ôi không hề trâng tráo Nói theo kiểu mà lúc đó tôi chưa qua lớp mười thì như vậy, vì với cha mẹ các người vẫn cố thủ chẳng biết làm sao cho vui lòng các ông bà đó được: -Vì tất cả là vô tình tôi ném miếng kem vụt qua cửa lớp, tai bay vạ gió, rồi miếng kem nó cũng vô tình bay trúng đầu cô giáo. Cằn nhằn chi chiết, tha hồ khép tôi vào mà những tội người lớn gán cho: -Thế nhưng cậu có nhận lỗi về mình? Đứa bạn chẳng mấy thân thiết của tôi nó kè cạnh xoi mói hỏi. Nhìn với bộ mặt đã đáng chán: -Nhưng tao không cố ý. -Ai chẳng biết cậu không cố ý. Cậu ở đó chỉ nói không vậy thôi sao? -Nhưng tao không cố ý. Chứ bây giờ tao phải làm gì? -Đi xin lỗi những hành động để việc đó xẩy ra, xin từng người, từng người một. Nó chìa hai tay ra trơ mắt giải thích như chính nó phạm phải. Nói thật to. Tôi suy nghĩ mà cho rằng sự luận thuyết nào cũng bỏ đi vì vô tình chế độ đã sản sinh ra những loại người, thuộc chỉ để thoát ly nên dù với ai và cuộc sống vẫn tiếp tục lãnh nhận những hậu quả của những bài thuyết giáo cứng ngắc và vô hậu làm sao những đứa bé đủ để hiểu những trí trá trong những cuốn giống như binh thư Tôn tẩn được mà chúng chỉ thuộc lòng dăm ba chữ để nói cho đúng theo ý nó, và làm theo đúng việc của chúng thế là cũng quá đủ và từ đó chúng quên hết gốc cội nguồn là người và chỉ suy nghĩ mình gốc cội, là một loài nào đó và chẳng bao giờ thay đổi hay trao đổi, để giữ lấy bản thể hoặc sửa chữa, sửa sai ngông nghênh với lý thuyết tự đẩu đâu và nhiều khi còn chuyển hóa ra các tư tưởng để rồi tự ru ngủ mình, hay đồng loại của chúng. -Xin lỗi cũng thế, mà ngồi yên tất nhiên có người đến sẽ đòi lỗi...rồi tùy muốn làm gì thì làm, đánh, phạt, đuổi học, cáo cha mẹ, họ sẽ làm, họ cứ làm miễn chắc là họ không giết tao được, tao không sợ. Tôi nói chừng như muốn cho mọi người nghe:-Chỉ có tiền là có tất.... -Nhưng ít ra đối với chính bản thân cậu, cậu phải tự nhận lỗi cái đã. -Đ m ù....tao không đi. Thằng bạn trời đánh trợn mắt nói rất thật nhưng chưa chắc: -Dù cho nó cho tôi là một thằng bạn liều lã dám xen xiá vào đời tư của nó cũng đành chịu vậy tôi cũng phải nói. Nếu muốn nó hiểu thì đợi chờ thời gian khi mộng tưởng qua đi: -Bố mẹ cậu chẳng dậy cậu quá quắt như thế. Cậu cả gan cầm miếng kem để ném để chọi đã là không nên không phải rồi, không xẩy ra như hôm nay thì thế nào cũng trúng bạn bè nào đó lại sinh ra bao nhiêu phiền hà mất lòng. Cậu thử tưởng tượng cái kem choét nhoè nếu dính áo quần hay tay chân...cậu dám cầm lên chọi, cậu thật cả gan. Nó khùng lên chộp cổ tôi một đứa bạn thật lòng với nó vừa hụt thì nghe: -Lớp chín tập họp. Tôi không mấy lo lắng bước vô xếp hàng vào lớp.....Những năm bảy tám,bảy chín, tám mươi. Sau cuộc chiến dài suốt phần tư thế kỷ cái đói ập đến làm hàng triệu người đói, người chết lả khắp hang cùng ngõ hẻm, người người đầu tắt mặt tối lo lắng để được một bữa no lòng, nhưng riêng tôi vẫn được cha mẹ cho đến trường, tôi vô thức không hiểu nổi học để làm gì, phần vì tuổi trẻ thiếu hiểu biết, phần vì hùa mình vào đám bạn bè thuộc loại lười học nên nhập nhiễm cái thói du thủ du thực khuậy phá là thú tánh lấy vui, vắng mặt cha mẹ trông coi làm bừa.