Nhã Nhạc
1-
Đường nhỏ như thân rắn quanh co giữa hai bờ tre cao ngất. Đường nhỏ như con suối vắng ngoằn ngoèo giữa vùng lau lách cỏ sợị Khách bước đi hoang mang dưới trưa hè nắng chóị Ở đây lá tre không kết cành, lá tre không che nổi mặt trời, và con đường thì như cứ dài ra …
Khách đến từ nơi thị thành. Hành lý mang theo là ta bà bụi đỏ và những vết xứa bầm dập năm tháng. Khách đi trên con đường không tên không tuổị Con đường hun hút lạ lùng, ốm o, khô róm. Con đường nước khát rát bọng cổ da…
Nước non ơi!
Cuối cùng, khách cũng tìm ra được chỗ mình muốn đến. Ẩn dưới rặng dừa là bóng hiên nhà cất sơ sài. Đến nơi thì cổng trúc đã mở rộng tự bao giờ.
Có tiếng đàn tranh vọng ra đón khách. Tơ đàn láy tiếng quen thuộc. Quen thuộc đến độ khách mỉm cười mừng vui. A! bài học nhập môn Xuân Phong, mà cố nhân đã dạy cho khách ở cái xứ Huế mưa dầm buồn hiu. Hơn năm chục năm! Này,
“Lòng dặn lòng
Ai mặc ai
Thương cứ thương
Nhớ cứ nhớ
Chuyện vui cười
Người ở đời
Đừng đem dạ, đem dạ từ chối
Ai mà thoát khỏi ra vòng nợ duyên?..." (lời người xưa)
Lấy nhạc mà rải lối thay những cánh hồng thảm đỏ, thì chỉ có cố nhân mới làm được điều đó!
Quả nhiên cố nhân bước ra, tay cầm gậy trúc, gương mặt hồng hào nhân hậu. Miệng cố nhân nở rộng nụ cười khoe độc một cái răng cửa, nhưng không vì thế mà cố nhân xấu ra.
Khách bước tới ôm chầm người đàn bà tuổi đã mấp mé cửu tuần, mừng mừng tủi tủi,
“Cô! mấy chục năm rồi …”
“Ừ, cuối đời cô còn được gặp lại con, cô sướng quá “
“Cô lại tấu bài nhạc cũ? ”
“Ừ, con là thi sĩ, gió lúc nào cũng xanh như xuân..."
Rồi cố nhân lại tiếp tục,
“Rứa cũng nên
Miễn cho bền
Mà lòng chớ ưu phiền…”
(lời người xưa)
Cố nhân là một danh cầm nhã nhạc của Huế rất xa xưa, và là một trong những vị thầy đã hướng dẫn khách đi vào thanh, nhã nhạc tự thuở còn bé thơ …
2-
Buổi cơm tối nhà nghèo chỉ có thế thôi. Một bát canh tần ô nấu với cua đồng, một đĩa thịt luộc, một đĩa rau xào. Cộng vào đó là tiếng thao thao bất tuyệt của mọi người có mặt. Nói sao cho vừa những kể lể dông dài về giòng họ người mất người còn. Nói sao cho hết những buồn vui cuộc đời sau cuộc biển dâu.
Cơm ngon không phải vì cơm có gạo ngon. Mà cơm ngon vì lòng vui quá độ. Khách ăn cầm chừng không phải vì khách phương xa chê của nhà nghèo, mà khách đang nghiền ngẫm những tình thâm.
Gia chủ, con trai của cố nhân, đứng lên mời khách,
“Này O ăn đi chứ, sao ngồi tủm tỉm hoài vậy?”
“Tủm tỉm gì đâu? đang ngó cái món rau xào chi kia kìa!”
Múc một nhúm rau bỏ vào chén khách, gia chủ giới thiệu,
“Sau nhà có giàn thiên lý, tụi này hái hoa xào với tỏi …”
“Hoa thiên lý xào tỏi!” khách gật gù
Và khách lại tủm tỉm,
“Cái món ni chưa từng ăn bao giờ, nhưng thấy thật hấp dẫn đó nghe! …”
Hết miếng cơm này đến miếng cơm nọ, khách chỉ ăn Thiên Lý xào
Thiên Lý xào?
