Khi tôi về đến bộ tư lệnh quân đoàn mới ở sân bay Tempelhof. Lái xe qua Berlin đêm đó, tôi nhìn thấy những hình ảnh ngoạn mục và khủng khiếp của thành phố đang bốc cháy. Những ngọn lửa từ những toà nhà đang cháy chiếu sáng chập chờn những sườn nhà bị tiêu huỷ chung quanh. Trên lối đi dưới tầng hầm, tôi tìm được một chỗ trống giữa những người dân thường đang ngủ và đặt mình xuống ngủ vài tiếng.Sáng hôm sau, mọi người kéo đến và chúng tôi tiếp tục công việc. ra lệnh cho các sư đoàn và các khu vực. Chúng tôi thiết lập đường dây điện thoại đến các sư đoàn qua hệ thống điện thoại dân sự. Bộ tư lệnh được thiết lập trong một bộ chỉ huy của một đơn vị phòng không cũ, trang trí đẹp mắt. Chúng tôi không thiếu bàn ghế để làm việc, và bàn ghế toàn là những đồ mắc tiền. Khi tôi thấy quân đội tích trữ những đồ đắt giá này, tôi chợt nhớ đến khi nhìn những người dân cướp xe bánh mì.Các sư đoàn đã vào được các vị trí bố trí. Khoảng 11 giờ sáng, chúng tôi nhận điện thoại từ dinh Quốc Trưởng, Hitler muốn gặp Weidling 1 lần nữa. Tôi không đi với Weidling lần này vì bận bịu với việc bố trí phòng thủ. Hitler ra lệnh cho Weidling nắm hết việc phòng thủ của Berlin, thay vì chỉ hướng đông và nam và nắm lấy chức Tư lệnh quân đội ở Berlin thay vì chỉ có các sư đoàn cơ hữu. Trong cương vị này, Weidling đã thay thế thiếu tướng Kather, mới vừa được thăng chức từ đại tá ngay hôm trước.Weidling là người tư lệnh thứ 5 của Berlin trong vòng vài tháng vì những đụng chạm của các vị tư lệnh tiền nhiệm với Goebbels. Do đó, Weidling bước 1 bước khôn khéo, ông đề nghị rằng ông phải là vị tư lệnh duy nhất của Berlin, và không có sự can thiệp của Goebbels, người mang chức uỷ viên phòng thủ thành phố, nhưng lại không biết tí gì về công việc phòng thủ khi lâm trận. Đây là hành động nguy hiểm cho Weidling, vì điều đơn giản là đặt điều kiện khi chấp hành lệnh từ Hitler. Nhưng hình như Hitler cũng biết răng Goebbels có thể trở thành vấn đề cho Weidling, nên ông ta chấp nhận. Weidling cũng quyết đinh là dời bộ tư lệnh đến Bộ chỉ huy quân sự Berlin.Trong một chuyến đi đến một khu vực phía đông nam, tôi thấy rằng mọi thứ trở nên tồi tệ. hệ thống nước đã bị vỡ bởi bom đạn, và người ta phải sắp hàng hàng giờ để lấy nước từ 1 vài nơi vẫn còn cung cấp. Vấn đề lương thực còn tồi tệ hơn. Nhiều nhà kho đã bị phá hủy, nhiều nơi khác bị cướp bởi dân chúng. Tôi lái xe qua khu Kubelwagen, một khu vực của Berlin dưới trận pháo kích. Nhưng ngay trong cơn pháo, dân chúng, hầu hết là phụ nữ, vẵn sắp hàng trước một cửa hàng thực phẩm và nước. Và khi chúng tôi sắp sửa đi qua, 1 trái đạn nổ ngay trong hàng người. Khi khói bắt đầu tan, tôi có thể thấy nhiều phụ nữ bị trúng mảnh. Những người không bị gì khiêng những người bị nạn đến toà nhà bên cạnh để cấp cứu, và họ trở lại sắp hàng để khỏi bị mất chỗ.!Bộ chỉ huy khu vực mà tôi đến trong chuyến đi này nằm ở dưới hầm của một nhà