Hai mươi năm Kiều Thư làm thân viễn khách, sống yên lành không lo sợ mảy may, dẫu cuộc sống chẳng giàu có bằng ai nhưng tâm hồn được thảnh thơi, nhẹ nhàng…nàng không may mắn có được những bằng cấp để ngồi văn phòng mở business hay địa ốc, insurancẹ Thư làm việc cho một dịch vụ bán máy bay được 3 năm nàng chuyển sang nghề truyền thông và làm việc với một ban ngành bộ sậu mới, từ cấp lãnh đạo cho đến bạn bè ai cũng thương mến nàng, dẫu thế, nhưng nhiều đêm ngồi nhớ mẹ cha, nhớ các em Kiều Thư vẫn không sao ngăn được giọt lệ ngắn dài, nhất là vào mùa Thu hay mùa Ðông nỗi nhớ quê hương càng thêm thấm thía tâm can kẻ sống ly hương, lià xứ sở…Ngày đầu tiên đến xứ này, Kiều Thư bỡ ngỡ lạ lùng trước quang cảnh, trước con người, họ không vui vẻ, vồ vập mừng rỡ khi gặp gỡ nhau ngoài đường, dẫu trước kia là người thân quen, là hàng xóm, cảnh vật thì im lìm lặng lẽ, các shopping, chợ hay cửa hàng ăn uống gì cũng đóng cửa im thin thít như chỗ không người, chỉ khi vào bên trong mới thấy được những sinh hoạt rầm rộ của loài người đủ các sắc dân từ các nơi trên thế giới…Kiều Thư ngơ ngác nhìn xung quanh nên dẫm phải chân một chàng thanh niên, Thư vội vàng xin lỗi: Xin ông tha lỗi, tôi vô ý quá! Chàng thanh niên chỉ cười nhìn Thư không chớp mắt, rồi chậm rãi nói: Không có gì đâu người đẹp, được dẫm chân mới có dịp làm quen chứ, lại là một người đẹp của xứ thần tiên, một nơi mà tôi vẫn ước ao được đặt chân đến một lần cho biết…Kiều Thư cười e lệ khi nghe lời khen của người lạ, nàng vẫn biết với tuổi đời xuân xanh 18, nàng thường được mọi người khen nàng đẹp xinh dịu dàng quyến rũ từ khi còn ở Việt Nam, nhưng hôm nay nàng không khỏi ngượng ngùng khi người đàn ông lạ cất lời khen khi mà nàng đang cảm thấy mình vô duyên đi đứng không nhìn trước nhìn sau để phải xin lỗi người ta! Kiều Thư vốn con nhà nề nếp trâm anh, từ mọi sinh hoạt trong gia đình, ngoài xã hội nàng luôn tự hào là người gương mẫu vẹn toàn, vậy mà sang nước người…đã lẩm cẩm rồi!- Này cô ơi, cô giận tôi chăng? tại tôi quá trực tính, thấy cô đẹp thiệt nên xưng hô như thế, nếu có gì không vừa lòng xin cô thứ lỗi cho sự đường đột vô duyên của tôi – dù thế nào tôi vẫn muốn được làm quen với cô, nơi đất khách quê người buồn tẻ lắm, gặp được người đồng hương không thể không làm quen, tôi tự giới thiệu tôi là Hùng, du học Hoa Kỳ từ năm 17 tuổi, tính ra cũng hơn 10 năm rồi, tôi nhớ quê hương quá cô ạ! đây số phone của tôi xin gởi cô, nếu có đôi phút rỗi rãnh xin nhớ gọi cho tôi, tôi chờ…Người thanh niên đưa cho Thư một tấm card rồi nhìn nàng âu yếm và lặng lẽ bỏ đi, Thư bồi hồi giây phút không biết phải làm gì và nói gì nên cũng âm thầm bước ra khỏi chợ quên khuấy người nhà đang chờ ngoài xe