Người thiếu nữ cảm thấy cái lạnh của nước suối. Trong đêm tối dày đặc, thiếu nữ mê lịm đi, không còn biết gì nữa, thân xác vật vờ chìm nổi giữa dòng nước vô tình... Cho đến khi thiếu nữ chợt tỉnh dậy, thì bên tai không còn tiếng nước vỗ ào ào nữa. Chung quanh chim kêu ríu rít tưng bừng và từ xa xa, có tiếng vượn vượn hú véo von theo gió đưa về.Cô gái mở choàng mắt ra. Ánh sáng bình minh ùa vào rực sáng khiến nàng chớp mắt luôn mấy cái, vùng nhớ lại việc đên qua và tưởng mình đang mê ngủ. Nàng vội đưa mắt nhìn quanh. thấy mình đang nằm vắt trên đám dây leo thang chịt bên bờ suối ngay khúc nước đổ theo hình thước thợ. Dưới chân, nước rút từ lâu, chỉ còn lập lờ trong vắt nhìn rõ cả đá cuội dưới lòng suối cát vàng.Thiếu nữ khẽ cựa mình chợt thấy đau bại hẳn một bên hông. Cô gái vội nhìn xuồng, thấy một vết tím bầm, mới rõ bị nước cuốn đập vào đá ngầm. Bỗng nhớ tới ông già lạ đã liều chết cứu mình, thiếu nữ vội đảo mắt ngó quanh, và liền nhẹ bám dây leo đu hẳn lên bờ. Thiếu nữ chực rùng mình luôn mấy cái, lúc đó nàng mới cảm thấy rõ cái lạnh của nước suối, sương đêm ngấm vào cơ thể. Nhưng có lẽ bị hắt lên dây leo ngay lúc bị chạm đá ngầm, nên thiếu nữ không bị uống nhiều nước. Và nhờ thiếp ngủ được một giấc khá lâu, nàng thấy đã hơi lại sức. Ouần áo còn ẩm nước và máu. Vết thương tay đã bầm tím cả lại. Thiếu nữ hít mạnh một hơi cho không khí ban mai vào đầy phổi. Nàng đưa mắt nhìn quang cảnh bình minh, nhưng vẫn không xua đuổi được những ý nghĩa nặng nề trong đầu óc. Cô kiếm một thân cây nhỏ làm gậy chống và tập tễnh men theo bờ suối tìm kiếm.Đang lên lách giữa đám dây leo chằng chịt, chợt cô gái nghe có tiếng thở phì rên rỉ phía trước. Nàng giật mình vội men ngược dòng chừng mấy chục bước chợt đứng sững lại, nín thở, mắt chớp luôn mấy cái. Bên kia bờ, ngay dưới bụi rậm mọc vươn cả ra bờ nước, một con ngựa hồng đang nằm dụi thở phì phò, trên lưng không còn yên đóng.Thiếu nữ liền bước tới, vén cao ống quần, lội qua suối cạn, đến bên con vật.Vừa ngó qua, cô gái bất giác đưa mắt nhìn ra những tảng đá giữa suối, vẻ mặt hiện rõ nét xót thương. Bị cuốn vào đá ngầm sắc thân thể con vật rách như bị dao chém, có một vết ở bụng dài đến hai gang, lòi cả ruột gan ra ngoài. Liên tưởng tới chủ ngựa, thiếu nữ vùng thở mạnh, vội sờ bên sườn như muốn lấy súng để kết liễu cho sớm đời con vật khốn nạn cho đỡ phải kéo dài phút hấp hối đau đớn, nhưng súng đã bị rớt từ lúc nào rồi. Nàng đành quay đi, men ngược theo dòng đưa mắt tim kiếm. Nhưng bốn bề, chỉ có chim kêu, vượn hót, dưới nước trong, chỉ có một vài chiếc lá khô vàng sớm theo gió thổi nhẹ lướt theo dòng... Men ngược mãi, không thấy chi, cô gái lại lần qua chỗ mình nằm ban nãy.Đang chăm chú tìm kiếm, chợt như nghĩ ra điều gì, thiếu nữ liền dừng bước, khum vòng hai bàn tay quanh miệng, hú lên mấy tiếng.Tiếng hú gọi của thiếu nữ ngân dài trong nắng sớm vang vọng khắp rừng sâu. Hú xong tràng thứ nhứt, thiếu nữ toan hú nữa, nhưng vừa lấy hơi, đã ngừng ngay vì chợt nghe có tiếng người hú từ phía trước mặt vọng tới. Rồi đến tiếng hú phía tay mặt. Thiếu nữ nhíu mày, đưa mắt ngó về phía có tiếng hú đáp lại, vẻ mặt vừa thoáng mừng vừa e ngại. Nàng vội hú một tràng nữa, và tìm một chỗ kín ẩn luôn, chờ đợi. Chỉ nửa phút sau, đã nghe rõ nhiều tiếng chân người dẫm sào sạo trên lá rụng, từ hai, ba ngả tiến đến.Nấp trong bụi rậm, thiếu nữ hồi hộp chờ đợi, nghe nhiều tiếng chân người giẫm trên lá khô tiến dần tới, bất giác nàng quay nhìn về phía sau lưng như tính trước đường rút.- Chẳng lẽ tụi giặc Thoòng?...Thiếu nữ còn đang nghi hoặc thì những tiếng chân người tới vùng suối chợt im bặt khá lâu. Thiếu nữ vội áp sát mang tai xuống mặt đất, nghe ngóng. Đến mấy phút sau, mới nghe vọng có tiếng chân bước rón rén từ phía bụi rậm trước mặt. Rồi mấy đầu người nhô ra khỏi bụi, mắt đảo nhìn quanh, và vụt ra khỏi chỗ khuất, mấy người đàn ông lực lưỡng đeo đao rừng tay chĩa ngọn súng về phía trước.Nấp trong bụi nhìn ra, thấy bóng mấy người đàn ông, bất ngờ, thiếu nữ thở phào một cái và đứng phắt lên, vừa phủi quần áo vừa bước khỏi chỗ ẩn.Thấy dáng người thình lình xuất biện, bọn đàn ông đồng loạt chĩa ngọn súng cả vào, nhưng khi thiếu nữ đã ra hẳn chỗ trống, thì cả mấy người đều đồng thanh reo lên, nửa sửng sốt, nửa mừng rỡ:- Kìa cô Ba!Thiếu nữ nhoẻn miệng cười, bước thẳng tới chỗ mấy người. Một người đứng tuổi trong bọn, ngó y phục rách mướp của thiếu nữ, giọng kính cẩn:- Chiều qua, chúng nó về báo cô bị tụi thổ phỉ phục đánh, bắt đi rồi, anh em tôi vội lấy ngựa đi luôn, nhưng không rõ sào huyệt thổ phỉ ở đâu, cứ quanh quẩn vùng biên giới cả đêm. Mãi sau hỏi được một bọn xạ phang cho biết bên hiên giới, súng nổ gắt lắm, anh em tôi chưa hiểu đầu đuôi, bàn tính nhau...Đang nói, chợt người đó ngưng lời, hỏi thiếu nữ:- Thế cô Ba có bị bắt thật không? Sao...Thiếu nữ gật đầu:- Chúng phục đánh bất ngờ và đông đến hàng trăm. Bên ta bị thiệt hại nhiều. Chính thằng Thoòng trực tiếp chỉ huy trận đánh.Cô gái chợt quắc mắt, giận dữ.- Hừ! Làm thế nào chúng biết rõ lối ta đi để chặn cướp? Nếu không may được người giải cứu...Nghe đến đó, cả bọn nhao nhao, toan hỏi, nhưng thiếu nữ đã vùng nhớ ra, vội khoát tay:- À! Hãy tìm kiểm quanh đây xem đã!Thấy vẻ ngơ ngác trên mặt mấy người, thiếu nữ liền buông gọn:- Hai thầy trò một ông già lạ đã cứu ta, về tới khúc suối này, người và ta đây cùng bị thương, mệt lả, con ngựa đuối sức bị nước vật ngã hất cả xuống suối - Nàng chỉ tay ra chỗ con ngựa nằm hấp hối - Đêm qua suối lũ chảy như thác! Con ngựa bị đá ngầm xẻ bụng, ta may được dây leo quấn chặt lấy nên thoát... Đi! Thử kiểm dọc suối xem! À mà có bao nhiêu tay súng đi theo đây?Người đứng tuổi liền hú lên một tràng và quay bảo thiếu nữ:- Bẩm... năm mươi!Thiếu nữ hơi nhíu mày, đoạn khẽ hất hàm:- Thôi được! Cứ chia nhau tìm ông già đã! Chắc cũng bị cuốn... đâu đây!Vừa lúc từng tốp người từ mấy phía kéo lại, trông thấy thiếu nữ đều tỏ vẻ vui mừng, kính cẩn.Người đàn ông đứng tuổi vội sai đem lương thực và y phục đến cho thiếu nữ. Đoạn cả bọn chia nhau lần tìm theo dòng suối, chỉ để lại hai người săn sóc vết thương cho thiếu nữ.Trong lúc đám thuộc hạ chia nhau tìm dọc theo dòng suối, thiếu nữ ngồi dựa lưng vào một thân cây nghỉ sức, mắt lim dim chỉ muốn nhắm lại, có vẻ còn mệt nhọc nhiều. Chỉ chừng hai mươi phút sau chợt thiếu nữ nghe có tiếng người bật réo to to, nhau cách đó chừng non năm thước. Thiếu nữ vội choàng mắt, nghiêng đâu nghe ngóng, đoạn quay bảo thuộc hạ:- Đến xem đàng kia có gì lạ mà họ gọi nhau dữ vậy?- Dạ.Một thuộc hạ tiến về phía trước, chỉ thoáng cái đã thấy hắn trở lại, có người đàn ông đứng tuổi đi theo. Tới trước thiếu nữ, người đàn ông nói nhanh:- Thưa cô, đàng kia thấy một xác người!Như bị điện giật, thiếu nữ đứng phắt lên:- Sao? Xác người? Như thế nào?Người đứng tuổi giơ tay lau mấy giọt nước trên trán, gật đầu:- Dạ. Xác người nằm trên một tấm thạch bàn ngay giữa dòng, nhưng không phải là ông già đã cứu cô Ba!Thiếu nữ mở to mắt, đoạn nhíu mày:- Sao? Không phải người già?Nói xong, cô gái vừa vẫy tay, vừa bước rảo về phía đó.- Hay người nào khác? À mà ban này ta đã đi xuôi theo dòng sao lại không thấy?