máy bia. Toàn bộ các nhân viên đều là thương phế binh, nhưng ít nhất họ là những người có kinh nghiệm. Họ rất tự tin, vẫn tin vào những lời nói của Goebbels, một điều ngạc nhiên trong hoàn cảnh này. Và họ nghĩ rằng chúng tôi nắm quyền phòng thủ Berlin là một dấu hiệu tốt! Người sĩ quan phụ tá báo cáo vắn tắt tình hình trong khu vực, và tôi thấy rằng họ không thấy được ngay cả điều rõ ràng nhất, bất kể là họ có kinh nghiệm chiến trường. họ nên biết rằng với vài đơn vị dân sự chiến đấu (người già và trẻ em) không thể chận đứng xe tăng Nga và nếu xe tăng xông vào cái gọi là phòng tuyến, thì ý nghĩ "chiến thắng" của họ sẽ tiêu tan - Nếu có thì đó là lực lượng thám báo của quân Nga, các toán quân không ham đánh mà chỉ muốn biết lực lượng phòng thủ. Chúng tôi nhận được tin là Nhóm SS Steiner, đúng ra phải bẻ gãy phòng tuyến địch từ Oranienburgvà giải vây Berlin đã bị chận đứng và bị đẩy lùi vào vị trí ban đầu. Cuộc tấn công của Tập Đoàn Quân 12 của tướng Wenck đã bắt đầu ở Wittenberg, nhưng chưa thấy kết quả.Sáng sớm ngày 25-4, Weidling và tôi lái xe đến BCH quân sự Berlin ở Hohenzollerndamm, trong Wilmersdorf, vùng ngoại ô tây nam của Berlin, khoảng 5km từ dinh Quốc Trưởng. Bộ chỉ huy quân sự Berlin cũng giống như một bộ tư lệnh quân đoàn. Đây là một trung tâm lớn, thời bình lên đến 300 nhân viên (bây giờ hầu hết là nữ). Khi chúng tôi tiếp nhận, mọi vị trí đều nhân gấp đôi. Tư lệnh của Bộ chỉ huy quân sự Berlin là đại tá Refior, một người quen với Weidling. Weidling quyết định giữ cả hai tham mưu trưởng, von Dufving cho hoạt động chiến đấu và Refior (người biết hết tất cả mọi nhân vật cao cấp chính trị cũng như quân sự ở Berlin và biết làm mọi việc hoàn tất) cho những việc liên quan đến chính trị.Sĩ quan tham mưu của BCH quân sự Berlin là thiếu tá Sprotte, đã gây ấn tượng xấu cho Weidling, tự mình đi đến Postdam. Sprotte, vì muốn rời khỏi Berlin càng sớm càng tốt, đã gây ra sự thất vọng. Ông ta bàn giao mọi thứ cho tôi cùng một lúc, việc mà lúc bình thường mất vài ngày, sau khi đưa bản đồ và tài liệu cho tôi, phủi tay và biến mất. Với mọi thứ đó, tôi phải làm việc một mình với điện thoại từ ba cái điện thoại kêu liên tục. Sau vài cuộc điện thoại, tôi nhận ra rằng các cú điện thoại đều từ những văn phòng, cơ quan Đảng, các bộ muốn biết tin tức về tình hình quân sự, tôi cắt máy cả ba cái để làm công việc cho xong.Chúng tôi phải hành động nhanh chóng để cung cấp cho năm sư đoàn tin tức và tiếp liệu để họ bố trí trong hai đến bốn khu vực, từ đó chúng tôi có một cột sống của tuyến phòng thủ và các sĩ quan kinh nghiệm và biết cách làm việc của nhau. Và, càng nhanh càng tốt, chúng tôi phải thiết lập một hệ thống liên lạc quân sự được bảo mật, liên lạc với các toán quân bằng phương tiện liên lạc công cộng là điều không thể xảy ra.