Phải! khách vượt bao nhiêu ngàn cây số mới ăn được đĩa rau xào đồng quê. Đường thiên lý khách đi chân đà thấm mệt, nhưng hương hoa Thiên Lý làm khách ngậm ngùi. Nhớ ngày nào mẹ đi chợ, mẹ hay mua vài nhúm hoa Thiên Lý xanh xanh, búp búp những cánh nhỏ, đem về cúng ông bà. Hương thơm nhẹ nhàng của hoa tỏa ra khắp nhà, và mẹ thì thầm rất kính cẩn,
“Này, bà ngoại đang về đó nghe tụi bay!”
Thiên Lý xào?
Có lẽ nào khách chỉ đang ăn mùi hương trầm quế của tuổi ấu thơ?
Không, mỗi miếng rau và vào miệng là và luôn cả quê hương vào lòng.
Để tự đó dấy lên những u hoài, những tình tự. Để từ đó văng vẳng tiếng ca dao đâu đây,
“Tóc em dài em cài hoa lý…”
Hay lời thơ bay trong nhân gian,
“Nhà tôi ở dưới chân đồi
Có giàn thiên lý, có người tôi thương…” (Chính Hữu)
Và tiếng nhạc ru,
“Xin cô xinh bước chân rằm
Xin em thiên lý đêm thầm nở hoa
Môi thơm một đóa môi tình …….…..” (hkkm)
Mỗi một miếng rau xào và vào miệng thì thơ ai lại về, để khách được hưởng thêm hương hoa của miếng thơ,
“Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang …” (Hàn Mặc Tử)
°
“Em muốn đôi ta mộng chốn nào
Ước nguyền đã có gác trăng sao
Chuyện tâm tình: dưới hoa thiên lý
Còn lối bâng khuâng: ngõ trúc đào …” (Đinh Hùng)
Cứ như thế, cùng với thơ với nhạc với ca dao, khách ngất ngây ăn hết đĩa rau xào
Hồn khách tơ lơ mơ say theo tinh hoa thiên lý…
3-
Trời chạng vạng tốị Cái nóng bức ban ngày đã đội nón ra đi, nhường cho một không khí an lành tĩnh mịch của vùng quê hẻo lánh.
Gia chủ mời khách vào căn nhà giữạ Đèn dầu được thắp sáng lên.
Nhà đơn sơ với vài cái ghế, một bàn viết, còn thì dưới đất la liệt đủ các loại nhạc khí. Vật sáng chói nhất trong gian nhà này là bức tranh họa hình gia chủ khi anh ta còn là một nhạc sĩ nhã nhạc, tài danh khét tiếng ở Huế. Thuở ấy, đêm đêm tiếng đàn tranh rất tình, rất lả lướt của anh chàng đã làm rung động không biết bao nhiêu trái tim trinh nữ Đồng Khánh.
“Ngân tranh cửu dạ ân tình lộng
Tâm khiếp cô phòng bất nhẫn qui” (Vương Duy) °
Ba đứa con của gia chủ, từ tám đến mười hai tuổi, lục tục ôm đàn bước vào và ngồi vào chỗ được chỉ định.
Bên tay mặt, đối diện khách, là chú bé tám tuổi tên Tì. Cậu ngồi xếp bàn, ôm cây đàn bầu vào lòng, gương mặt thật nghiêm trang. Trước mặt khách là cô bé Tần Tranh, với cây đàn tranh gác dài trên đôi chân nhỏ bé. Bên cạnh đó là Bảo, mười tuổi, với cây đàn nhị. Mẹ của các bé, Thúy, ngồi bên cạnh khách với cây đàn nguyệt. Gần đó, người cô ruột của khách, tuổi gần chín mươi, cầm song loan, một loại phách của nhạc truyền thống dân tộc.
Gia chủ lịch duyệt hỏi khách muốn sử dụng nhạc khí gì?
Khách thót tim chột dạ. Đã từ lâu quảy gánh đi ăn mày xứ lạ, đàn địch trở nên chuyện xa xỉ, và khách đã gửi lại vốn liếng phong lưu của mình cho quê nhà hết cả rồi Bây giờ hỏi khách muốn sử dụng nhạc khí gì thì quả đã làm khó khách!
Tuy khách này không phải là dân cự phách, nhưng cũng thuộc loại dân điệu, dân liều mạng, nên xin gia chủ đưa đàn gì thì ta sẽ cầm đàn đó. Bèn đở cây đàn tì bà từ tay gia chủ...
Theo lệnh của cha, các tiểu nhạc sĩ sẽ biễu diễn chào mừng khách với bài “Ta là con cháu nhà Nguyễn”.
