Con đường vào “chợ Giồng ông tố”, qua một chiếc cầu quay ngược về phía đông thì ta trông thấy một cửa hàng bán đồ gốm.
Tiếng của một ông lão:
- Thực ra mà nói cả thời gian tôi được giải phóng cũng chưa bao giờ thấy một cửa hàng nào mà xôm tụ như thế bao giờ, có thể là bắt đầu thấy cái sai nên thay đổi cách sống và thay đổi cải cách cho phù hợp với thị hiếu hay với lòng dân.
Bên cạnh lại có một cửa hàng bán cây cảnh và bán cả chim cò v.v…
- Cũng được đó.
- Hả, được cái mả cha nó í chứ.
- Sao mà bất chợt ông chửi tục vậy hả ông?
- Con người sắp chết đói hết nó mới tìm đường quay quất để kiếm lấy cái lòng dân một cách giả vờ đó mà cháu không hiểu nỗi đâu cháu ạ, lúc nào rảnh rang bác sẽ nói để cháu hiểu hơn, nhưng cháu chỉ suy nghĩ hơi kỹ thì cũng có thể hiểu được đôi chút rồi. Hẹn cháu bữa nào đến chơi, bác biếu cháu một con gà tre trồng giống hoàng gia Lào, tiện bác nói cho cháu biết nhé, còn bây giờ chào cháu nhé, bác sẽ giải thích cho mọi nguồn nhẽ mới biết được.
Hôm sau đến, ông nói, ông gọi bà như một người tình dễ thương bằng chữ em thế mới hay chứ thiệt lạ cho một ông già:
- Cháu nó đến chơi này em!
- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói tóm lại phải đặt lợi ích chung của đất nước lên trên hết, lên trên lợi ích của cá nhân mình ( HCM ghi trong lịch ngày 28 tháng 11/2004 ).
- Thế còn tư tưởng của xã hội dân chủ và cộng hòa thì đặt lợi ích cá nhân lên trên hết à?
- Và đến chiều bác cho cháu đem con gà này về nhé. Dù nó chỉ là một con gà tre nhưng nó có cái đặc biệt, đến nỗi người Pháp phải lấy huy hiệu con gà trống gô-loa (Gaulois) làm huy hiệu bóng đá của nước Pháp cơ mà, tôi bước sâu thêm vào ngõ cụt mới thấy hết cái cần nhìn của nó, ô kìa là man vàn các quán karaoké và các quán đó tùy theo cách đối xử của tiền bạc mà thôi, chứ không tùy thuộc đến biết hát hay không biết hát miễn chỉ gào lên hay đúng nhịp, hoặc chỉ ngồi nghe các em hát cũng được, cũng như câu chuyện trong tờ lịch vậy, đặt tiền lên trên hết’; thứ hai cách xử sự lịch thiệp cũng tùy người đi hát nữa, tức là tiền đi trước hay sau thế thôi, nếu đi trước thì các em líu ríu như gà mắc tóc, nếu khéo, mua đồ nhậu về đây ngồi đút cho từng em vừa ăn vừa hát cho thì còn tuyệt nữa, lúc đó các em tỉnh như sáo, khen lấy khen để một điều anh hai, hai điều anh hai không dám ngọ nguậy, chính quyền cũng đã được ăn chia nên không có gì mà đáng ngại, đáng sợ nữa chỉ có việc đóng hụi chết và coi chừng đổ bệnh cho bà xã, thế miễn là sao có kẻ bảo kê, bao giàn, thì đố chúng mày dám ngoài tiền ra thì chỉ có việc vào hộp chẳng lo sợ gì hết trơn.
Đường đi vào trong chỗ đó còn thuận tiện hơn cả chỗ xin đơn ký giấy tờ, và nếu có thể tại chỗ đó cũng là chỗ ký giấy tờ luôn thể.
- Nếu có gì em cứ điện thoại cho anh nhé và đừng nói to quá là được, cứ lỉm nghỉm cho anh biết thôi là đủ, còn việc kia tức là muốn có một em chấp nhận thì cứ báo rõ cho anh nhé sẽ đặt riêng cho em và chị lo cho em từng chút một đừng có lo, lo nhất là đừng để bà xã em biết, và bà xã của anh biết, thế thôi còn chuyện kia có người bao giàn hết cho đừng ngại gì cả, em chỉ nhớ một điều duy nhất là có anh đây luôn giúp đỡ em những gì em cần và những khó khăn thế thôi, còn tất cả đều đừng lo gì quá đáng, điều quan trọng nhất là anh kiếm cho bằng được chỗ nằm thật ngon lành là được đừng để ai ngó ngàng tới mìn,h vì em ghét nhất có người dòm ngó nên chỉ muốn yên thân không để ai phiền nhiễu vì mình cả trong cuộc sống cũng đã bao nhiêu phiền muộn lắm rồi hơi đâu mà lo nghĩ thêm những câu chuyện bá vơ đẩu đâu nữa.
