Phỏng dịch: Nguyệt Trinh

Giới thiệu tác giả:
Deborah từng sống tại Massachusetts cùng với chồng và đứa con trai nhỏ. Câu truyện ngắn dưới đây của cô, The Incredible Appearing Man, đã được giải Editors' Prize của Missouri Review năm 1995. Truyện giả tưởng và các bài tiểu luận (essays) của cô xuất hiện trên North American Review, the Chicago Review, và một vài hợp tuyển văn thơ. Cô còn là thành viên của hội ái hữu Illinois Arts Council. Nếu không vì niềm hân hoan ấy hẳn câu chuyện dưới đây khó thành hình. Dưới đây là cảm nghĩ của cô.
Tôi viết The Incredible Appearing Man trong thời điểm khi chợt nhận ra, phần đời mà mình sẽ chẳng bao giờ đụng đến nữa đột nhiên biến mất. Một thời sinh viên hoa mộng, những đêm thức trắng lo bài vở thi cử, giây phút tấu hót cùng bạn bè từ Austin, quán rượu, tiệm ăn, đến New Orleans hoặc từng chuyến du lịch. Ðó là miền đất đầy quyến rũ trong những năm đôi mươi của đời tôi. Miền đất ồn ào thật vui tươi, nhưng lại đánh gục tôi bằng nỗi mất mát tổn thương và mối tình đầu không kết quả nhưng chẳng dễ gì quên lãng được. Phần đời ấy đã trôi giạt khỏi tôi mỗi lúc mỗi xa. Phần đời ấy thuộc về một vùng xa xôi không bờ bến. Ðến nửa đời mình, tôi thênh thang giữa những miền xa lạ, cạnh chồng con. Tôi có công việc chuyên môn ổn định mà vẫn giằng co tìm thời gian để viết lách, để tìm phương hướng cho một người bị dằn xé nội tâm. Giữa thời điểm này, tôi muốn nghiêng mình cúi chào phần đời ấy trước khi nó bềnh bồng xa thật xa, và tôi khó thể nào hồi tưởng được.
Vùng đất hoang dại đã một lần cho tôi yêu thương, đã một lần làm tôi đau khổ. Tôi bồi hồi cho sự lầm lỡ của mình khi nhớ về chuỗi thời gian ngụp lặn say mê trong tình yêu mù quáng ở tuổi đôi mươi đã qua. Song, tôi không gạt bỏ, không đào sâu gốc rễ hoặc tiếc nuối ân hận. Lòng tôi chẳng muốn được gỡ rối hoặc thoát khỏi cạm bẫy. Tôi muốn xây nấm mộ cho khoảng đời hoa mộng khờ dại ấy, tôi còn muốn tán tụng, đánh dấu nó trên vùng đất mới của mình để tôi mãi mãi thần thoại hoá nó. Nó mang niềm vui thật lớn cho người cầm bút, khi đúc kết câu chuyện thần tiên từ kinh nghiệm riêng tư của chính mình. Có thể cách chữa trị tốt nhất để xoa dịu vết thương lòng và để tự gìn giữ bản thân mình là đốt tan tành chiếc cầu bắt về miền quá khứ và tiếp tục bước đến phía trước. Song, tôi tin tưởng vào nghị lực sâu xa của người cầm bút, lúc tâm hồn yếu mềm của họ từ miền quá khứ trở về ào ạt, họ vẫn đón nhận, nhìn lại bản thân mình. Ðó là điều mà khó ai có thể hoặc sẽ phải đương đầu nổi.
Do đó, câu chuyện dưới đây là lăng mộ cho vùng đất đã mất trong lứa tuổi đôi mươi của riêng tôi. Cho miền California tráng lệ, là một phần bối cảnh của câu chuyện. Miền đất đầy dẫy khu rừng phù du âm u và tràn ngập ánh sáng diễm ảo mà tôi thật khó lòng vượt qua khỏi cám dỗ và thử thách. Hãy chôn liệm mối tình gẫy đổ, dù nó chỉ là hình ảnh mờ nhạt qua tấm gương đục ngầu, là làn khói đen èo uột trên đầu ngọn nến hoặc chỉ là đống cám sắt vụn nát.

