Dịch giả: Châu Minh

(Chính là con rắn mà nhà văn Nguyễn Dậu, trong truyện ngắn Mật rắn của mình, đã cho nhân vật Quân Chi sử dụng như một chi tiết khoe tài)
Theo lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Mông cổ, trong hai mùa hè liền, tôi đã tiến hành một số công tác trắc địa ở vùng biên giới phía nam nước này.
Công việc còn lại chỉ là xác định hai hay ba điểm thiên văn vùng đông nam biên giới hai nước Mông cổ và Trung hoa.
Tiến hành việc đó giữa một vùng sa mạc chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn.
Nếu tổ chức thành một đoàn người cưỡi toàn lạc đà thì mất nhiều thời gian lắm. Vả lại, đã quen đi lại bằng ô-tô nên tôi thấy cái lối vận chuyển cổ lỗ này chậm chạp đến mức không chịu nổi. Từ trước tới nay, chiếc xe Gat nhỏ của tôi vẫn phục vụ tôi một cách trung thành, nhưng lần này thì chẳng ai dám nghĩ đến việc dùng nó để đi liều vào những vùng sa mạc cát khủng khiếp kia.
Ngoài  chiếc xe đó, tôi không có chiếc xe nào khác.
Trong khi vị đại diện của Ủy ban khoa học Mông cổ và tôi đang vò đầu tìm cách giải quyết vấn đề thì có một đoàn thám hiểm lớn từ Liên Xô tới U-lan Bato. Dân chúng trong thành phố đều ngạc nhiên trước những chiếc xe tải mới tinh, mang theo đầy đủ khí cụ, bánh lắp bằng những chiếc lốp lớn chuyên dùng để đi trên cát.
Anh lái xe Gờ-ri-sa của tôi là một thanh niên sôi nổi, rất có khiếu về máy móc và rất thích tham dự vào những chuyến du lịch thật xa.
Anh chạy ra chạy vào nhà chứa xe để ngắm nghía những thứ hàng mới lạ kia một cách thèm thuồng. Chính anh ta mách nước là nên lắp cho chiếc xe của chúng tôi những bộ giò mới. Chúng tôi thực hiện ý định đó với sự giúp đỡ của Ủy ban khoa học Mông cổ.
Đó là những chiếc bánh  rất nhỏ, nhưng lại được lắp với những chiếc lốp to lớn với tầng cao su thật dày.
Sau những lần đi thử đầu tiên, chúng tôi rất hài lòng. Dù quen đi lại trên những chặng đường xấu, tôi vẫn phải ngạc nhiên khi thấy chiếc xe nhỏ của tôi chuyển vận dễ dàng trên những bãi cát rất mịn và dày. Còn anh chàng Gờ-ri-sa thì cam đoan là xe sẽ đi một mạch qua sa mạc Gô-bi -đen.
Anh em thợ máy đã nhường cho chúng tôi những chiếc lốp đặc biệt ấy còn ân cần dặn dò chúng tôi và chúc chúng tôi đi đường may mắn.
Sau đó, ngôi nhà lưu động của chúng tôi rời U-lan Bato trong một đám mây bụi và phóng thẳng về phía Sét-sec-lít.
Chúng tôi thường đi luôn nên đã quen qui định cho mỗi người và mỗi đồ vật một chỗ không thay đổi.
Tôi ngồi gần người lái, trước một chiếc bàn nhỏ có bản lề, trên bàn đặt quyển vở nhỏ ghi đường đi. Trên bàn còn có một chiếc máy ghi tốc độ và một chiếc la bàn đi biển; nhờ hai chiếc máy đó, tôi xác định được hành trình và độ dài của mỗi chặng đường. Chiếc hòm đằng sau che vải bạt kín như xe chở hàng đựng những chiếc lốp đặc biệt quí giá kia và những bình sắt chứa nước luôn va loảng xoảng vào cái thùng đựng ét-xăng. Còn những chiếc hòm to chứa phụ tùng và giày ủng thì dùng làm chỗ ngồi cho người phụ việc của tôi, chuyên về vô tuyến điện và tính toán, cùng với người dẫn đường kiêm phiên dịch, tên là Đác-khin, một người Mông cổ già rất khôn ngoan và giàu kinh nghiệm.
