Cuộc họp “quân sự dân chủ” bàn về cách đánh, bàn về phương án tác chiến thảo luận rất sôi nổi. Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện vốn là một cán bộ chính trị, có quá trình rèn luyện và chỉ huy chiến đấu ở bộ binh, sắc sảo về tư duy, có lý luận vững chắc. Ông nghiên cứu rất kỹ các trận đánh của Trung Quốc, Triều Tiên, ở vùng Trung Đông giữa Israel và các nước Ả Rập bằng những vũ khí hiện đại. Ông mở đầu: Lễ là một sĩ quan quân báo trẻ, được đào tạo chính quy. Lễ bước lên nhìn trở lại những sĩ quan tham mưu, chính trị, hậu cần ngồi ở phía sau, hàng trên cùng là các chủ nhiệm bay, chủ nhiệm xạ kích, chủ nhiệm dẫn đường, ba hàng ngồi ở giữa là những phi công chiến đấu của trung đoàn. Anh vừa nói vừa chỉ trên hình vẽ và ảnh những chiếc máy bay chiến đấu của Mỹ: Nhân giật mình quay lại, ở phía sau anh một sĩ quan cấp đại úy tên là Phan nói qua vai anh. Nhân vội trả lời: Nhân nói dối, nhưng không qua mắt được anh ta, Phan nói nhỏ đủ cho Nhân nghe: Đại úy Phan có giác quan kỳ lạ. Anh ta có thể nhìn thấy và đặc biệt… anh ta chộp rất đúng ý nghĩ của người đối thoại, dù không nói ra. Phan có cặp mắt sâu, đôi lông mày rậm, râu quai nón, trán rộng, như được xoa mỡ bóng lộn, đặc biệt vào mùa đông, da ở bàn tay bị xùi lên như vẩy, xù xì. Ở đơn vị đã có vè chế giễu “Xù xì da cóc/ Râu mọc đen xì/ Trán đánh véc-ni/ Nói dai như đỉa”. Phan rất chỉnh chu từ tác phong quân nhân cho đến từng câu nói, chưa bao giờ nói sơ hở về chính trị. Những thời điểm quan trọng đến cỡ nào, dáng đi chậm rãi hoặc khẩn trương, nét mặt vui hay đôi lông mày nhíu lại ra chiều suy nghĩ, cười đùa hay nghiêm trang đến mức nào. Đặc biệt, đôi mắt khi nói chuyện với người đối diện cấp trên, mắt anh ta lúc nào cũng nhìn vào cổ áo của thủ trưởng, đôi lúc nhìn xuống đất tránh ánh mắt nhìn vào anh ta, những lúc như vậy, đôi mắt sâu như thiếu nước, anh ta phải chớp chớp hay nháy mắt nhiều hay ít là do người thủ trưởng nói những vấn đề có tầm quan trọng đến cỡ nào… Còn đồng cấp hoặc cấp dưới, đặc biệt là khi nói chuyện trước đông người, đôi mắt của anh ta nháy nhiều hơn và nhìn lên mái nhà, thi thoảng những sùi nước bọt trào ra dính vào khóe miệng lúc anh ta say sưa thuyết giảng. Nhân không trả lời câu nói của Phan, mà hướng về Trung tá Đào Đình Luyện, ông Luyện đã đứng lên: Đào Đình Luyện với cách nói gọn gàng, không ồn ào nhưng đi vào lòng người. Mọi người hết sức chăm chú, Long ngồi bên cạnh Thiếu tá Trần Lạc, một sĩ quan dẫn đường đầu ngành. Trần Lạc đã từng chiến đấu bên cạnh Đào Đình Luyện nhiều năm thời còn ở bộ binh. Nhiều lần Long được Trần Lạc nói về Đào Đình Luyện với lòng kính trọng và ngưỡng mộ “… Anh Luyện giữ chức chính ủy trung đoàn 141 lúc mới 22 tuổi, 24 tuổi làm chủ nhiệm chính trị sư đoàn 312. Sau cải cách ruộng đất năm 1953, anh chuyển sang giữ chức tham mưu trưởng sư đoàn 312 cho đến khi được chọn đi học lái máy bay”. Cũng vài lần Long không thỏa mãn cách giải thích của Trần Lạc về chuyện chuyển từ chủ nhiệm chính trị sang tham mưu trưởng. Thời đó, chủ nhiệm chính trị sư đoàn là sự một tín nhiệm tuyệt đối của cấp trên đối với ông. Nhưng, dường như Trần Lạc không muốn nói cho Long biết… Đào Đình Luyện nói tiếp, chín chắn:- Chúng ta không sợ Mỹ, không sợ vũ khí hiện đại của Mỹ. Nhưng, chúng ta cũng không biến mình thành một kẻ “hữu dũng vô mưu”. Chúng ta hãy động não “tam ngu thành hiền” ai cũng có thể hiến kế. Cách đây ít lâu, tôi đã được nghe tâm sự của anh Hòa cán bộ thợ máy, tôi đã có cuộc trao đổi với anh Long sĩ quan dẫn đường binh chủng, rất bổ ích… Có lẽ, chúng ta bắt đầu bằng cách đánh…