Chương 13

Con chim trắng nhỏ bé của tôi đã bay mất về trời, năm đó. Để lại cho tôi một lời hẹn không của những ngày chủ nhật bâng khuâng rơi mãi trong đời. Em là tiếng chuông mơ hồ rung lên trong quê hương trái tim tôi, ngân nga đã suốt bảy năm rồi không mỏi. Vẫn là em ngoan ngoãn như ngày nào, với môi cười và mắt nhìn đằm đằm yêu thương. Em chi nè anh. Rồi em ngồi xuống bên tôi, với những công việc bận rộn cũng có có, hoặc khi một mình tôi với những phiền toái, những nỗi buồn quanh quẩn đeo đuổi. Em ngả đầu ngủ ngoan như nai giữa những giấy tờ sách báo bừa bộn trên bàn tôi, chờ tôi làm xong công việc. Dậy thôi, đi và nói chuyện với anh, đi và hờn giận dỗi cho anh dỗ, đi và cười phụng phịu cái má đòi anh mi cả hai bên. Em Chi nè anh. Em đòi điếu thuốc trên tay tôi và ngồi xuống im lặng cho đến khi tôi bỏ được những buồn phiền nặng nề trong đầu, quay sang nói chuyện với em. Anh vẫn nhớ em đầy ắp biển cả, nhu bao giờ. Nhớ em như một thiên thần bản mệnh, phù hộ và an ủi trên mọi lối đi lối về của đời sống lại lùng sấy. Đã tưởng tôi mất em, nhưng thực sự là mới bắt đầu có em, rạng rỡ hơn bao giờ.
Cuối mùa thu năm đó tôi trở về để tiễn những cơn mưa muộn màng của Sài Gòn, để thấy thành phố bụi đã có một chút thay đổi. Con đường trước cửa nhà em có hai hàng me đã bị đốn đi để người ta mở thành một con đường rộng nườm nượp xe cộ và tiếng động suốt ngày. Tôi trở về để có một lần điên lên, tới đập tay thình thình vào hai cánh cổng sắt nhà Chi rồi lầm lũi bỏ đi. Hai cánh cổng cao đen đủi đã khép lại như chôn kín căn nhà nhiều cây cối trong đó, nhốt kỹ con chim nhỏ dễ thương của tôi. Mỗi lần ngang qua nhìn vào, hồn tôi lại thắt đau, nghẹn ứ. Trở về căn phòng đã ẩm mốc những bàn ghế sách vở, để thấy bức từơng trong phòng mình như rộng mãi thêm, tôi bỗng cảm thấy trong khi đi, khi ngồi, khi đứng, khi ăn, khi nghỉ ngơi có lẫn một chút gì chán nản, mệt mỏi. Chị Hà bảo, Huy như người mất trí, chị chịu chả giúp được Huy gì cả. Ngày nào Huy xếp đặt kỹ lắm về việc học hành, cuối cùng lại để lỡ mất. Huy có nhớ Huy đã nói với chị những gì không? Tôi lầm lì trong mọi động tác quen thuộc, trong mội câu chuyện hàng ngày. Trường có viết thư cho tôi, cùng cả những dòng thư của Liên và Chúc trong một phong bì, tôi cũng chẳng nghĩ gì tới việc việt lại cho họ. Căn nhà đóng kín cổng trên con đường cây cối mới bị đốn hết đi là nỗi thao thức lớn trong quãng thời gian này. Tôi không thể nào biết nổi Chi có còn ở trong căn nhà đó, hay ở một nơi nào khác mà tôi chưa biết tới. Mất liên lạc với em, tôi lao đao thấy rõ. Công việc định làm là sẽ sơn phết lại vài thứ đồ đạc trong phòng và dọn dẹp bớt đi một ít đồ cũ, rồi cũng chỉ mua được hộp sơn và những cây cọ bỏ đó. Cho đến vào tháng sau, khi tôi thấy mẹ Chi trên cùng một lối qua đường trên phố với người đàn ông (hẳn là ông Chương) tôi mới cảm thấy yên ổn đôi chút. Đôi chút thôi, nghĩa là vẫn còn có thể nhìn thấy bóng dáng em ở những nơi quen thuộc, ở đâu đó trên khuônn mặt những người thân thuộc của em.