Ông già Đác-khin ngồi bên trái để có thể ngả người ra đằng trước phía mặt kính xe, chỉ đường cho Gờ-ri-sa. Anh phụ trách vô tuyến, cùng tên với tôi, là một người ham mê săn bắn. Anh ngồi bên phải, luôn có sẵn chiếc ống nhòm và khẩu súng. Anh ta còn có nhiệm vụ bảo vệ chiếc máy đo kinh vĩ tuyến với chiếc máy vạn năng Hin-đơ-bơ-ran...
Phía sau hai người là những chăn và đệm cuộn tròn, một chiếc lều vải, bát đĩa, thức ăn và mọi thứ cần thiết khác, tất cả đều sắp đặt thật ngăn nắp.
Chúng tôi phải đi đến hồ Ô-rốc No rồi xuống miền cực nam của nước này, tức là miền Gôbi, xuyên qua dãy An-tai cách đấy ba trăm kilomet.
Mọi việc đều tốt đẹp.
Lợi dụng đêm lạnh, chúng tôi tiếp tục đi luôn cho đến gần sáng.
Người dẫn đường  và Misa lúc nãy ngủ mê mệt, bây giờ đã tỉnh dậy bước xuống xe. Chúng tôi tìm thấy một nơi để cắm trại; chúng tôi đi nhặt củi rồi tất cả cùng ngồi uống trà và bàn công việc trên một tấm thảm dạ trải cạnh xe.
Từ chỗ này, chúng tôi sẽ đi vào một vùng chưa có nhà thám hiểm nào đặt chân tới. Trước hết, tôi muốn quan sát và xác định một điểm thiên văn để có thể kiểm tra những số liệu tôi còn đáng ngờ.anh tài xế muốn kiểm tra và sửa lại thật kĩ chiếc xe tải nhỏ của chúng tôi. Misa thì định đi bắn thú rừng và ông già Đác-khin dự tính đi hỏi thổ dân ở đây về con đường sắp đi.
Tôi liền tuyên bố sẽ nghỉ lại đây 24 giờ.
Tất cả mọi người đều tán thành.
Tôi chợt tỉnh giấc vì nóng quá. Mặt trời đã nuốt mất phần lớn bóng mát và đang thiêu đốt hai bàn chân tôi.
Đến chiều thì chúng tôi sửa xe xong.
Anh chàng phụ trách vô tuyến điện mang về mấy con vịt, trong đó có hai con rất đẹp thuộc loại tôi chưa hề biết.
Anh lái xe chăm lo nồi xúp, trong khi đó thì Misa căng dây ăng ten dã chiến để bắt trong đêm tối những tín hiệu thời gian.
Tôi đi vơ vẩn quanh chỗ tôi cắm trại, cố tìm một vị trí quan sát.
Khi  quay trở về chiếc xe, tôi thấy bữa ăn đã sẵn sàng. Người dẫn đường cũng đã về và đang nói chuyện gì đó với các bạn. Thấy tôi, ông âý im lặng, há rộng miệng cười một cách vô tư, Gơ-ri –sa bảo tôi:
- Đác khin vừa kể cho chúng  tôi nghe  những chuyện đến khiếp. Bác ấy bảo ngày mai chúng ta sẽ rơi vào tay quỷ.
Có việc gì thế, bác Đác-khin, tôi vừa hỏi vừa ngồi xuống cạnh chiếc nồi đặt trên tấm vải bạt rộng thay khăn bàn.
Bác già người Mông cổ lườm anh lái xe và giận dữ lẩm bẩm rằng cái anh  chàng ngốc kia không coi cái gì là quan trọng.
Gơ-ri sa lúc nào cũng đùa, cậu ta chẳng biết thế nào là nguy hiểm.