- Dạ! Phiến đá bị cành lá mọc che kín, thoạt trông không ai ngờ...Thiếu nữ xăm xăm theo thuộc hạ, vạch cành lá, tiến mau, thoáng cái, đã tới đoạn suối có xác người. Đám thuộc hạ đang xúm quanh, chỉ (rỏ bàn tán. Cô gái liền tới bờ suối, lội nhanh xuống dòng, tiến đến bên xác lạ. Thấy thiếu nữ tới, đám thuộc hạ vội đứng tản ra, nhường chỗ.Thạch bàn từ bờ suối mọc tới giữa dòng, rộng như một tấm phản, chỗ bên bờ cao, có một hốc lớn ăn trũng vào nền đá dựng, chỗ giữa dòng thoai thoải khá bằng phẳng. Một cây si mọc bên bờ nghiêng soi bóng nước, có một thân phụ tủa rễ xuống chấm mặt thạch bàn. Và một cành cây gãy khá to, nhiều nhánh lá um tùm từ thượng nguồn trôi đạt xuống, mọc cứng phủ một phần lớn ngọn “Tiểu thủy sơn”.Xác người đàn ông nằm trên mặt đá, hai tay còn như quờ níu chặt lấy nhánh cây, một ống cẳng bị rễ si quấn treo ngược, một chân buông thõng xuống mặt nước, mặt úp sấp.Thiếu nữ vừa tới bê xác người lạ, đã giật mình suýt kêu lên một tiếng kinh ngạc, vì nhận ngay ra mảnh băng lụa chính nàng đã xé tay áo buộc vết thương cho ông già lạ đêm qua. Cố nén xúc động, cô gái vội luồn bàn tay vào cổ nâng mặt nạn nhân lên, đồng thời gạt mấy nhánh lá rủ quanh. Khuôn mặt người lạ vừa lộ rõ dưới ánh nắng ban mai, cô gái giật mình, ngẩng phắt đầu lên không nén được một tiếng kêu khẽ đầy sửng sốt:- Trời!Và nàng cúi nhìn lại mặt nạn nhân, lẩm bẩm như nói một mình:- Sao lạ thế này? Rõ ràng đêm quạ..Thấy nữ chủ có dáng kinh ngạc, đám thuộc hạ tuy không hiểu chuyện chi, cũng đưa mắt nhìn cả về nạn nhân. Đó là khuôn mặt đàn ông không một chòm râu bạc, rõ khuôn mặt một người trai trẻ, tuy nằm bằn bặt, mắt nhắm nghiền, da dẻ tái xám hẳn đi vì ngâm nước nhiều, nhưng vẫn còn rõ những nét duyên dáng hào hoa và cương nghị phong trần. Quần áo tả tơi, có chỗ rách toạc, để hở cả bắp thịt rắn đanh và dây súng lục vẫn còn thắt ngang lưng. Qua giây khắc xúc động bất ngờ, cô gái như đã vùng chợt đoán ra. Nàng nín thớ, cúi xuống áp tai vào ngực nạn nhân, nghe ngóng hồi lâu. Đoạn ngẩng lên, đôi mắt thoáng lóe sáng tia hy vọng, nàng vẫy tay liền mấy cái:- Còn thoi thóp thở. Mau khênh lên bở để la cứu chữa người. Mấy chú đi nhóm lửa cho nhanh!Trong lúc mấy người thuộc hạ lực lưỡng xúm lại đỡ nạn nhân, thiếu nữ chợt quay hỏi người đứng tuổi đầu lãnh cả bọn:- À mà có đưa theo đủ dụng cụ thuốc men cứu cấp không? Mau ra chỗ buộc ngựa lấy đem tới đây, không muộn mất!oo Ông già Việt vùng tỉnh giấc, lúc tiếng chim họa mi hót thánh thót ngoài hiên. Dư âm véo von trong vắt của tiếng chim báo sớm còn vương vấn bên tai, ông già giang hồ vẫn chưa phân định hẳn cảm giác hư thực của mình. Rất nhanh, lão nhớ lại “Chuyện vừa qua”, tới lúc kiệt sức người bị cuốn theo dòng suối lũ.Lão vội giụi mắt luôn mấy cái, chống tay toan ngồi dậy, chợt thấy đau bên sườn, nên lại nằm nguyên, tần ngần đưa tay khẽ sờ vào chỗ đau. Sợi băng trắng tinh quấn quanh sườn khiến lão bất giác đưa mắt nhìn quanh mình, cảm tưởng mang mang mơ hồ như lúc hôn mệ..Lão đang nằm trên chiếc giường Tây có trái nệm trắng tinh, người đặp chăn len nhẹ, màn tuyn trắng muốt lay động trong gió sớm, trong một gian phòng bài trí theo lối mới có vẻ như ở miền kinh đô.Ánh nắng chiếu qua cửa sổ vào phòng kéo những vệt dài tới tận cửa màn buông. Giường, nệm, gối, chăn, không gian thoáng mùi thơm mát nhe..... Không hiểu sao, đột nhiên ông già giang hồ vùng sờ tay lên cằm và mấy ngón tay thốt nằm chết dí trên làn da nhẵn nhụi. Bộ râu năm chòm cấy từ lâu, đã biến mất. Hơi giật mình, lão tung chăn, trở mình ngồi lên vén màn, xỏ chân vào đôi dép, vừa đưa mắt ngó quanh.Cạnh đầu giường là cái tủ gương, cánh khép hờ. Lão bước mau tới, nhìn vào mặt kính tráng thủy hồi lâu và tự nhiên khẽ chép miệng thở dài. Trong gương không còn là ông già sáu mươi quắc thước, râu năm chòm nữa, mà chỉ còn khuôn mặt chàng trai trẻ chưa tới ba mươi với những nét sớm phong trần rắn rỏi, đôi mắt aáng vừa trở nên xa vắng... bâng khuâng. Chàng hơi nhíu mày, cười không thành tiếng như chế giễu mình, đoạn hơi nhún vai, quay ra.Tình cờ cánh tủ khép hờ bị gió thổi hé rộng tờ từ. Chàng trai trẻ ngoẳnh nhìn và không khỏi ngạc nhiên thấy trong số ngăn đựng y phục cùng các thứ lặt vặt nhật dụng, có một ngăn xếp bộ quần áo Chàm của mình đã được giặt sạch sẽ, gấp gọn, trên đặt bao súng, dây đạn, cả chiếc dao thổ bao khảm của mình vẫn thường dùng. Chàng liền rút súng, thấy đã được lau chùi, nòng đã “xoi” cẩn thận, đạn thay mới kín đáo. Dao rừng cũng vậy. Chàng cầm khẩu súng tần ngần quay một vòng và cho vào bao đặt nguyên chỗ cũ.Mặt có vẻ suy nghĩ đắn đo, chàng tuổi trẻ bước thẳng ra khỏi cửa phòng. Chìa khóa vẫn tra sẵn vào ổ. Chàng xoay một vòng và nhẹ nhàng mở rộng cánh cửa. Cửa phòng vừa mớ, chàng tuổi trẻ suýt bật lên một tiếng kêu sửng sốt. Ngay trước mắt chàng là một thung lũng rộng, chan hòa nắng sớm, và bên kia thung lũng là những rặng núi đá điệp trùng theo hình cánh cung vắt ôm lấy những quả đồi xanh mướt thấp thoáng những mái nhà sàn, của dân sơn cước. Tò mò chàng trai trẻ bước hẳn ra ngoài đưa mắt nhìn quanh, thấy mình đang ở trong một khu dinh cơ lớn, đủ nhà dọc, nhà ngang, cái bằng gạch, cái lá, đường đi lối lại thênh thang trông chẳng khác một doanh trại, và chỗ chàng đứng là mội dải hành lang của một tòa biệt thự nằm dựa vào sườn đồi, dưới chân lại có dòng suối trong uốn khúc lững lờ.- Chà! Trang trại thật đẹp mắt!Chàng tuổi trẻ chắp tay sau hông, lững thững bước một theo hàng hiên. Dừng lại ngắm con chim họa mi đang hót trên cành xòa trước mặt, rồi lại bước về phía cuối nhà, dáng dấp ung dung như một khách nhàn tân. Quanh mình, vắng vẻ hoàn toàn, chỉ thấy bóng người đi lại phía dưới đường trang. Nhưng vừa tới hồi nhà, chàng chợt gặp một gã đàn ông mặc quần áo Thổ vác súng dài đi đi lại lại bên hồi. Thấy chàng, gã vội đứng phắt lại, kính cẩn chào theo lối nhà binh. Chàng mỉm cười hơi gật đầu, và tiến tới gần hơn:- Đứng canh ở đây sao?Gã đàn ông nhìn chàng, mép hơi nhếch, có vẻ ngơ ngác không hiểu. Tưởng gã không biết tiếng Việt, chàng liền hỏi bằng tiếng Thổ.Nhưng thấy gã vẫn như không hiểu, chàng thôi ngay, khẽ nhún vai, lững thững bước đi.Nhưng mới bước vài bước, nghe tiếng chân người phía sau, chàng quay lại đã thấy gã đàn ông lực lưỡng bước theo. Chàng dừng, hắn cũng dừng, chàng thử rảo bước, hắn cùng rảo nhanh theo, không chịu rời. Tuy có vẻ canh chừng riết, nhưng dáng điệu vẫn tỏ ra kính cẩn lắm. Cuối cùng chàng tặc lưỡi, mặc hắn theo, không buồn lưu ý nữa.Chàng xuống đồi, lần ra bờ suối, rồi men theo đường đất đỏ, đi về nẻo nhà gạch phía dưới. Nhưng mới đi được chừng mấy chục bước, đã thấy một người khác từ chỗ khuất nhô ra, tiến thẳng đến trước mặt mặt chàng, cúi đầu rất kính cẩn:- Thưa quí khách, xin mời quí khách về nghỉ cho lại sức. Chủ nhân chúng tôi có ra lệnh chúng ti không được để cho quí khách đi lại vội, vì còn mệt.Chàng trai trẻ chăm chú nhìn hắn và mỉm cười:- Ta đã lại sức rồi mà. Nhưng chủ nhân các người là... ai chứ?Hắn không đáp, chỉ lễ phép:- Dạ. Xin quí khách về nghỉ kẻo mệt. Chúng tôi được lệnh...Chàng tuổi trẻ liền nheo mắt, có vẻ hơi bực, toan hỏi nữa nhưng nghĩ thế nào, lại thôi. Chàng lẳng lặng quay về chỗ cũ; đi được mươi thước chợt có tiếng động phía sau lưng, quay lại, thấy có người chạy tới. Hắn có vẻ tần ngần:- Xin quí khách miễn lỗi cho, chủ nhân của tôi cũng sắp về... À, qúi khách muốn cần chi cứ gọi, lúc nào cũng có người túc trực sẵn bên ngoài. Nếu quí khách muốn giải khuây, xin lấy sách vở ở trong tủ.- Bao giờ mới về?Hắn lắc đầu, hơi nhếch miệng cười:- Dạ. Chúng tôi chỉ được biết đại lược như thế thôi, thường chủ nhân đi chừng một tuần, còn từ hôm đưa quí khách về ít bữa rồi đi, cũng đến năm, sáu hôm rồi...Nghe hắn nói, chàng nhíu mày, ngạc nhiên:- Thế ra, ta ở đây đã hàng tuần rồi sao?