°°°

- Thợ sửa ống nước.
Hắn bảo thế. Chiếc mũ Panama hoa hoè, kính mát đậm màu, áo xanh quần jean, giày cao bồi rất lãng tử, nhưng trung tâm điểm chính là nụ cười rạng rỡ.
- Tôi không hề gọi thợ sửa ống nước.
Hắn lấy quyển sổ từ túi áo, chăm chú nhìn vào.
- Thợ sửa ống nước, chẳng sai!
Nơi hắn toát ra mùi dễ chịu như mùi xả non, mùi khuynh diệp tươi mát từ vùng đất California. Tôi nén hơi thở ấy vào lòng, nhìn thẳng hắn.
- Tôi dám chắc ông không phải là thợ sửa ống nước. Ðồ nghề đâu chẳng thấy?
Hắn tựa vào cánh cửa gió. Trên vành tai trái lấp lánh màu tim tím, đồng tiền lún sâu bên má trái. Hắn cười thật tươi thêm lần nữa.
- Ðể ngoài xe được không? Cho tôi xem xét một vòng.
- Không được.
Hắn nhìn xuống chân.
- Cô bảo tôi không phải thợ sửa ống nước?
Tôi gật nhè nhẹ. Hắn liếc vai nhìn ra chiếc Toyota chỡ hàng cũ kỹ đậu ngoài xa. Tôi nhận ra gân guốc nổi trên đôi vai hắn. Chẳng hiểu sao nó có thể dính liền chiếc cổ ốm tong như cành dây leo xương xẩu. Hắn thốt bằng giọng California.
- CÔ thật không tin?
- Không!
- Tôi sẽ trở lại chứng minh cho cô rõ. Chờ nhé.
Tôi nhìn hắn bước ra xe. Sỏi xào xạC tung dưới đôi dày cao cổ. Hắn chẳng còn trẻ nữa. Dáng cao bồi với chiếc quần jean thật căng và lọn tóc đen ló quanh vành nón. Biết có phải để che mớ tóc đang đổi màu? Khi ra đến xe hắn quay lại nhìn tôi. Tôi đếm một, hai, ba thì đóng cửa vì chẳng dám nhìn lâu hơn khi tay mình run rẩy. Tôi tự nhủ chẳng sao cả, nhưng tay tôi vẫn run lạ thường.
Vào ngày thứ Ba, bà vú (Mrs. Burdowski) đến chăn thằng con năm tháng (Alex) để tôi đi làm. Bà vú vừa cho thằng bé bú sữa mà tôi đã vắt và cất trong bình nhựa vừa cằn nhằn bảo nên tập nó ăn cốm. Tôi nựng nịu con "Mẹ ác độc quá đi, không cho con người ta ăn mà bắt bú hoài." Tôi tin tưởng bà vú nên yên tâm để bà chăm nom thằng bé một tuần hai ngày cho tôi đi dạy. Thời gian này rất khó tìm được chỗ dạy ở Cleveland nên tôi thật lo lắng muốn giữ công việc, dù chỉ dạy bán thời gian.
Hôm nay tôi giảng về một đề tài mà tôi chưa từng thử qua bao giờ, "The Metamorphoses" (Trạng Thái Biến Hoá) của Ovid. Buổi giảng kết thúc, tôi phát tờ chương trình cho sinh viên tìm đọc một số tác phẩm của Shakespeare, Whitman và Frost, thêm vào đó là Alice Walker và Toni Morrison. Theo tôi nghĩ, cách tốt nhất là chọn Ovid để giới thiệu nền văn hoá Hy Lạp và La Mã mà không cần phải lôi kéo xô đẫy đám sinh viên của mình đến chỗ bức tóc la làng về Homer và Virgil. Tôi đã ngán ngẫm đầu hàng "The Metamorphoses" của Ovid qua lần đầu đọc nó ngay ngưỡng cửa đại học vì toàn những câu chuyện thêu rồng vẽ rắn, nhưng bây giờ cái nhìn của tôi lại khác. "The Metamorphoses" chứa đựng đầy khoái lạc của nhục dục từ những câu chuyện huyền thoại về tình yêu, xác thịt và cái chết, về sự tạo dựng và hủy hoại. Có lẽ các nhà làm phim Hollywood nên để mắt vào tác phẩm của Ovid.
