi khi ra đường đã trở thành một phản xạ có điều kiện trong anh, anh vẫn không hiểu hết vì sao mình lại chọn đất này làmđiểm dừng. Trướcđó thì anh ở áo. Ðoàn chuyên gia áo sang Việt nam và tới Ðà lạt làm việc ít ngày. Người phiên dịch chính thức bất lực trước hàng lô hàng lốc những thuật ngữ thuộc chuyên ngành hẹp của anh. Anh được cử làm người phiên dịch tạm thời cho đoàn. Vốn tiếng Anh và những kiến thức có được từ hồi theo học ngành vật lý hạt nhân ở Nga của anh đã làm đoàn chuyên gia ngạc nhiên. Một tấm giấy mời đích danh được gửi tới anh sau khiđoàn chuyên gia về nước ít ngày. Nhưng phải mất sáu tháng và trên chục lần đi đi về về giữa Sài gòn và Ðà lạt anh mới có được hộ chiếu lên đường. Sáu tháng thực tập ở áo, một tuần sang Ðức thăm thằng bạn trước bỏ nghề đi làm đội trưởng lao động xuất khẩu đã thay đổiđời anh. Chia tay bạn, anh lên tàu, nhập trại. Một mình. Không nói trước với bạn một lời nào. Bây giờ anh ở đây - Thành phố của những kiến trúc baroc chìm trong sương tới ba mùa trong năm. Lúc đầu nhân viên xã hội xếp anh chung phòng với hai anh chàng da đen và một chàng Apghanistan nhuôm nhuôm. Tính bình quân đầu người thì diện tích anh được hưởng có phần rộng hơn diện tích anh được cơ quan phân cho hồi ở Ðà lạt. Chỉ có điều thật khó sống. Ðàn ông độc thân thì ởđâu mà chẳng bẩn. Nhưng bẩn như căn phòng anh ở thì thật ngoài sức chịu đựng. Chẳng hiểu có phải do tập quán không mà chàng Apgha lúc nào cũng kéo rèm kín cửa. Căn phòng luôn luôn tối, bí hơi và nồng nặc cái mùi mồ hôi Phi châu của hai chàng nhọ. Cũng may sau đó mấy tháng, có mấy người Việt về định cư. Anh được chuyển phòng về ở với đồng bào. Mấy anh chàng kia ít tuổi hơn, ít học hơn, nhưng lại trảiđời hơn. Về mấy bữa họ biến hết cả. Vào quán Tàu quán Triều tiên nào ở đâu chẳng biết. Ðến kỳ lĩnh tiền xã hội họ lại về. ầm ĩ được mấy ngày. Có điều anh không nhập cuộc được với họ. Anh không tài nào học được phép tắc chơi tá lả, binh xập xám mà họ cố công dạy cho anh. Anh cũng không uống hết được một hộp bia một lần. Nói chung anh không thích những cảm giác phấn chấn giả nhờ hơi men. Anh sống vừa như làđồng chủ, vừa như là khách lạ trong căn phòng ấy. Anh cũng đi xin việc. Cứ ngỡ vốn tiếng Anh và những câu tiếng Ðức học được hồi ở trại sẽ giúp anh được nhiều hơn mọi người. Vậy mà không. Một ông chủ quán Tàu thấy anh cứ lâu lâu lại lột kính chà xát đã cho anh nghỉ việc. Khốn khổ. Nào anh có lười. Nhưng hơi dầu rán, hơi nước nóng mù mịt ở bồn rửa bát cộng với đủ thứ rau cỏ thịt thà bắn lên từ mặt thớt anh đang thái đã làm cho anh chẳng làm sao nhìn được qua mắt kính sáu diop. Giá mà quẳng nó điđược! Một lần khác, một gã thợ xây bản xứ to vật vãđã làm ỏm tỏi lên chỉ vì anh chuyển vữa chậm và thế là anh lại mất việc. Anh không biết làm gì nữa ngoài việc học tiếng Ðức. Nhưng cả việc ấy anh cũng không sao làm cho ra hồn, khác hẳn hồi trước học tiếng Nga hay tiếng Anh. Hẳn là sự thể sẽ khác nếu việc học tiếng này gắn với sự học lên như trước kia. Giờ, cứ mở sách là trong trí anh lại hiện ra cảnh đại lộ chạy qua cổng trường anh ở Leningrad vào mùa thu. Lá phong vàng rười rượi, xô đuổi nhau, nhuộm sáng cả những làn gió. Có lần anh đã ép một chiếc lá vàng