- Dạ. Qúi khách mê man bất tỉnh lâu lắm. Chủ nhân phải ra lận tỉnh lỵ đưa bác sĩ về chữa, mãi mới gắp được viên đạn mắc trong người quí khách.Thấy hắn vui vẻ thổ lộ, chàng không bỏ lỡ cơ hội tốt.- Thế...Nhưng ngay khi đó, hấn đã cúi đầu chào khách, đoạn lui luôn.Hình như quen hoạt động ngược xuôi, tuy vết thương chưa lành, chàng trai trẻ giang hồ vẫn tỏ vẻ bứt rứt về nhưng phút giây tù túng. Nhất là việc riêng còn ngổn ngang và Voòng Lầu, thuộc hạ thân tín không hiểu sống chết, thất lạc nơi nào.Hai hôm sau, một đêm chàng đang ngủ chập chờn chợt nghe có nhiều tiếng vó ngựa khua rầm rập, trong đêm tối, ngay phía dưới chân đồi. Rồi lại có nhiều tiếng người nói ồn ào. Ngạc nhiên, chàng ttai trẻ giang hồ liền ngồi dậy ra mở hé cửa sổ nhìn về phía trung tâm trang trại. Đèn đuốc sáng rực một vùng. Có một đàn người ngựa đang vượt qua cổng tiền, tiến vào khu sân rộng giữa mấy dãy dinh cơ.Đám người ngựa lố nhố tới năm sáu mươi, súng đeo, dao giắt, quần áo sộc sệch tả tơi, trông biết ngay là vừa vượt đường xa đến.Tới khu sân trại, cả bọn xuống ngựa mở những bao lớn thồ trên yên xuống. Giữa đám đông, chàng tuổi trẻ giang hồ trông thấy một dáng người quen, nhỏ nhắn, cách chỗ chàng đứng khá xa, nên không nhận ra được.Người nhỏ nhắn xuống ngựa, vất dây cương cho một mã phu, giơ tay chỉ trỏ mấy cái, đoạn bước thẳng về phía nhà gạch ngang, và không thấy ra nữa. Ngồi sau khung cửa sổ, chàng tuổi trẻ quan sát cho tới khi bòn người dưới sân dắt ngựa về phía sau trang trại, mới vào giường nằm, suy nghĩ miên man.Sớm mai, vừa rửa mặt xong, chợt nghe tiếng động bên ngoài, nhìn ra, thấy một người đứng tuổi, đẩy nhẹ cửa, bước vào. Chàng chưa kịp hỏi, hắn đã cúi đầu chào rất lễ phép.- Chủ nhân mới về. Mời ông xuống... điểm tâm.Chàng hơi gật đầu và theo hắn bước ra. Qua dãy hàng hiên, hắn đưa chàng thẳng xuống đồi, tới một con đường lớn, chạy về phía trung tâm trang trại. Kẻ qua người lại tấp nập, thoạt nhìn chàng có cảm tưởng mình đang đi giữa một đồn điền lớn, vì quanh mình hoàn toàn là sinh hoạt của ấp trại miền núi, với vẻ nhộn nhịp bình thản thông thường.Người đứng tuổi đưa chàng trai trẻ giang hồ qua sân, tiến thẳng tới trước một căn nhà lớn. Tới cửa chính, hắn dừng lại, gõ mấy tiếng.Cánh cửa mở rộng. Từ trong một cô gái cúi đầu chào và đưa chàng vào thẳng phòng khách, còn người dẫn đường đã lẳng lặng lui ra.- Xin rước ông ngồi chơi! Cô Ba cháu ra ngay!Đoạn người tớ gái thoăn thoắt vào trong.Chàng trai giang hồ ngồi đưa mắt qua mấy chiếc ghế bọc da báo gấm đốm vàng và ngồi xoay sườn về phía cửa chính. Còn đang thắc mắc về hai tiếng “Cô Ba” lạ tai, thì chiếc rèm trúc bên cửa ngang đã lay động và nữ chủ vén rèn uyển chuyển bước ra. Trong khoảnh khắc chàng tuổi trẻ giang hồ thấy gian phòng như rực rỡ hẳn lên vì nhan sắc của thiếu nữ. Vừa thoạt nhìn, chàng đã thận ra ngay, vừa toan đứng lên chào,thì thiếu nữ đã hơi cúi dầu, nhoẻn miệng cười và thoăn thoắt bước đến, khẽ giơ tay làm hiệu cản lại, đoạn ngồi xuống đối diện chàng, dáng điệu rất dịu dàng, tự nhiên.- Em vừa ở Tàu về tối qua, được người nhà cho biết ông đã khá mạnh. Mấy hôm không săn sóc vết thương của ông, em vẫn không yên tâm. Hiện ông thấy thế nào?Chàng trai trẻ khẽ vặn mình, nhếch miếng cười:- Dạ, cũng đã khá! Chỉ vài hôm nữa, có thế cưỡi ngựa được rồi.Thế cô cũng vừa...Thiếu nữ khẽ chớp hàng mi cong, mặt thoáng khác, nhưng vội nhoẻn cười:- Trông ông còn... chưa lại sức hẳn, vả lại vết thương chưa liền, cần tĩnh dưỡng nhiều đã.Chàng trẻ tuổi cũng mỉm cười:- Còn cô vết thương cũng chưa khỏi, sao đã hoạt động vội?Thiếu nữ lắc đầu:- Em chỉ bị thương xoàng ở tay, bó chóng lành lắm.Như vùng nhớ ra, nàng nghiêm mặt:- Em đã cho đi kiếm Voòng Lầu, nhưng chưa có tin gì cả. Chỉ biết chắc chắn là Voòng Lầu không mắc tay giặc Thoòng đêm đó.Đang nói, chợt cặp một thiếu nữ long lanh có vẻ tinh nghịch, nàng mỉm cười:- À! Em đã cho người về Hà Nội mua các đồ hoá trang cho ông rồi...Chàng trai trẻ nghĩ ngay tới bộ diện giả và đột nhìn đỏ cả tai. Tự nhiên, chàng trẻ buổi giang hồ nhìn thẳng vào đôi mắt long lanh của thiếu nữ, trong khi thiếu nữ cũng tinh nghịch ngó chàng. Hình như hai người đều muốn soi thấu những ý nghĩ bí ẩn thường giấu kín sau vẻ người hào hoa, bình dị của nhau. Nhưng cả hai đều tôn trọng sự bí mật riêng của nhau, nhất là thiếu nữ. Vì chàng tuổi trẻ từng đội lốt ông già, lại là ân nhân của nàng trong những giờ phút gian lao nhất.Vẻ nghịch ngợm biến nhanh trên khuôn mặt đẹp đẽ của cô gái.Cô chớp khẽ hàng mi cong, giọng nghiêm thân mật:- Ông có việc riêng ra đi, nếu... có cần chi xin ông đừng ngại. Em ở đây có gần hai trăm tay súng đóng rải rác mấy nơi, ước có dịp để rỏ máu đền đáp ơn sâu.Chàng buổi trẻ mỉm cười:- Người cưỡi ngựa, mang súng ở miền biến giới, giúp nhau khi thất thế là thường, sao còn nhắc tới làm gì? À, không biết những người bị bắt cùng với cộ..Thiếu nữ ngắt lời, giọng thản nhiên:- Em đã sang đánh cứu họ về rồi. Chật vật lắm! Phải đánh vào tận sào huyệt Thoòng Mềnh. May những thứ bị cướp còn nguyên. Bọn thuộc hạ có bắt mấy tên thân thiết của Thoòng thồ về cả tối qua.Như chợt nhớ ra, nàng hỏi:- À, em chưa được biết...Đang nói, chợt thiếu nữ ngưng lại có dáng ngại ngần. Nhưng người tuổi trẻ giang hồ đã dăm đăm nhìn thiếu nữ, đoạn trầm giọng:- Từ lâu, người ta gọi là Hồng Lĩnh...- Còn em là Phượng Kiều...Chàng tuổi trẻ hơi gật đầu, toan nói gì lại thôi. Vừa lúc đó, người tớ gái bưng trà nước cùng các món điểm tâm ra. Phượng Kiều mời Hồng Lĩnh ăn, cô gái chuyện trò rất thân mật, dáng điệu tự nhiên, cởi mở. Nhưng tuyệt nhiên, không ai đi sâu thêm vào những bí ẩn riêng của nhau. Điểm tâm xong, chàng tuổi trẻ giang hồ cáo lui về phòng riêng.Buổi chiều và luôn ngày hôm sau, chàng trai trẻ đã mấy lần đi dạo xuống khu trung tâm trang trại, không khỏi ngạc nhiên vì chẳng thấy bóng dáng thuộc hạ của Phượng Kiều đâu, cả cô gái nữa. Nhưng chỉ có mấy tên đeo súng lầm lì quanh quẩn trong trang và bốn tên hộ vệ chàng vẫn không rời một bước.Đêm sau, đang yên giấc, chợt Hồng Lĩnh vùng tỉnh vì súng nổ chát chúa gần đây. Chàng vội tung chăn, bước đến cánh cửa gỗ, hé nhìn ra.Phía trung tâm, đèn đuốc sáng rực như ban ngày, lố nhố thấp thoáng những bóng người cầm súng nấp khằp nơi, bắn xả cả ra tứ phía. Bên ngoài hình như có khá đông tay súng, vì ánh lửa, vụt lóe vụt tắt luôn luôn trong đêm tối vì những tiếng reo hò vang dội cả một vùng, lắng tai nghe toàn tiếng Quan Hỏa.Ngoài khu trang, phía xa xa cách chừng mấy cây, hình như tận phía rặng núi bên kia thung lũng, lại cũng có tiếng nổ ròn tan, tới tấp.Hồng Lĩnh đứng bên cửa quan sát trận chiến, trong đầu óc nổi lên nhiều nghi vấn. Còn đang ngạc nhiên chưa hiểu chuyện chi, thì chợt tiếng gõ cửa rất gấp. Người trẻ tuổi bước vụt tới bên tủ gương, khẽ mở cánh, quơ nhanh dây súng đeo vào sườn, với tay súng, tay dao, chàng men từng bước đến bên cửa ra vào:- Ai?Tiếng đập cửa ngưng ngay. Có tiếng đàn ông lạ rít lên:- Mời ông đi ngay! Cô Ba muốn gặp!Hồng Lĩnh nhíu mày, im một khắc.- Ông à! Cô Ba cho người tới đón đó!Nghe rõ tiếng gã gác biệt thự, Hồng Lĩnh liền với tay mở khóa, đoạn cẩn thận đứng né sát vào tường.