Bé Tì bắt đầu bằng những tiếng rung của đàn bầụ Tuy còn nhỏ nhưng tiếng đàn của chú nhạc sĩ bé tí ti này rất sắc, gọn, chứng tỏ đã được luyện tập rất kỹ.
Với Thập lục huyền cầm, bé Tần Tranh theo em đưa khách vào những luyến láy biến cung của Họ, Xự, Xàng, Xê, Cống… (ngũ cung, tương đương với Sol, La, Do, Ré, Mi).
Những biến nắn kỳ ảo của đàn tranh làm năm âm thanh chính biến thành thiên hình vạn trạng, nên ngũ cung không còn là ngũ cung nữạ
Khách không chỉ lắng tai mà còn phải lắng lòng mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của cung đàn.
Khách rùng mình, biết mình sắp đi vào tinh hoa của nhã nhạc.
Sau những luyến láy nhạc dạo, đàn tranh tiếp tục ngân rung mở lối cho đàn Nguyệt và đàn nhị nhập cung.
Tiếng đàn nguyệt như mật óng lảy từng tiếng rồi thướt tha chuyển từng cung bậc, lúc nhặt, lúc khoan, lúc trầm lúc bổng.
Không chịu thua ai, đàn nhị vang tưng lên, tơ đồng thả tiếng mười phương.
Khách nhắm mắt lại, hình dung cảnh vạc bay trong ánh chiều tà. Cánh vạc chao nghiêng trên nền trời cao rộng rồi vẫy cánh buông tiếng gọi đàn.
Nhưng ô kìa, đàn nhị đã chuyển hướng, khởi sắc hơn, rộn ràng hơn, tưng bừng hơn.
Trong đầu óc khách ẩn hiện rừng núi chập chùng, điệp điệp trùng trùng. Ở đó nhạc vươn những cánh tay dài rất thần diệu, rất kỳ tình. Những âm ba ngút ngàn mùa Xuân. Những vi điệu rung ngân, huyễn hoặc giữa cái Có cái Không. Thần trí khách chìm trong vùng mông lung ư ư vô tận …
Giữa lúc khách như đang mê mẩn lạc lối giữa rừng nhạc thì có tiếng ca cất lên.
Khách giật mình, nhận ra bây giờ bản nhạc mới bắt đầu đi vào giai điệu chính.
Gia chủ, cũng là người cha, hát lên lời ca, do chính anh biên soạn, theo tiếng đàn của vợ con và nhịp phách của mẹ già.
Khách thấy lòng rưng rưng xúc động. Trong sa cơ tiếng đàn lời ca vẫn hiên ngang xưng tên xưng tộc. Trong bần hàn vẫn không quên giòng giống cha ông...
Tì bà đã trao cho, dễ thường mình ôm đàn ngồi chầu rìa mãi saỏ Khách chợt nhớ hai câu thơ của Bạch Cư Dị,
“Đê mi thân thủ tục tục đàn
Thuyết tận tâm trung vô hạn sự”
Khi đàn tì bà thì nhíu lông mày lại mới diễn tả hết nổi lòng?
Họ Bạch là người Trung Hoa, nên ông nói theo cách người Tàu.
Khách ta là người Việt, nhíu mày moi hết tim óc ra tìm bài trả lễ.
Khách ngồi trầm tư một giây, rồi ôm đàn khảy khảy vài tiếng để lấy thần.
Đằng kia, ánh đèn dầu rọi bóng khách xuống nền nhà. Bóng lung linh theo phím tơ rung, đưa hồn khách đi về cõi nhớ. Từ tiềm thức âm điệu tuôn ra mười ngón taỵ Khách hát lên,
“Em như (ư’ ư), vạt nắng (ư ừ) vào (ạ), vào (a) Thu (u u )
Ươm (á à) ươm, (à) trong khóe mắt, (a’ a à) hoang vu (ù u), (ơi à ơi) nổi
(a) buồn
Tình tang tích tịch à tình tang, á a ơ ờ ợ à tình tang tang!
”Em như sóng biển đại dương
Ru anh vô những thiên đường thật xa
Em làm võng bạc kiêu sa
Ru anh ru cả phong ba đời mình… “ hkkm
Em làm (a), võng bạc (a à ) kiêu sa (a á a)
Ru anh (á à) ru (u) cả (ạ à ơi à ơi) phong ba (á a) phong ba (a)
đời mình
Phong ba đời mình! Khách ngưng một vài giây như thổn thức, rồi lại tiếp tục,
Tích tích tình tang, a à tình ự, á a tình ư, tình à tang tang …
……….”