Đời sống bây giờ trở thành một ngày đặc thù của chiến đấu: khủng hoảng liên tục. May mắn lắm mới được ngủ được một giấc dài hai tiếng. Tôi phải kết hợp các bản báo cáo từ các đơn vị qua điện thoại, và tôi chuẩn bị báo cáo hàng ngày và buổi tối bằng cách tóm tắt các bản báo cáo điện thoại tôi nhận được trong ngày. Vì các trận pháo kích và không kích diễn ra không ngớt, chúng tôi phải dọn xuống tầng hầm. Chúng tôi tìm được vài căn phòng chứa đầy thức ăn, cà phê, và các loại rượu, kể cả đồng hồ đeo tay.Tất cả các đơn vị phòng trú ở Berlin, ngoại trừ đơn vị SS bảo vệ dinh Quốc Trưởng của tướng Mohnke, đều được đặt dưới quyền chỉ huy của Weidling: Bộ binh, thanh niên Hitler, dân sự chiến đấu, phòng không, tải thương, và một số các đơn vị khác.Bây giờ chúng tôi có trong tay 4 sư đoàn (sư đoàn thứ 5, Sư đoàn xe tăng SS 20, đã biến mất về phía tây, và hình như đầu hàng ở đó.) Trong khu vực trách nhiệm của mình, các sư đoàn cũng nắm quyền kiểm soát các đơn vị Thanh Niên Hitler và dân sự chiến đấu đang đóng ở đó. Sau một ngày chuẩn bị, chúng tôi đã tạo ra được một hệ thống phòng thủ có thể hy vọng là chống lại quân Nga trong một thời gian. Chúng tôi không phải đợi lâu. Sư đoàn xe tăng SS 20 rút lui đã tạo ra một khoảng trống, và quân Nga tràn vào khu vực đó và bắt đầu tấn công. Bây giờ chúng tôi có thể nhìn thấy bộ binh đánh nhau từ toà nhà của chúng tôi. Suốt đêm, tôi vào phòng họp của Weidling với von Dufving và Refior. Họ bàn thảo với nhau rằng có nên phòng thủ Berlin với trách nhiệm hay để quân Nga tràn qua hai bên và phá vòng vây khu vực rừng Grunewald (phía tây Berlin) và rút về phía tây và đầu hàng ở đó. Nếu ở lại Berlin, chúng tôi cần phải di chuyển bộ tư lệnh vào trung tâm thành phố, vì Quân Nga sẽ tiến đến đây trong vòng hai ngày. Cuối cùng thì Weidling chọn cách ở lại Berlin.Tối hôm đó thật là hổn loạn. Bên ngoài đã nghe được tiếng súng ngay gần bên. Thiếu tá Wolff và người cùng trách nhiệm của Bộ chỉ huy quân sự Berlin, lập ra lực lượng phòng thủ tại chỗ trong toà nhà. Tôi quay lại văn phòng trên tầng 2 vào sáng 26-4 và nhìn thấy cận chiến trong khu vườn phía nam của toà nhà. Chúng tôi đã ở trong khu vực rất nguy hiểm.Weidling quyết định di chuyển bộ tư lệnh quân đoàn đến một bunker chống máy bay gần sở thú berlin. Tôi rất vui mừng khi nhận lệnh đến đó với thiếu tá Wolff, như là toán tiền sát để thiết lập bộ tư lệnh quân đoàn. Chúng tôi đi đến đó bằng hai hướng khác nhau, để chắc là ít nhất một trong hai chúng tôi đến đó. Cái Bunker ở sở thú là một cái hầm rất kiên cố và được bảo vệ bằng súng phòng không hạng nặng trên mái, rất an toàn để tránh bom và pháo kích.Tôi đi cùng với người tài xế và một người lính lái mô tô. Khi rời toà nhà, chúng tôi phải hết sức cẩn thận vì đang bắn nhau dọc theo bờ đắp cao của đường xe lửa phía sau toà nhà và chúng tôi phải vượt qua đó để đến chỗ đậu xe. Chúng tôi vượt qua bằng cách chạy từ chỗ nấp này đến chỗ nấp khác, và cuối cùng cũng lên xe an toàn. Khi chúng tôi lái xe