- Cửa mở đấy!Chàng vừa dứt, cánh cửa lập tức bị đẩy tung ra, một bóng người ập vào, tay cầm súng lăm lăm. Gian phòng mờ tối, hắn đảo mắt nhìn quanh. Hồng Lĩnh đứng chếch sau lưng, điềm tĩnh lên tiếng:- Có chuyện chi đó?Hắn hơi giật mình, quay phắt lại:- Mời ông đi ngay! Cô Ba muốn nhờ ông chút việc, sai tôi đến đưa đi.Với tay vặn to ngọn đèn dầu hoả, Hồng Lĩnh thấy người đó quần áo tả tơi, trán rớm máu, có lẽ vừa bị đạn hớt qua. Và gã gác nhà cũng dừng ngay bên khung cửa. Chàng trai trẻ giang hồ nheo mắt:- Đi xa không? Thế không phải... dưới kia sao?Bên ngoài tiếng súng vẫn vang dồn. Hồng Lĩnh hơi hất đầu làm hiệu. Gã gác biệt thự né sang bên, nhường lối cho người mới tới.Chàng trẻ tuổi giang hồ bước theo, một tay khép cửa lại. Đêm tối mịt mùng. Ngoài trang, những tia lửa vẫn lập loè giữa đêm khuya, tiếp liền tiếng súng nổ giòn tan. Đạn réo ngay trên đầu hai người. Gã dẫn đường đưa Hồng Lĩnh xuống chân đồi. Hai ngời:phải khom mình tránh đạn từ phía ngoài xa bắn vung vãi cả vào sườn đồi, nóc nhà, tung cả cành cây, mái ngói.Men thẳng đến bên dòng suối ven đồi, gã dẫn đường cùng Hồng Lĩnh ngược theo chiều suối, len lỏi giữa đêm tối. Được độ mấy chục thước, người dẫn đường chợt dừng bên một gốc cây.Trong bóng tối, Hồng Lĩnh thấy bóng hai con ngựa đen ngòm đứng dưới cây.- Lối này chúng chưa vào được vì là khu đất giáp với khu sau. Mời ông! Ta cần đi gấp, không chậm mất!Miệng nói, tay hắn tháo dây cương, trao cho Hồng Lĩnh và chờ chàng lên yên xong, hán cũng nhẩy phắt lên con ngựa bên, đoạn đánh đi bước. Bóng tối như loãng dần theo bước chân ngựa.Hồng Lĩnh theo gã đẫn đường phóng kiệu băm trên đường mòn lượn giữa những quả đồi trọc, thoáng cái đã bắt vào một con đường khá rộng. Nhưng mới đi chừng trăm thước, hắn đã quẹo về tay hữu, băng qua thung lũng và Hồng Lĩnh thấy con ngựa đang phóng về phía rặng núi đá sừng sững ngay trước mặt. Càng đi, càng xa tiếng súng phía trại, nhưng càng gần tiếng nổ phía trước. Thoáng cái đã tới chân núi, súng nổ chát chúa. Đạn xé không gian ngay trên đầu. Đưa mắt nhìn, Hồng Lĩnh thấy mình đã vào rìa khu núi đá và tiếng súng nổ từ ba nẻo phía tả bắn chếch ngay vào núi.Người dẫn đường đưa chàng len vào hẻm bên hữu, luồn về phía sau tiếng súng. Chàng cùng hắn vừa xuống ngựa thì từng loạt đạn đã từ ngoài bẵn xối xả tới. Đêm tối mù, chàng còn chưa nhận rõ mọi vật quanh mình, thì chợt có bóng người nhỏ nhắn từ đâu tiến nhanh đến bên chàng.- Chúng nó đông lắm! Chúng em có ít tay súng đi vắng, thành thử phải phiền ông...Nhận ra Phượng Kiều, chàng trẻ tuổi giang hồ mỉm cười, hỏi:- Bọn nào mà lại chia quân đánh cả trong, ngoài vậy?- Thoòng Mềnh! Nó mượn cả quân thổ phỉ khác nữa!Hồng Lĩnh nghe rõ tiếng thở mạnh của Phượng Kiều:- Hừ! Có nội ứng nên nó mới biết rõ đường ngang ngõ tắt vùng này? Nó có vẻ quyết đánh đến cùng lắm!Đạn bắn xối vào chỗ mấy người. Phượng Kiều thấp giọng:- Nếu bây giờ có tay gan dạ chỉ huy một tốp người đánh bọc hậu chúng, chắc có thể chuyển thế trận được.Hồng Lĩnh cười thản nhiên:- Nhưng cần định rõ địa hình!Phượng Kiều quay bảo gã bên cạnh:- Giữ trận cho ta mấy phút! Mời ông vào đây.Phượng Kiều quay ngoắt, đưa Hồng Lĩnh đi vài chục bước, vào một cái hang khá rộng, đèn đuốc sáng trưng. Cô gái trải một tấm bản đồ trước mặt Hồng Lĩnh, lấy tay chỉ trỏ căn dặn, đoạn gấp lại. Nàng quay bảo một gã đàn ông túc trực sẵn:- Ra bảo toán ba tập trung lại, theo ông Hồng Lĩnh.Dứt lời, thiếu nữ mỉm cười rút khẩu súng bên mình trao cho người tuổi trẻ:- Đền ông khẩu súng trước! Ông đùng cho đủ bộ đôi!Hồng Lĩnh cầm lấy súng, hơi nhếch miệng cười, đoạn cùng Phượng Kiều bước nhanh ra khỏi hang. Hai người chia tay nhau, băng đi trong đêm mờ.Tiếng súng phía ngoài vẫn bắn xả vào, những tiếng quát tháo vẫn nổi lên. Lúc sau, chợt quân Thoòng rối loạn vì bị đánh thốc phía sau lưng. Tiếng quát tháo càng nổi lên, náo động giữa hàng loạt đạn bắn rát. Súng từ chân núi phản công, trong, ngoài bọc lấy kẹp chặt. Có nhiều tiếng rú thét trong đêm, rồi tiếng rên rỉ. Phía xa, nẻo trang trại, chợt tiếng nổ cũng trội hẳn lên một lát rồi im bặt, lát sau như kéo dần tới phía đằng này. Thế chiến chuyển hẳn. Súng thưa dần, rồi có những tiếng chân ngựa khua rầm rập... như đuổi nhau gấp gáp.Đèn đuốc bật lên, sáng cả một góc núi. Phượng Kiều chạy lại bên Hồng Lĩnh.- Không được ông giúp, thật đêm naỵ.. nguy với quân giặc.Hồng Lĩnh đưa mắt nhìn quanh, bảo Phượng Kiều:- Có một toán quân nào đánh đuổi thổ phỉ tại phía trang trại, rồi đánh thọc bên sườn cánh quân Thoòng Mềnh ở đây, nên thế trận chuyển mau hẳn đi.Phượng Kiều như cũng chợt nhớ ra:- À vâng, em có nghe tiếng súng khác thường chuyển dần về hướng này... hay là...Đang nói, thiếu nữ vội ngừng ngay, cùng mọi người nhìn ra phía thung lũng trước mặt. Từ các ngả, bọn quản gia giữ các vị trí ngoài, đang lục tục kéo về mạn cửa hang, và bọn đang dìu dắt quân bị thương đi lên con đường thung lũng chợt đứng rẽ cả ra hai bên, nhường lối cho một bọn người cỡi ngựa từ ngoài thung lung phóng vào.Như đã quen đường lối, bọn này tiến thẳng tới cửa hang, chỗ Hồng Lĩnh, Phượng Kiều cùng mấy gã đầu lĩnh đứng. Hồng Lĩnh còn đang ngạc nhiên nhìn mấy người lạ đi đầu, tới chỗ nào bọn quân gia cúng cúi đầu chào kính cẩn, thì một người đứng tuổi đã vượt ngựa tới trước Phượng Kiều. Và thiếu nữ đã reo lên:- Kìa! Thầy! Lại tưởng...Nguròi đứng tuổi nén dây cương cho một gia nhân, vừa xoa tay, vừa cười:- Sao? Bên ta có bị thiệt hại gì không? Thầy vào trại thấy bị đánh, phải cho chúng nó đánh thốc ra ngay, rồi mới mở ường về phía này. Chỉ ngại bọn giặc vào được cơ sở trong này...Người đứng tuổi chợt ngừng, vì vừa nhận ra khuôn mặt người lạ trong bọn. Ông đưa mắt nhìn Hồng Lĩnh có vẻ ngạc nhiên xúc động bất thần. Phượng Kiều liền mỉm cười:- Quên! Con chưa kịp giới thiệu. Đây là ông Hồng Lĩnh, người đã cứu con khỏi tay bọn Thoòng! Còn đây thầy em...Người cha Phượng Kiều đã lấy lại vẻ thản nhiên, ông giơ tay ra, miệng hơi nhếch cười, và nhã nhặn:- Trần Tắc...Hồng Lĩnh bằt tay ông và từ tốn:- Cụ về vừa kịp! Nếu không, bọn thổ phỉ cũng chưa chịu tháo lui!Trần Tắc cười, thân mật:- Tôi mằc ở xa, nhưng có được con Phượng cho biết về tài bắn của ông. Ơn ông giải cứu thật...Nói đến đó, chợt ông quay bảo mấy gã đầu lĩnh đứng quanh:- Liệu đôn đốc cho nó quét dọn sạch sẽ cả khu đi ngay! Nhớ để ý những xác nằm ở hốc đá, bụi rậm, nghe!Đoạn ông khoát tay bảo Phượng Kiều, Hồng Lĩnh:- Thôi! Ta vào trong nói chuyện, đứng ngoài sương khuya làm gì!Cả ba cùng vào hang. Hang rất sâu có nhiều hốc hai bên. Chỗ nào cũng có đèn đuốc thắp sáng, thỉnh thoảng lại thấy thấp thoáng bóng quân canh.Hồng Lĩnh đã từng ở hang sâu nhiều, cũng phải khen thầm vi trí hang sâu này, đặc biệt là thêm lối kiến trúc dựa vào hình thể thiên tạo để biến thành một nơi cư trú rất thuận tiện. Càng vào trong, chàng càng có cảm tưởng rõ rệt mình đang đi sâu vào một nguồn bí mật lạ lùng, và càng thấy chủ nhân là người mưu trí khác thường.Hai cha con Phượng Kiều đưa Hồng Lĩnh qua nhiều ngách hang, cuối cùng tới một căn nhà rộng. Ba người đàm luận một lát, đoạn Phượng Kiều truyền gia nhân dọn chỗ cho khách ngả lưng, rồi hai cha con cáo thoái lộn lại phía hang.Cảm thấy mệt mỏi, người tuổi trẻ nằm xuống, cố dẹp những ý nghĩ vẩn vơ, và nhắm mắt ngủ luôn. Sớm sau, chàng trẻ tuổi tỉnh giấc lúc ánh nắng đã chiếu vào tận giường nằm. Tung chăn dậy, bước xuống đất đã thấy chậu nước và khăn bông đặt sẵn trên giá gỗ, chàng rửa mặt qua loa rồi đẩy cửa sổ nhìn ra ngoài trời. Lúc đó mới rõ căn nhà này nằm dựa ngay vào vách đá, nép vào một hốc rộng, mái nhà có dây leo phủ kín rủ cả xuống cửa sổ. Chỗ chàng đứng ở trên cao, nhìn xuống thung lũng thấy ngọn cây xanh rờn và con đường vắt qua nhỏ như con rằn uốn khúc. Lạ nhất là suốt khu thung lũng, không một mái nhà thổ dân, trông hoàn toàn hoang dã, không ai ngờ bên trong chứa một sự sống... sát máu bí ẩn.