Hai anh thanh niên phá lên cười càng làm người dẫn đường phát cáu. Tôi xin lổi bác ta và hỏi bác về chặng đường ngày mai. Bác bảo tôi rằng bác đã hỏi được những điều rất chặt chẽ. Bác cầm chiếc đũa vạch trên cát những đường cong vẽ dẫy núi Antai Mông cổ. Qua một thung lũng rộng, ở phía tây I-khê -bốc –đô chúng tôi sẽ đi theo một con đường lạc đà dẫn thẳng về phía nam.
Xuyên qua một đồng bằng đầy cát đến cái giếng Sagăng tô lôgôi cách năm mươi ki lô mét. Sau đó, chúng tôi phải đi gần hai trăm năm mươi kilômét trên một con đường khá tồi giữa những bãi đất sét mặn cho đến dẫy Nôin- bốcđô. Bên kia những trái núi này là bắt đầu bãi sa mạc khủng khiếp đô-lông-kha-li-gô-bi.. 
Một vùng cát rộng hướng về phía tây và ít nhất cũng rộng bốn mươi kilômét từ bắc sang nam. Cuối cùng chúng tôi sẽ đi đến những vùng cát mênh mông cuả sa mạc Gôbi ở Damga ra kéo dài đến biên giới Trung quốc. Theo lời bác Đắc khin thì những vùng cát này khô khan điêu tàn và được coi như là đât dữ, đi liều vào đó là việc rất nguy hiểm.
Người ta đồn rằng đầu phiá tây của vùng đô-lông-khali -gôbi cũng ác liệt lắm. Tôi cố gắng thuyết phục bác già rằng với tốc độ chúng tôi đi, tốc độ mà chính bác cũng đã rõ ở dọc đường thì chúng tôi chẳng có gì đáng ngại.
Vả chăng tôi cũng không có ý muốn trùng trình ở đây làm gì. Chẳng qua đến đó chỉ để quan sát các ngôi sao một lượt rồi quay về ngay, bác Đác-khin lắc đầu không trả lời nhưng bác vẫn cùng đi với chúng tôi.
Đêm đó trôi qua không xảy ra việc gì.
Sớm hôm sau, trời chưa sáng, bác Đác-khin đã đánh thức, tôi buộc lòng phải dậy. Tiếng động cơ kêu rầm rầm trong yên lặng của ban đêm làm cho các con chim ngái ngủ hoảng hốt. Trời lạnh làm tôi rùng mình, nhưng chui vào xe thấy ấm dần và tôi hạ cửa kính xuống. Đường khấp khểnh nhưng xe vẩn phóng nhanh. Vì quang cảnh không có gì lạ nên chẳng mấy chốc tôi đã ngủ thiếp đi. Một tay dựa thành xe, một tay đỡ đầu làm gối, tôi thiu thiu ngủ một giấc ngon lành. Một lúc sau xe lắc mạnh quá làm tôi tỉnh  dậy, tôi lấy la bàn định hướng rồi lại ngủ. Khi anh lái xe đổ lại thì tôi đã tỉnh hẳn, châm thuốc hút.
Chúng tôi đã đến chân núi.
Mặt trời tấn công dữ dội, lốp xe nóng bỏng đến mức không ai dám mó vào mặt talông đen đủi và ngoằn ngoèo của chúng.
Chúng tôi bước ra ngoài cho đỡ mỏi.
Tôi ngắm bức tranh màu sắc huyền hoặc ấy và nghĩ  rằng có lẽ nó là nguồn gốc của hoa văn xanh đỏ in trên những tấm thảm len Mông cổ.
Bác Đác-khin chỉ cho chúng tôi thấy, đằng xa về phía tây có một thung lũng rộng cắt ngang dãy núi. Khi mọi người đã ngồi vào chỗ, anh lái xe liền quành sang phải. Mặt trời hun nóng mái và thùng xe, chiếc động cơ nóng quá bỗng đâm ra yếu đi. Cho nên mỗi khi phải trèo dốc, dù là dốc thoai thoải chúng tôi cũng phải đi với tốc độ số một.
Xe cứ rú đều như vậy, nên Gơrisa đâm mệt và có vẻ chán nản. 
