Dịch giả: Tây Đô
Chương 1
Một nửa hồn đi

Amy Tan là 1 nữ tác giả sinh trưởng ở Mỹ, cha mẹ là người Hoa. The Joy Luck Club là tác phẩm đầu tay của bà (1989).Đây là 1 truyện trong truyện "The Joy Luck Club". The JLC là 1 tập hợp những "tự thuật" của 4 cô gái và 4 bà mẹ gốc Hoa ở Mỹ (nhưng viết bởi 1 tác giả, Amy Tan). Những câu chuyện bên quê nhà và những câu chuyện ở Mỹ trong gia đình họ. Tôi dịch truyện này (nguyên tác Half and half) vì tôi có 1 điều gần gũi với điều xảy ra trong truyện.
Xin giới thiệu cùng các bạn thân mến ở đây.
Tây Đô
Để chứng minh cho đức tin của mình, mẹ tôi thường mang kè kè theo cuốn thánh kinh nhỏ bìa da mỗi khi mẹ đi nhà thờ Baptist người Hoa mỗi Chúa nhật. Nhưng sau này, khi mẹ không còn tin Chúa nữa, cuốn kinh thánh bìa da dược dùng để kê cái chân bàn bị gồng ghênh., 1 cách để mẹ tôi cân bằng những lệch lạc trong đời sống. Nó nằm đó đã 20 năm nay.Mẹ tôi luôn giả vờ không thấy cuốn kinh thánh. Hễ mỗi lần ai hỏi mẹ sao nó lại nằm đó, mẹ tôi thường kêu lên:"Vậy hả Tôi quên." Nhưng tôi biết mẹ cố ý để nó nằm đấy. Mẹ đâu phải là bà nội trợ sạch sẽ số 1, vậy mà cuốn kinh thánh vẫn sạch trắng trong suốt 20 năm trời.
Tối nay tôi nhìn mẹ quét nhà dưới chỗ cái bàn đó, 1 chuyện mà bà vẫn làm mỗi đêm sau bữa ăn tối. Mẹ chậ m rãi lẫy cái chỗi xung quanh chỗ cái chân bàn có kê cuốn thánh kinh. Tôi nhìn mẹ đi từng nhát chỗi, chờ cho đúng lúc để báo chọ mẹ biết chuyện tôi và Ted, chúng tôi sẽ ly dị. Tôi biết trước là mẹ sẽ nói: "Không có chuyện đó"
Rồi khi tôi nói chuyện này là chắc chắn, cuộc hôn nhân của bọn tôi coi như chấm dứt, thế nào bà cũng nói "Vậy thì con phải cứu lấy nó."
Ngay cả khi tôi biết quá là chẳng còn gì để cứu vãn nữa - tôi sợ rằng khi tôi nói ra, bà cũng cứ nói tôi phải cố gắng.
Tôi thì cảm thấy hơi mĩa mai khi mẹ cứ muốn tôi đừng ly dị. 17 năm trước đây mẹ tôi rất buồn khi tôi bắt đầu hẹn hò với Ted. Mấy bà chị của tôi chỉ quen với con trai Tàu ở nhà thờ trước khi lấy chồng.
Ted và tôi gặp nhau trong 1 lớp ở đại học. Ted làm quen bằng cách xin trả tiền lẻ bài học cho tôi. Tôi không chịu nhưng lại nhận lời đi uống cà phê với anh. Đó là vào học kỳ thứ 2 của tôi ở UC Berkleỵ Tôi bắt đầu học nghệ thuật tự do sau đó chuyển qua hội họa. Còn Ted thì là sinh viên năm thứ 3 khoa Ỵ Ted nói với tôi anh chọn ngành này ngay từ khi học lớp 6, từ lúc anh mổ xẻ cái thai của 1 con heo.