Đang nghĩ liên miên, chợt có gia nhân vào mời, đưa chàng lộn lại nẻo hang đêm qua, lúc đó mới rõ căn nhà chàng ngủ, trông đường xuống phía trước, chỉ độc đạo qua hang.Hai cha con Phượng Kiều đang ngồi chờ khách cùng dùng điểm tâm qua loa rồi lên ngựa về trang trại. Phượng Kiều thường sánh ngựa với Hồng Lĩnh, chuyện trò vui vẻ, chỉ riêng người cha có vẻ khác lạ. Ông luôn ngó người tuổi trẻ, mặt thỉnh thoảng lại loé lên một tia nóng bỏng. Nhưng mỗi khi nói chuyện, ông vẫn lấy vẻ tươi cười vồn vã. Thái độ khác lạ của Trần Tắc, tuy rất kín đáo, cũng không qua cặp mắt của chàng tuổi trẻ giang hồ. Riêng Phượng Kiều vẫn vô tình không hề lưu ý tới vẻ khác thường của cha. Nàng vẫn đánh ngựa sóng hàng với Hồng Lĩnh và chuyện trò thân mật tự nhiên. Thấy thế, người tuổi trẻ giang hồ thường giữ ý, cho ngựa tiến lên hoặc lùi lại sau nàng. Và lấy làm lạ về thái độ của Trần Tắc, chàng luôn đi cặp ngựa bên, gợi chuyện để dò ý tứ ông già ra sao. Nhưng mỗi khi nói chuyện với chàng, người cha Phượng Kiều lại tỏ ra vui vẻ, không có gì khác lạ cả.Ánh nắng đã chan hòa thung lũng. Sương trắng mắc ngang rặng núi đá cũng đã tan hẳn. Mấy con ngựa thủng thẳng bước một trên đường. Tới bên dòng suối có cành lá um tùm, đột nhiên, Trần Tắc đừng ngựa, đảo mắt nhìn quanh. Ngoảnh lại thấy cha đang quan sát, nghe ngóng, Phượng Kiều vội lùi ngựa, khẽ hỏi:- Có gì đó, thầy? Trần Tắc khẽ giơ tay làm hiệu miệng lầm bẩm như nói một mình, cặp mắt vẫn nhìn xói vào bờ bụi:- Cha vừa nghe có tiếng động khác thường...Dứt lời đột nhiên ông già rút phắt súng bắn vãi luôn mấy phát về phía trước. Lúc đó, Hồng Lĩnh đã vào khúc quẹo, chợt nghe súng nổ phía sau, vừa quay đầu lại, đã thấy một luồng đạn réo sạt bên tai.Nhanh như cắt, chàng lăn luôn xuống chân ngựa. Nhưng súng đã im bặt và ngay lúc đó hai cha con Trần Tắc đã phóng ngựa lên. Thấy chàng tuổi trẻ đang chống tay đứng lên, thiếu nữ cười hồn nhiên:- Trời! Ông Hồng Lĩnh tưởng có quân phục sao?Người tuổi trẻ giang hồ phủi quần áo và đưa mắt nhìn Trần Tắc, lúc đó đang cắm súng vào bao, chàng mỉm cười điềm nhiên:- Vâng, tưởng bị phục thật! Vì... đạn bắn ngay bên mang tai...Phượng Kiều nghe nói, vội nhìn cha có dáng trách móc, đoạn bảo Hồng Lĩnh:- Cha em nghe có tiếng động lạ đâu đây nên bắn dè chừng về nẻo đó, không ngờ ngựa trước đã vào khúc quẹo.Trần Tắc nghiên mặt chỉ tay về phía hữu:- Có tiếng động rất nhẹ, tôi ngờ có kẻ lạ lẩn quất quanh mình.Hồng Lĩnh đưa mắt ngó qua về phía ông ta trỏ, đoạn nhảy lên ngựa, mỉm cười:- Có lẽ con vật nhỏ nào chạy trên lá khô đó. Thôi! Chúng ta đi.Mấy con ngựa lại tiếp tục bước, nhưng từ đấy chàng tuổi trẻ đi sát bên Trần Tắc không rời một bước và chuyện trò vui vẻ tự nhiên như thường.Tới trang trại, hai cha con Phượng Kiều đưa Hồng Lĩnh về nhà riêng trên sườn đồi, rồi xuống khu trung tâm. Mặt trời khuất mau dưới rặng núi Tây và bóng tối đổ xuống rừng sâu, trùm lấy vùng trang trại bí mật.Trong căn phòng rộng ở dãy nhà chính giữa, Trần Tắc ngồi bên bàn, đăm dăm nhìn ngọn lửa vật vờ theo hơi gió. Dưới vùng ánh sáng đỏ khè, khuôn mặt ông rắn lại như đá tạc, giữa khuôn mặt tối mờ vì nham nhở ánh nến, hai con mắt người đàn ông đứng tuổi quắc sáng, trông thư tráng màu... chết chóc.Ông ngồi im như pho tượng, thỉnh thoảng mới đưa mắt nhìn xa bóng tối, nghĩ ngợi triền miên như đang tính toán cân nhắc một quyết định gớm ghê.Ngoài đêm, tiếng chim cú mèo chợt rúc lên, tiếp liền mấy tiếng chim lợn quái gở bay qua để rớt xuống trang trại... Một hơi gió lọt qua khung cửa, thổi ngọn lửa nến rạp xuống. Người đàn ông đứng tuổi ngẩng phắt mặt lên. Cánh cửa hé mở từ từ, Phượng Kiều lách mình vào, nhẹ bước tới trước bàn, lạ lùng hỏi:- Thầy bảo gì con?Trần Tắc nhìn con một khắc và thình lình trầm giọng:- Con có biết kẻ đó là ai không? Kẻ đã tình cờ cứu con?Phượng Kiều mở to đôi mắt, như ngạc nhiên chờ đợi. Người cha chậm rãi:- Ngay từ lúc thoạt nhìn, cha đã ngờ ngợ, sau thấy rõ dấu vết riêng của hắn mới giật mình, tin chắc.Trần Tắc ngừng lại, nhìn thẳng vào đôi mắt mở to của Phượng Kiều. Thiếu nữ chớp hàng mi cong, khẽ hỏi, giọng cố làm cho tự nhiên:- Thầy bảo người đó...Trần Tắc buông từng tiếng một:- Là một con người rất nguy hiểm!Và không để cho con gái có một phản ứng, họ Trần giáng tiếp luôn mấy nhát búa.- Hắn chính là tên tướng giặc khét tiếng miền Thập Vạn Đại Sơn, hắn là tay súng đã hạ rất nhiều người...Ngạc nhiên, Phượng Kiều khẽ kều lên:- À! Thế rạ..Trần Tắc cười không ra tiếng, tiếp lời:- Chính hắn! Dân bản địa đã gọi hắn là “Thần Xạ Đại Sơn Vương”... và ba năm nay, hắn hùng cứ một miền Thập Vạn Đại Sơn, thu phục được khá nhiều bộ hạ.Phượng Kiều hơi nhíu mày có dáng nghĩ ngợi, đầu gật gật nhẹ và lẩm bẩm như nói một mình:- Thảo nào... chỉ hai thầy trò mà dám phục đánh hàng trăm quân Thoòng!Như không để ý tới lời con, Trần Tắc tiếp:- Hắn xuống biên giới phải có mưu định gì? Hừ! Thoòng Mềnh chưa thanh toán xong, đã đến kẻ khác nguy hiểm gấp trăm! Rồi đây...Tưởng cha băn khoăn về sự có mặt của Hồng Lĩnh. Phượng Kiều tiến sát lại, miệng hơi nhếch cười:- Nhưng... Ông ta là ân nhân của con, và cha cũng rõ ông ở đây chỉ là tình cờ...Trần Tắc dăm đăm nhìn con gái. Mấy lần, ông định nói gì lại thôi. Cuối cùng họ Trần nhìn trừng vào ngọn lửa nến vật vờ, mặt mày nỗi khắc càng thêm rắn lại. Thấy cha im lặng, Phượng Kiều cũng im lặng. Hai cha con, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng tư. Một lúc khá lâu, Trần Tắc mới ngẩng đầu lên, khẽ bảo con:- Thôi! Đêm đã khuya, con đi nghỉ, chuyện đó để... thầy liệu định!- Nhưng...- Được! Cha đã có ý định... rồi con sẽ rõ!Phượng Kiều muốn nói gì, lại thôi, cô gái có vẻ tần ngần mấy khắc, đoạn lui ra. Trần Tắc đưa mắt nhìn bóng con gái khuất sau khung cửa tối, cặp mày ông nhíu lại, vành môi mím chặt. Chờ cho cô gái ra khá lâu, người đàn ông đứng tuổi chậm chạp đứng lên, bước ra ngoài hiên và đi vào đêm tối. Đêm về khuya, khí núi bốc lên lành lạnh.Trong căn nhà ven đồi, chàng tuổi trẻ Hồng Lĩnh nằm thao thức, không sao nhằm mắt nổi. Chàng duỗi thẳng chân, nằm ngửi nhìn lên đỉnh màn tranh tối tranh sáng, tai nghe hơi gió đêm lùa qua khẽ hở rì rào. Tiếng động ban đêm sắp chìm hẳn, và mí mắt người tuổi trẻ vừa khép lại, sắp thiu thiu ngủ, chợt chàng hơi giật mình chớp mắt luôn mấy cái để chống với giấc ngủ đang chậm đến.Bên ngoài, rõ ràng có tiếng động thật nhẹ nổi lên, một thứ tiếng động mà người giang hồ từng trải đã quen nghe. Tiếng một vật rắn chạm vào một vật, nổi lên và chìm luôn trong làn gió.Chàng nhỏm phắt dậy, lẹ làng lăn xuống đất, ẩn mau vào bóng đêm, ngay sau ánh đèn dầu chỉ còn bằng hột dỗ, xanh lè. Ngoài hiên, im bặt, tuyệt không tiếng động của gã canh biệt thự. Chỉ có tiếng côn trùng rên rỉ trong gió thoảng. Khá lâu sau, mới có tiếng chìa khóa tra vào ổ, lắng nghe thật kỹ mới rõ. Rồi cánh cửa từ từ hé ra, cho một bóng người lách vụt vào, nhanh và êm như một cái bóng.Hắn lách ngồi, vào trong rồi, mới đứng phắt lên cao lớn, sừng sững. Một vệt sáng xanh lè từ tay người lạ bật lên, quay lia một vòng.Người lạ bước thẳng tới bến giường.