Tôi lặng thinh đi chậm qua chỗ chuồng gà, xuyên qua dẫy vườn tràm nhìn tấp nập những chòi lá dẫn dắt theo một cô gái làm mình mặt đỏ bừng chẳng dám nhìn vào những chòi lá, các chị cũng xum xuê bỡn cợt với khách hàng mong tìm được những món tiền, nhất là chim được một anh nào để kiếm cách lừa anh ta được một vố thì mới xong. Ông cụ đi theo sau chẳng buông một câu nói gì thêm chỉ kìa theo hướng đó và ông cụ cũng tiến nhanh thêm lên cho kịp bước,
- Đến rồi đó em chờ cho tôi một chút, sẽ bắt biếu cho em một cụ, nhìn ra thì nó cũng đẹp thật đó. Nhớ là quà tặng. - Nhưng cháu ở trên trại lính mà sao nuôi được chú?
- Thì khi ăn cơm cho nó chút ít là đủ sống chứ gì.
- Nhưng cháu không biết nó ăn gì thêm ạ?
- Có rảnh thì em bắt cào cào, châu chấu cho nó còn không cũng chẳng cần đâu loại này dễ nuôi lắm…
- Thưa bác vậy có những cái lều để làm gì ạ?
- Chú mày lính với tráng vậy là quá dở rồi mang tiếng lớn mà chưa biết gì hết sao,?
- Dạ chưa ạ.
- Họ lấy chỗ đó để nửa ngồi nửa nằm đó, mà các anh nào muốn gặp em út thì cứ vào đó, sẽ có em đến tiếp đón liền, và tùy theo điều anh muốn và nếu uống bia rượu tùy, có thể uống khi đổ rượu vào cái rốn của cô gái, sau đó thì “boa” tùy theo hỉ tâm của anh và em nào xả hỉ thì cũng nhận được những hỉ xả khác bằng tiền thế thôi, đúng ra cái đại loại như thế thì không thiếu, và cũng chẳng phải có từ đời này nhưng thời kỳ này nó rộ lên vì quá nhiều người đói thế thôi, sau đó có anh nào chịu không nỗi thì rủ em vào chỗ có chỗ nằm đàng hoàng, nhưng nếu mà không kềm hãm được có thể đưa bệnh về cho gia đình đó chứ chẳng hay ho gì đâu, còn em nếu muốn kiếm một cô còn nguyên thì cứ việc chọn lựa đàng hoàng chẳng sao, ăn thua tiền, tiền là trên hết, ngoài ra còn ăn thua cách nói chuyện cho giỏi, mới có thể lôi kéo em đi và em mới chịu, chứ chú mày tưởng dễ lắm đó hả?
Ông lão nói đến đây cúi gầm mặt xuống, và ra chiều đăm chiêu một điều gì sau lấy một điếu thuốc gắn trên môi, đốm lửa xoè lên cạnh một căn chòi, một lúc sau, ông lão bước vào một chòi và ngồi xuống. Đúng như ông nói tự nhiên có hai cô gái đi ra hỏi:
- Bác cần uống gì ạ?
- Cho chú này uống bia nhé.
Quay qua tôi ông bảo nhỏ, mặt cố nhìn vào tôi như dò hỏi phản ứng của tôi:
- Có mấy khi chú đi đâu, nên ngồi đây, cố đến chiều hẳn, rồi về có sao?
- Vâng ạ cháu cũng chỉ được phép đi như vậy thôi ạ.
- Hay hôm nay xả gió một bữa nào?
Ông cố nhìn tôi đợi chờ trả lời, nhưng tôi thì cũng chẳng muốn gì cả, trong người bỗng nổi dậy những niềm vui buồn bất thường, tôi cố vâng cho ông vui lòng mà thôi, trong tôi, chưa thoát được những điều gì hết. Vẳng trong một lều ra:
- Vậy chắc em đã có thai rồi, có nên phá hay để hở anh?
- Cố gắng mà nuôi đi, chớ đừng bỏ mất nhân tâm coi sao được.
- Nhưng gia đình em thì như vậy anh thấy rồi đó.
- Nhưng nó đối với em ra gì nào?
- Đã đành vác cả cành lẫn cây chứ, rồi mai muốn tránh thì lo dịch vụ đi mẽo, hết thời trước một tí thì khoảng năm đến mười đồng là nhiều còn nay thì anh chưa biết hơn là bao nhiêu.
- Ý anh là em phải đi mỹ ư?
- Thì có một đứa con rồi, lỡ làng rồi, chữa bằng cách đó chứ bây giờ làm sao. Ở lại thì chòm xóm khó coi quá, họ lại khinh rẻ mình nữa. Qua đó năm người mười làng, mà người ta không có chuyện đối xử phân biệt như mình, nên em có chuyện rồi, kiếm đường đi thôi, có sao đâu nào!
