15 giờ ngày 2 tháng 4 năm 1965 tại hầm K18, sở chỉ huy phòng không-không quân, được lệnh sẵn sàng chiến đấu, riêng sở chỉ huy không quân phát lệnh báo động cấp 1. Tại hầm, sở chỉ huy không quân được bố trí ở phía trong, nửa hầm lớn hơn là sở chỉ huy phòng không và tổng trạm radar. (Hồi đó, đề phòng Mỹ ném bom sẽ gián đoạn chỉ huy, quân chủng phòng không-không quân quyết định làm một hầm ngầm chỉ huy, hầm thuộc dạng tối mật được đặt tên là K18, sâu 5 mét, có hai đường lên và xuống, vách hầm đổ một mét bê tông cốt thép, nắp hầm là khối bê tông khổng lồ có độ dày tới hơn hai mét. Hầm K18, dùng làm sở chỉ huy quân chủng phòng không- không quân, chỉ huy lực lượng phòng không toàn miền Bắc chiến đấu cho đến giữa năm 1967, bị bom, hầm nứt, không thể tiếp tục chỉ huy chiến đấu được nữa. Tháng 8 năm 1967 sở chỉ huy quân chủng chuyển vào hang núi Trầm, đặt tên là K12, ở đó, cho đến kết thúc chiến tranh).17 giờ ngày 2 tháng 4 năm 1965, cấp trên cho biết địch sẽ đánh cầu Hàm Rồng, toàn bộ sĩ quan không được rời khỏi doanh trại, không được về gia đình, dù có nhà ở Hà Nội. Lần đầu tiên toàn bộ các sinh hoạt của Không quân nhân dân Việt Nam được đặt trong tình trạng chiến tranh trực tiếp.3 giờ 30 phút ngày 3 tháng 4 năm 1965, biên đội Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương từ khu nhà ở, trên chiếc xe tải do ông Tám lái, có Đại úy Hà Chấp Tham mưu trưởng đoàn Sao Đỏ, sĩ quan dẫn đường tuyến hạ cánh Bùi Quang Liên, cùng đi với bốn phi công có mặt ở sân đỗ. Một dãy dài những chiếc Mig-17 trực chiến, dầu đã nạp đầy trong cánh và hai chiếc thùng dầu phụ. Đạn đầy đủ cơ số. Hà Chấp cùng với tiểu đoàn trưởng thợ máy Võ Di Cư trực tiếp kiểm tra hệ thống điều khiển vũ khí. Ông trở về nhà trực của phi công.4 giờ 45 phút sáng 3 tháng 4 năm 1965, sân bay còn chìm trong đêm, những con chim đi ăn đêm trên đường trở về tổ, bay qua sân bay, kêu vang “quác… quác…”có vẻ nó thỏa mãn vì được ăn no và sắp được nghỉ ngơi. Trong khi đó, bốn phi công đang chăm chú đi một vòng xung quanh những chiếc Mig-17. Phạm Ngọc Lan lắc cánh liệng, cánh tà. Anh đi vòng ra phía sau đuôi lắc cánh đuôi ngang, đuôi đứng. Kiểm tra lượng dầu xong, Lan bước tới trước mũi máy bay nơi có ba khẩu súng. Bàn tay chạm nhẹ khẩu 37 ly run run, anh cúi xuống nhìn vào bên trong nòng súng. Trời còn tối, nòng súng đen ngòm. Chiếc đèn pin trắng trên tay, Lan soi vào bên trong nòng, ánh thép ngời lên, phản chiếu ánh đèn, anh nhìn sâu vào bên trong… Lan nhìn ra sân bay bóng đen nhạt nhòa, thời khắc cuối đêm nhưng chưa là ngày lạ lắm, dường như cây cỏ thu hết vào trong lòng nó những giọt li ti sương đêm, nó nhả ra cho bầu khí quyển mùi đặc trưng của nó, mùi thơm cỏ cây hoang dã và tinh khiết. Lan hít đầy hơi lạ vào trong lồng ngực to lớn của anh. Lan nhìn về hướng Đông, chưa có vầng sáng nào, chỉ có vài vệt sáng nhỏ xíu trên nền một đám mây ở đâu đó xa lắm. Rồi… dần dà, những áng mây hồng xuất hiện, bóng tối bị đẩy về phía Tây. Bây giờ, ở phía Đông, những đám mây xám chẳng biết từ đâu ùn ùn kéo đến, tự nhiên ở sát mặt đất, xung quanh sân bay xuất hiện những mảng như tơ, sương mù bao