- Thầy ạ! Thầy!Người lạ sờ thấy giường không vội quay phắt lại lia đèn bấm về phía ngọn đèn dầu.- Thầy ạ?Từ trong bóng tối, Hồng Lĩnh đã bước vụt ra.- Trời! Voòng Lầu! Sao...Người lạ tiến nhanh đến bên Hồng Lĩnh, thấp giọng:- Thầy! May quá! Tôi phải lên qua mấy chặng canh của chúng, suýt đụng phải tên chủ. Ta đi thôi.Hơi ngạc nhiên, Hồng Lĩnh hỏi thuộc hạ:- Sao... gấp thế? Mà từ hôm đó Voòng Lầu phiêu bạt chỗ nào?- Chuyện dài lắm a thầy! Giờ phải đi ngay! Thầy đang nằm trong hang hổ dữ.- Nhưng... sao?Voòng Lầu vội ghé tai chủ, thì thầm to nhỏ mấy tiếng gì không rõ khiến Hồng Lĩnh tỏ vẻ kinh ngạc hết sức. Người tuổi trẻ đặt tay lên vai thuộc hạ:- Vậy! Ta rời ngay chỗ này. Hừ! Thật không ngờ...Voòng Lầu nhìn ra phía cửa, bảo Hồng Lĩnh:- Thầy thu xếp mau lên! Chỉ hai mươi phút nữa, tên gác có thể tình lại.Dứt lời, Voòng bước vụt ra ngoài. Hồng Lĩnh đến bên tủ gương thay quần áo, thoáng cái, chàng đã đến bên đèn, gọn ghẽ trong bộ y phục màu chàm. Quàng dây đạn quanh sườn xong, chàng xốc lại bao súng, v~ bước ra phía cửa. Tay đã đặt vào cánh cửa, chàng tuổi trẻ còn quay lại đưa mắt nhìn quanh phòng, rồi mới lách ra.- Xong chưa, thầy?- Rồi! Ta đi chứ! Tên gác sao?- Dạ. Tôi đã nhét giẻ vào miệng và trói lại cẩn thận rồi.Hai người bước vụt đi trong đêm tối. Về khuya, gió thổi hơi mạnh.Trên nền trời tối nhạt, thấp thoáng ẩn hiện lờ mờ mấy vì sao thưa...Trung tâm trang trại, nằm im bặt như đã thiếp trong giấc ngủ, chỉ có một, hai ánh đèn le lói lọt qua khe cửa dãy nhà ngang, hắt ra. Hai người đàn ông giang hồ tới đầu hiên quan sát thận trọng đoạn xuống phía chân đồi, bên suối.- Quanh đây chỗ nào cũng đều có vọng gác ngầm. Ta nên băng ngang qua suối đi một đoạh rồi hãy ngược rìa địa khu.- Được! Cố tránh chạm trán với chúng, nhất là chạm súng. Ta muốn ra khỏi nơi đây đã.- Dạ!Hai bóng người mất dạng bên suối rừng, trong đêm chỉ nghe tiếng nước chảy tha thiết... mơ hồ...Hai người đi được chừng nửa giờ, thì phía trong trang trại tự nhiên có vệt sáng đèn bấm loé lên, rồi phụt tắt. Hai bóng người, một cao, một thấp, vụt qua sân có dáng vội vã, khuất mau sau phía nhà kho, lát sau, thấy đã đứng sững ngay trên sườn đồi cạnh biệt thự của Hồng Lĩnh ở. Tia đèn bấm lại lóe lên. Từ mấy ngả, có bốn, năm bóng người nữa đổ tới. Thì thầm bàn tán xong, cả bọn chia hai phía, tiến đến bên biệt thự.Bóng người cao lúc đầu rón rén đến đầu hàng hiên lắng tai nghe ngóng. Bên trong, không một tiếng động. Hắn vội áp tai vào bên cửa sổ rồi nghển cổ, nhìn vào trong. Mấy khắc sau, hắn giơ tay vẫy nhẹ về phía sau. Từ chỗ tối, bóng người thấp nhô ra, tiến lại. Hai bóng người ghé sát vào nhau, đang thì thầm bàn tán gì, chợt cùng áp lưng vào tường, nhớn nhác. Đâu đây, hình như về phía hữu, có tiếng người ú ớ như bị bóp cổ. Như chợt hiểu, cả hai bước vòng luôn ra lối hiên trước. Bóng cao vấp phải một vật, mất đà, suýt ngã. Ánh đèn bấm từ tay người đi sau vội lóe lên. Và cả hai cùng khẽ bật kêu, kinh ngạc:- Kìa! Thằng gác!Đoạn, cùng lúc, tiến nhanh lại khung cửa đẩy mạnh. Cửa mở tung cho gió đêm lùa vào căn phòng trống. Giơ tay vặn cao ngọn đèn dầu, người thấp nghiến răng:- Hừ! Chậm ra tay, nó đã thoát trước mất rồi!Ánh đèn dầu hắt trên khuôn mặt người đàn ông đứng tuổi những vùng sáng vật vờ, soi rõ những nét dữ dội vụt hiện trong ánh mắt Trần Tắc. Trần Tắc bước đến lên giường, lia đèn bấm luôn mấy vòng.Gã cao lớn đứng bên nghe rõ tiếng nghiến răng của chủ, lùi lại chút:- Nó gớm thật! Giá chủ nhân quyết đinh hạ ngay đêm trước...Trần Tắc quay lại, cười không thành tiếng:- Ta đã một lần ra tay! Nhưng... nó đã kịp tránh khỏi luồng đạn.Chớp mắt luôn mấy cái, Trần Tắc chợt thấy tên gác đứng bên khung cửa, vội trừng mắt, dằn giọng hỏi:- Mày bị từ bao giờ, nhớ không?Gã gác sợ:- Bẩm... chắc mới đây. Nó thình lình đánh vào đầu, nhưng...không phải Hồng Lĩnh.Ngạc nhiên, Trần Tắc hỏi dồn:- Sao? Sao biết được?- Da..... Vì ngay lúc con đang nhìn về phía cửa chính khóa chặt, thì... bị đánh từ phía sau lưng...Trần Tắc nhíu mày ngó quanh, lẩm bẩm:- Vậy có lẽ có đồng bọn tới. Mà chắc cũng không lâu đâu.Đoạn quay phắt, vẫy tay ra lệnh:- Chúng nó chưa ra khỏi nơi này, mau huy động đủ người chia các ngả sục tìm! Mà nhớ huy động cho êm ả, nghe!oOo Nằm trằn trọc mãi mới ngủ được, vừa thiếp đi, Phượng Kiều đã chợt tỉnh giấc. Còn đang lắng nghe tiếng chim rừng kêu ríu rít bên ngoài, thì cửa phòng đã hé mở, con hầu gái rón rén bước vào.- Cô Ba à! Lạ lắm!Ngạc nhiên, Phượng Kiều vội chống tay ngồi lên, xỏ chân vội vào dép:- Sao? Có gì đó?Con hầu gái thấp giọng:- Tối qua con thấy dưới nhà ngang rộn rịp lắm, vừa giờ con, đi qua, thấy vắng hẳn đi. Hình như họ theo lệnh cụ đi đâu đó.Phượng Kiều hơi nhíu mày, có dáng suy nghĩ. Đoạn nàng khoát tay, bảo người hầu gái:- Sửa soạn các thứ mau! Để ta ra xem!- Dạ! Mọi thứ con đã sắp sẵn rồi. Mời cô sang phòng tằm.Con hầu gái vừa bước ra, Phượng Kiều đã gọi giật lại:- À này! Nhớ ra bảo thắng ngựa sẵn, có khi ta cần đến ngay đó!Nói xong thiếu nữ sang phòng bên, rửa mặt và trang điểm qua loa, đoạn thay y phục đi rừng, bước nhanh ra bên ngoài. Cô gái đưa mắt nhìn quanh thấy vắng người thốt nhiên tần ngần ngó về phía biệt thự Hồng Lĩnh. Linh tính như báo trước sự gì khác thường, nàng vội rảo bước qua sân, đi thẳng về nẻo đó Tới hiên, nàng tiến thẳng đến khung cửa, thấy cánh khép hờ, liền đẩy mạnh, bước vụt vào.Trong mấy giây, thiếu nữ đứng sững như lặng đi vì sự trống không của căn phòng. Nàng cắn chặt vành môi, đưa mắt nhìn những đồ vật vẫn nguyên chỗ, chỉ có tủ quần áo là bị lục tung, có cái rơi cả xuống đất.- Thôi đúng rồi!Thiếu nữ vùng nhớ tới thái độ của cha và không nén được hơi thở mạnh. Nàng bước nhanh ra khỏi phòng, lộn lại khu trung tâm. Tới sân, gặp người hầu gái, thiếu nữ vội khoát tay:- Bảo dắt ngựa ra đây! Và vào lấy súng ngay!Người hầu gái vừa quay đi, Phượng Kiều không kịp đợi, liền bước về phía tàu ngựa. Vừa trông thấy mã phu đang lúi húi nịt dây yên, thiếu nữ hỏi luôn:- Xong chưa...? Sao lâu thế?Mã phu vội vàng ngẩng đầu lên:- Dạ xong rồi đây cô Ba!Phượng Kiều tiến đến sát, hỏi:- À! Chú có biết sớm nay cả nhà đi đâu không?Gã gia thân hấp háy mắt:- Thưa, hình người có việc gấp lắm! Ngay hồi đêm, cụ đã truyền đóng ngựa đến mấy chục con đó!- Ngay từ đêm?- Vâng.Gã gia nhân nịt xong nút cuối, đứng lên, và trao tay cương cho nữ chủ, vừa tiếp:- Cụ đi có vẻ gấp lắm! Hình như cũng đi gần thôi vì không ai mang theo lương thực.Phượng Kiều đỡ lấy cương, dắt ngựa ra vừa tới ngoài, đã thấy người hầu gái chạy ra đưa dây súng. Thiếu nữ coi qua, quàng vào lưng, đoạn nhảy phắt lên yên, tế thẳng ra lối cổng tiền. Đi được chừng trăm thước, còn đang đưa mắt định hướng, đã thấy một người cưỡi ngựa phi kiệu đại phía rừng trước băng ngang. Nhận ra gã đầu lãnh thuộc hạ. Phượng Kiều vừa giơ tay vẫy, vừa đánh ngựa rẽ tới. Hai đầu ngựa đối nhau, Phượng Kiều hất hàm:- Chú đi đâu về mà có vẻ hớt hải thế?Gã đầu lĩnh thở hổn hển, nhìn nữ chủ, mặt thoáng biến đổi.Phượng Kiều tinh mắt, thấy ngay. Thiếu nữ nhìn thẳng vào mắt hắn, cặp mày nhíu lại:- Đi đâu về mà hỏi lại lúng túng thế?Gã chớp mắt luôn mấy cái, nhớn nhác ngó về phía sau, ấp úng:- Da..... thưa cô Bạ..Thấy vẻ khác lạ của gã đầu lĩnh vẫn từng quen tuân lệnh mình, thiếu nữ chợt đoán ngay, liền chặn luôn, mắt nàng quắc lên dữ dội:- Cụ dặn phải giấu ta, phải không? Hừ!Nàng dằn giọng, nói như truyền lệnh:- Không được giấu. Phải nói cho thực. Có chuyện gì?