Tôi đợi. Rồi trời mùa hạ thăm thẳm, xanh biếc. Một bầy chim trắng đã đưa Chi về trời, đưa Chi vào cõi muôn đời. Ngày nào tôi đã tưởng tượng tới, một buổi tối đến thăm em với nhánh ngọc lan trên tay, với tâm hồn cỏ dại héo úa. Em nằm xuôi tay lạnh ngắt trong một căn phòng đầy hoa, chiếc áo trắng em mặc phủ kín gót tôi vẫn còn nhận ra cái chấm màu xanh vương vào của một lần em ngồi bên xem tôi vẽ. Tôi đã đặt nhánh hoa trắng trên tay em và cúi xuống hôn lên trán vĩnh biệt. Nhưng đời sống đâu có sẵn những hình ảnh thật đẹp thật chiều chuộng của mộng tưởng như vậy. Tôi mất Chi, chẳng còn được nhìn em một lần vĩnh biệt. Nhận được tấm thiệp nhỏ của mẹ Chi, báo tin Chi chết, tôi đã lịm người đi trong giây lát. Cũng là buổi sáng chủ nhật, những tiếng chuông rung lên tới một âm lượng cực độ. Bầu trời rẽ ra, hồn tôi rẽ ra. Tôi đi như chạy tới nhà Chị Mẹ Chi đón tôi, mặt bà lạnh băng như tượng sứ. Tôi không nhớ là đôi mắt mình đã ngó bà dữ dằn như thế nào trong giây phút kinh khủng ấy. Em Chi đâu. Em chi của tôi đâu. Nhưng tôi vẫn chết sững ngó bà, cho đến khi không còn chịu đựng nổi cái im lặng kinh khủng ấy nữa, bà ôm lấy mặt oà khóc nức nở.
Tất cả những cây cối trong vườn nhà Chi hình như đều cúi đầu chịu tang. Chịu tang cho một mùa yêu dấu đã chết. Cây ngọc lan trên lối đi không còn toa? hương và chắc sẽ không bao giờ còn tỏa hương nữa. Lúc tôi như người vô hồn trở về chân dẫm nát bồncỏ trước nhà một cách tàn bạo. Mẹ Chi nắm chặt lấy cánh tay tôi:
- Xin lỗi em. Vô cùng xin lỗi em.
Tôi lắc đầu nguầy nguậy:
- Không, cháu không hề ân hận hay tiếc nuối gì – Chúng tôi đầm đìa nước mắt nhìn nhau - Mọi sự hình như đều đã sắp sẵn cả, cháu tin như vậy.
Những chủ nhật sau đó, tiếng chuông chỉ còn là những âm trầm ngân nga, đổ chậm từng tiếng rời rã. Tôi bình tĩnh đến không ngờ. Nhớ Chi, miệng tôi ngọt lịm. Nhớ Chi, đến thăm mẹ em. Người đàn bà sầu muộn bây giờ mang một màu áo đen tuyền, bà chỉ lên cái chuồng chim bồ câu với nhiều màu hồng màu đỏ, cái ô cửa tròn vắng lặng, giọng đau đớn. Em xem, chúng bỏ đi cả. Hạnh phúc là một con chim đến thăm, rồi một ngày nào không hẹn trước nó bay đi mất. Người đàn bà đã hẹn lỡ hạnh phúc một lần và lại hẹn lỡ thêm một lần nữa. Ngày xưa tôi cứ nghĩ, nếu khó nhọc với hạnh phúc thì sẽ giữ được nó, đến bây giờ nghĩ lại, tôi biết mình đã lầm lớn. Cái gì là định mệnh thì vẫn có thực. Giọng bà có lẫn cay lẫn đáng. Tôi không còn ở nổi căn nhà này nữa. Có