tự nãy giờ…Ðêm đó, Kiều Thư không ngủ được, nàng nhớ mới vài ba hôm trước nàng còn ở quê hương của nàng, xum họp trong căn nhà ấm cúng của gia đình, xung quanh nhà bước ra cửa là đã nghe tiếng chào tiếng hỏi tiếng cười líu lo, ai cũng vồn vã thương yêu nàng, mẹ cha thì khỏi nói một mực chiều chuộng bất cứ điều gì nàng muốn…bây giờ nơi xứ lạ quê người, chán chết luôn! Hôm phi cơ vừa hạ cánh xuống phi trường San Francisco lúc ấy giờ Hoa Kỳ là 10 giờ đêm, đồng hồ của Thư vẫn còn để giờ Việt Nam, Thư phải hỏi thăm mới đổi đồng hồ cho đúng giờ của Mỹ, Thư đã thấy khí hậu lạnh buốt tới xương, nàng sống quen với khí hậu miền nhiệt đới nên đến miền ôn đới nàng không chịu nổi những làn gió lạnh thê lương này nên đã thấy sợ khi bước chân đầu tiên đặt xuống miền đất lạ…khi phi cơ từ từ hạ xuống độ thấp Thư nhìn thấy cả một rừng hoa màu vàng lấp lánh dưới sương đêm, nàng đến đây vào tháng 12 nên lạnh lẽo không thể tưởng, về đến ngôi nhà lạ của thân nhân nàng sống cũng phải mất hơn một giờ đồng hồ, rồi nấu nướng ăn uống chuyện trò râm ran hỏi han đủ mọi việc bên quê nhà…Khi bước vô phòng là Thư đánh một giấc đến 12 giờ trưa hôm sau mới dậỵ Nàng loay quay làm vệ sinh cá nhân, thay quần áo theo người nhà đi phố chợ. Loanh quanh trong chợ không biết là bao lâu, khi bước ra cửa chợ thì trời tối thui chẳng trông thấy thứ gì…Thư thắc mắc trong lòng: Ủa lạquá, xứ Mỹ sao ban ngày ít quá vậy, vừa ngủ dậy đi chợ là đã hết ngày rồi! Hỏi ra nàng mới biết xứ tây phương giờ giấc mùa đông là thế, chỉ 4:30’ là trời đã tối rồi, mùa hè thì 9 giờ vẫn còn sáng. Sau buổi đi chợ vô ý ấy về nhà Kiều Thư mãi không yên, gọi người ta hay không gọi? cuối cùng Thư đã gọi và câu chuyện êm ả đến hơn nửa giờ trên phone, người ấy có vẻ rất quý mến mình, không biết điều gì sẽ xãy ra đây? Thư lẩm bẩm một mình…Sau vài lần đi cùng thân nhân trên xe hơi nhà, Kiều Thư đã biết chút ít tôn ti tập quán xứ người, nhân lúc anh trai nàng đi làm việc Thư lấy chiếc xe dư trong nhà lái thử, Thư biết lái xe từ khi còn ở VN vì nhà nàng có xe hơi du lịch. Khi ra lộ cách nhà cả mấy trăm mét rồi Thư mới hoảng sợ muốn quay về nhưng nhìn kiếng chiếu hậu thấy cả một hàng xe đang nối đuôi sau xe nàng, Thư quýnh quáng lái sang phải, chạy một hồi rồi lại lái sang trái, cứ như thế vì nàng không thể dừng xe lại được và cũng không thể nào quẹo trở về được vì xe dính liền phía sau, cứ như thế, quẹo trái, quẹo phải …mồ hôi đã vả ra từng giọt dưới cằm vì run sợ! nàng đã lạc lên ngọn núi trước mặt, Thư không biết phải làm sao vì không biết đường xá mà cũng không thấy chỗ nào có phone công cộng để gọi về nhà, trong khi anh trai nàng đã dặn 4 giờ ra coi văn phòng thuế cho anh đi họp. “Chết rồi, biết đường xá