Một tựa đề dài lòng thòng, lê thê, khi đọc nghe không tao nhã chút nào nhưng không thể nào thu gọn lại được vì đó chính là những tiếng chặt lưởi ban đầu.
°
Đến chơi với Tấn, người bạn thân cùng khóa, cùng ban sữ địa sau khi mãn khóa mỗi người mỗi nơi, tôi nhận nhiệm sở tại một vùng đồng quê xa lắc, còn Tấn được dạy tại thị xả Cà Mau ngay chính tại thành phố mà nó và gia đình đang sinh sống. Cứ mỗi lần có việc đi ngang qua hay nhớ bạn, nhớ những khoảng thời gian bù khú với nhau, nhớ những ngọn đèn đường thân quen, hay những ngọn đèn neon quyến rủ, nhớ hình ảnh người qua, kẻ lại nhộn nhịp, nhớ những chiếc xe gắng máy chạy tới chạy lui, nhớ tất cả những hình ảnh văn minh của một thế giới trước đây của tôi để rồi phải chịu hơn hai tiếng đồng hồ, ngồi đến tê đít đi hay về trên những chiếc tàu đò chậm chạp,củ kỹ.
Những ly cà phê, những bản nhạc tiền chiến quen thuộc của một thuở xa xưa, những bản nhạc Pháp của một thời xưa củ nghe như truyền cảm, trử tình hơn bao giờ, những bản nhạc Mỹ như những câu chuyện được kể trong âm điệu  xôn xao nghe như thân thiết, gần gủi, như lắng động tâm hồn, như mang chúng tôi về một khoảng thời gian trước đây, thời gian của một thuở sinh viên la cà từ quán nhạc nầy sang quán khác tại Sài Gòn và nhất là những câu chuyện xoay quanh những vấn đề thời thượng của lứa tuổi chúng tôi và sau đó là những màn cù cưa của ly rượu đế giửa nhóm bạn, những ly rượu đế sanh tình.
Trở về nhà của Tấn trong váng vất của cơn say, Nó và tôi lúi cúi và mò mẩm để treo mùng trên sàn gạch bông mát lạnh, câu chuyện của chúng tôi như vẩn còn tiếp tục nhưng với một cường độ nhẹ hơn khi còn ngoài quán cốc bên đường.
" Chặc...Chặc...Chặc...Chặc...Chặc..."
- Em tao, thôi kệ nó.
Âm thanh nầy vọng ra từ trên chiếc divan xa xa nơi Mãn Lý em gái của Tấn nằm ngủ có lẽ cô ta bị đánh thức vì câu chuyện của chúng tôi. Một chút xốn xang, một chút ngại ngùng vì tôi đã làm mất giấc ngủ của người khác. Chặc...Chặc..Chặc... Âm thanh nầy hình như không thật sự hoan nghinh sự có mặt của mình. Tôi nghỉ!
- Thôi ngủ...
Giựt mình thức giấc vì những tiếng nói xôn xao, hình như trộn lẩn với tiếng khóc khi ánh sáng của ban mai sắp sửa dọi vào đến nơi của chúng tôi, Tấn vẩn còn bất động với tiếng thở thật đều.
- Tấn, dậy mậy, hình như nhà có chuyện.
Tấn vừa dụi mắt vừa cùng tôi đi xuống tầng dưới, loáng thoáng tôi nghe giọng của Mãn Lý...
- Tại thằng chả mà anh Tấn mới về khuya... Đi chơi chi khuya, khóa cửa không cẩn thận... mất của em rồi... ai sẽ thường cho em đây?...
Vừa nói, vừa trong những tiếng nấc nghẹn ngào, Mãn Lý đang phân bua với mọi người rằng vì Tấn không cẩn thận khóa cửa để trong đêm khuya, ăn trộm cạy cửa sắt mang theo chiếc xe đạp mini mà cô ta mới sắm, có vẽ như một bảo vật bị đánh cắp, có vẽ như cái gì thật trân quý vừa bị rời xa, mất mác.
Sự hiện diên của tôi có lẻ đã làm cho cô ta nhẹ giọng hơn một chút nhưng từ ngử " thằng chả "vẩn còn thoang thoáng bên tai."Thằng chả" là ai? Nếu không phải là mình thêm nửa ánh mắt như oán hờn, trách cứ, như lúc nào cũng đang hướng về tôi. Hiểu rỏ câu chuyện tôi cảm thấy như thật ái ngại, xốn xang.Lần đầu tiên ngũ lại tại nhà của Tấn sao lại có chuyện không tốt lành như thế xảy ra, cho dù thế nào đi nửa tôi cảm thấy thật sự bối rối trong lòng.Thôi có lẻ phải giả từ Tấn sớm hơn dự định. Từ giả mọi người khi trong lòng thầm nói xin lổi cùng cô ta, người con gái bị xui xẻo bởi tôi, trong một ý nghĩa nào đó.
°
Bẵng đi một thời gian dài của gần hai năm lại đến thăm Tấn sau thời gian trong trại tù vượt biên, tôi ghé qua nhà nó thường hơn, lâu hơn lại tiếp tục lo chuyện vượt biển. Thời gian nầy tôi có dịp tiếp xúc nhiều hơn với những người trong gia đình Tấn và dỉ nhiên với cô ta, Mãn Lý ( tên gì mà kỳ cục giống như trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung ). Xinh xắn, thông minh thêm một chút cao ngạo, chu đáo, quan tâm nhiều đến những người chung quanh...Cô ta là như thế đó.