Ðất, Trời và [mây] Nước đã trào dâng và tan biến vào bóng tối,
Chẳng sinh động vật nào biết đến miền đất ấy, vùng biển ấy
/° Thuở khai thiên lập địa sinh động vật chưa hiện hữu °/
Nơi chỉ có nóng hoặc lạnh Nơi chỉ có gai góc hoặc phẳng lặng Nơi chỉ có đầm đìa hoặc khô cạn.
/° Tất cả chẳng có sự trung lập, cũng chẳng có sự quân bình °/
Nơi nhượng bộ đi đến chỗ không khuất phục Nơi sức nặng rơi vào chốn không trọng lượng
/° Thời kỳ không luật lệ, không thứ tự °/
(Earth, Air, Water heaved and turned in darkness, No living creatures knew that land, that sea Where heat fell against cold, cold against heat - Roughness at war with smooth and wet with drought. Things that gave way entered unyielding masses, Heaviness fell into things that had no weight.)
Tôi thật tình không chắc sẽ giảng giải nổi cho đám sinh viên của mình hiểu. Màn kịch của sự biến hoá, làm thế nào để thay đổi được? Hiện nay các nhà Nhân Chủng Học đã nhìn nhận, suy nghĩ tiến hoá của sinh động vật cả nghìn năm, chỉ xãy đến cho một vài thế hệ sau. Sao không? đến khi nào ta mới lo lắng về điều sẽ xãy ra cho một đời người. Làm thế nào mà niềm suy nghĩ, lý tưởng đã từng gây cảm hứng sôi nổi, bốc đồng ở tuổi đôi mươi lại thay đổi, có cái nhìn khác hẳn, đôi khi tàn nhẫn nghiêm khắc một cách không nao núng khi vào tuổi bốn mươi.
(Anthropologist now admit that major advances in certain species thought to have occurred over thousands of years probably happened within the space of a few generations. Why not, when you consider what can happen in the space of a lifetime? How an ideology, inspiring at twenty, turns relentless by fortỵ)
Ðến lúc ấy, ta mệt lử vì cứ mãi tô đậm vẽ hồng về hành động, về câu chuyện của mình. Ta sẽ bảo, "Ta hành động như thế vì lòng bất ổn. Ta hành động như thế vì muốn tự huỷ hoại mình." Ðôi khi ta bào chữa, "Nó đến bất ngờ, ngẫu nhiên." Hoặc sẽ nói, "Ta không biết gì cả. Ta không biết tại sao." Làm cách nào cắt nghĩa được ta đã nhừ tử từng ngày khi phải gom góp nhặt nhạnh niềm thống hối đã quay vòng rượt đuổi ta qua năm này tháng nọ? Ta khổ sở về việc đã khiến ta nhọc lòng. Từ một việc nhỏ nhoi, ta bỏ mặc không thèm đếm xỉa, để tự hờngiận u oán sinh sôi nảy nở, và ta sẽ bảo "Ta chẳng hiểu cách gì sự việc lại xãy đến như thế. Ðã có sự đặtđể từ cõi nào. Số mệnh!"
(How to explain that you grow tired of raking up all those spinners of regret that whirl down year after year? You let a sapling grow once in awhile, without pulling it up. You say, I don't know how it got there. It just grew.)