Cứ như thế, nhạc và người hòa lẫn vào trong nhaụ Hương hoa thời gian chập chờn giữa ánh nhạt phai hồng trần. Giọt sầu vươn mắt cô phụ. Đoạn trường nhả nhạc nhã nhạc Nam Ai, điệu buồn muôn thuở!
Khi bài hát vừa dứt thì bà cụ đứng dậy vỗ tay. Không khen hay, mà bảo,
“Tiếng đàn lời ca sao nghe chi đứt ruột! Từ Hải ở đâu, sao chưa đến để sa lệ vì Kiều?”
NHÃ NHẠC
4 -
Tiếng ve sầu kêu râng lên đâu đây làm khách giật mình tỉnh giấc. Nhìn qua mùng, trời đã sáng trưng tuy mới sáu giờ.
Khách lại nằm xuống lim dim đôi mắt tận hưởng Nhạc Ve.
Đã từ lâu rồi, tiếng ve sầu tưởng như chỉ còn trong ký ức, nay lại đang tấu lên bản nhạc rừng. Âm vang ran ran, khô mà chói chan. Đôi lúc nó im bặt một phút, rồi rỉ rả như lấy hơi, rồi lại ran lên một tràng dàị
Khách thích thú miên man nghe mà lòng quá vuị
Hè đã về rồi ư? Tiếng ve, phượng hồng, lưu bút ngày xanh! Tuổi thanh xuân như đang đứng bên kia mùng. Khách vùng dậy, thấy lòng mình rất trẻ. Nhưng ô kìa, tiếng ve hình như đã tấu xong lời cuối, tự dưng ngưng bặt …
Khách rón rén bước ra vườn saụ Gia đình nhà chủ vẫn còn đắm chìm trong giấc điệp. Gió buổi sáng mát nhẹ làm khách thấy vô cùng sảng khoáị Khách hát nho nhỏ, vừa đủ mình nghe, vừa tung tăng đây đó. Bước chân sáo dẫn khách vào đám cau trước mặt.
Thân cây cau lêu khêụ Ngước nhìn lên cao, từng chùm bông rất lớn, mầu phớt vàng trắng, đang nhả một mùi hương hăng hắc. Những bẹ cau mỏng mảnh đưa qua đưa lại theo cơn gió thổi tạo nên những âm thanh vui taị
Khách ngửng cổ lên nhìn, tai lắng nghe nhạc caụ
Nhạc cau!
Nhạc cau rù rì, nhạc cau đong đưa tiếng thở. Thở rằng,
"Ầu ơ,
Vôi nồng trầu cay
Duyên ai nấy đặng
Duyên mình, mình say"
"Ầu ơ
Hôm nao ai đem cau trầu chạm ngõ
Em vui mừng, hết vò võ năm canh
Đêm nay mình ngồi nhìn con sao tỏ
Em thành vợ, ở sao cho vừa
à ạ à ơi, vừa lòng anh?"
hkkm
Khách nhìn quanh xem có trầu không? Có chứ. Những giây trầu xanh lá đang bám leo lên thân caụ Màu xanh, xanh biếc lòng thiếu phụ. Màu tươi, tươi rói hồn thi nhân.
Nào vôi đâủ Vôi đâủ Vôi đâu cho ta têm miếng trầu cau ấm nồng hơi thở tân nương!
Khách lại mon men đi lạc vô rừng phi laọ Có phải là phi lao không? sao thính giác khách như ngửi mùi thơm của Ngự Bình năm cũ?
Lá xạc xào, phất phơ rũ xuống y như tóc lụa Tây Thị Nhạc rào rào như lời thì thầm của đám cung nữ khi nghe vó câu Phạm Lãị Ố ồ đây là rừng tràm. Hóa ra là nhạc tràm. Nhạc tràm. Nhạc tràm!
Khách thơ thẩn đi sâu hơn. Và kia kìa, một rừng tre xanh ngát hiện rạ Thân tre có nhiều đốt, mảnh khảnh, màu vàng nhạt óng ả dưới ánh sáng mặt trờị Chúng không như đám tre khô cháy cao nghều nghệu mà khách đã nhìn thấy bên hai vệ đường khi đi tìm nhà cố nhân.
