Từ buổi ban đầu, khi chàng và nàng đi chung con đường học trò, cùng ngồi chung lớp học, đôi tim tuổi trẻ chung nhau một nhịp yêu thương. Khi nghiệp bút nghiêng đã trả xong, và cha mẹ đôi bên thuận lòng, chàng và nàng cùng xây mái ấm gia đình.
Ðôi vợ chồng dự định sẽ có khoảng ba hoặc nhiều lắm là bốn đứa con, với một hai thằng Tí và một hai con Ti, cho vui nhà vui cửa, cho đầy thêm hạnh phúc với tiếng trẻ nô đùạ Chuyện là người tính không bằng trời tính. Ðôi vợ chồng đã sinh đến đứa con gái thứ tư, nhưng vẫn chưa có một cậu con traị Vì muốn được một thằng con trai nối dõi tông đường, nên đôi vợ chồng quyết định.. cố gắng thêm một lần nữa, may ra ơn trên thương tình mà phú cho một đứa con trai như ước nguyện.
Khi cô con gái thứ năm chào đời, cô bác trong họ hàng và lối xóm đã rất hoan hỉ đến chúc mừng đôi vợ chồng. Nào là: "Vợ chồng cậu mợ Bảy thật có phước. Sinh ngũ long công chúa!" hoặc "Sinh một dọc năm cô con gái xinh xắn dễ thương là điều quý hiếm, xin chúc mừng ông bà" hoặc "Ngũ Long Công Chúa là gia đình sẽ được tài lộc, thăng tiến, hạnh phúc tràn trề, cậu mợ hên quá!" Ðôi vợ chồng ngoài miệng cười tươi đón nhận những lời chúc mừng, nhưng trong lòng buồn hiu hắt, nhất là cậu Bảy vì cậu vẫn mong ước có một thằng con trai cho "phe ta" bớt "lẻ loi", cũng như để âm không quá thịnh và dương không quá suỵ
... Và khi cô con gái... thứ sáu ra đời, cậu Bảy cố giấu niềm thất vọng để nhẹ nhàng an ủi vợ:
- Em à, đừng buồn, thôi thì số mình không có con trai, đành chịụ Con nào cũng là con, em à! Mong sao các con lớn lên biết nghe lời khuyên dạy, biết hiếu thảo là được rồi!
Mợ Bảy nghe chồng nói cũng vơi bớt niềm thất vọng. Cũng từ ấy, trong họ hàng và lối xóm đã không còn gọi bọn nhóc con nhà cậu mợ Bảy bằng danh từ kiêu sa Ngũ Long Công Chúa nữạ Thay vào đó, bằng cách gọi bình dân "bầy con gái".
Buổi cơm trưa đã dọn lên, mọi người trong gia đình đã ngồi vào bàn ăn, riêng chỉ có Ti còn mãi trong nhà trong, chưa chịu rạ Mợ Bảy hỏi Yên, cô con cả trong gia đình:
- Ti nó làm gì trong phòng, không ra ăn cơm cho kịp đi học? Con vào kêu Ti ra cho mẹ.
Yên vẫn ngồi nguyên chổ của mình, không vội đứng dậy làm theo ý của mẹ, cô nàng đoán
- Chắc là con nhóc quên làm bài, hoặc chưa thuộc bài, nên muốn chần chừ trể giờ, bỏ học đó mà.
Nói xong, Yên ngồi tại bàn cơm, lớn giọng gọi to:
- Ti à, ra ăn cơm, mẹ gọị
Cậu Bảy nhìn con bằng ánh mắt nghiêm nghị, và nhắc lại lời của mợ:
- Yên, con vô kêu em ra ăn cơm. Mau lên rồi còn chuẩn bị đi học.
Yên dạ nhỏ, khẽ đẩy ghế đứng dậy, đi vội vào gian nhà trong.
Bày con gái trong gia đình nể ba hơn mẹ. Dường như đa số gia đình Việt Nam, người cha đứng ở một địa vị uy nghiêm trong việc dạy dỗ, giáo dục con. Tuy nhiên, chính sự uy nghiêm này vô tình tạo khoãng xa cách giữa người cha và các con. Ngược lại, người mẹ bao dung, kém phần nghiêm khắc, nên cảm thông gần gủi với các con nhiều hơn. Tình thương bao dung của mẹ đôi khi là lý do làm nghiêm luật của ba bị lung lay ít nhiềụ
Chờ một lúc, vẫn không thấy hai cô con gái ra, cậu Bảy lên tiếng:
- Yên và Ti ra ăn cơm ngay, cả nhà đang chờ.