- Da..... thưa... Cụ sai về huy động thêm người. Mà không được để cô biết.Thiếu nữ vẫn không rời mắt hắn. Thấy hắn chợt ngưng, cô gái dịu giọng:- Sao? Cứ nói! Ta không để cụ rõ đâu!Mặt thoáng vẻ mừng, hắn cho ngựa nhích lại gần thêm một chút, thấp giọng:- Cô Ba!.... Đã vây được ông khách hôm qua trốn đi rồi! Hiện ông ta không có đường ra, rút vào một hẻm núi, các tay súng ta đã bao vây bốn mặt, kín lắm.Thiếu nữ mím chặt vành môi, cố lấy vẻ bình tĩnh, lặp lại:- Vây kín bốn mặt?Nàng lẩm bẩm:- Nhưng để làm gì? Mà tại sao... lại thế?Tưởng nữ chủ hỏi mình, gã thuộc hạ nhanh miệng:- Không hiểu sao... cụ cho lệnh cứ gặp là bắn ngay, ai hạ được sẽ có thưởng.Phượng Kiều nhìn về phía xa, có vẻ suy nghĩ. Đoạn, như có chủ đích, cô gái bảo gã gia nhân:- Thôi! Ta cho về nghỉ, không phải huy động thêm nữa. Cụ có hỏi đã có ta nói cho. À, hiện mọi người ở chỗ nào.- Bẩm, ở ngang hẻm núi năm ngoái cô hạ được con báo gấm đó.- Thế à!- Vâng... Cô Ba đi tắt chỉ độ mười lăm cây thôi. Nhưng... nếu cu.....Thiếu nữ giật mạnh tay cương cho con ngựa phóng đi, được mấy bước, nàng còn quay lại vẫy tay, cao giọng:- Cứ về trại nghỉ! Để ta đến gặp cụ.Và cô gái thúc mạnh gót chân vào hông ngựa cúi rạp xuống. Con ngựa băng qua dải thung lũng bước về rặng núi phía tay tả. Mặt trời nhô lên cao dần, chiếu sáng những giọt sương đêm còn đọng trên lá cây, ngọn cỏ. Chim rừng thánh thót, véo von. Nhưng thiếu nữ không lưu ý tới cảnh đẹp bình minh, cứ mải miết ra roi cho ngựa băng rừng vượt suối. Tới cách quèn “Súa” chừng non cây số, chợt nàng nghe tiếng súng nổ vang phía trước và chim rừng sợ hãi vỗ cánh bay loạn xạ. Đến khi cô gái tới khu hẻm thì tiếng súng đã thưa dần, chỉ còn lẹt đẹt một hai phía. Nàng vội cho ngựa vào đường mòn vắt qua một ngọn đồi trúc thấp. Phi ngựa lên đỉnh, thiếu nữ ghìm cương đảo mắt nhìn quanh, thấý lố nhố nhiều bóng người thấp thoáng ngay bên chân rặng núi đá chếch phía hữu. Chỗ Phượng Kiều dừng ngựa cách chân núi đá cũng đến trên hai trăm thước, nên định thần nhìn mãi, không nhận nổi hình dáng cha ở chỗ nào. Lắng tai nghe, lại thấy tiếng súng nổ ở cả phía lên kia hẻm núi Quèn “Súa” này, nàng đã có lần sang săn bắn, nên khá rõ địa thế. Còn đường mòn chỗ nàng đứng chạy xuống dưới thung lũng hẹp và vắt qua quèn, ngay trong hẻm này có nhiều chỗ ẩn trú có thể tránh được luồng đạn từ khắp phía bắn tới.Thiếu nữ đứng, quan sát, suy nghĩ mấy phút, chợt cặp mắt vụt sáng lên, nàng giật mạnh tay cương, đánh ngựa xuống thẳng phía chân núi đá. Vừa băng qua thung lũng, nàng đã trông thấy ngựa buộc rải rác bên những gốc cây. Nàng liền cho ngựa vượt lên, tiến thẳng đến chân núi.Nghe tiếng vó câu khua dồn, đám thuộc hạ vội quay cả lại. Mấy tên khác reo lên:- Kìa cô Ba!Đưa mắt nhìn, không thấy cha, thiếu nữ mừng thầm, lấy vẻ bình thản hỏi:- Sao? Họ vẫn ở trong hẻm? Đông không?Một gã đầu bọn chỉ huy tốp thuộc hạ đó, vội rời hẳn chỗ nấp, tiến đến, vừa thay đạn vừa nhếch miệng cười:- Ra sao được, cô Ba? Hai tay súng khó thoát nổi mấy chục người.Sớm muộn sẽ hết đạn thôi.Phượng Kiều nhìn gã thuộc hạ mấy khắc, đoạn nghiêm giọng:- Này Hai Cao! Chú nghĩ thế nào? Ông ấy là ân nhân, làm sao cụ lại...Hình như cảm thông nỗi khó xử của cô chủ, Hai Cao chép miệng:- Cụ hạ lệnh sao, bọn tôi phải làm thế. Cụ có vẻ quyết liệt lắm.Chỉ phiền cái, ông ta lại là kẻ đã cứu cô.Thiếu nữ đưa mắt về phía hẻm núi ngay trước mặt có dáng suy nghĩ, và vùng bảo Hai Cao:- Để ta vào, sẽ liệu. Chính ta cũng muốn biết tại sao cụ lại quyết hạ Ông ấy!Dứt lời nàng nhảy phắt xuống ngựa, buộc cương vào gốc cây, đoạn xăm xăm bước về phía hẻm. Bọn thuộc hạ đưa mắt nhìn nhau. Hai Cao có vẻ khó nghĩ, đoạn hắn xách súng chạy tới giọng khẩn cầu:- Cô Bạ.. thưa, vào đó nguy hiểm lắm. Cụ đã dặn kỹ...Phượng Kiều cười thản nhiên:- Không sao. Ông ta là kẻ đã cứu ta mà!- Nhưng bây giờ khác. Dầu sao cô Ba chớ nên quên người đó là Thần Xạ Đại Sơn Vương. Và cụ đã...Thiếu nữ vụt cau mày liễu, quắc mắt:- Đã bảo... mặc ta. Dễ ta không biết tùy cơ ứng biến chắc?Thấy cô chủ nổi giận, bọn thuộc hạ không dám khuyên ngăn, còn Hai Cao hình như bị đưa vào thế khó xử quá, hết đưa mắt nhìn cô chủ, lại nhớn nhác ngó về tả, hữu như chỉ mong Trần chủ nhân chợt tới.Có lẽ đã thừa đoán được tâm trạng của bọn thuộc hạ, Phượng Kiều làm mặt giận, rảo bước thẳng, mặc cả bọn vò đầu bứt tai sau lưng. Và nhả luôn hai phát đạn một lúc. Hành động của thiếu nữ bất ngờ, nhanh như cắt, khiến Hồng Lĩnh chưa kịp đối phó, đã nghe đạn réo xẹt bên mang tai, rồi tiếng Voòng Lầu nấp ở vách núi trên kia, vùng bật lên:- Hảo lớ! Hảo lớ!Nhìn ra đã thấy Phượng Kiều đang cắm súng vào bao ngoảnh lại, còn thấy một bóng lớn đổ xác từ lưng chừng vách đá xuống đường mòn, khẩu súng cũng đang văng theo xác đổ.Phượng Kiều vẫn đứng nguyên:- Nó leo qua núi, chĩa súng bắn vào lưng ông...Nàng chép miệng, giọng đượm buồn:- Vội quá không làm hơn được!Chàng tuổi trẻ giang hồ chợt cảm lòng thành thực của Phượng Kiều. Chàng lặng lẽ bước ra, đăm đăm nhìn thiếu nữ, chậm rãi:- Thôi! Giờ cô nên ra khỏi hẻm này, để mặc tôi đối phó...Phượng Kiều đăm đăm nhìn Hồng Lĩnh. Thiếu nữ bất giác khẽ thở dài:- Nhưng quanh hẻm, hiện có nhiều tay súng bao vây chặt, làm thế nào có thể...Hồng Lĩnh đưa mắt nhìn quanh, đoạn nhếch miệng cười chua chát:- Cô cứ yên tâm ra ngoài. Tuy lâm tử địa, nhưng chưa đến nỗi tuyệt vọng đâu?Thiếu nữ đưa mắt ngắm địa thế. Trong mấy khắc, hình ảnh đêm trước đây vụt hiện lên trong đầu óc, từ lúc sa cơ bị giặc Thoòng đánh bắt, đến phút hai người đàn ông giang hồ không quen xả thân giải cứu rồi suýt lại bị sa tay giặc Thoòng, cả... bị suối lũ lại cuốn dị..Những hình ảnh gian nan linh động bất ngờ, nổi lên rõ rệt như một cuốn phim rực rỡ, trong đó hình dáng ông già quắc thước với hai tay súng thần xạ nổi bật lên như tô bằng ánh điện sáng ngời.- Nhưng... tình thế...Thiếu nữ vừa cất lời, chợt tiếng súng từ bốn phía lại nổ ran, đạn réo ngay trên đầu. Cô gái chau mày, đảo mắt nhìn quanh hẻm. Vừa lúc đó, phía sau, có tiếng gụi lớn, vọng truyền vào hẻm:- Phượng Kiều... iều... Ra mau...au...Nghiêng đầu lắng nghe, thiếu nữ nhận ra ngay tiếng cha gọi.Nàng còn đang tần ngần chưa biết tính sao, thì Hồng Lĩnh đã giục:- Thôi! Cô nên ra!.... Và tôi thành thực khuyên cô nên về ngay trại là hơn.- Như ông làm sao thoát khỏi chỗ tử địa này?- Chúng tôi chờ bên ngoài xông vào!Tự nhiên, Phượng Kiều buột miệng:- Thế thì ông chưa biết thầy tôi. Người từng quen chạm súng nơi địa hiểm, biết ông là Thần Xạ Đại Sơn Vương, đời nào lại còn cho quân ló đầu vào tấn công. Chắc chắn, bên ngoài chỉ vây chặt và chờ bên trong ló mặt ra thôi!Lời nói của thiếu nữ khiến Hồng Lĩnh bất giác đưa mắt nhìn Voòng Lầu, như trao đổi và thông cảm về một mối lo đã dự tính.Tiếng Trần Tắc lại gọi phía sau, lần này gần lắm. Như có sẵn chủ định, Hồng Lĩnh vội vẫy tay bảo Phượng Kiều:- Cô nên ra mau! Đứng đây e bất tiện, lỡ lạc đạn có khị..Thiếu nữ dùng dằng, không muốn rời chỗ đứng. Nàng cũng không lên tiếng đáp lại giọng cha gọi. Chợt mắt nàng thoáng rực lên một tia sáng quyết định. Nàng bước thẳng tới trước Hồng Lĩnh, giọng nhanh và thấp:- Tình thế này, chỉ còn một cách, ông lấy tôi làm mộc, thoát nơi tử địa! Ngay bên ngoài có sẵn ngựa buộc. Đám quân đó không dám xả súng vào tôi đâu.Hồng Lĩnh thản nhiên, lắc đầu:- Cô chưa đánh giá được mạng tôi trước ông thân đâu. Nếu cần, ông sẵn lòng mua xác tôi với giá cả người thân thiết nhất của ông.Câu nói của người tuổi trẻ giang hồ vụt gieo vào lòng cô gái họ Trần một sự ngạc nhiên ghê gớm, liền với sự chán nản nặng nề. Như linh cảm rõ được tầm nghiêm trọng sâu sắc của mối ẩn thù giữa hai người đàn ông, cô gái thông minh đăm đắm nhìn. người trai trẻ, đoạn chậm chạp quay mặt đi, không nén được một tiếng thở dài buồn mênh mang. Đưa mắt trông theo thiếu nữ cho đến lúc khuất bóng ngoài đường hẻm, Hồng Lĩnh lẳng lặng rời mỏ đá, bước về cạnh Voòng Lầu.Khuôn mặt Thần Xạ Đại Sơn Vương trở nên xa xôi, bên tiếng súng thỉnh thoảng lại nổi lên loạn xạ rồi vụt chìm mau trong gió luồng hêm núi. Rất lâu không thấy chủ nói gì, người thuộc hạ khẽ lên tiếng:- Thầy à! Chúng nó chỉ bắn canh chừng, có lẽ chúng nhất định chờ thì thôi.Hồng Lĩnh ngước mắt nhìn lên cao.