Chương 2

Trần Hoài Trang là một người thiếu niên hăng hái lại rất mực yêu đờị Cha mẹ chàng người làng Giao Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Trang bồ côi cha từ năm nơn mười chín tuổị Thân phụ chàng trước tòng sự về ngạch tòa Sứ gần đúng hạn về hưu thì mất. Người ta vẫn thường gọi ông là ông Thị Tốn. Bấy giờ chàng đương là kẻ lưu học sinh năm thứ hai trường trung đẳng ở Hà Nộị Trang được cái điện tín báo tin buồn thì vội vàng xếp đặt hành lý và xin phép đáp tàu về ngaỵ ông bà Thị Tốn có năm người con, nhưng hai cô gái lớn đã gả chồng xa, chỉ còn ở nhà cô gái thứ tư lối mười ba tuổi và cậu con trai út hồi đó vừa đỗ xong bằng yếu lược. Có một mình Trang là lớn, vì vậy luôn luôn trong mấy ngày chàng và bà Thị Tốn, hai mẹ con chia nhau lo chạy việc nhà. ông Thị bình sinh gia thế vẫn chẳng có gì, lại thêm hai con đương ăn học, nên ngày ông mất rồi bà Thị liền đâm lọ Vẫn biết bà sẽ mỗi quí lãnh được món tiền tuất, song số bạc cỏn con đó ăn tiêu đã đủ vào đâu mà hòng còn lo học phí cho con được. Nhưng nghĩ con lớn học đã gần thành tài nên bà cố tìm phương kế gì cho chàng đeo đuổi theo sự học ít nữa là cũng giựt lấy một mảnh bằng tú tài tây vậỵ Trang dò hiểu ý mẹ, cảm động ngùi ngùi, duy chưa nói ra, vì bản ý chàng còn lăm le theo đuổi trường đại học. Trong mấy ngày hai mẹ con cùng nghĩ mãi không xong lại được giấy nhà trường bảo ra gấp, trong lòng chàng đã nghe tê táị Vừa có ông bạn của ông Thị mách cho biết rằng có thể nhân dịp ông Thị mất mà đầu đơn xin vào tòa sứ được.
Đi làm ăn! Chết nỗi! Đương cái tuổi cần học của Trang, chàng quả chưa từng tưởng đến sự sinh nhai khi nào cả. Chàng nghĩ thầm rằng:
- ừ, nếu bây giờ nhà nước chấp đơn thì ta sẽ lĩnh được mỗi tháng ngót bốn chục đồng bạc lương có thể đỡ đần cho nhà trong lúc túng rối và nuôi em Biền đi học. Nhưng thế thì sự học của ta cố nhiên phải bỏ nửa chừng rồị
Trang lấy làm kinh ngạc, đau đớn mà tưởng đến bao nhiêu cái nguyện vọng thâm thiết của mình có lẽ phải tiêu ma như mây khói vậỵ
Bà Thị cũng buồn rầu chẳng bàn tán ra sao chỉ để tùy ý con liệu định. Trang thấy sau cái tang cha, trong nhà lại phải lo nghĩ vì mình thì tự cho mình là ích kỷ quá. Phải, có lẽ nào trong nhà đang lo túng thiếu mà chàng lại chỉ biết đến phần riêng thôị Giá bây giờ làm cho mẹ phải kham khổ đến điều cho chàng đạt được cái chí cầu học thì phỏng sau tốt nghiệp rồi chàng hẵng lại làm gì lắm!
Trang bèn quả quyết thưa với mẹ cho mình ra đầu đơn xin lĩnh việc.
- Sao hôm nay mầy lại đòi đi làm? Tao tưởng mầy còn thích học lắm kia chớ?
Bà Thị Tốn tưởng con chưa nghĩ chín nên liền hỏi thế.
- Trước con cũng ước ao học cho đến cao cấp, nhưng cứ cái tình thế nhà ta bây giờ, mẹ cũng biết, con tính đi học mà để trong nhà quẩn bách thì lại chẳng bằng là thôị
- Nhưng mầy liệu lát nữa có khỏi hối hận gì không?