lẽ một ngày nào tôi phải nghĩ tới chuyện bán nó đi. Bà hỏi lại tôi. Em tiếc gì không, em óan trách tì không? Tôi trả lời bà: Cháu cảm thấy thật yên ổn khi nghĩ rằng, như thến là hơn. Hình như không thể khác được. Mọi sự đã có những sắp đạt. Người đàn bà héo hắt đến tội nghiệp. Tôi mong sẽ nghĩ được như em, sống được bằng tâm tưởng như em. Có một điều là cái chết thảm quá, đột ngột quá mà không ai có thể ngờ được. Bà cắn chặt môi, những đầu ngón tay quấn lấy nhau kêu lên đau đớn: Trời ơi sao tôi không cùng đi chuyến bay ấy. Cái gì là định mệnh thì vẫn có thực, một câu nói thường chỉ là tự biết để an ủi, song không ai dám phủ nhận nó. Một sự kiện rất thường: ông Chương được bổ nhiệm giữ một chức vụ Ở nước ngoài, được phép mang gia đình theo. Thật đơn giản và ngay cả chuyện mẹ Chi không thể cùng đi một chuyến vì phải lao thu xếp mọi thứ, mọi liên lạciuseoghiedchu còn dang dở, đó cũng là một sự kiện đơn giản. Nhưng chuyến bay cất cánh 8 giờ tối hôm đó đã nổ tung trên trời khi chưa ra khỏi không phận, sự kiện trở nên bất thường quá đáng. Xác cả trăm hành khác rải trên diện tích một cây số vuông đồng bằng đều được tìm kiếm và xác nhận đầy đủ. Duy nhất có xác của một hành khách nhỏ, cô bé mười ba tuổi rưỡi được ghi nhận là mất tích. Theo lời yêu cầu đặc biệt của thân nhân, hãng máy bay đã bỏ hai ngày công tìm kiếm nhưng cuối cùng đành vô vọng. Mẹ Chi đau đớn khi kể lại với tôi, nước mắt lúc nào cũng đầy. Và bà luôn kêu trời: Trời ơi. Trời ơi, sao lại có thể thế được. Tôi nói với bà, một câu nói trong mộng tưởng của tôi: Anh Chi là chim mà, em ấy phải về trời chứ.
Tôi tin thế. Con chim trời đã trở về với trời là quê hương của em. Thiên đường em đã đến, để lại một lời hẹn cho tôi. Miệt mài đã bảy năm, tôi vẫn còn lang thang trên những con đường ngang dọc của đời sống mình. Tôi có quen thêm vài người con gái khác, đôi khi cứ nghĩ đó là một tình yêu rực rỡ, bởi lúc nào thì tôi cũng sống thật với mình. Song chỉ là nhữgn giấc mơ không. Những đau thương những xót xa có thật, còn một thiên đường hẹn thì vẫn mù lối. Tôi hiểu, bắt đầu biết tìm kiếm là bắt đầu biết cô đơn, nhưng sao tôi vẫn không dứt bỏ được một đời sống đầy ắp mộng tưởng. Anh Chi lúc nào cũng là cái bóng lớn đi theo. Hình ảnh nhạt nhòa của đôi mắt em chợt có những lúc sáng rực, nhìn tôi chăm chăm. Và mảnh thủy tinh mà tôi còn giữ, mẩu giấy nhỏ với một lời lhẹn cho đến bây giờ vẫn y nguyên vậy, sống đầy với hơi thở tôi.