Nhiều lần tôi bắt gặp cặp mắt anh lộ vẻ oán trách nhưng tôi lờ đi vì tôi không muốn phí lượng nước trong vắt để làm nguội máy, mà cố chờ tới vũng đầm hay khúc suối nào đấy. Mong đợi cũng đáng công vì chẳng bao lâu về phái trái chúng tôi hiện ra cái dốc của một khe núi sâu thẳm, cỏ mọc dầy đặc.
Xe chúng tôi đi xuống đấy.
Xuống dốc được vài phút Gờrisa hớn hở hãm xe lại trên một bãi cỏ xanh. Cứ nhìn quang cảnh này, thế nào cũng có một con suối ở chân núi dốc thẳng kia.
Bóng núi trùm lên làm chúng tôi dễ chịu.
Chiếc áo quàng màu tím dịu nhạt ấy đã che cho chúng tôi cái nắng gay gắt của mặt trời, tên bạo chúa của sa mạc. Chúng tôi khoan khoái ăn bữa sáng. Khi ánh nắng mặt trời đã bớt, chúng tôi đặt mình làm một giấc ngủ ngày để lấy sức đi đêm.
Tôi ngủ một giấc dài và vừa mở mắt, đã nghe tiếng anh lái xe kêu lên:
-Quái! Cái gì thế này?
Anh phụ trách vô tuyến điện  nhảy xuống đất che lấp mắt chúng tôi mất một lúc. Súng lăm lăm trong tay, anh chạy vút về phía một đụn cát lớn, trên một mô đất thấp và bằng phẳng ở giữa hai mô đất khác, một con vật đang chuyển động. Tuy nó không xa chúng tôi mấy nhưng anh lái xe và tôi cũng không nhìn rõ. Nó nhích từng đoạn ngắn, chật vật, lúc thì cuộn lại, lúc giãn mình ra. Có lúc nó lại lăn lông lốc xuống dốc.
- Quả là một con vật kì lạ! Cứ như là một khúc dồi lợn vậy - anh lái xe thì thào nói vào tai tôi như sợ chọc tức con vật bí hiểm kia.
Thực vậy, con vật hình như không có chân, không có mồm, cũng không có mắt; nói đúng ra thì có lẽ ở xa nên chúng tôi không thấy mắt nó.
Cái của ấy trông như một khúc dồi lợn dài độ một mét.
Hai đầu trùi lụi, thành ra không hiểu đâu là đầu, đâu là đuôi.
Con giun khổng lồ bí mật của sa mạc đi quằn quại trên vùng cát tím.
Những cử động vụng về và chậm chạp trông vừa gớm ghiếc vừa thảm hại.
Tuy không cừ lắm về động vật học, tôi cũng nhận được đây là một giống hoàn toàn mới, chưa từng ai biết đến.
Tôi đi du lịch đã nhiều, tôi đã gặp lắm con vật lạ trong giới động vật Mông cổ nhưng tôi chưa hề nghe ai nói đến những con giun ma quái này.
Gờ-ri-sa kêu lớn:
Bẩn ơi là bẩn! Tôi sẽ bắt sống nó, nhưng tôi phải đeo bao tay vào đã, tay không mà mó vào nó thì tởm lắm.
Anh vớ lấy đôi bao tay bằng da và nhảy ra ngoài xe. Thấy anh phụ trách vô tuyến đứng trên đụn cát bên cạnh đang ngắm súng định bắn, Gờ-ri-sa kêu lên:
Đừng bắn, đừng bắn. Phải bắt sống lấy nó. Mày có thấy là nó hầu như có cử động được đâu!
Đồng ý! Nhưng có một con bạn nó cũng đến kia kìa-Misa vừa trả lời, vừa đặt súng cẩn thận lên đụn cát.
Một khúc dồi lợn nữa, giống như con trước, tuy có lớn hơn chút ít, đang lăn lông lốc trên dốc cát.
Đúng lúc ấy, bác Đác-khin ở trong xe kêu lên một tiếng lớn.
Có lẽ vì tiếng chân chạy thình thịch và những tiếng kêu của hai người bạn trẻ làm bác giật mình tỉnh dậy.