Rồi có những buổi chiều đứng trên sân lầu trước nhà cô ta và tôi nói chuyện thật nhiều hầu hết là cô ta kể chuyện tôi nghe còn tôi thì cứ ậm ừ...
Rất nhiều lần chúng tôi,Tấn, tôi, Mãn Lý  và những người bạn của nàng đi quán cà phê nghe nhạc, lời của những bản nhạc như mang chúng tôi càng gần gủi với nhau hơn, như khơi dậy những mộng tưởng trong tận cùng của đáy tim, như mang những mơ ước của chúng tôi đi xa hơn, cao hơn như những cánh chim biển hiền lành...
Cho đến một buổi chiều...
Đang cố gắng chịu đựng cơn đau nhức nhối, những cơn nhức đầu chợt đến rồi đi, tôi đang vỗ mạnh vào đầu tôi để xua tan đi cảm giác đau nhức nầy...
- Anh...
Xoay lại tôi thấy Mãn Lý với hai viên thuốc màu hồng trong lòng bàn tay đang hướng về tôi như ngại ngùng, như quan tâm, như lo lắng...Nhìn thẳng vào mắt của nàng, nhìn thật sâu vào đáy mắt ấy tôi như thấy cả bầu trời yêu thương, một sự chăm sóc ngọt ngào, một sự quan tâm êm ái đã làm tan chải con người cứng rắn của tôi, những cố gắng lẩn tránh tình cãm của tôi bao lâu nay đã quỵ ngã xuống. Tôi đã té một cái đuội nặng nề chỉ vì hai viên thuốc mắc dịch đó.
Trong khoảnh khắc vô cùng quan trọng ấy, tôi không hiểu tại sao tôi lại quên đi những tiếng chặt lưởi ban đầu ?
°
Nàng giờ đã là mẹ của hai đứa con tôi. Có sống chung mới nhận ra rằng nàng cũng có tài lảnh đạo chỉ huy, tiếc thay tài nầy không được dùng trong sở làm nên nàng đành phải tận dụng ở nhà, tôi và các con tôi được lảnh đạo và chỉ huy của nàng cách tài tình. Một ý kiến mới mẻ được nói ra chỉ cần có giây thời gian nhưng rồi người thực hiện còn ai khác hơn tôi có khi phải mất vài tuần lể mới xong. Một câu nói nhẹ nhàng, tình tứ, trong khẩn khoản:
-  Anh có thể giúp em đặt thêm cái cửa sổ trời  được không?
-  Anh ơi, em thật sự cần anh phá cái closet trên lầu để có thêm khoảng trống xong rồi anh xây cho em thêm phòng chứa đồ ngay trong nhà xe của mình. Please!
Mỗi lần nghe giọng điệu nhẹ nhàng, tình tứ, giọng điệu của Điêu Thuyền làm tan chảy lòng người nầy là mỗi lần tôi như rợn tóc gáy.
Ba cha con chúng tôi thường gọi nàng là Tào Thị hay có khi là Lão Phật Gia...
Tào Thị là nhân vật trong truyện Phạm Công Cúc Hoa, người mẹ ghẻ lúc nào cũng hành hạ hai đứa con của chồng bắt làm thật nhiều, cho ăn thật ít. Nàng như Lão Phật Gia trong phim Từ Hy Thái Hậu còn cha con chúng tôi giống như thân phận của những nô tài chỉ biết nói " Lão Phật Gia tha tội... "
Chúng tôi gọi nàng là Lão Phật gia vì nàng còn là người nắm chặt cái bao tử của ba cha con tôi, khi nàng nới tay thì có những bửa ăn thật ngon lành, thật đậm đà hương vị khó mà so sánh cho dù là ở những nhà hàng nổi tiếng, khi nàng xiết chặt thì chỉ đành sống với gà chiên hay pizza mà thôi, khi nàng vui, trong bóp tôi lại có thêm chút tiền còn khi nàng quạo thì ôi thôi chờ hoài không thấy những tấm giấy màu xanh xanh.
Nàng cũng chẳng kém gì, những danh xưng nàng đặt cho tôi cũng không ít nào Ông Si Khờ, Ông Tững, Ông " ngày mai " việc gì cũng hẹn ngày mai để rồi quên, Ông Lãng, không phải là lãng mạn mà là lãng xẹt, lãng nhách mà không khi nào nghe nàng gọi là Ông đẹp trai...
Trong những lúc mệt nhọc vì những công trình được giao, trong những lúc bị  cản trở, bị ngăn sông cấm chợ trong mối liên hệ giửa tôi với người tình mặt vuông ( computer ), mỗi khi ngồi vào bàn viết hay mới vừa cầm cuốn sách hay lên tay, nàng lựa ngay lúc nầy giao thêm việc nào giặt đồ, nào gom rác, nào hút bụi...không để cho tâm tưỡng tôi đươc bền bồng, trôi giạt  về phương trời mộng tưỡng nào đó của riêng tôi. Những khi đó tôi nhớ những tiếng chặt lưởi ban đầu như thật rỏ ràng, chân xác rồi lại tự hỏi chính mình tại sao khi tôi tóm lấy bàn tay của nàng lần đầu tiên mà tôi sao lại không nhớ những tiếng chặt lưởi ban đầu ấy?
Bây giờ, sau thời gian dài kinh khiếp, từ khi đêm của những tiếng chặt lưởi ban đầu, từ khi rạng sáng của cái ngày tôi đươc gọi là " thằng chả " cũng đã 30 năm. Nếu có nhớ đến những tiếng chặt lưởi ban đầu ấy có lẽ cũng đã là quá trể rồi. Có phải không? 

Xem Tiếp: ----