qua thành phố, mặt đất rung lên theo từng tiếng nổ của đạn pháo, và từng cột khói và mảnh vụn tung lên theo từng tiếng nổ. Âm thanh làm tai điếc đặc và dội vào đất làm tôi có cảm giác khó chịu ngột ngạt. Một mảnh đạn pháo làm bể bánh xe chúng tôi.Trong khi người tài xế thay bánh xe, một người phụ nữ trong căn nhà kế bên mời tôi một tách trà. Bà ta cả chừng 45 và đứng đắn, tóc dài và bẩn, vẻ mặt lịch sự. Bà là vợ của một thượng sĩ nhất, và là mẹ của một binh nhất, và không biết tin tức gì về chồng con. Nhìn thấy tôi quân phục dơ bẩn, bà hỏi tôi có cần tắm một chút. Và tôi cuối cùng đươc hưỏng cái "xa hoa" của tắm rửa sau nhiều ngày không được tắm rửa. Tôi thật sự cảm kích lòng hào phóng của bà, nhất là lúc mà nhiêu người dân đang quay lưng lại với quân đội và chính quyền vì quyết định tử thủ chứ không đầu hàng thành phố. Cư xá của bà bừa bộn vì các trận pháo kích. Những đồ nữ trang rẽ tiền, những mảnh của cuộc đời bà, đang nằm vung vãi trên sàn."Khi nào thì quân Nga đến đây, thưa thiếu tá?" Bà hỏi"Trong vài giờ, thưa bà. Chậm nhất là một ngày." Tôi trả lời trung thực,"Tốt nhất là nên ở dưới hầm dưới tầng hầm, thưa bà"Mọi nơi ỏ Berlin là bải phế thải của những phương tiện quân sự hư hỏng, và mùi tử khí ngấm vào mọi vật. Bên cạnh những xác người, còn có những xác động vật xổng chuồng từ sở thú và bị giết. Tôi đến toà nhà trong sở thú vào khoảng trưa và đã thấy Wolff đến rồi. Đó là một toà nhà lớn, cao 7-8 tầng, với 6 khẩu cao xạ 128mm và 6 khẩu 20mm trên mái. Toà nhà có thể chứa khoảng 600 người. Tất cả các phòng đều có người chiếm, nên chúng tôi chọn vài phòng cần thiết và bảo những người ở đó rời khỏi phòng vì chúng sẽ được dùng bởi tướng tư lệnh quân sự Berlin. Có vài phòng được Goebbels chiếm hữu, vì căn nhà rất an toàn khi có cuộc tấn công. Tôi không muốn chiếm những căn phòng của Goebbels, tất nhiên, nhưng tôi lấy vài văn phòng và một số nhân viên.Tôi gởi Thiếu Tá Wolff mang tin về và yêu cầu nhân viên liên lạc đến để gắn các thiết bị liên lạc. Sau khi Wolff đi, tôi viết một số bảng hướng dẫn và gắn lên các cửa phòng cho các nhân viên. Sau khi xong mọi việc, trời đã khuya, tôi có thể nằm xuống nghỉ ngơi, sau một thời gian dài thiếu ngủ và nghỉ ngơi. Cứ khoảng nửa tiếng là tiếng một trái đạn hay bom trúng toà nhà. Toà nhà rung chuyển, đèn điện vụt tắt rồi sáng lại, và bụi bặm đổ xuống từ trần nhà. Nhưng tòa nhà vẫn hoàn toàn an toàn vì tường của nó dầy vài thước và bom không thể xuyên thủng chúng. Cơ thể tôi trong tình trạng mệt lử, sự rung chuyển của tòa nhà chỉ có thể làm cho tôi ngủ ngon hơn.Tôi thức dậy sau vài giờ và các nhân viên vẫn chưa tới, Tôi bắt đầu tự hỏi học có thể quyết định rời khỏi Grunewald. Vì tôi không thể liên lạc với họ bằng điện thoại, tôi quyết định lợi dụng tình hình mà ngủ cho đến sáng. Dù sao thì tôi cũng không làm gì hơn được. Cuối cùng, sáng hôm sau, Wolff quay lại với tin là Weidling