Phải thành thật công nhận là mới đầu tôi thích Ted chính vì Ted khác với anh em trai tôi và mấy bạn trai người Hoa của tôi: thẳng thắn; hỏi cái gì cũng rõ ràng và muốn là hỏi cho được; chuyện gì cũng có ý kiến rõ rệt; khuôn mặt góc cạnh, thân hình cao ráo, mảnh dẻ; cánh tay vạm vỡ; cả cái chuyện ba mẹ anh di cư đến đây từ Tarrytownm, New York, chớ không phải Tientsin, Trung Hoa.
Mẹ tôi hẳn là cũng thấy mấy điều khác biệt này của Ted sau khi Ted đến đón tôi 1 lần ở nhà. Khi tôi về nhà, mẹ vẫn còn thức xem TV.
Mẹ tôi hăm he:"Nó là người Mỹ, người ngoại quốc". Làm như tôi đui không thấy vậy.
"Con cũng là người Mỹ vậy," Tôi nói. "Với lại con đâu có tính lấy chồng đâu. "
Mẹ của Ted cũng có chuyện muốn nói với tôi. Ted thỉnh thoảng mời tôi đi picnic với gia đình anh. Lần đó, mỗi năm đại gia đình anh có bửa họp mặt ở sân chơi polo trong công viên Golden Gatẹ Mặc dù 2 đứa tôi mới đi chơi với nhau vài lần trong tháng rồi - và dĩ nhiên là chưa có ngủ với nhau lần nào, vì cả 2 đều sống với cha mẹ - Ted cứ giới thiệu với họ hàng nhà anh tôi là bạn gái của anh, điều mà cho đến lúc đó tôi cũng chưa biết.
Sau đó, khi Ted và cha anh đi qua chỗ chơi bóng chuyền với mấy người khác, mẹ anh nắm tay tôi, chúng tôi đi dọc trên cỏ, tách khỏi dám đông. Bà nắm chặt tay tôi nhưng không nhìn vào mắt tôi.
"Tôi rất mừng là cuối cùng cũng gặp được cháu, " Mẹ Ted nói. Tôi muốn nói tôi thật sự chưa phải là bạn gái của Ted nhưng bà tiếp tục "Tôi thấy 2 đứa vui vẻ tôi cũng mừng. Vì vậy tôi mong cháu đừng hiểu lầm điều tôi muốn nói đây."
Rồi bà nhỏ nhẹ nói về tương lai của Ted, nào là Ted phải chăm chú học hành, nào là còn phải lâu lắm Ted mới có thể nghĩ đến chuyện lấy vợ. Bà đoan chắc với tôi là bà không bao giờ có thành kiến với dân thiểu số; vợ chồng bà làm chủ 1 hệ thống cung cấp sản phẩm văn phòng, có quen biết nhiều người tốt gốc gác á châu, Tây ban nha và cả da đen. Nhưng Ted sau này sẽ có 1 nghề nghiệp chịu những tiêu chuẫn khác, do bệnh nhân và các bác sĩ khác nhìn vào. Những người này có thể không cởi mở như gia đình, họ hàng của bà. Bà nói thế giới này người ta khác biệt nhau lắm. Bà nói dân Mỹ rất ghét cuộc chiến Việt Nam.
Tôi trả lời 1 cách nhẹ nhàng, dù trong lòng tôi muốn thét lên:"Thưa bà Jordan, tôi không phải là người Việt Nam. Và tôi không có ý định lấy con bà đâu."
Khi Ted chỡ tôi về nhà hôm đó, tôi nói với anh tôi sẽ không gặp anh được nữa. Khi anh hỏi tại sao, tôi chỉ nhún vai. Khi anh hỏi tới, tôi kể lại những gì mẹ anh nói 1 cách khô khan, không ý kiến.
"Rồi em chỉ ngồi im? Để cho mẹ anh quyết định cái gì đúng, cái gì sai? " Anh la lên, giống như tôi chính là người đồng lõa, người phản bội. Tôi xúc động vì thấy Ted nổi giận.