như thế vào thư gửi về nhà và em gái anh thường hãnh diện đem khoe chúng bạn như là một cái gì đó rất đáng gợi tự hào về ông anh học giỏi. Em gái anh còn sưu tầm đủ thứ chứng tích về thành phố nơi anh ở: bản sao các bức họa tại bảo tàng Ermitagiơ, những bức ảnh chụp hàng rào gang nổi tiếng nơi đây hay những bức tượng tuyệt vời trong công viên, và những cánh buồm xô dạt trên sông Nêva nữa. Em gái anh giờ là một giáo viên Nga văn thất nghiệp, "giáo viên mất dạy" như cô viết cho anh, đã chồng con, và vẫn giữ đủ thứ vặt vãnh ấy. Mấy hôm trước anh nhận được thư cô:..."Em không hỏi anh vì sao anh xin tỵ nạn. Em biết rất nhiều người như anh và họ gửi rất nhiều tiền về cho gia đình. Nhưng em biết rằng anh sẽ không giàu như họ, không thể trở thành trọc phú phố phường dù anh có muốn đi chăng nữa. Giá có thể thì anh nên xinđi học... Mẹ nghĩ gì thì em không biết. Nhưng nhìn mẹ rất buồn..." Thư của em gái làm anh mất ngủ. Anh biết rằng em anh rất thương anh. Nhưng làm sao cô hiểu được tình cảnh của những người như anh - những người đang xin tỵ nạn và đang mong mỏi sự công nhận của nhà nước Ðức như là mong ân sủng. Dù muốn, anh cũng không thể đi học với tấm giấy cho phép tạm dung vài tháng phải gia hạn một lần và với một Konto trống. Anh lại bắt gặp mình nghĩ tới Hạnh và thành phố sương mù Ðà lạt. Có lần anh nằm mơ thấy cô mong manh trong tà áo dài màu nắng, vàng trong và hơi ngả sang màu mật óng. Anh tỉnh giấc và không dám mở mắt, chỉ sợ hình ảnh ấy tan biến. Nhưng đó không phải là sự hiện lại của một hình ảnh cũ. Chưa bao giờ anh thấy Hạnh mặc áo dài. Và nói chung, những năm anh vào Nam làm việc, anh cũng rất ít khi thấy phụ nữ mặc kiểu áo này như là thường phục. Vì đâu anh lại mơ thấy Hạnh như thế? Không thể biết được. Có thể là từ trong đâuđó cõi lòng anh, có một niềm thiết tha với dáng hình mong manh của Hạnh, với màu vàng nắng luôn luôn làm cho thành phố của những triền thông xanh và sương mù sáng lên, lung linh. Thành phố sương mù anh định cư giờ đây có thêm người Việt tỵ nạn. Nhiều người bảo là vui. Dĩ nhiên cuộc sống của các gia đình sẽ đầm ấm và không loạc choạc như cuộc sống của mấy thằng đàn ông không vợ. Ðã có hơn chục gia đình về sống quây quần gần nhà anh. Có cả mấy người đàn bà nom hết sức mỡ màng, có lẽ phải gọi vậy dù họ độc thân. Ðám trai trẻ cùng phòng với anh giờ cũng năng về. Hiển nhiên là như thế sẽ ồn ào hơn. Nhưng có vui hơn không thì anh cũng chưa bao giờ tự hỏi. Ðôi khi họ đưa cả bạn gái về phòng. Ðiều này thì anh cũng đã từng phải chịuđựng từ hồi là sinh viên ở chung phòng với mấy thằng bạn người nước khác. cố nén, cả những lời văng tục vừa âu yếm vừa thô bạo bằng tiếng Việt. Anh ngượng ngập khi gặp lại những đôi tình nhân hờ ấy vào buổi sáng. Nhưng những chàng trai và những người đàn bà ấy thì rất thản nhiên. Cảm giác ngượng nghịu này của anh khi giáp mặt họ trước cửa toillet hay trong căn bếp nhỏ chẳng khác gì cảm giác xấu hổ khi ta đi đòi nợ. Nó hết sức kỳ cục vì chính người mắc nợ lại không hề bối rối,đôi khi còn sùng lên quặc lại chính ta, làm ta thấy mình thô bỉ bởi không biết những nỗi khó khăn của họ. Ngoài ra, những đêm chung đụng công khai diễn ra rất gần giường anh còn làm anh