Bác ta ú ớ những tiếng gì không rõ, nghe như hai tiếng ”ôôi-ôôi”. Anh lái xe đã trèo lên đụn cát và đang cùng với anh phụ trách vô tuyến điện chạy xuống dốc. Hai người chạy nhanh lắm.
Các sự việc xảy ra rất nhanh.
- Gọi các cậu ấy lại nhanh lên, chết đấy, rồi bác lại kêu lên the thé:- ôôi -ôôi
Trước cái thái độ kỳ cục ấy, tôi ngạc nhiên chứ không sợ hãi, tôi hô lớn gọi các bạn tôi quay về. Nhưng, hoặc vì không nghe thấy, hoặc cố tình lờ đi, họ cứ chạy miết về phía hai con vật lạ lùng. Tôi định nhảy xổ về phiá họ thì bác Đắckhin kéo tôi lại sau. Tôi vừa tìm cách thoát ra khỏi tay bác, vừa chú ý nhìn các con vật kia. Anh lái xe và cậu Mi- sa đã chạy đến gần hai con vật  rồi, Misa đến trước anh lái xe một chút. Bỗng nhiên hai con giun cuộn tròn mình lại như xoắn ốc, màu vàng xám của chúng nó đổi sang màu lam xẫm.
Không kịp kêu, anh phụ trách vô tuyến ngã sấp mặt xuống đất và không cựa quậy nữa. Tôi nghe tiếng kêu của anh lái xe lúc ấy đã đuổi kịp người bạn nằm xoài cách hai con quái vật vài mét. Một giây sau, Gờrisa bỗng quặn người lại và ngã nghiêng. Người anh quay ngửa lên rồi lăn xuống chân đồi và biến mất.
Sau nổi khùng, tôi rút súng ra dọa lão. Nghe thấy tiếng tôi lên đạn lách cách, lão buông tay ra. Quỳ lên hai đầu gối, lão giơ hai tay về phía tôi. Từ lồng ngực lão bật ra mấy tiếng kêu khàn khàn: «Chế..! Chết ».
Tôi chạy vun vút lên đụn cát, súng lăm lăm trong tay.
Những con giun kì quái kia đã biến đâu mất.
Hai cái xác cứng đờ của hai người bạn tôi nằm thẳng trên cát còn lằn vệt đi vằn vèo của những con vật kinh khủng kia. Bác già Mông-cổ chạy lên theo tôi. Khi thấy hai con giun không còn đấy nữa, bác gieo mình xuống cạnh các anh bạn của chúng tôi. Lòng tôi quặn đau khi cúi nhìn thân thể nằm im của hai bạn, không còn một dấu hiệu nào của sự sống nữa. Anh phụ trách vô tuyến nằm ngửa đầu lên mắt hé mở, mặt bình tĩnh. Gờ-ri-sa, ngược lại, mặt nhăn nhúm như đột nhiên bị đau đớn dữ dội lắm. Cả hai trông đều xanh nhợt như người bị ngạt thở.
Mọi cố gắng của chúng tôi đều vô hiệu: nào là xoa bóp, nào là thở nhân tạo, bác Đác-khin lại còn cố chích máu cho các anh mà cũng chẳng ăn thua gì.
Chúng tôi thật là sửng sốt, kinh hoàng. Từ khi đi du lịch với nhau, chúng tôi  đã thân nhau lắm. đối với tôi, đây là một tổn thất nặng nề. Hơn nữa, tôi thấy hối hận vô cùng; nhẽ ra tôi phải cản không để họ chạy liều lĩnh tới những con quái vật bí hiểm kia. Chán nản, thờ thẫn, tôi im lặng đưa mắt nhìn quanh, mong nhìn thấy hai con vật đáng nguyền rủa kia để gài vào bụng chúng những viên đạn súng lục của tôi. Bác già Đác-khin  quì gối bên bãi cát, tấm tức khóc, và lúc đó tôi mới nghĩ đến việc nhờ có bác mà tôi thoát chết.
Chúng tôi khiêng hai cái xác vào chiếc xe ca-mi-ông nhỏ của chúng tôi, để họ lại trên bã sa mạc tím ngắt ghê gớm này thì thật chúng tôi không đành lòng. Và lúc đó, có lẽ, trong thâm tâm chúng tôi còn hy vọng họ chưa chết thật mà chỉ là bị một sức mạnh bí hiểm nào đánh cho choáng váng mà thôi.