- Con nghĩ mình đi làm mà cầu lấy no thì cũng chẳng còn hối hận nỗi gì nữạ
Thế là xong câu chuyện ấy và sáng ngày hôm sau thì Trang đã đầu đơn vào trước mặt quan Quản lý văn phòng tòa Khâm sứ Huế. Đã được chấp đơn rồi, chàng chỉ còn một nước về nhà nằm chờ ngày bổ dụng. Song mỗi khi chàng tưởng đến trường học và bạn hữu phải sớm chia lìa thì chàng lại thở dài và tự đặt mình vào trong hạng những người vô duyên vậỵ
Cách một tháng sau, chàng được giấy bổ lên tòa sứ Kontum. Cậu học sinh ngày hôm qua đã nghiễm nhiên làm một thầy ký trẻ măng đang xách chiếc va li lên đường vậỵ
Lúc đầu bước chân đến sở, đương là cái thời kỳ tập sự, đối với chàng công việc nhất nhất đều lạ cả, nên chàng chỉ cắm đầu vào bàn giấỵ Nhưng chẳng bao lâu thấy công việc mình ngày nào cũng chỉ có thế, chàng đã hơi chán lại trông thấy mấy bức tường chắn ngang cái phòng giấy mình thì càng ngả lòng mà nghĩ rằng nếu suốt đời chàng chỉ làm bạn với mấy bức tường ấy thì cũng đến vô vị chết!
Vì chàng vốn ưa hoạt động, phấn đấu, lại đương cái tuổi thanh niên bồng bột nên không thiết gì đóng vai anh chàng cạo giấỵ Sực nhớ lại mình đi làm chẳng qua muốn đỡ vớt cho gia đình thì hẳn phải trả món nợ gia đình trước đã. Đã lập tâm như thế, chàng bèn ngày đi làm việc tối lại chỉ nằm khoèo đọc sách là một điều chàng không hề quên nhãng được. Cứ thế rồi ky cóp được ít nhiều là Trang gởi về cho bà Thị Tốn tậu đất hay làm vốn cho cô em buôn bán. Những sự bó buộc đó vẫn là trái ngược với cái bản tính hào hiệp ngang tàng của chàng, nhưng chàng đã sớm biết rằng mình đứng vào cái thời buổi kim tiền vạn năng nầy nếu không ép lòng làm vậy thì cũng khó mà đạt cái mục đích mình được. Trong vòng bốn năm trời nhờ sức đảm đang tần tảo của mẹ và em gái, cửa nhà Trang xem chừng đã có cái cơ sở vững bền được. Cậu em trai ở nhà cũng vừa đỗ lấy bằng tiểu học. Bà Thì đã đôi lần muốn nói vợ cho Trang, nhưng chàng cứ hẹn rày mai, rốt cục chẳng yên nơi nào cả. Trang có người dì là bà Khóa Đôn thường hay nhiếc va là anh chàng già kén. Cái trí chất phác của bà đâu có dò biết rằng thật ra cháu bà đang đau khổ vì tình, sự đau khổ đó chỉ có mẹ chàng là hiểu thấụ Nên dẫu thấy chàng lảnh đạm với sự vợ con, bà Thị Tốn cũng không nỡ ép. Không phải bà không luôn luôn để ý đến cuộc hôn nhân của Trang, song biết tánh con, bà cũng không buồn đả động gì đến câu chuyện đó nữạ Cái thâm ý của bà đã bộc lộ ra trong một câu nói bà đáp lại cho người chị ruột là bà Khóa Đôn:
- Chị rõ khéo lo cho thằng nghểng ngảng ấy! Chẳng chịu thì đừng, ta cứ để mặc thây nó có được không? Kẻo có khi nó lại tưởng chị em mình ăn rồi chỉ lo việc riêng cho sáp nó. Thì đố tướng nó lát nữa có khỏi chạy về đây khẩn cầu mình cưới vợ cho!
Bà bảo thế và cũng khăng khăng rằng là thế.