"Mình phải làm gì?" Tôi hỏi, và cảm thấy nhói đau vì cái cảm giác thương yêu chợt bắt đầu đến.
Mấy tháng đầu sau đó, 2 đúa tôi bám lấy nhau 1 cách hơi ngớ ngẩn không lý dọ Bởi vì cho dù mẹ tôi hay bà Jordan mẹ Ted có nói gì đi nữa, cũng chẳng làm sao có thể ngăn cản 2 đứa tôi gặp nhau. Trong đầu bọn tôi cứ tưởng tượng vớ vẩn là bi kịch đang chờ đợi chúng tôi cho nên 2 đứa không rời nhau ra nỗi. Như 2 nữa âm và dương hợp lại thành một. Tôi trở thành nạn nhân của người hùng Ted. Tôi luôn luôn gặp nguy hiểm và anh luôn luôn ra tay cứu giúp. Tôi ngã thì anh nâng dậy. Đúng là chết ngạt vì tình. Làm như 2 đứa tôi ghiền cái cảm giác cứu và được cứu. Cứ như vậy, chúng tôi yêu nhau, ngoài đời cũng như trong phòng ngủ, anh lấp đầy những khoảng trống, anh bảo vệ những chỗ yếu nơi tôi.
"Mình phải làm gì đây?" Tôi cư" hỏi anh như thế.
Rồi trong vòng 1 năm quen nhau, chúng tôi dọn ra ở chung với nhau. 1 tháng trước khi Ted chính thức học Y khoa ở UCSF, chúng tôi làm đám cưới trong nhà thờ Episcopal, bà Jordan cũng ngồi ở hàng ghế đầu, lẳng lặng khóc như bất kỳ bà mẹ nào. Khi Ted hoàn thành chương trình nội trú trong ngành bệnh về da, bọn tôi mua 1 căn nhà cũ kỹ 3 tầng kiểu Victorian có vườn rộng ở Ashbury Heights. Ted giúp tôi dựng 1 cái studio ở tầng trệt để tôi có thể hành nghề phụ tá độc lập cho các tay nghệ nhân thiết kế thương mại.
Trong những năm sống chung, Ted quyết định khi nào thì đi nghỉ mát, khi nào thì mua bàn ghế mới. Anh quyết định
khi nào mua được nhà trong khu khá hơn thì hãy có con. Chúng tôi cũng từng có bàn cãi, thảo luận những chuyện như vậy, nhưng rồi cả 2 đều biết là đến cuối cùng tôi sẽ nói "Thôi, anh cứ tính đi. Em làm theo". Vì vậy sau này thì thôi, chẳng còn bàn, thảo gì cho mệt nữa. Ted cứ đơn giãn quyết định. Và tôi chẳng còn nghĩ đến chuyện phản đối gì nữa cho mệt. Khỏi để ý đến cái thế giơ"i chung quanh mình nữa, tôi thích hơn. Cứ chú ý đến mấy thứ đồ nghề trước mắt là đủ: cây thước T, cái dao rọc giấy, cây viết chì xanh...
Nhưng bắt đầu từ năm ngoái, cảm tưởng của Ted về điều mà anh gọi là "quyết định và trách nhiệm" bỗng dưng thay đổi. Có 1 bệnh nhân đến hỏi anh làm sao để trị những gân xanh nổi trên má cô tạ Khi anh nói anh có thể hút những gân đỏ ra, làm cho cô ta đẹp trở lại, cô ta đồng ý trị liệu. Nhưng khi chữa, anh lại đụng chạm đến 1 cái dây thần kinh trên mặt cô và 1 bên má cô bị trệ xuống. Thế là cô đâm đơn kiện anh.