quyết định dời về địa điểm cũ của Bộ Tư Lệnh Vũ Trang Tối Cao. Ở đó gần Dinh Quốc Trưởng hơn và có đường dây điện thoại trực tiếp tới Dinh Quốc Trưởng. Vì nó nằm trên đườngBendlerstrasse, mọi người trong quân đội hay gọi là "Nhà Bendlerstrasse". Đó là một toà nhà lớn, chiếm nguyên một lô đất, nhưng mọi thứ đã bị phá huỷ ngoại trừ tầng hầm.Ngay trung tâm của sân (courtyard) rộng là một cái hầm nổi lớn, cao 3-4 tầng, có thể chống được hầu như tất cả các loại bom - như là toà nhà ở Sở Thú.. Nó được dùng như một trung tâm truyền tin không chỉ cho quân đội trong Berlin mà còn cho Dinh Quốc Trưởng.Khi tôi đến nơi, các nhân viên của tôi đã có mặt dưới tầng hầm. Bộ tư lệnh Tối Cao đã không còn trong Berlin, họ đã chuyển ra ngoài Berlin khi quân Đồng Minh bắt đầu ném bom Berlin thường xuyên. Khi chúng tôi đến, hầu như toà nhà bị bỏ trống ngoại trừ những thường dân ẩn nấp dưới tầng hầm.Các nhân viên đã làm việc từ đêm. Tôi thấy Refior ở bàn ông ta - với cà phê, Cognac, asparagus, và ham! Von Dufving đang lập kế hoạch phá vòng vây ra khỏi Berlin về phía Tây Bắc, vượt qua cầu Pichelsdorf. Tôi tham gia và giúp tính toán thời gian và cung cấp các phương tiện cho các lực lượng. Tôi cũng vẽ một số bản đồ cần thiết cho cuộc hành quân.Tướng Weidling đang làm việc trong căn phòng mà Bá Tước Von Stauffenberg và một số sĩ quan khác đã bị bắn sau ngày 20 tháng 7, 1944, khi âm mưu ám sát Hitler. Có cảm giác lạnh gáy khi nhìn những vết đạn trên tường. Nó nhắc tôi rằng nước Đức chút nữa đã không phải đương đầu với những trận đánh khủng khiếp cuối cùng nếu Von Stauffenberg thành công.Đến trưa, tôi phải rời toà nhà để đem bản đồ thành phố với tình hình quân sự cập nhật đến Dinh Quốc Trưởng. Đi ra bên ngoài trở nên rất nguy hiểm, đạn pháo nổ khắp nơi. Mùi thuốc súng cay sè trộn lẫn với mùi xác chết. Bụi từ gạch ngói bao trùm thành phố như sương mù. Đường phố vắng tanh, đầy những đổ nát, xen lẫn với hố bom. Tôi phải rất cẩn thận để tránh vướng vào những dây điện từ hệ thống xe điện giăng khắp nơi.Ở Dinh Quốc Trưởng, thẻ chứng minh của tôi (ký bởi chính Goebbels để tôi có thể nhanh chóng ra vào căn hầm) bảo đảm cho tôi vào hầm an toàn. Để vào khu vực của Quốc Trưởng, tôi phải trình một thẻ chứng minh khác, ký bởi Johannmery, sĩ quan tuỳ viên của Hitler. Sau đó tôi nộp súng lục, và cuối cùng thì tôi mới được bước vào phòng đợi, một hàng ghế da màu sanh lục để dọc theo những bức tường. Những bộ bàn ghế sang trọng hình như không xứng đáng trong căn hầm ngầm bằng bê tông này. Tôi nhớ đến những chiếc ghế da cũng màu xanh lục khi tôi thăm dinh Quốc Trưởng sáu năm về trước.Bartin Bormann, người ngồi ở bàn trực, lập tức nhảy chồm đến tôi và hỏi tôi muốn gì. Tôi nói với ông ta là tôi đem bản đồ tình hình mới nhất đến. Tôi muốn mang nó đến Krebs ngay lập tức, nhưng Bormann này nỉ tôi dùng soda và bánh ngọt và hỏi tôi hàng loạt các câu hỏi về tình