- Mặt trời sắp đứng bóng. Phải chờ đêm tối mới liệu cách được.Hừ! Hắn kiên gan lắm, nhất định không chịu ló mặt đối diện ta.Người bộ hạ trung thành, đảo mắt quan sát và lầm bầm, bực tức:- Hừ! Sắp ra khỏi hang hùm, còn bị nó vây hãm... chỉ đành chờ đêm tối.Vừa nói, Voòng vừa trao bình nước cho chủ:- Chỉ còn một ít. Thầy liệu dùng kéo dài đến đêm cho đỡ mệt.Đỡ lấy bình nước, Hồng Lĩnh khẽ lắc lắc, đoạn nhấp giọng qua loa. Và hai thầy trò Đại Sơn Vương lẳng lặng ngồi dựa vào hông vách đá, mắt lim dim như thả tâm trí về miền Thập Vạn Đại Sơn để tưởng đến những tay súng ngang tàng cách xa chỗ chủ tướng hàng ngàn cánh rừng trùng điệp.Thời gian lặng nề trôi qua, từng phút, từng phút... hồi hộp... rình nấp... giữa những tiếng súng nổ dập dờn như hú tim.Mặt trời chậm chạp gục xuống bên kia hẻm núi. Bóng tối bôi nhọ rừng hoang. Nằm lọt giữa những vách núi đá dựng, vùng hãm địa bị bóng tối lẫn bóng núi đổ xuống, trông đen ngòm như than Tàu. Hai người đàn ông giang hồ ngửa mặt nhìn lên vòm trời nham nhở bên ngoài vách núi, rất lâu, không ai nói một lời. Chợt Vòng Lầu khẽ bảo Hồng Lĩnh:- Thầy à! Không thấy chúng bật đuốc. Giờ có lẽ tới mười giờ đêm rồi còn gì?Hồng Lĩnh có dáng suy nghĩ, người đàn ông giang hồ đưa mắt ngó ngọn núi đem ngòm khắc vào nền trời mờ tối, lẩm bẩm:- Hẻm này hẹp lắm! Hắn có thể đủ thời giờ kiếm mìn phá núi và lựu đạn thả xuống lắm!Hình như người thuộc hạ cũng đã nghĩ tới điều đó, Voòng nối lời:- Quèn núi không cao mấy, từ sáng đến giờ, chúng nó có thể leo lên ngọn từ lâu, túc trực sẵn... a thầy! Bực quá, đây chỉ có đá, không có cây cối để chế ngay mộc che, dựa lưng mà đánh thốc ra!Hai thầy trò im lặng, suy nghĩ. Bên ngoài tuyệt không tiếng động. Sự im bặt tiếng súng càng dìm vùng hãm địa vào sự im lìm...chờn chợn... đây bất trắc. Mười phút sau, Hồng Lĩnh chợt hỏi Voòng Lầu:- Còn hai lựu đạn, phải không?- Vâng... mà thầy...- Lương khô?Voòng Lầu có vẻ tần ngần:- Còn đủ một bữa cho hai người!Hồng Lĩnh có vẻ ngạc nhiên:- Sao... từ sớm đến giờ, Voòng Lầu không lấy ăn? Đem ra đây, chúng ta ăn ngay lấy sức còn ra!Voòng Lầu lúi húi lục sắc trong bóng tối, đoạn giúi nắm cơm vào tay Hồng Lĩnh, miệng hỏi:- Thế... thầy định đánh ra?- Ừ! Không thể chờ lâu nữa! Phải thoát nội đêm nay, để chậm, có thể sinh biến khác. Hắn có đủ thời gian tính độc kế.- Vâng nhưng nó có nhiều tay súng vây ngoài, chực sẵn, chỉ chờ trong ra là...- Được rồi! Voòng cứ ăn đi cho khỏe đã!Trong bóng tối chỉ còn nghe tiếng động khẽ của... bữa Sán mò.Chợt đang nhai, Hồng Lĩnh ngừng lại, hỏi người bộ hạ:- Kìa! Voòng không ăn đi?Người bộ hạ ấp úng:- Da..... Vẫn ăn mà...Nhưng Hồng Lĩnh đã quơ tay về phía Voòng và bất giác khẽ bật cười, tay đưa khúc cơm:- Nhai... mồm không, lấy sức đâu thoát vây?Voòng Lầu ấp úng:- Thầy... dùng cho khỏe đi! Tôi... không đói mà!Hồng Lĩnh ấn miếng cơm vô tay thuộc hạ, giọng trở nên khô khan, nhưng vẫn dịu:- Voòng ăn mau, còn ra chứ!Hai cặp mắt thầy trò chạm nhau trong bóng tối đen mờ. Mấy phút sau Hồng Lĩnh đứng vụt lên, ném bi đông nước vào lòng Voòng Lầu.- Còn ít, uống hết đi! Nào ta phá vây!Miệng nói, hai tay xốc lại bao súng, người tuổi trẻ giang hồ quay ngẩng nhìn lên ngọn núi, với dáng vóc ngang tàng điềm tĩnh cố hữu của Đại Sơn Vương thần xạ. Người thuộc hạ uống vội mấy ngụm nước cuối cùng, đoạn khoác sắc đứng phắt lên theo.Mấy khẩu súng rút xoạt ra khỏi vỏ. Hồng Lĩnh, Voòng Lầu dựa lưng vào nhau, liền men theo vách đá, ngọn súng Đại Sơn Vương chĩa về phía trước, súng của Voòng thủ túc chĩa về phía sau.Đêm tối mịt mờ, sương dầy đặc, khí đá bốc ra lạnh ngắt. Gió từ vùng ngoài lùa vào hãm địa, xoáy vào hốc đá vi vu. Hai người đàn ông dựa theo vách đá, từ từ bước mặt, chân giẫm trên đá vụn, không tiếng động và trong cảnh im lìm, cả hai như nghe thấy tiếng đập của trái tim. Bất thình lình, phía ngoài, tiếng súng vùng nổi lên loạn xa..... Hai thầy trò Đại Sơn Vương vội đứng phắt lại, áp lưng vào vách đá, nghiêng đầu lắng tai nghe. Súng nổ khắp bốn phía, có cả tiếng súng trường, súng ngắn. Đạn xé không gian, có luồng réo ngay giữa hai vách núi từ hai cửa hẻm xói vào. Đá vụn rơi rào xuống cả chỗ hai người đứng. Rất nhanh, Hồng Lĩnh khẽ bảo Voòng Lầu:- Có cuộc chạm súng phía ngoài!Voòng cũng thấp giọng:- Không phải đạn quân Trần Tắc bắn vào đây, a thầy! Luồng đạn đi hơi cao, chắc từ xa bằn tới!Hồng Lĩnh gật đầu:- Ừ! Đúng đạn quân nào tấn công quân phục vây quanh hẻm. Đạn bắn vào quân chân núi, lạc vào đây.- Thầy tính sao?Đại Sơn Vương Hồng Lĩnh không đáp, vẫn đứng im nghe ngóng quan sát. Bên ngoài, súng nổ giòn tan, cuộc chạm súng có vẻ mỗi khắc thêm gay go, lắng nghe, có nhiều tiếng quát tháo, khắp mấy phía.- Quái lạ? Không biết quân nào lại chạm với quân Trần Tắc chỗ này?- Vô tình gặp đánh? Hay cố ý giải vây?Hồng Lĩnh lẩm bẩm như nói với Voòng Lầu:- Súng nổ cả bốn phía, chắc có chuyện gì đây?Hồng Lĩnh im lặng, nghe ngóng, hình như đang suy nghĩ lợi hại gấp. Mấy khắc sau, Đại Sơn Vương vùng bảo bộ hạ Voòng:- Ta cứ thẳng tiến ra phía trước, chỗ nhiều tiếng súng nhất!Giọng Voòng có vẻ thắc mắc:- Nhưng bên ngoài tối mù, lại đang chạm súng, khó phân biệt lắm, a thầy!Hồng Lĩnh thấp giọng:- Phải nhân lúc quân vây đang lo chống cự phía trước mặt, ta tiến ra nếu cần đánh thúc ngay sau lưng chúng và ít nhất phải luồn chuyển sang thế quay ngọn súng về hãm địa này, nghe Voòng!- Ạ.. Vâng.Trong đêm tối hai thầy trò Đại Sơn Vương lại dựa lưng vào nhau men theo vách đá, thận trọng từng bước một. Bóng tối như lùi lại phía sau.Mười phút qua, hai người đã ra khỏi lòng núi, tới chỗ mờ. Trên vòm trời, đầu hẻm, lấp lánh vài vì sao nhạt. Rời cửa hẻm. Như hai cái máy, thầy trò Đại Sơn Vương nằm phục xuống dưới chân vách núi, chỗ mở ra chạy cách đường mòn đến sáu, bảy thước. Yên trí về mặt sau, Voòng Lầu quay đầu về phía trước, và hai thầy trò áp tai xuống mặt đất, nghe ngóng. Hồng Lĩnh ghé sát miệng vào tai bộ hạ:- Có tiếng chân bước gần đây.- Vâng. Nghe êm lắm!Hồng Lĩnh vội nhìn ngước lên. Lúc đó, súng vẫn nổ vang dội tứ phía. Tiếng chân quân Trần Tắc chạy qua chạy lại rầm rập và có tiếng quát gọi truyền nhau thỉnh thoảng vẫn bật lên, cách chỗ hai người nằm chỉ chừng hai mươi thước. Hồng Lĩnh vẫn nhìn lên, chờ đợi. Không lâu, quả nhiên từ chỗ mô đá chơ vơ trước mặt, cách vách đá độ hai, ba thước có một bóng người nhô ra, tay xách súng, hình như đang đảo mắt nhìn quanh, có vẻ một gã canh chừng hãm địa, không lo đánh nhau với quân tấn công. Tới cách chỗ hai người nằm độ ba thước, cái bóng đứng dừng lại, hình thù cao lớn đen ngòm, rõ trên nền trời tối nhạt.- Triệt.