Trang nhờ đó mà được tự do nuôi nấng nỗi thất vọng trong lòng. Nguyên chàng trước kia đã có đính ước với một người bạn gái láng giềng là cô Dinh. Hai người biết nhau từ hồi còn là lũ trẻ hau hau nô đùa dọc xóm. Kịp hai người lớn lên, mối tình bầu bạn dần càng thêm thấm thíạ Dinh năm lên mười sáu là một cô gái có cái nhan sắc lộng lẫy như một đóa hoa hồng buổi sớm và lại là một người đứng đắn nết nạ Trang yêu nàng không phải là chuyện ngẫu nhiên trong một ngày một buổi gì, cái yêu đó nó đã ngấm ngầm nảy nở trong đáy lòng chàng từ khi ngọn lửa ái tình bắt đầu làm cho quả tim chàng đập mạnh. Có thể nói là chàng yêu Dinh bằng tất cả các phần tử trong mình. Bảo chàng đừng yêu nàng nữa thì thà là bảo chàng đừng sống nữa còn hơn. hai bên đã thề thốt cùng nhau, cha mẹ hai đàng cũng đều biết và tán thành, thì câu chuyện hôn nhân chỉ còn là một chuyện lễ nghi và bút mực. ông Thị chẳng may qua đời, Trang vừa phải tang cha lại phải đỡ đần cho mẹ nên chưa dám bàn đến chuyện cưới xin. Nhưng cặp thiếu niên kia vẫn thường có thư từ cho nhau, cái nào cũng nồng nàn lời gắn bó.
Như vậy ít lâu, Trang bỗng lấy làm lạ sao không tiếp được tin của Dinh nữa mà có hỏi nàng cũng không trả lời cho chàng một bức thư nàọ Rồi đột nhiên một buổi sáng đến sở chàng nhận được một bức thư thấy chữ của người quen đề ngoài phong bì, chàng mừng quýnh, hai tay run rẩy bóc ra xem. Trên tờ giấy xanh nặc mùi nước hoa, chàng thấy mấy dòng chữ ngòng ngoèo vắn tắt nầy:
Thưa anh,
Hai ta đã vô duyên không thể tính cuộc trăm năm với nhau rồị Em nói phăng ngay ra như vậy cũng biết làm khổ tâm cho anh lắm. Song quả thật sự thất ước của em ngày hôm nay nó do vì một lẽ cao hơn cái sức phản động của em nhiều, nói thế nghĩa là em chỉ biết gạt nước mắt mà trừ chớ không làm gì được. Em không muốn nói rõ cái cớ làm sao, nó có lẽ hơi dài, và em cũng không muốn để cho một người thân nào của em mang tiếng cả. Vậy cái thư nầy là em viết để xin phép anh đi lấy chồng đây, anh ạ. Người chồng chưa cưới của em là Phương, anh đã từng biết. Xin anh ở nơi xa xôi hãy ráng bình tâm soi xét nỗi lòng em và tha thứ cho em ít nhiều, chớ nay em chẳng muốn chữa tội làm gì, vì một đứa lỗi thề như em, đối với anh bề nào cũng là hèn rồi vậỵ ít lời tạ biệt, xin anh gắng hiểu rộng ra ngoài mấy chữ khô khan nầy mà biết cho rằng em còn có lẽ khổ hơn anh,
Nay kính thư,
Dinh
Trang đọc xong bức thư tưởng chừng như mình vừa trải qua một cơn mộng dữ. Hai tay chàng lẩy bẩy cầm mẩu giấy vuông như người sốt nặng; mấy dòng chữ nằm dài bỗng quay cuồng trước mặt chàng một cách rất đáng sợ. Chàng hải hùng, lẩn ra ngoài, cố trấn định tinh thần lại xem. Trang đọc kỹ bức thư lại một lần, hai lần, đâu mươi lần như thế. Thôi đích hẳn rồi! Quả là nét chữ và tên ký của người yêu chàng, ngoài phong vì rõ ràng có con dấu nhà bưu điện Huế. Nhưng nếu vậy... nếu vậy... thì Dinh đã không phải là vợ của chàng rồi, có đời thuở nào thế không? Dinh đã phụ tình chàng được chăng? Mà vì sao người chồng sắp cưới nàng lại chẳng ai khác hơn là Phương, một người bạn đồng canh với chàng, vừa tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm? Vì cớ gì? ừ, vì cớ gì, chàng cần phải biết, chớ có lý nào!