-Đề nghị trả lời cho nghiêm túc. Câu hỏi gay gắt của một người công an lôi trở lại thực tế.. Tôi cũng trả lời người công an: -Vì không nghe lời cha mẹ nên lúc nhậu nhẹt sa đà tôi ăn nói bừa bãi, cái miệng thánh tướng hại xác phàm. -Thưa anh trong lúc ba sợi em cương với thằng bạn nên nói bừa, sự thực em chẳng biết mô tê mốc tếch gì ráo trọi, xin anh cứ ra hình phạt gì để cho em chừa bớt cái nết đó, cho cha mẹ em thấy có nhà nước sửa phạt mà lòng họ mãn nguyện đỡ kèo nhèo lắm lúc.... Tôi nghĩ đến lúc mình ở tù may ra cha mẹ mới rủ lòng thương xót. Nghĩ như thế nhưng trong con mắt vẫn nhìn vào cái bụng của chàng ca và như thầm muốn hỏi: -Cái bụng anh như thế này vậy trường hợp chạy mà bắt phạm cũng chẳng ra gì ráo trọi.Còn thực tế tôi đã trở thành đứa bỏ đi, hoang đàng trắc nết từ khi la cà với đám du thủ du thực hoặc chung đụng với những bầy con gái dễ nết. Lòng tôi đâm ra mê muội quên không gian thời gian, vùi đầu vào bụng, vào nách, vui vầy với mùi sắc vốn có của loài hoa quyến rũ bướm, của loài hương chài chiện ong, của loài cóc cái thu lôi cóc đực, trong lúc cao nhất, của thời điểm dồn ứ, của mùa loài vật giăng tơ tìm bạn tình, của tuổi của sản sinh ra khí huyết, để chỉ làm nhiệm vụ truyền sinh, vô tư với những gì có mặt trên trần gian, suy nghĩ lúc đó là một mớ không gian trung hòa trơ trẽn, ném vung đi tất cả trí tuệ, hay con tim của con người chỉ còn những đam mê lú lẫn của giống động vật là người, thậm chí quên cả cha mẹ, anh em, dồn tất cả cho cái mình tha thiết. Nói cho cùng câu chuyện nếu chỉ có vậy thì cũng chẳng đi đến đâu hết. Cái khổ trên đời là chữ nhưng và chữ nếu: Chính bản thân cô ấy nói rằng: -Hình như em tắt rồi. -Cái gì? Tôi hốt hoảng. -Gần hai tháng đó chứ chẳng chơi ạ! -Thôi mình phải đi năn nỉ anh hai giúp đỡ nhé? -Chắc là như vậy rồi.Tôi cúi đầu chẳng nói thêm được một tiếng nào, lẳng lặng bước đi qua khúc rẽ con đường, lối đi này thường thường hàng ngày hàng đêm đến với nàng hôm nay tôi thấy xa vạn dặm, xét rằng có rồi đây sẽ buồn và khó khăn hơn trước nhiều nữa cái gì chính mình gây ra hôm nay đã choàng khoác vào chính bản thân rồi. Ngày mai tôi sẽ phải về tuốt tận miền quê xa xôi hẻo lánh xứ sở của nàng, và thưa với gia đình nàng thương tôi giúp đỡ, để tiến hành cuộc hôn nhân chuẩn bị cho thằng bé ra đời. Tôi sẽ đặt tên nó là (hỏng ăn) cũng như chính bản thân mình thua một ván cờ, cũng chẳng sao cả vì sớm muộn tôi cũng phải lập gia đình thế thôi. Khi đến nơi nhà của