đâu mà quay về, lại nữa quẹt xe ai một cái là thúi đời nhà ma luôn, xứ này không như VN đâu mà coi thường”, Thư nói một mình như lên cơn tẩu hỏa nhập ma, bình tỉnh…bình tỉnh đi nào…Mặt Thư không còn chút máu, nhìn thử vào kính chiếu hậu mới biết mồ hôi sợ toát ra đầy mặt! Ðàng kia có cái parking lot, ta vào đó sẽ liệu…Thư cho xe vào đậu parking, bước ra ngoài với hy vọng tìm người đồng hương hỏi thăm đường xá để trở về, nào thấy ai là VN đâu toàn dân mũi lỏ, dân da đen đầu tóc quăn tít, rồi dân Mễ Tây Cơ khinh khỉnh lạnh lùng, chỉ còn một cách liều mạng! Thư bước đến gần, một tên Mễ đạp xe đi bỏ báo rong chạy ngang, Thư gọi xí xô “ hello, hello, please help me, please help me” tên Mễ dừng xe đạp lại hỏi “ what you need”, Thư vội vàng hỏi nó đường nào về khu chợ Lion Plaza trên đường King và Tully, nó trả lời một tràng dài, Thư không hiểu gì cả, liền xin nó vẽ dùm đường đi trên tờ báo nó có sẵn…Nhờ đó Thư tìm được đường về nhà tuy rằng nàng lạc rất xạ Kể ra mình gan thật, Thư mĩm cười và tự hứa từ nay không dám ẩu như vậy nữa và cũng cương quyết không hé môi nửa lời, ông anh mà biết được thì chỉ có nước nghe chết chửi mà thôi, anh ở Mỹ lâu rồi nên nguyên tắc luật lệ ghê lắm chứ không phải dân “ điếc không sợ súng” như nàng…Sau hai tuần tạm quen với cuộc sống mới Kiều Thư xin ông anh cho học lái xe để lấy bằng ở Mỹ cho hợp lệ, ông anh còn quá bận rộn, Thư tìm báo thằng Mõ đọc và tự ý gọi ông Thành đến dạy lái xẹ Ông Thành thử tay lái Thư vì nàng nói biết lái xe, ông ta đồng ý chỉ nhận 50 đô vì Thư lái xe rất rành, mặc dù lúc đó giá cả là 200 độ Thư xin anh tiền đóng để học lái, ông anh la toáng lên “ mầy mà cần gì học lái xe, không cần học, mầy lái xe rành quá rồi học làm chi cho tốn tiền phi lý”, Thư đành chịu thua ông anh và ngay tuần sau nàng đi ghi danh thi bằng viết và bằng lái…Bằng viết thi chỉ một lần đậu ngay, bằng lái nàng thi đến 5 lần vẫn không đậu, lần thứ nhất rớt vì quên gạt thắng tay lên khi đã dừng ở parkinh lot, lần thứ hai rớt vì quẹo trái sớm khi người đi bộ vừa nhốm bước xuống đường vài bước, lần thứ ba quẹo trái rớt vì thấy đèn xanh trước mặt là đề pa mà không biết là chỉ khi đèn mũi tên mới được ưu tiên, lần thứ tư rớt vì chen len không nhìn lại đàng sau, lần thứ năm rớt vì de xe không nhìn lại đàng sau chỉ nhìn kính chiếu hậu…Sau 5 lần thi lái rớt nàng bị hồ sơ thuộc diện lái xe nguy hiểm phải đưa ra hiring và buộc phải đi học tại trường dạy lái xẹ Khi đi học mất hết 200 đô, khi đi thi phải thi đúng một tiếng đồng hồ vì trường hợp người lái xe nguy hiểm phải trắc nghiệm tay lái thật kỹ, bao nhiêu là vất vả gian nan Thư mới có được cái bằng lái xe trong tay, rõ ràng hà tiện 50 đô mang thêm tai ách dập dồn vì