Bác Đác-khin và tôi không nói với nhau một tiếng. Bác lo lắng nhìn tôi cho đến khi thấy tôi ngồi vào chỗ của Gờ-ri-sa và cho máy nổ. Lúc đạp chân ga cho xe chạy, tôi đưa mắt nhìn một lần cuối cùng cái nơi này, nó không khác gì các nơi xung quanh, nhưng ở đây tôi đã mất một nửa số người trong đội ngũ của chúng tôi. Lúc nãy, tôi vui vẻ hồn nhiên bao nhiêu thì bây giờ tôi càng cảm thấy cô độc bấy nhiêu...!
Chiếc xe bắt đầu chạy, tôi mở máy số một, các bánh răng cưa rít lên làm tôi không chịu nổi. Ngôi cùng trong buông lái với tôi, bác Đac-khin cứ chăm chú nhìn tôi.
Khi thấy tôi đủ tài lái xe, bác ta mới yên lòng.
Ngày hôm đó, chúng tôi không đi quá nơi cắm trại cũ và chúng tôi đã chôn những người đồng chí gần điểm thiên văn dưới một nấm mộ cao đắp bằng đá, vì hai cái xác đã bắt đầu rữa, chẳng còn hy vọng họ sống lại nữa rồi.
Tôi không khỏi rùng mình mỗi khi tôi nhớ lại cái đêm lặng lẽ trong dãy núi ảm đạm đó. Trời vừa tảng sáng, tôi đã phóng xe thật nhanh trên dam cuội đen.
Khi chúng tôi đã đi khá xa bãi sa mạc khủng khiếp Go-bi Giun-ga-ra, tôi mới cảm thấy bình tĩnh lại. Vùng Bô-lông kha-li gô-bi đầy cát rất khó đi đối với một người lái xe thiếu kinh nghiệm như tôi, tôi phải tập trung chú í vào việc này cho nên tôi tạm quên đi nỗi tang tóc.
Lúc dừng xe bên dãy núi rực lửa, tôi hết sức cám ơn bác già Mông-co.
Cảm động, bác cười nói với tôi:
- Lúc ấy tôi kêu: « Chết đấy! », thế mà ông vẫn cứ chạy lên phía trước. Lúc ấy tôi nắm lấy ông vì tôi nghĩ nếu thủ trưởng mà chết thì mọi việc đều hỏng cả. Vậy mà suýt nữa ông bắn chết tôi!...
- Tôi định cứu các bạn tôi. Lúc ấy, tôi không nghĩ gì đến tôi cả.
Tôi đã hỏi bác dẫn đường và nhiều người khác hiểu rõ về nước Mông-cô và đây là tất cả lời giải thích tôi đã được nghe:
"Theo một huyền thoại rất cổ của xứ này: có một giống vật tên là « Ôn-goi Khôc-khôi » sinh sống trong tận cùng của sa mạc ảm đạm. Chính bác Bac-khin đã u ớ cái tên này, mà lúc đó tôi cứ tưởng là hai tiếng: « ooi — ôoi'.
Con vật này chưa hề rơi vào tay các nhà thám hiểm, trước hết là vì nó sinh sống ở những vùng cát khô cằn, sau là vì nó làm cho người Mông-cổ rất khiếp sợ.
Mà khiếp sợ như vậy là đúng, như tôi đã có dịp chứng kiến: con On-goi Khôc-khôi có thể giết chết kẻ địch từ xa và làm chết ngay tức khắc. Tôi không thể nói được tại sao nó có cái ma lực bí hiểm ấy, có nhẽ nó phóng một luồng điện cực mạnh hoặc nó bắn ra một loại nọc độc.
Nhất định là khoa học sẽ có ngày biết rõ con vật đáng sợ này khi mà có những nhà thám hiểm may mắn hơn, sẽ bắt được nó và nghiên cứu nó kỹ càng hơn.
HẾT

Xem Tiếp: ----