Một thoáng sau, Yên từ nhà trong quay trở ra, vừa đi Yên vừa bật cười nho nhỏ. Cô nàng cố nín cơn cười nôn, Yên kề tai mẹ nói nhỏ điều gì đó, mà gương mặt của mợ Bảy biến đổi từ ngạc nhiên, không tin, rồi chao mày, bật cười theo Yên. Mợ Bảy đưa mắt nhìn về hướng con bé Ti đang cúi đầu thật thấp, đi từng bước chậm, thật chậm, về hướng bàn ăn.
Ti ngồi xuống, nhẹ nâng chén cơm lên khỏi bàn, đầu con bé cúi sát thật gần chén cơm. Cậu Bảy nhìn Ti, rồi lên tiếng:
- Ti, con ngẩn mặt lên đàng hoàng xem nàọ Sao lại cúi gầm mặt trong bàn ăn?
Ti vẫn giữ tư thế cúi thấp đầụ Cậu Bảy nghiêm giọng như ra lệnh:
- Ba bảo con ngẩn đầu lên ăn cơm. Có nghe không Ti?!
Và, khi cô bé Ti ngẩn cao đầu lên, để lộ rỏ gương mặt, thì mọi người trố mắt ngạc nhiên. Trên mặt con bé còn nguyên vẹn nét trang điểm vụng về của son đỏ lang ngoài vành môi nho nhỏ, má hồng phấn đánh đậm màu, mắt tô mi xanh màu da trời và cả màu xanh lá non, nhưng than ôi... đôi chân mày cạo trụi lủi!
Vầng trán cao thông minh với nét bướng bỉnh, không còn đôi chân mày làm khoảng ngăn cách biên giới với cặp mắt to đen lay láỵ Mái tóc demi gacon ngắn củn không đủ dài để che dấu tích tàn phai trên gương mặt vốn rất tinh nghịch của Tị Con bé trông dị ngáo lạ lùng và buồn cườị Mắt con bé ướt sũng, rưng rưng lệ. Bày con gái và cậu mợ cố nín tiếng bật cười, cậu Bảy cố làm mặt nghiêm, nhưng nhẹ giọng hỏi con:
- Ti làm sao mất tiêu chân mày vậy?
- Con thấy cô Thủy nhổ chân mày và thoa son phấn cho mấy chị, nên con cũng muốn làm đẹp giống vậỵ Con lấy lưỡi dao cạo râu của ba... cạo mất đi một bên chân mày... nên phải cạo luôn bên kia cho cân bằng.
Nãy giờ bày con gái cố giấu tiếng cườị Bây giờ nghe Ti nói, chúng không nén được nữa, nên vỡ oà thành một trận cười to ngất.
Cô Thủy, người em út của cậu Bảy, cố nín cười và phán rằng:
- Ðúng là nhà mi ngu ngợ Học lớp năm rồi, sao vẫn không biết phân biệt thế nào là "nhổ" và làm sao là "cạo" hở?
Nói đoạn cô gật gù... vờ khen, để chọc tiếp
- Ừ, nhà mi dốt về động từ, nhưng cũng giỏi về luật cân bằng, cạo hết hai bên chân mày không những cân bằng mà còn công bình cho đôi mắt.
Ðoạn, cô cố tình kéo dài chữ "chứ", nói tiếp
- C..h..ứ... một bên mắt có chân mày, một bên mắt không có chân mày, bảo đảm chúng sẽ kiện nhau, cho xem!
Bọn nhóc lại có thêm trận cười tọ Mợ Bảy tế nhị nháy mắt ra dấu cho cô Thủy buông tha đừng chọc Ti nữạ Riêng Ti thì con bé nhìn cô Thủy mà giận đến nghẹn cổ. Ðôi chân mày của Ti không cánh mà bay... cũng tại cô đó thôi! Tại cô cả đấy!