tuy biết lái xe từ lâu nhưng cái luật lệ xứ người khó khăn và khác xa luật rừng của quê nhà, khi vỡ lẽ ra thì Thư biết cũng rất nhiều người đã biết lái xe hơi chẳng hạn như mấy ông sĩ quan QLVNCH đã từng lái xe Jeep, xe GMC đi thi lái cũng rớt lộp độp như nàng…Một buổi chiều sau khi đi dự một buổi sinh hoạt thơ văn về, Thư ghé chợ Lion mua ít thức ăn, nàng mặc bộ áo dài may từ quê nhà mang theo, Thư có tài ca hát và ngâm thơ nên hôm đó nàng phải trình diễn cho nên nàng mặc áo dài – Ðàng xa đi tới một anh chàng lẽo đẽo theo làm quen Thư, anh ta nói nhìn chiếc áo dài anh nhớ quê hương, anh thú thật qua Mỹ du học từ hơn 20 năm rồi, anh chỉ toàn giao dịch và công ăn việc làm cũng là với người Mỹ, anh ao ước được tiếp xúc với người Việt Nam…Thư nhìn anh ta và sau khi tiếp xúc vài câu chuyện Thư biết anh là người trí thức cao, hiện anh có bằng Master và là Kỹ Sư chế biến Hỏa Tiễn của Hoa Kỳ. Anh đưa cho Thư tấm card và xin Thư số phone để làm quen – Thư suy nghĩ, nơi xứ lạ quê người đàn ông cũng nhiều người lịch sự quá chứ, chẳng hạn như anh Hùng, rồi bây giờ anh Khánh, nhưng xét cho cùng vẫn không niềm nở tự nhiên như ở quê nhà Khánh tìm đến nhà thăm Thư, mấy tháng vật lộn với cuộc sống mới Thư đã dạn dĩ mọi việc, nàng vừa đi học vừa đi làm. Thỉnh thoảng Hùng vẫn gọi phone nói chuyện với Thư, ý chừng muốn bước tới chuyện tình cảm, Thư còn quá xa lạ với xứ người, tương lai chưa có nàng phải cố gắng học hành và đi làm kiếm tiền lo cho bản thân nên chưa dám nghĩ đến chuyện tình cảm, giữ tình bạn là tốt đẹp hơn– Nhưng với Khánh, anh ta dạn dĩ tìm đến nhà để làm quen anh trai nàng và làm quen cả em trai nàng, Thư được Khánh kể hoàn cảnh gia đình và đưa cho nàng xem tờ giấy ly hôn đã ba năm, hiện tại Khánh vẫn đi làm và sống một mình tại Santa Clara – Có lần Khánh rủ Thư đi chơi biển Monterey, nàng đồng ý – xe của Khánh loại Mercedes chạy êm như ru, Khánh rất lịch sự và tế nhị trong giao tế nên Thư cũng thấy lòng pha trộn cảm tình vu vợ Có lần Khánh đưa Thư về thăm căn nhà riêng thứ hai của chàng ở Concort, thì ra Khánh hiện còn riêng hai căn nhà của riêng chàng– Khánh nhiều lần tỏ chuyện tình cảm và mong được lập gia đình với Thư, Khánh đòi dẫn nàng đi mua xe BMW và yêu cầu nàng chấp thuận sẽ sang tên căn nhà ở Concort qua cho nàng đứng tên – Thư không có gì để chê bai Khánh, chỉ một điều mà nàng không thích, ấy là lúc nào Khánh cũng học, đến nhà Thư chơi, thăm Thư mà ôm theo một chồng sách, ngồi trên sofa giở ra đọc tới đọc lui, cảnh này không qua được cặp mắt người em trai của Thư, có lần cậu nói với nàng “ chị ơi, em thấy anh Khánh học cao, đẹp trai thật nhưng giống như bị nerve ( thần kinh) quá, đến nhà bạn gái mà lúc nào cũng ôm theo