Trong lớp, đề tài về Ovid bùng nổ. Cô sinh viên trong chiếc váy da màu đen chẳng thích thú về câu chuyện tình thần thoại Hy Lạp của Nữ Thần Sông Daphne và Thần Mặt Trời Apollo Phoebus (1). Nàng muốn biết, Apollo có quyền lực gì mà dám săn đuổi Daphne trong rừng sâu dưới đỉnh Parnassus khiến nàng phải biến thành cây chết. /° Nàng sợ hãi muốn thay hình đổi dạng hy sinh nhan sắc của mình để khỏi rơi vào tay Apollo, nên đã cầu xin cha mình là giòng sông Peneus cho biến hình và trở thành cây nguyệt quế (2) °/ Mộtsinh viên khác còn tệ hơn, chắc chắn đã không chịu học bài, còn hỏi ngược tôi "Chuyện phát ớn, khó hiểu muốn chết mà bắt tui đọc?" Nói xong cô hờn dỗi ném quyển sách lên bàn. Tôi mang ví dụ vạch cho họ hiểu, "The Metamorphoses" là cuốn sách viết về người phụ nữ của năm thứ 8 sau công nguyên (3). Hơn phân nửa tác phẩm mô tả hành động can đảm của người đàn bà, do gốc rễ phôi thai của cái gọi là nam nữ bình quyền. /° những gì đàn ông làm được thì người đàn bà chân mềm tay yếu cũng có thể. Ví dụ như câu chuyện thần thoại giữa Apollo Phoebus và Marpessa. Nàng khước từ tình yêu của Apollo dù có đi đến cái chết (2) °/ Cả lớp trừng trừng nhìn tôi. Tôi không biết lèo lái sao cho ổn, nên chỉ biết dựa theo phần giới thiệu (1958) của Gregory để giải thích cho họ.
Giây phút gây ấn tượng sâu sắc nhất của nhân vật nữ mà Ovid dựng ra là sự thiếu quả quyết của họ. Thật tình họ chẳng chịu suy nghĩ gạn lọc, họ bị xô đẩy giữa tột cùng của cái đúng và cái sai. Họ sống và hành động trong thế giới thèm muốn bất hợp lý, thế giới muôn màu muôn sắc chói lọi, đẹp như mơ. Họ xử sự nồng nhiệt sôi nổi, nhưng cuối cùng chỉ nhận toàn bất hạnh.
(His many heroines are set before us in dramatic moments of their indecision. Actually they do not meditate; they wave between extremes of right and wrong. They live and act within a world of irrational desires which are as vivid to them as things that happen in a dream. They act in heat and are caught up in disaster.)
Cả lớp nhao nhao phản đối.
- Chúng tôi không chấp nhận.
Tôi nhỏ nhẹ.
- Tôi không kêu gọi quý vị phải đồng ý hay chấp nhận. Tôi chỉ đòi hỏi quý vị hãy đọc bài cho kỹ.
Ðến giờ tan lớp, tai tôi nghe đầy lời than phiền cả lớp cùng nhau hợp xướng. Riêng tôi cũng giận dỗi. Thời buổi này, muốn bào chữa biện hộ cho Ovid thật là khó. Tôi hiểu được, họ động lòng khi nhìn người đàn bà bị tổn thương. Tuy nhiên, càng yêu thì tôi càng thấu đáo về sự thèm muốn bất hợp lý và sự biến đổi chớp nhoáng nơi lòng người. Lấy ví dụ một đứa con chẳng hạn, một đứa con mà bất cứ người đàn bà nào cũng có thể hoài mang được. Cho dù đứa trẻ đến từ hoàn cảnh bất như ý hoạ(c từ niềm mong ước thiết tha của người mẹ. Ðứa con sẽ biến đổi người mẹ, từ thân xác đến tâm hồn. Từ lúc con ra đời, đầu óc nàng lập tức nhồi nhét đầy hình ảnh mới lạ. Quá khứ sẽ nhường chỗ cho hình ảnh mới lạ ấy vươn cao lan rộng. Con càng lớn, nàng càng chất chứa thêm nhiều hình ảnh mới lạ hơn, và quá khứ sẽ bị đè ép nhỏ lại, như thể bị nén dưới đáy thùng. Tuy nhiên ngay dưới đáy thùng, phần quá khứ đã vụn vỡ ấy chẳng tan biến đi mà nó sẽ ở đó đời đời. Ðiều tôi ví von, ý tôi muốn nhấn mạnh, đáy thùng là nơi cừu nhân đáng hưởng, hắn thật sự thuộc về nơi chốn ấy. Thế nhưng, hắn từ chối lưu mình tại đó.