gia đình nàng, ối trời đồng không mông quạnh chỉ nước và nước, xa xa có dăm ba con cò trắng vụt bay khi tôi đi xe máy về tiếng nổ làm chộn rộn lũ chim, vụt bay đi hướng khác và nhiều người thấy lạ, khi có tiếng xe máy làm như lần đầu tiên thấy được, tôi phát nhợn người khi nghĩ đến rằng một ngày nào thằng con vô tình bò xuống đất bơi ra sông rồi dần ra biển rồi ra tới biển đông đi qua châu lục khác. Cũng chưa bằng hôm tôi ngồi trên chuyến phà về vùng sông nước làm đám cưới cho con. Cái thuyền mấp mé bờ nước khoảng vài tấc mà phía trên có cả hàng chục xe vừa lớn vừa nhỏ làm tôi có cảm tưởng như mình qua một cơn đi biển làm cho mình có cảm tưởng như mình trải qua bao nhiêu cơn thử thách, khi vào cũng gặp may vì không có cơn mưa nào chứ mà nếu có thì hai ba ngày sau mới ra khỏi, là vì đất ở đây nó mưa thì nhão mà nắng thì cứng chắc đi xe hơi vào được dù sao cũng còn phải nhớ đến lúc đón con dâu, đi nhà thời làm lễ cưới thì phải mang theo cả áo cưới theo vì lúc đó chưa mặc. Trong cuộc đưa đi làm lễ cưới có câu chuyện đáng buồn là chỉ vì người phần đông, từ thành phố đi về miền ruộng, chưa có kinh nghiệm nên sắm sửa giầy cao gót, mặc jup sườn xám sau bị dính đất quá nhiều vợ chú T. không đi được chú bèn phải mua một đôi dép khác nhưng sau cũng chẳng đi được ông chồng bèn phải cầm hai đôi hai tay nên sau sinh cáu quạu cọ trong bàn tiệc cho đến bây giờ vẫn còn nhớ mồn một không bao giờ quên được, và rồi trong bữa tiệc ngày hôm đó cũng cho một số người một bài học, tức là từ trước giờ chưa bao giờ nghĩ đến được những cuộc sống vất vả của bao nhiêu người vùng dưới đâu. Tôi nghĩ họ ai cũng như ai những tưởng mình sung sướng lắm nên tôi nói to: -Về vùng sông nước này nhiều cực khổ lắm đó chứ nhưng không mà có gạo ăn ư? -Vậy nhưng mà vùng này đi theo c. m. nhiều lắm chứ chẳng chơi đâu ạ, nhưng vô tình cho đến nay ai cũng như có cảm tưởng bị lừa là vì hứa cho nhiều nhưng khi chiến thắng xong cho những người tham gia chỉ được một số tiền nhất định rồi cho về vườn. -Bởi thế con cháu sinh sau đẻ muộn khi đã được làm một chức gì sẽ hết những gì mà ông cha chúng bỏ xương máu, đó cũng là một kiểu vắt chanh, những tưởng chúng không hiểu nhưng đừng nghĩ vậy.Dù sao chính tôi phải suy nghĩ lại những gì mình đã làm và sửa sai. Có điều nước mắt chảy xuống tôi có mở mắt to ra mà biết đâu. Chính cha mẹ tôi mua đất, xây nhà và rồi lại mua xe nữa, lại nữa anh hai tui chết đi tôi được thừa hưởng những thứ đồ đạc mà ảnh vẫn thường làm, nên cho đến nay mới biến thành một ông thợ bất đắc dĩ. Khi tôi viết những dòng này anh có thông cảm và hiểu thấu chăng nỗi ân hận buồn tủi vì có anh em mới sáng mắt lên, còn bố mẹ nói chẳng bao giờ nghe cả.Tại đây chính tôi ngưng một phút tưởng niệm vong hồn anh cầu chúc anh sớm siêu thoát.những năm đói nhứt trên đất Việt