Tre ở đây mượt mà bóng bẩy, với những cành lá thon thả ôm đan vào nhaụ Xuyên qua các khe hở, những tia nắng lấp lóa trên những cọng lá mầu xanh non ngọc bích. Sát vào thân cành, lá sẫm hơn, xanh mặn mà như người đàn bà đã qua một vài hương lửa…Trên vùng đất rộng, lá tre khô dòn bao phủ như một tấm thảm vàng úạ Mỗi bước chân khách đi qua, nghe vang lên tiếng động của lá vỡ vụn.
Cứ mỗi một cơn gió đi qua thì thân tre xô vào nhau kêu kĩu kịt như những chiếc võng đưa, lá tre cọ vào nhau làm thành âm điệu khô liu xiu, lít xít. Nhạc tre rào rào một lượt rồi ngưng, lại rào rào tiếp một lượt rồi ngưng, như một điệp khúc lạ lùng...
Tre yểu điệu thục nữ lại có chút lả lơi mời gọị Ta bỗng động tình xuân…
Ta mở rộng vòng tay ôm nhạc Ve, ôm nhạc Cau, ôm nhạc Tràm, ôm nhạc Tre vào lòng. Ta ôm hết thảy nhân gian, ôm hết vũ trụ.
Ta ôm hết những mùa Thu chín hạt phong lưu, đỏ hồng môi ngọc lựu
Hương hoa thiên lý. Văn thơ vạn kỷ.
Này nhạc cung đình, này sóng thu ba
Hơi thở ta nhả một hồn nhạc mới …
5-
Chòi lá được cất đơn sơn giữa một cái ao. Thoạt trông nó như cái nhà thủy tạ nhỏ, nhưng nơi đây không có bông sen bông súng, không có bóng thuyền câu, không có khách thập phương ngao du sơn thủỵ Ở đây, vũng nước xanh lè rợp bóng lá rừng quanh năm. Ở đây đìu hiu hơi gió có tiếng chích chòe kéo nhau về rỉa lông làm tổ. Có bụi chuối vườn tre hiền hòo Có sâu bọ bò lổm ngổm chờ ngày hóa bướm...
Gia chủ vén áo chùi sơ cây kèn clarinette đã cũ. Anh nâng nó lên kê vào miệng, rồi dồn hết tâm trí vào bài nhạc. Nhạc phẩm “Đêm Tàn Bến Ngự” của Dương Thiệu Tước trổi lên. Nghe buồn da diết. …Khách ngã đầu dựa vào lan can chòi thủy tạ, đôi mắt lim dim. Tiếng clarinette trầm bổng bay trong gió, đưa hồn người thưởng ngoạn về với Huế buồn hiu hắt đêm mưạ Về với Thượng Tứ. Về với Gia Hộị Về với Nội thành. Về với ngày cầu Trường Tiền sập, trăm con gái tóc thề vén tà áo trắng học trò, leo lên đò đi qua sông Hương. Buổi sáng sớm, mặt sông lãng đãng sương mù. Đẹp làm sao bóng những con đò không mui, nhỏ như lá tre giữa giòng, mờ ảo chèo qua chèo lại như con thoị Bến Phú Văn Lâu bên nay đi qua bờ bên kia là trường Đồng Khánh, Quốc Học, Pellerin… Bến tôi, đò xưa có đó, suối thương đâu tìm?
Tiếng kèn đã ngưng mà khách lòng những vấn vương.
Cô Thúy, vợ chủ nhà, lom khom bưng một lò than kê gần chiếc bàn tre đặt giữa chòị Lại đặt trên lò một nồi nhỏ bằng đất nung. Trong ấy, cháo trắng sôi lỏng bỏng, trào bọt lên tận miệng nồị Hình như gạo đã chín nát thành hồ.
Mùi gạo mới thơm ngon làm khách cảm thấy đói bụng.
“Mình phải ăn một chút gì đi nhé”, gia chủ nói
“Mời chị dùng cháo đi anh” Thúy thỏ thẻ với chồng
Gia chủ với tay lấy cần câu gần đó. Không cần mồi, anh ta tung giây xuống aọ Nhanh như chớp, một chú cá cắn câu ngay. Con cá bống mập ú lớn bằng ngón tay cái. Trong lúc chú ta đang còn dẫy dụa thì gia chủ thả ngay chú vào nồi cháo đang sôi. Cá chìm xuống dưới nồi vài giây rồi nổi lên, nở bung ra. Từ màu xám tro, thân cá nở thành bông trắng, xòe cái bụng trứng vàng ối… Trong nước gạo sền sệt mầu hồ, những con hoa cá trắng phau điểm nhánh nhụy vàng trông thật đẹp. Đôi mắt khách say nhìn, mê đắm mê đắm...