sách để học” Nghe cậu em nói thế, Thư cũng thấy bất mãn trong bụng, nhưng vẫn tự nhiên không để lộ cử chỉ gì cho Khánh biết! Vài tháng quen biết trở thành thân tuy trong lòng Thư vẫn không quên được câu nerve của cậu em dành cho Khánh và mỗi lần đến thăm Thư chàng vẫn không quên mang theo cả chồng sách và ngồi trên sofa học…Có một lần Thư đi may áo dài, Khánh xung phong được chở Thư đi, đến chỗ nhà may của người bạn gái học chung ESL với Thư, nàng vào một mình và nói với Khánh “ Anh ở đây, đừng vào nhà đàn bà góa, cô ta bị chồng bỏ và ở với hai đứa con còn nhỏ xíu” nói xong Thư vào một mình may áo dài, cô bạn học là thợ may bên Việt Nam, còn về chữ nghĩa thì cô ấy còn kém lắm, học tiếng Anh không trôi, chữ viết thì nguệc ngoạc cỡ lớp ba trường làng…vợ chồng thì đánh lộn chửi bới ngày một, ông chồng nản quá bỏ nhà đi đã gần năm trời, cô ta có nhà housing có tiền nhà nước trợ cấp vì hai đứa con nhỏ, may quần áo kiếm tiền thêm! Nhiều lần nhận thấy không hợp với kiểu cách của Khánh nhất là câu nerve vẫn không phôi pha, Thư tìm cách tránh và không liên lạc với Khánh nữa…Nàng vui vẻ với công việc hàng ngày và quên bẵng Khánh, công việc về truyền thông đã giúp nàng hiểu biết rất nhiều về mọi khía cạnh xã hội và cộng đồng. Thư luôn được bạn bè quý thương, trong số đó có một nhà văn thơ nữ đã kết tình kết nghĩa với Thư và thương yêu Thư như em ruột của mình.Một năm sau, nhân có dịp ghé vào nhà cô bạn thợ may sửa lại chiếc áo dài, Thư ngỡ ngàng nhìn thầy Khánh đang ngồi dạy hai đứa bé con cô thợ may học – Thư giả như không quen chỉ gật đầu chào, Khánh ngượng ngập chào lại trong cử chỉ lúng túng buồn cười Về nhà Thư đã đoán được sự việc, ông này ghê thật, muốn lấy vợ VN quá nên rán nhớ số nhà để trở lại làm quen và lấy cô ta, tuy rằng cô ta trình độ so với Khánh thì thua một trời một vực…Tám tháng sau Thư cố tình trở lại căn nhà cô ta may áo dài để biết thêm tình tiết của Khánh. Khánh đang ẵm trên tay một đứa bé mới sinh, lính quýnh vụng về chào Thư, nàng phớt tỉnh như chẳng quan tâm gì hiện tượng trước mắt, nhưng thật ra trong lòng Thư thấy coi thường Khánh, vội vàng không kén chọn người vợ cho xứng đáng với mình! Thư cũng có thể đoán được cuộc tình so le này sẽ đi về đâu?Mùa Thu về, cây cỏ héo tàn, không khí khô làm con người cũng mệt mỏi theo, rồi cái chứng “cảm cúm” đã hành hạ Thư suốt mấy tuần liền, nàng bỏ ăn, bỏ ngủ, chẳng tha thiết gì đến dung nhan và Hùng thì vẫn gọi phone thăm Thư như những ngày đầu quen biết…Một buổi chiều Thư từ chỗ làm việc sắp sửa ra về thì Khánh gọi “ Thư tha thứ cho anh, tại Thư bỏ anh nên buồn quá, anh thì không có cơ hội quen người Việt Nam nên tìm trở lại căn nhà cô thợ may làm quen, cô ta sau vài lần anh