bọc, tầm nhìn bị thu lại rất nhanh. Ở dãy Tam Đảo mây che núi không còn thấy đỉnh… Từ trong khu nhà ở, một chiếc xe con với hai ngọn đèn sáng rực lao ra hướng sân bay. Phạm Ngọc Lan lấy bút máy ở ngực áo, ký vào cuốn sổ bàn giao máy bay của tổ thợ máy xong, anh nhìn ra… Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện xuất hiện cùng với hai phi công Đại úy Trần Hanh và Thiếu úy Phạm Giấy theo phương án sẽ thực hiện bay nghi binh, thu hút tiêm kích địch để cho biên đội bốn chiếc Mig-17 của Phạm Ngọc Lan tấn công.Đào Đình Luyện cùng với sáu phi công ngồi quanh chiếc bàn nhỏ, bên cạnh là Đại úy Hà Chấp, ở phía sau có hai bác sĩ và các sĩ quan. Ông nhìn khắp lượt những chiến sĩ sẽ mang ý chí của trung đoàn lên trời. Ánh mắt của ông dừng lại khá lâu Trung úy Phạm Ngọc Lan, một phi công quyết đoán, thông minh, kỹ thuật bay xạ kích và nhớ địa hình rất giỏi, đang là chủ nhiệm dẫn đường của trung đoàn. Ông nói:- Chúng ta biết chắc chắn hôm nay địch sẽ đánh cầu Hàm Rồng, chiếc cầu bắc qua sông Mã, trên Quốc lộ số 1. Chúng ta đã bay để làm quen địa hình nhiều lần. Bọn Mỹ đánh cầu là nằm trong ý đồ chiến lược chặn đứng sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Đào Đình Luyện dừng đột ngột. Ông nhìn quanh. Ánh mắt của ông mừng rỡ thấy hai sĩ quan ngồi phía sau, ông hỏi: Bác sĩ Chính đứng dậy; Trung đoàn trưởng gật đầu, hài lòng, ông nói: Đào Đình Luyện biết rõ điểm mạnh và yếu của từng phi công. Thái độ cởi mở và thân tình của ông làm cho phi công nào cũng ấm lòng. Ông thuộc tính cách, nết ăn, nết ngủ của từng người, thói quen, ăn nói và cả những động tác lúc bình thường và lúc khẩn trương của từng phi công. Thân mật, không phân biệt đối xử, hòa đồng là tính cách của ông. Có thể nói, nhiều khi, thái độ và nhân cách của người chỉ huy có tác dụng làm cho cả đơn vị xông lên, bất chấp hiểm nguy, bởi vì người lính cho rằng mình hành động đúng. Đối với một dân tộc, hàng triệu người sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu cao cả là Tổ quốc. Nhưng, từ trong sâu thẳm, cả một đất nước coi cái chết nhẹ như lông hồng, bởi vì trong sự hy sinh đó, người ta còn gởi gắm cả cuộc đời họ, cả gia đình họ cho một người rất cụ thể.Đào Đình Luyện gọi sĩ quan dẫn đường Bùi Quang Liên phổ biến những yếu tố xuyên mây bất kỳ, những điều cần nhớ khi bay về và trình tự sử dụng đối không khi có nhiễu. Liên đứng lên: Bùi Quang Liên là một sĩ quan rất thận trọng, những số liệu tính toán của anh chính xác đến không ngờ. Người cao, tay dài, ăn nói rõ ràng và có trách nhiệm… Đào Đình Luyện nhìn mọi người, anh nói giọng trầm, ấm, rõ ràng:- Bộ tư lệnh quân chủng đã ra lệnh, mục tiêu địch đánh đã rõ. Bây giờ, tôi giao nhiệm vụ cho phi đội, mang ý chí của trung đoàn đánh thắng trận đầu của không quân. Ngày hôm nay, các đồng chí thay mặt cho cả nước mở mặt trận trên không. Từ mấy ngàn năm qua, tổ tiên chúng ta đã làm nên những trận thủy chiến vang dội ở Bạch Đằng, ở Rạch Gầm –Xoài Mút. Những trận tiêu diệt lớn quân xâm lược ở Ngọc Hồi, Chi Lăng, Điện Biên Phủ làm nên tuyền thống vẻ vang của bộ binh và thủy binh thiện chiến của dân tộc ta. Hôm nay,...