Gia chủ rót thêm bia vào ly khách. Hai người lại cụng lỵ Họ cười khúc khích. Gương mặt hồng lên, khách lè nhè hỏi,
“Tui uống ly này là ly thứ mấy hè?
Tên bợm nhậu kia đưa hai ngón taỵ À, hai ly! tợn nhỉ! Bạn mấy ly rồi? Hắn lại đưa sáu ngón taỵ Ghê thế à? Trời! lâu lâu có chị về, Bá Nha gặp Tử Kỳ, say một bữa cho nghiêng trời sập đất…
Khách sớn sác đụng vào lon bia đang khui dở để gần đó. Nước bia đổ tung toé trên sàn trẹ Khách cúi xuống phủi cái quần bị ướt. Ngay dưới chân khách có mảnh báo rất cũ, giấy vàng ố, rách một góc. Khách tò mò nhặt giấy lên.
Mảnh báo in một bài thơ đã nhòe với năm tháng, và tên tác giả không còn ở trên đó nữạ Khách gật gù, thích thú đọc. Rồi thích chí quá, khách lại theo thơ mà hát lên…
Nhà chủ châm thêm biạ Khách cầm nốc cạn nửa ly, đầu óc chập choạng. Hình như nguồn hứng khởi đang đi về. Hồn khách lơ lửng như mây trờị Lênh đênh trong tâm tư mùa thương biển nhớ. Sóng sánh trong lòng giọt ứa đầy, vơi … Không gian bỗng như quánh lại với những âm ba vang vọng từ cõi nàọ
Ôm đàn Tây Ban Cầm, đôi mắt xa vời, người nghệ sĩ khách ta đi vào sáng tác…
“Nguyệt động …Nguyệt động bờ môi …
Hồn bay …hồn bay…
Cõi nào sương rơi …đàn ta chơi vơi…
Bên đồi, bên suối…Trăng đẩy... à ạ à ơi..thuyền ta trôi…
Tìm đâu suối thương?..
Tìm đâu bến bờ…
Tìm đâu gối ấm
Gửi lòng chăn bông …
Nguyệt lặng… Nguyệt lặn bờ ao…
Về đâu …về đâu nhân ảo…………………………
…………………………
hkkm
Trên cao, chị Hằng nhú đầu ra khỏi rặng cây lắng nghe giòng nhạc chảy những tiếng thơ nồng nàn, tha thiết,
Mây say bên rừng. Thương mong trong lòng. Tóc buồn tóc rốị Gọi người trăm năm …
Dưới ánh trăng vàng, bóng người nghệ sĩ với cây đàn in trên vũng ao. Sóng nước lăn tăn xô hình ai nhấp nhô trong đêm mờ ảọ
Tìm đâu suối thương? Tìm đâu bến đổ tơ vương bụi trần. Tìm đâu?
Hồng Khắc Kim Mai
May 29, 2005
Chú thích:
Đàn bầu: chỉ có một giây, thường được gọi là độc huyền cầm.
Đàn tranh: có mười sáu giây, thường được gọi là Thập Lục huyền cầm
Đàn nguyệt: tròn và to bản, có hai giây, trông như cái banjo của ngoại quốc.
Đàn nhị: thoạt nhìn, từa tựa như cây vĩ cầm của nhạc Tây phương, nhưng nó chỉ có hai giây, và khi sử dụng thì cầm đàn đứng và kéo cò, chứ không kê trên vai và ép vào cằm như vĩ cầm. Tuy nhiên về kỹ thuật thì hai đàn nói trên như nhau
Đàn Tỳ Bà của Trung Hoa có âm thanh sắc thái khác với nhạc truyền thống Việt Nam. Cách của Trung Quốc chủ yếu về rung theo lối Tây phương (trémolo) bằng tay mặt, cho nên họ cầm đàn dựng đứng. Trái lại với nhạc truyền thống Việt Nam, âm thanh được rung bằng tay tráị Do đó phải cầm ngang
°Ban đêm nghe tiếng đàn tranh ngân nga, thì ân tình của người đàn bà trổi dậy, để lòng sợ hãi không dám trở về với sự cô quạnh của mình 

Xem Tiếp: ----