Mỗi khi cô mua mỹ phẩm nào mới đẹp là cô gọi mấy chị lớn, và kêu cả con bé út trong nhà để trang điểm thử, nhưng chẳng bao giờ cô gọi đến tên Tị Con bé tự ái tê ngườị Tự nghĩ Ti không cần cô Thủy chỉ bày, trang điểm dễ ợt mà, khó chi đâụ Ti thấy mẹ điểm trang hoài đó thôị Rồi, buổi trưa đẹp trời hôm nay, Ti vào phòng ba mẹ, tìm phá hộp phấn son của mẹ. Ðể rồi, vô tình thấy cây dao cạo râu của ba.. nên mới ra nông nổi cớ sự nàỵ Ðôi chân mày bị Ti "lầm" động từ "nhổ" và "cạo", nên đành giã từ đôi mắt to đen đang sũng ướt!
Ti ăn buổi cơm trưa trong nước mắt. Ðến giờ sắp đi học, con bé càng cuống quýt thêm hơn. Ti khẩn thiết năn nỉ mẹ:
- Mẹ ơi, mẹ cho con nghỉ học nha mẹ. Khi nào chân mày mọc lại rồi con sẽ đi học.
Mợ giấu môi cười, cố dọa con bé để Ti đừng tinh nghịch nữa
- Không được, Ti phải đi học. Chân mày cạo rồi, biết sẽ mọc lại hay không nữạ Ti muốn nghỉ học luôn saỏ Con gái vừa xấu, vừa dốt, lớn lên ai dám thương.
Sau buổi cơm trưa, Ti vừa khóc thút thít vừa ôm tập đi học. Mợ Bảy thấy tội nghiệp con, nên tìm chiếc nón rộng vành cho Ti độị Con bé kéo vành nón lụp xụp che khuất nửa gương mặt. Ti e dè bước từng bước chậm ra khỏi ngõ nhà. Trông con bé tựa như một hiệp sĩ mù trong phim kiếp hiệp. Ti vừa đi vừa tự hứa, mai kia khi lớn lên, Ti sẽ không kiêu sa, không quá yểu điệu thục nữ như cô Thủy, như chị Yên. Ti sẽ là người con gái đơn giản, chân thành và sống thật với tình cảm của chính mình.
oOo ~~ oOo ~~ oOo
Tháng ngày qua maụ Tết năm nay là Tết lần thứ mười-tám trên xứ ngườị Bày con gái ngày xưa, nay đã trưởng thành, đã có gia đình riêng của từng cộ Cậu Bảy cuối cùng cũng đã "tuyển binh" được sáu cậu con rể về "phe ta" để an ủi cậu Bảỵ Tuy sống ở đất khách, và thành phố nơi gia đình cậu mợ Bảy cư ngụ không nhiều người đồng hương để tổ chức lể Tết trong cộng đồng người Việt, gia đình cậu mợ vẫn giử nguyên truyền thống phong tục ngày Tết.
Ngày đầu năm Nguyên Ðán, cặp vợ chồng già đang ngồi trịnh trọng, nét trang nghiêm, tay cầm những phong bì lì-xì màu đỏ và chờ con cháu mừng tuổị Bất chợt trong phòng có tiếng cười ồ của bày con nít, lẫn trong tiếng cười của bọn trẻ, có giọng nói của Ti nhỏ nhẹ hỏi con:
- Trâm nè, sao con lấy kéo cắt mất chòm tóc vậy?!
Ngọc, chị của Trâm, nhanh nhẹn trả lời mẹ
- Tại em Trâm lấy cây lược điện cuốn tóc bị rối, con cố gỡ tóc nhưng Trâm nói gỡ đaụ Trâm nói lấy kéo cắt hết tóc rối, khỏi đau!
Bày con nít, cháu ngoại của cậu mợ, lại cười ồ. Trâm xấu hổ lấy tay che mặt, nhưng bướng bỉnh không khóc, dù bị trêu cườị Âu yếm nhìn cháu, mợ Bảy lắc đầu mắn yêu
- Ðúng là mẹ nào con đó, làm điệu... không xong! Như nhớ ra kỷ niệm thơ dại xưa, bầy con gái cười vuị Ti đỏ hồng đôi má vì vẫn thấy chút ngu ngơ ngượng ngùng xưạ
 

Xem Tiếp: ----