Cơn nóng giận vì... tôm! ° Chu thượng.Cũng chẳng phải là chuyện đột xuất, trong vòng 3 năm qua ở tình Cà Mau đã xảy ra tới vài chục khủng hoảng trong đó nông dân đã làm một chuyện ngược đời là tự tay phá đập đưa nước mặn vào đất trồng lúa để nuôi tôm. Chuyện đó có thể coi là hành động tự phát. Tới khi có đến 11 đập lớn nhỏ bị phá trong vòng chưa đầy mười ngày (từ 23 đến 28 tháng 6 vừa qua) thì sự việc đã khác, rằng đó có thể hoàn toàn là viêc có tổ chức, nghĩa là sự vụ không như ý xảy ra biết đâu lại chẳng có cái lý không thể không xem xét một cách nghiêm túc.Bắt đầu từ đêm 17 tháng 6, chỉ trong vòng 4 tiếng, đập ngăn mặn Trưởng Đạo (đầu sông Đầm dơi), đập Đường đạo, Kinh Mới và đập Trưởng đạo đầu sông Thanh Từng bị phá. Chiều hôm sau đập Thanh tùng bị phá. Trong đêm đó các đập Ba ngựa, Cù lao, Ông đơn, Ông sừng, Ông Bụ bị phá tiếp. Cuộc giằng co diễn ra mỗi lúc một căng thẳng: Huyện đưa lực lượng đắp lại đập, dân lại phá. Xã thuê hai xáng thổi chi viện đắp đập, dân dọa đốt xáng... Sáng 20/6, loa phát thanh thông báo quan điểm giải quyết của Uỷ ban nhân dân tỉnh, dân dùng loa phóng thanh công suất lớn hơn đáp lại: Giá lúa quá thấp, yêu cầu cho bà con làm ruộng nuôi tôm! Tình hình diễn biến có xu hướng xấu hơn. Cơn nóng giận của dân đòi được nuôi tôm còn để lại hậu quả nặng nề: Hơn 230 triệu đồng tốn kém để bồi trúc lại các đập ngăn mặn đã bị phá, nhiều nông dân nhất quyết để ruộng hồng hoang hóa trở lại đòi nuôi tôm cho bằng đượcThì cũng cứ cho đó là một cách phản ứng của người nông dân Cà Mau. Chỉ nhìn riêng huyện Đầm Dơi trong tỉnh là thấy rõ căn nguyên của phản ứng này. Phía đông huyện, theo quy hoạch được phép nuôi tôm người dân hỷ hả niềm vui đổi đời vì tôm, nhiều hộ hàng năm thu nhập bảy, tám chục triệu đến vài trăm triệu đồng từ con tôm. Xã Tạ An Khương từ 35% hộ đói nghèo qua vài năm tỷ lệ đó chỉ còn 5% nhờ con tôm. Trong khi đó, phía tây huyện với nhiều vùng đất sâu, chỉ làm được lúa một mùa lại là cùng được quy hoạch để trồng lúa! Chết một nỗi đã quy hoạch thì không thể làm trái, dù người dân đã nhiều lần thiết tha bày tỏ nguyện vọng được nuôi tôm, khi tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội. Dẫu sao thì câu chuyện về cơn nóng giận này của người dân Cà Mâu đã kết thúc có hậu: Ngày 30/6 Bộ thủy sản đã có công văn số 1939 kiến nghị với chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Cà Mâu áp dụng giải pháp có lý có tình đảm bảo chấp hành pháp luật và phù hợp ý nguyện của nhân dân muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản. Hay quá, nếu việc này làm sớm một chút ít thì đâu đã xảy ra cơn nóng giận không đáng có vì tôm! 12.7.2000.Báo “Lao Động” số 139/2000 (13-7-2000)