không thể phục hiện được giấc mơ mà anh luôn luôn muốn đánh chìm mình trong đó: Hạnh. Triền thông xanh. Vạt áo dài mang mang như nắng, trong veo và đẫm một màu mật óng. Anh không dám nghĩ về Hạnh vào lúc đó. Anh cũng không dám nghĩ về Hạnh cả vào lúc phòng còn lại một mình anh. Phải saubermachen (3) lập tức. Ðể cho hết cái mùi nhàn nhạt, lờm lợm thường thấy sau khi vãn cuộc ái ân. Cái mùi ấy ám ảnh anh, lấn át cả mùi bia rượu nồng nồng khai khai và cứ lẩn quất đâu đó mãi không hết. Hạnh không thể đến với anh trong một bầu không khí ô nhiễm đến như vậy. Và như thế thì anh sẽ không cònđược nếm trải những cảm giác sướng khoái tột cùng của những cơn mơ làm cho anh vừa minh mẫn vừa bải hoải rũ liệt khi tỉnh dậy. Nhưng dù anh đã tẩy uế phòng sạch đến thế nào chăng nữa thì Hạnh cũng đã thôi không về. Những đêm, những đêm đi qua anh. Anh cảm thấy rất rõ bóng tối nặng nề trườn trên đôi mi nhắm nghiền. Anh thấy mình rơi xuống một cái giếng hẹp, rất hẹp, sâu hút nhưng chưa tới đáy, không bao giờ tới đáy, đã bị đẩy bồng lên, hệt như bị buộc vào dây cao su vứt xuống và khi dây căng hết độ thì lại bị kéo lên không sao tự chủ được. Rồi về sau thì cứ vừa nhắm mắt anh đã thấy những mẫu tự viết theo lối in hoa xếp hàng. Chúng cứ phình to dần, đáng sợ nhất là chữ h (H) với hai gạch thẳng đồ sộ như chân voi và gạch ngang nặng nề như một tấm bê tông, còn anh thì đứng ở giữa hai gạch thẳng và dưới gạch ngang trong cảm giác sợ hãiđến cùng cực. Anh không thể ngủ được. Anh không dám ngủ. Anh thôi tìm Hạnh hằng đêm. Anhđi tìm giấc mơ của mình, giấc mơ có Hạnh ban ngày. Những người đàn bà ở đây rất quý anh. Dù sao thì vốn liếng tiếng Ðức của anh cũng hơn hẳn chồng họ hay tình nhân của họ. Vả lại, bọn đàn ông của họ không mấy khi có nhà. Họ đi làm chui khắp đó đây. Còn khi trở về thì họ tụ bạ với nhau, say sưa với hàng két bia và những trò đen đỏ. Nếu bộn tiền thì họ bấm máy ở Casino, ít tiền thì họ "gầy" một bàn tá lả hay binh xập xám. Gọi họ về với vợ con lúc đó thật khó. Anh giúp tất cả những người đàn ông và đàn bà ấy trong những việc vớ vẩn nhất. Những người đàn ông biết ơn anh và yên tâm đã có anh giúp vợ con họ khi họ vắng nhà. Những người đàn bà thì vôơn hơn trong tình cảm, nhưng lại thiết thực hơn trong cách tỏ lòng biết ơn. Họ nhớ đến anh bất kể lúc nào họ cần; chẳng hề băn khoăn, cũng chẳng hề kèm theo một ánh nhìn nào khó tả. Những người đàn ôngđàn bà vô tâm ấy làm anh rất tủi vì họ chỉ quý anh. Ðàn bà thì không yêu anh, còn đàn ông thì không ghen với anh. Mà anh dẫu trong mơ chỉ thèm khát duy nhất có một người - Hạnh - thì vẫn hằng mong mỏi có được khả năng sống và yêu như đồng bào của anh ở xung quanh anh. Thực ra thì anh muốn một điều khác nữa. Anh muốn học. Học lại ngành cũ hay học lấy một nghề mới, nghề thật sự chứ không phải thái thịt rửa bát trong quán Tàu. Nhưng anh biết là không thể được. Bởi vì anh không có tiền. Mấy trăm mác tiền xã hội cấp hàng tháng chỉ đủ cho anh ăn dè xẻn, dành phần dư trả luật sư. Nhưng ông ta đã không có mặt lúc anh ra tòa. Chỉ có người phụ tá của ông ta. Mọi lý do anh đưa ra để xin tỵ nạn đều bị bác bỏ. Anh biết tương lai của anh sẽ thế nào! Hoặc anh phải kết hôn trên giấy tờ và có thể