Chàng điên rồ, tái hẳn. Mồ hôi toát ướt đầm chảy săn giọt trên bộ mặt căm hờn dữ dộị Trang bấy giờ sửng sốt như người mất trí. Chẳng chịu như thế được, chàng lập tức xin phép ra ngoài, định đánh điện cho bên nhà Dinh bảo hoãn việc cưới để chờ chàng về sẽ haỵ Chàng nóng nảy muốn có cánh bay về nhà liền khi đó để giải quyết cho xong những điều ngờ vực trong lòng. Nhưng bước chân đến nhà bưu điện, bỗng thấy như bần thần, không quả quyết. Cái bản tính tự cao của chàng thốt nhiên bừng bừng nổi dậỵ
- Thì nó đã phụ phàng, ta há lại cần chi! Nó đã đem lòng yêu một người khác được thì ta lại cần chi! Ta còn toan vác cái mặt nầy về, chẳng để cho chúng cười thối óc.
Chàng nghĩ thế bèn quay trở ra, lửng thửng đi về nhà, mặt xám ngắt như người thua bạc. Đến nhà liền vật mình xuống giường, thở hổn hển, hai tay buông rời, kiệt lực. Cơn nóng giận qua rồi, thân mình chàng càng rũ liệt. Chàng thấy cái cuộc đời trống trải, trơ trọi của mình thì bỗng sinh lòng khiếp đảm.
Trang ráng sức vùng dậy viết một bức thư rất dài về hỏi mẹ chàng đầu đuôi câu chuyện ấy ra saọ Cách sáu bảy hôm đã có thơ bà Thị phúc đáp, trong đó có mấy câu nầy:
"... Cái con Dinh tuy vậy mà là đứa vô nghì lắm. Vẫn biết việc ấy là cha mẹ nó nảy mực cầm cân, trưởng ác cho nó, nhưng nó không thuận thì ai đã dễ làm gì! Thôi chẳng qua là họ thấy mình học hành chẳng bằng chồng nó. Nhưng tưởng ai chớ con ấy thì một đất Huế mình nỏ chán. Mấy lâu nay mẹ thấy nó hay học thói văn minh, đua ăn đua diện thì đã lo ngại trước rằng thế nào nó cũng không rập vào khuôn phép của nhà mình được. Lòng dạ nó đã như thế thì ta hẳn tìm người khác, có khi lại bằng mười ".
Tìm người khác! Đâu có dễ như lời mẹ nói! Hình như chàng chưa chán hẳn chuyện tình duyên đó chỉ
Từ đó chàng đâm chán ái tình, chán bằng hữu, chán công việc ăn làm và thiếu một chút, cũng đến chán luôn cả đời nữạ Đến cái thú ngâm vịnh thường làm cho chàng vượt bổng lên trên những sự nhỏ hẹp hằng ngày mà trải qua nhiều thì giờ quý báu mơ mộng, bây giờ chàng cũng nghe lạt như nước ốc.
Chẳng ai ngờ cái người thiếu niên cương nghị kia một khi mắc phải cạm ái tình thì chỉ còn cái tâm hồn thụ động.
Hoài Trang là tiêu biểu cho một hạng thanh niên tiên tiến, muốn theo đuổi một lý tưởng gì để thủ nghĩa cho sự sống mình. Nhưng vì hoàn cảnh bất lợi, đến khi lăn mình vào vực ái tình thì bao nhiêu máu nóng đều đổ xô về đàng ấy cả. Có người không biết thế bèn hạ lời nghiêm trách chàng, tuy chàng chẳng nói gì nhưng trong bụng cũng cho là quá đáng.