Cuối năm ấy tôi đã trở lại thăm Đà Lạt, thăm lại nơi chốn đã ghi dấu một thời mộng tưởng đậm nét nhất của đời mình. Đà Lạt, cũng vào đúng những ngày lạnh của mùa đông năm nào tôi đã tìm tới. Tôi đốt lò sưởi giùm cô Ngàn, phát quan giùm cô một khu rộng trước cổng nhà mà cỏ cây đã mọc lại um tùm. Tôi đi lại trên những con đường ngày nào tôi và Chi hay đi, thăm lại nội trú Domaine de Marie và những con dốc những gốc thông già nuạ Không có gì khiến tôi xúc động quá đáng, ngoài nỗi nhớ Chi và khi nghe tin soeur Catherine, người nữ tu mắt to đã bỏ đời sống tu trì mà trở về đời sống bình thường, ngay cuối mùa thu năm ấy. Một tâm hồn có thể lại phiêu lưu trong đời sống mộng tưởng rồi đây, tôi nghĩ thế và không khỏi có những e ngại giùm cho một nữ tu đầy lãng mạn tính. Có thể nào chính vì chuyện tôi và Chi đã khiến người nữ tu ở tuổi con gái thấy có một... thiên đường khác quyến rũ hơn? Điều này cũng đã làm tôi băn khoăn trong một khoản thời gian sau đó.
Tôi trở lại Đà Lạt cũng để báo tin cho những con đường, những cây cối, những hoa những cỏ, mặt nước bờ hồ lạnh lẽo và những người thân thiết là Chi sẽ không bao giờ còn thăm lại họ nữa. Liên và Chúc sửng sốt bỏ dở bữa cơm. Ở nhà Trường hôm ấy cũng có mặt cả ông chú Thuyên, người đàn ông để râu mép và có đôi mắt đã ám ảnh tôi một cách khó hiểu dạo này. Chúc tìm tấm ảnh của Chi mà nàng đã chụp vào dịp chúng tôi tới trại của chú Thuyên chơi, đem chuyền cho cả nhà coi. Một tấm hình duy nhất được chụp rõ ràng trong nửa cuộn phim còn lại mà nàng đã phá máy của ông anh một cách vô tội vạ. Chú Thuyên cầm tấm ảnh lâu nhất, ông gật gù: Đây là một nhân vật có khuôn mặt và đôi mắt tôi đi tìm.
ông bắt Chúc tìm lại cho bằng được phim của tấm ảnh đó và tỏ ý muốn phóng lớn. Tôi bằng lòng ngay và theo đến phòng tối của ông mới thiết lập, theo lời ông nói, đây là một máy phóng đại có thể phóng lớn hàng trăm lần tấm phim. Tôi chờ ông suốt hai buổi mới chỉ được xem một tấm hình thử lớn bằng cuốn vở mở đôi. Phim nhỏ quá với lại chụp không được rõ nên phóng lớn hơn sẽ mờ, mất hết nét. Tôi đề nghị lẫn thách thức ôgn: chắc chắn chú có thể vượt qua tất cả những kỹ thuật thông thường được. Chú thử nghĩ tới một tấm hình to bằng cái bàn xem sao. Thường ham mê ảnh và hắn cũng phụ họa với tôi. Ông chú nhiều đam mê nghệ thuật, liên tiếp mấy ngày cặm cụi trong phòng tối, đã hoàn thành một tác phẩm phi thường: tấm ảnh vĩ đại một bề một thước hai mươi phân và một bề một bề một thước tám mươi lăm phân. Vì phóng quá lớn nên tấm ảnh đã mờ xuống thành một màu tro xám, các nét đã nứt rạn thành những chấm tròn và ô vuông. Nhưng cũng chính vì thế mà tôi thấy tấm ảnh trở thành một bức tranh tuyệt vời.
Tấm ảnh ấy tôi được tặng lại. Trường, Chúc và Liên cũng đều muốn vậy. Tôi đã cảm động ứa nước mắt lúc cám ơn chú Thuyên. Tôi cuốn tròn tấm ảnh đem về và bồi lên một mặt gỗ dày. Có một chỗ độc nhất mà tôi nghĩ tới để đặt tấm hình này, đó là bức tường rộng nhất trong phòng tôi, đối diện với cửa phòng. Khi vừa từ cầu thang bước lên, hình ảnh Chi hiện ra: Mái tóc và khăn quàng bay trên bờ vai, đôi mắt em mở lớn nhìn tôi dễ thương, đằng sau là đám cành cây mùa xuân không lá, chỉ có những chấm nụ.
Đinh Tiến Luyện
Saigon, tháng 7-1973

Hết


Xem Tiếp: ----