tới lui biết anh giàu có, có nhà cửa, có tài sản nhiều động lòng tham, xúi anh về sống chung và yêu cầu để cô đứng tên căn nhà anh đã trả xong tiền nợ. Anh dại dột và cô ta đã để có con với anh để ràng buộc, tuần rồi cô ta nghe lời xúi giục của người chị và người anh để tìm mọi cách chiếm tài sản của anh, bảo anh ký tên cho cô ta luôn căn nhà Concort để lên đó ở và mua cho cô ta chiếc xe mới, đồng thời cô ta cần 50 nghìn đôla để trả nợ cho bà chị và ông anh của cô ta Anh nghe ớn óc nên từ chối, cô ta cầm phone gọi 911 rồi khóc bù lu bù loa, Cảnh Sát tới bắt anh và còng hai tay anh, đem nhốt vào trại một đêm với tội hành hung, đánh đập cô tạ Thảo nào anh có nghe chuyện cô ta đã gọi phone kêu Police bắt người chồng khi anh chưa quen cô ta và người chồng bị cô kết tội sắp bắn cô nên ở tù cả năm trong khám…Bây giờ anh không sống với cô ta nữa, anh bắt đứa con về nuôi, ngày trước Thư có nhắc nhở anh lập gia đình phải chọn người học thức và hiền đức, ít ra phải tương xứng sự hiểu biết thì mới có hạnh phúc, nay vỡ lỡ cũng tại mình hấp tấp, mà lỗi chính là tại Thư bỏ anh mới ra nông nỗi”! Nghe xong tâm sự chín nhừ này, Thư mệt mỏi cả tâm can, ba năm rồi Thư sống nơi xứ người, ngày đi làm, tối về đi học thêm Anh Ngữ, nàng chẳng thấy có gì vui hay hấp dẫn nàng, mọi người xung quanh nàng cũng tất bật, có hôm nàng vừa lái xe đi làm vừa trang điểm khi đèn đỏ dừng xe, có lần vừa lái xe vừa ăn sáng – chỉ nghỉ ngày cuối tuần thì đi chợ, thì clean nhà cửa, dọn dẹp giặt quần áo, con người chẳng thấy được nghỉ ngơi thoải mái như ở quê hương. Không làm thế thì không có tiền chi phí nhiều việc từ nhà cửa, bill bọng, insurance…đủ thứ linh tinh…Lại còn thỉnh thoảng gửi tiền về cho cha mẹ, các em nữa, lại còn phải về thăm cha mẹ, các em và bạn hữu nơi quê nhà – Thế là Thư sửa soạn một chuyến về thăm quê, lững thững ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhất, nàng đang lóng ngóng tìm người nhà thì một cái “phụp”, chiếc xe hai bánh chạy ngang dựt mất cái ví tay của nàng. Thư hoảng hốt nhìn theo, miệng như cứng lại, trời ơi, làm sao đây? Công An đâu, công an đâu, giúp tôi…chẳng có thằng công an nào cả, chỉ có vài người đứng gần đó rộ ra cười, cái xứ sở gì kỳ cục, thấy bị giựt không giúp đỡ chạy theo bắt hộ còn nhe răng cười? Thế là nàng mất toi 8000 mỹ kim mới toanh, nàng đổi ngân hàng để về chia cho gia đình tiền mới cho hên! Hên đâu chả thấy, chỉ thấy bầu trời u ám mây giăng, người nhà giờ này mới xuất hiện, nhìn mặt Thư như kẻ mất hồn, cha mẹ lăng xăng hỏi nguyên do gì? Thư bật khóc “ nơi nào là chốn bình yên cho con đây?”…Hai tay nàng dơ lên trời, mắt nhìn theo chiếc xe đã mất hút từ nãy giờ mà nghe trong lòng tan nát từng cơn… San Jose