Anh thua kiện, tội bất cẩn - lần đầu tiên trong đời, và bây giờ tôi mới biết anh rất chới với - rồi anh bắt đầu bắt tôi phải biết quyết định những chuyện trong đời sống. Tôi phải có ý kiến mua xe Nhật hay xe Mỹ? Mua bảo hiểm suốt đời hay bảo hiểm theo năm? Tôi nghĩ sao về ứng cử viên đã ủng hộ lực lượng kháng chiến ở Nicaraguả Tôi muốn có con cái không?
Tôi cũng suy nghĩ, tính lợi tính hại. Nhưng rồi cuối cùng tôi bị lẫn lộn, bởi vì tôi không bao giờ tin là có 1 câu trả lời đúng, tuy nhiên luôn luôn có nhiều câu trả lời sai. Vì vậy bây giờ mỗi khi tôi nói "Anh tính đi" hay "Em không biết" hay "Em sao cũng được" thì Ted cất giọng mất kiên nhẫn "Không, em tính. Em không thể đi hàng hai, không nhận trách nhiệm mà cũng chẳng nhận lỗi phải gì cả. "
Tôi có thể thấy thay đổi trong 2 đứa tôi. Cái màn che chỡ đã được dỡ lên để bây giờ Ted bắt đầu hỏi tôi đủ mọi chuyện. Anh bắt tôi quyết định ngay những chuyện lặt vặt nhất, giống như anh nhử mồi tôi. Ăn đồ ý hay Thái? 1 hay hai món ăn chơi? Món gì? Trả bằng thẻ tín dụng hay tiền mặt? Visa hay Master card?
Cũng tháng rồi, khi anh chuẫn bị đi hội nghị 2 ngày về bệnh da ở Los Angeles, anh hỏi tôi có muốn đi theo anh không, rồi trước khi tôi kịp trả lời, anh lại nói thêm: "Thôi khỏi, anh đi 1 mình được rồi."
Tôi đồng ý:"Có thời giờ để anh tập trung".
"Không, lý do là em không quyết định được bất cứ điều gì cả ".
Tôi phản đối:"Em chỉ không để ý những chuyện không quan trọng mà thôi."
"Vậy thì chẳng có chuyện gì là quan trọng với em hết" anh nói với vẻ khinh bỉ.
"Ted, nếu anh muốn thì em đi với anh. "
Rồi giống như cái gì đó làm anh cho tràn ra "Tại sao mình lại cưới nhau được nhỉ? Có phải em nói "Tôi đồng ý" là bởi vì ông mục sư bảo "Lập lại theo tôi" không? Nếu anh không lấy em thì em sẽ làm gì cho đời em? Có bao giờ em nghĩ đến điều đó không?"
Điều này thật là 1 bước đột biến trong lý lẽ, giữa những gì tôi nói và những gì anh nói, đến mức tôi nghĩ rằng 2 đứa tôi giống như đứng trên 2 mỏm núi, nhoài người ra chọi đá vào nhau mà không nghĩ đến vực sâu trước mắt.
Nhưng bây giờ thì tôi nhận ra Ted muốn gì khi anh nói như thế. Anh muốn cho tôi thấy cái khoảng cách giữa 2 đứa. Bởi vì tối hôm đó anh gọi về từ Los Angeles và nói rằng anh muốn ly dị.
Từ khi Ted ra đi, tôi suy nghĩ nhiều. Ngay cả nếu tôi có chờ cái chuyện đó xảy ra, nếu tôi có biết mình sẽ làm gì cho đời mình, thì chuyện đó vẫn làm tôi xiểng liểng.
Khi một chuyện kinh khủng như vậy xảy ra cho mình, mình chỉ còn biết mất thăng bằng rồi té ngả mà thôi. Rồi khi mình gượng dậy được, mình mới nhận ra rằng mình không thể tin vào ai để cứu mình cả - chồng, không, mẹ, không, thượng đế, không. Vậy thì cái gì có thể ngăn mình khỏi nghiêng ngả rồi quỵ 1 lần nữa?