- Đỡ rắc rối thế thôi.
- Nhưng em còn người yêu ở đây.
- Mình lấy một thằng Tây hay gá với anh vợ chết đó, có sao, khi đời mình đã lỡ rồi, thì hay ho gì nữa, nói cho cùng đó là một cách chữa cháy thì hay ho gì lắm em?…..
- Họ có dám nhận em một cách chân chính không nào.
- Ừ, ha…
- Bao nhiêu lần em chỉ muốn anh nằm cho em trọn vẹn với em một đêm nhưng không bao giờ được là sao? vì anh ấy rất chung thủy, đi chơi nửa chừng là muốn đòi về rồi.
Câu chuyện từ trong chòi có phần nào giông giống tâm trạng tôi nên muốn đứng nghe thêm, nhưng thấy bất lịch sự, tôi bèn phải di chuyển. Tôi quay qua ông già nhìn thật kỹ vào chính bộ mặt của ông xem như bắt, xét nét ông có cái gì mà gan dạ dữ, nhưng không cho tôi một nhận xét nào thêm, để mình cảm thông cuộc sống nhộn nhạo này, tôi cúi đầu lặng thinh chẳng nói thêm chi và bắt đầu bàn về câu chuyện con gà trồng tre giống hoàng gia Lào:
- Bố già ơi! Nuôi nó như thế nào khi con ở trong quân đội ạ?
- Chú em chỉ nhớ mỗi lần ăn cơm là nhớ đến nó đôi chút là quá đủ.
- Kẹt nỗi khi mình đi vắng chứ ạ?
- Thì chú mày khi về mua cho nó vài đồng sâu bán sẵn, thế bù lại những ngày nhịn đói.
- Họ bán sẵn cả ạ?
- Thiếu gống gì mà lo.
- Cuộc sống mình chưa biết ra sao huống chi con gà chứ?
Nhưng cuối cùng đành cám ơn ông già đã cho tôi những ngày vui và còn cho tôi mở rộng tầm nhìn ra trong thời đại này. Tôi vô tình nhìn thấy một anh chàng đưa hẳn tay xuống sâu nữa và có tiếng kêu:
- Đau em nào.
Và cô gái mặt đỏ hồng nói nhỏ hẳn đi.
- Anh kiếm chỗ cho em nằm đi đã, kẻo muốn ngất xỉu bây giờ.
Thế là anh chàng đàng líu ríu theo sau vào một căn phòng góc bìa rừng tràm, và tất nhiên những việc cần có sẽ xảy đến, chẳng ai nhìn theo, chẳng ai đoái hoài, mỗi người có tự nhiên của mình.
Chiều đến tôi kiếu từ ông già với bao nhiêu phiền muộn mang theo, vẫn thoang thoảng nghe như đâu đây có những câu chuyện gà trống ăn chơi theo kiểu Pháp, tôi ngó xuống khắp nơi khi đi theo ông già, khắp nơi tràn đầy những chai rượu rum không xả bỏ, có lẽ là một loại rượu con người hay xử dụng trong những lúc tán tỉnh gái, hay dụ dỗ các chàng trai đi vào con đường tình dục chẳng mấy chốc xã hội này tha hóa hết. Bất chợt tôi nhớ đến câu thơ uống rượu:

UỐNG RƯỢU TRONG MƯA PHÙN

Thái San
cho dù tháng chín đi qua
anh mê cơn bão xuân thì hại thân
xuôi tay cho lắm một lần
nước non xin đổ những tuần rượu qua
mài gươm dõi bóng vó xa
giữ tươi đất mẹ nuột nà ruộng em
Khi tôi bước chân ra khỏi rừng tràm thì trời đổ cơn mưa tầm tã. Tôi cũng chẳng tiếc nuối những gì ở đó, trong lòng suy nghĩ thật nhiều về cuộc sống đương đại, trong những thời gian còn đầy dẫy những phiền toái, và những nhục nhằn của sự phù hoa, của cuộc chơi có hại cho thân thể, có hại cho gia đình, đất nước.
Trong lúc cũng còn biết bao nhiêu gia đình không đủ cơm gạo vẫn có những kẻ dùng tiền bạc của nhân dân chơi bời đĩ thõa. Cùng trùng hợp với cơn động đất gây sóng thần làm chết biết bao nhiêu người trong mười hai nước, nhưng vẫn có những con người không biểt nhân bản là gì, chỉ có thú tánh.
Xin ghi lại và ghi nhận những điều này để cho đời sau làm gương.
Xuân 2005 lúc 5 giờ 20 sáng 06/01/2005.
HẾT

Xem Tiếp: ----