Chàng không thiết đến việc gì nữạ Mỗi ngày hai buổi đi làm chỉ như con người máỵ Thơ nhà có bàn tán gì đến chuyện nhân duyên chàng thì chàng cứ khất lại năm saụ Bản ý Trang muốn ở vậy già đời, chàng tùy không hưởng được cái lạc thú gia đình nhưng lại khỏi điêu đứng về những sự khi trá của gia đình. Chàng không chủ trương độc thân, chỉ bảo rằng ở như thế là cầu lấy một cái hạnh phúc tiêu cực.
Nhưng cái tuổi thanh niên thường không khuất phục trước một nghịch cảnh nàọ Cái vết thương lênh láng trong lòng chàng, tưởng chừng như không bao giờ khỏi, cái vết thương ấy, thời gian đã lần lần rịt thuốc.
Cách đó vài năm, đối với nỗi thất vọng, chàng không khác gì một người khách rượu vừa qua khỏi cơn say chỉ còn nghe ngà ngà mùi rượu đắng. Song bấy giờ mọi cái khoái lạc trên đời chỉ gặp ở chàng một mối hoài nghi còn lợi hại gấp mười đều thất vọng trước.
Chính trong lúc đó thì Trang gặp một người quen thuộc có ít nhiều tư bản rủ chàng ra chung đụng lãnh đấu làm việc đường xe lửa Đà Nẳng, Nha Trang. Trang vui lòng nhận ngay và lập tức viết thư về nhà xin phép mẹ. Trong thư chàng khẩn khoản giải bày đều hơn thiệt tỏ ý rằng ông Láng người đứng công ty với chàng là người có tuổi từng trải, hẳn hoi, nên chàng muốn thừa cơ hội ấy ra bươn chải một phen.
Bà Thị đã từng biết qua ông Láng rồi, và nghĩ rằng cửa hàng mình đã có cơ phát đạt nên cũng không làm khó với con. Trang được phép rất hả lòng liền đưa đơn xin từ chức. Sự quyết định vội vàng ấy đã làm cho nhiều ông bạn chưng hửng. Vốn thật trong người Trang thường có hai khuynh hướng nó đương sơ như muốn chia lìa hẳn nhaụ Chàng nếu ưa hoạt động thì lại cũng đồng thời rất thiên về tình cảm, cái tình cảm nồng nàn của một thi nhân, vì chàng là thi sĩ vậỵ Mà nói cho đúng thì cái lòng hiếu động ấy mục đích chẳng qua chỉ để làm cho thỏa cái chí nguyện của thi nhân kiạ Chàng nghĩ rằng muốn hiến đời mình cho nghệ thuật thì phải sống một cách hoàn toàn tự do, nghĩa là làm thế nào cho có cái sản nghiệp gì đã. Chàng nhận lời ông Láng ngay cũng chính vì nghĩa đó.
Vậy sau khi đã từ biệt cái phòng giấy của mình và ký giấy hợp đồng với ông Láng rồi thì Trang đã được ông bạn cắt ngay cho cái phần việc giữ sổ sách và giao thiệp.
Trong ít lâu, công việc tuy có tiến hành, nhưng cũng không như chàng sở nguyện. Khi nhúng tay vào việc, Trang mới hay những sự khó khăn, vất vả của nghề mới mình. Lại còn phải đau mấy trận liệt giường mới làm quen với con vi trùng bệnh rét. Đến mùa hè năm ấy, vừa làm xong các điều khoản trong một tờ khế ước, chàng muốn tạm đình công việc để tĩnh dưỡng ít lâu và về thăm nhà, liền bàn với ông Láng chia tiền quỹ. Chàng lãnh được một món tiền vừa đủ cho chàng chi dụng trong năm bảy tháng. Sau một cuộc du lịch vào thăm các tỉnh miền Nam, chàng về thăm nhà nghỉ một lối rồi trở vào Mỹ Khê hóng gió bể. Chính hôm Trang ở bãi bể về nhà trọ là chàng đã ở đấy được non hai tuần lễ.