cả trên thực tế với một bà tây già hay một cô tây trẻ đàng điếm. (Khả năng này phải loại trừ vì tốn kém). Hoặc anh sẽ nhận Duldung (3) chuẩn bị về nước. Nhưng anh không còn cái tư cách đáng hãnh diện ngày xưa của mẹ và em. Nếu phải về lần này, may mắn nhất là anh sẽ được yên ổn ở nhà ăn bám mẹ; không phải đi trình diện công an hàng tuần. Một trí thức xin tỵ nạn không thành như anh thật khó tránh khỏi điều này khi đã được nếm mùi dân chủ ở cái chế độ mãi không chịu giãy mà chết như người ta tiên đoán. Ðộ trước, anh hay cố thủ trong phòng đọc tất cả những gì vớ được. Tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Việt, lõm bõm cả tiếng Ðức. Bây giờ thì anh thường xuyên đi. Cũng chẳng đi đâu xa. Chỉ loanh quanh với những con đường dốc lên dốc xuống của thành phố. Anh không muốn ở nhà khinhững người ở chung về, nửa vì ngại làm phiền họ, nửa vì đầu anh cứ bốc nóng rực đến không thể chịu được khi cuộc vui của họ lên tới đỉnh cao. Những lúc ấy đàn ông thì văng tục, còn đàn bà thì cứ cười rú lên, cứ thế mãi không dứt, trong khi trên ti vi người ta cứ tuôn ra hàng tràng tiếng Ðức chẳng ai hiểu và chẳng ai buồn nghe. Anh chỉ được sống với mình khi đã ở ngoài đường. Hoặc khi ngồi trong một giáo đường Evangelisch nào đó. Anh ưa thích kiến trúc thanh nhã, giản dị, u trầm của những nhà thờ Tin lành. Nó gần với đời thường, không làm cho người ta choáng ngợp và quên mất mình như những vòm mái nhà thờ Katholisch. Nhiều buổi sáng thứ bảy, trong khi các cặp đang ngủ mê mệt, anh đã dậy và đi tới nhà thờ, không phải để nghe giảng đạo, chỉ cốt có một chỗ không cóng buốt và trang trọng để có thể tự do đi tìm giấc mơ của mình. Nhiều người cho là anh tính xa và thật khôn ngoan. Một cô mau mồm nhất trong số các bà các cô người Việt ở gần có lần hỏi anh: "Anh đi đạo để nhà thờ xin cho ở lạiđấy à? Liệu có ăn không? Hay là anh xin hộ chồng em một tiếng!" Cô ta đã ngạc nhiên khi thấy anh lắc đầu, lặng lẽ cười. Sau này cô bảo "lúc ấy mắt ông ấy kỳ lắm, cười cũng kỳ kỳ..." ... Mấy tuần liền người ta không gặp anh trên những con đường dốc lên dốc xuống. Mấy người đàn bà Việt tìm anh để nhờ anh đi cùng tới phòng khám gõ cửa mãi mà không ai ra mở. Họ dạo ra cả vạt rừng anh thường đến vào những chiều mùa hạ hết sức tinh tươm. Hỏi mấy người đàn ông xem có thấy anh làm chui ở quán nào không, ai cũng lắc. ít tháng sau nữa, một tờ báo của cộng đồng loan tin anh mất tích. Nhưng có người bảo rằng "mất tích cái gì, ông ấy sang Tiệp đấy thôi. Người thông minh như ông ấy sức mấy mà chịu ngồi yên chờ Polizei áp tải hồi hương. Bây giờ nhiều bọn phải nhận Duldung đều chạy sang Tiệp với Ba lan buôn bán cả". Nói chung nhiều người yên tâm với tin này. Có cô còn nói xưng xưng là "anh... giờ mạnh lắm. Bạn bè bên Tiệp giúp vốn mua được cả Kios, làmăn trúng gần bằng người ta bán thuốc bên Ðông thời gian trước". Anh không thể cải chính bất kể tin đồn nào. Người Việt trong vùng mãi mới biết rằng nhân viên xã hội đã đưa anh vào bệnh viện. Họ bảo bác sĩ chẩn đoán anh bị tâm thần phân liệt. Tiếng là điên nhưng rất hiền. Limburg 20.1 - 27.1.1996. Chú thích (1) Wurst: xúc xích (2) Ausweis: giấy chứng minh thư do Ðức cấp (3) Saubermachen: làm sạch, làm vệ sinh