hình bên ngoài và ý kiến của tôi về tình trạng hiện nay. Bormann khoảng độ 50, lùn và mập, với cái mũi khoằm và rộng trên khuông mặt tròn gắn trên cái cổ nung núc. Với tư cách sĩ quan tham mưu chính trị của quốc trưởng, ông ta có quyền chỉ định ai được hay không được gặp Hitler. Trong phòng đợi của tướng Krebs, tôi gặp Weiss và Freytag Loeringhof, sĩ quan phụ tá của tướng Burgdorf, và đưa cho họ tấm bản đồ. Sau đó tôi vẽ tình hình chung từ bản đồ của họ. Theo bản đồ đó, Tập đoàn quân 12 của Wenck đã bắt đầu tấn công ngày 25 tháng tư và tiến triển tốt ở lúc đầu. Tuy nhiên, hôm nay họ không thể tiến qua khỏi Bệnh viện Beelitz và đang đụng độ mạnh với quân Nga. Không ai ở trong phòng tướng Tư Lệnh Lục Quân thật sự tin rằng Berlin có thể được giải vây.Khi quay lại bộ tư lệnh, Tôi được biết rằng Goring đã bị bắt vì âm mưu lật đổ Hitler và Hitler ra lệnh bắt Himmler vì ông ta đàm phán với quân Đồng Minh. Chính phủ thay đổi cũng nhanh như tình hình quân sự. Nhưng Hitler đã quyết định chiến đấu đến giây phút cuối cùng, không cần biết bao nhiêu người chết và thành phố bị tàn phá như thế nào.Đáng ngạc nhiên, Dinh Quốc Trưởng không có máy phát sóng lớn. Tất cả mọi mệnh lệnh, tin tức đề phải đưa sang trung tâm thông tin của chúng tôi trong tổng hành dinh cũ của bộ chỉ huy Tối Cao quân đội, nên chúng tôi biết những gì xảy ra ở khắp nơi. Từ Tổng Hành Dinh của Hitler, chỉ có gắn điện thoại công cộng, và bây giờ chúng bị đứt liên tục vì bom đạn. Chúng tôi đặt bốn đường dây quân sự đến Voss-Strasse, nơi dinh Quốc Trưởng toạ lạc, nhưng chỉ có một đường dây còn hoạt động lúc có lúc không, mặc dù chúng tôi có người liên tục sửa chữa. Vì lý do đó, tôi phải luôn luôn tự đi đến dinh Quốc Trưởng khi có chuyện quan trọng.Chuyến đi mỗi lúc một nguy hiểm, vì quân Nga đã vượt qua được kênh đào Landwehr ở một số nơi và chiếm một số nhà ở khu Matthaus Chuchyrad và một vài khu lân cận khách sạn Esplanade.Tất cả các toà nhà trong khu vực này đều có tầng hầm, và đang có người sống dưới đó. Các toà nhà đều có trữ lương thực; nhiều thứ đã được trữ trong các toà nhà, vì đây là Tổng Hành Dinh của Bộ Chỉ Huy Tối Cao của các lực lượng vũ trang. Có cả cognac, và nhiều thứ được coi như rất xa xỉ với dân chúng. Quân đội đã chuẩn bị kỹ càng!Suốt ngày, hoặc von Dufving hoặc tôi giữ liên lạc với các sư đoàn bằng điện thoại hay vô tuyến, và dĩ nhiên mỗi đêm tai phải soạn báo cáo từ báo cáo của các sư đoàn. Thêm vào đó, tôi đi đến dinh Quốc Trưởng ít nhất mỗi ngày một lần để báo cáo. Không những vì đường dây liên tục bị đứt đoạn bởi pháo binh, mà chúng tôi còn không chắc chắn đường giây có bị quân Nga nghe trộm không.Một trong những điều tệ nhất về việc phòng thủ Berlin là quân Nga luôn luôn có quân dự bị mới để đưa vào chiến đấu nên lính của họ được nghỉ ngơi, còn chúng tôi thì chiến đấu, giờ tiếp giờ, ngày tiếp ngày cho đến khi họ bị giết hay bị thương nặng.