(I understand their moral outrage. But the longer I love, the more I find myself susceptible to irrational desires and instant transformations. A baby, for example, is as irrational and vivid a desires as nay herioine could conceive. A baby transforms you, body and soul. The moment you give birth, your mind is instantaneously filed with Styrofoam of peanuts. Your past is trash-compacted to make room for all the peanuts. As the baby grows, you ađ more peanuts, and the little tin can of your past gets more compressed. But it is still there, underneath all the peanuts. The smashed cans of you pasts never entirely disappear. That is where the Incredible Appearing Man belongs. But he refuses to stay there.)
Vào ngày thứ tư, khi đang tập theo các điệu thể dục từ chiếc video ngay phòng khách, Alex leo lên bụng mẹ, đôi má phính của thằng bé lắc lư khi nó nhẩy lên trèo xuống theo đôi chân tôi đưa đẩy, thì tôi nghe có tiếng xe dừng ngoài ngõ. Tiếng cửa đóng mạnh. Cừu nhân đang lôi chiếc máy và cuộn vòi nước băng ngang sân cỏ. Tôi thả Alex vô chuồng, không quên quăng xâu chìa khoá bằng nhựa cho con gặm. Tôi ló đầu:
- Gì nữa đây?
Hắn cúi mình dưới khung cửa sổ, xớ rớ bên cánh cửa. Hai tay thừa thãi. Hôm nay bày đặt mang kính phản chiếu. Còn thêm chiếc mũ vải rẻ tiền có vẽ hàng chữ "Radon, Inc." bằng loại mực ngàn năm không phai. Hắn nhìn quanh, xong quơ vòi nước về phía tôi.
- Nghe mùi ga không? Ðầu tiên là phải thử xem.
Hắn cứ xớ rớ khiến tôi lo hắn sẽ làm vỡ kính. Tôi cau mày:
- Nè, phải mở từ trong này.
Hắn bỏ tay khỏi cánh cửa, đứng yên ngó tôi. Tôi nhún vai.
- Ðây là Cleveland, chẳng ai sợ ga đâu.
Hắn không trả lời. Tôi trề môi.
- Tụi tôi còn hút thuốc nữa ngoài này nữa là.
Hắn nhẩy khỏi khung cửa sổ, đến trước mặt tôi. Hắn cao 6 feet 3 (6.3 x 0.3048m = ~ 1m92). Quần jean đen. Áo sơ mi trắng căng ngực. Màu xanh lam óng ánh trên tai. Hắn nhe răng hớn hở.
- Vậy tôi nên thử bên trong.
Cỗ máy nằm chình ình trên cỏ giữa tôi và hắn. Võ đen lốm đốm bọc cái khuôn màu trắng đục. Cái khuôn cỗ lỗ xĩ từ thời 1950. Tôi nghĩ cỗ máy còn già nua cũ kỹ hơn nữa. Tôi nhìn lo âu đến khi phát hiện một điều.
- Anh tính thử ga bằng chiếc máy mà quân đội vứt đi này? (You can detect radon with an army surplus Geiger counter?)
Hắn cúi đầu, cầm ống nước lên tay.
- Khó khăn tỉ mỉ quá vậy cô?
- Phải cắt nghĩa cho tôi hiểu.
- Cắt nghĩa gì?
Tôi và hắn nhìn nhau. Hắn quay ống nước trên tay, tôi nhận ra đó cũng không phải là một bộ phận trong cỗ máy.
- Tôi muốn tìm một người chuyên nghiệp thật sự.
Giọng nói của tôi khăng khăng cố chấp, nhưng chẳng vì vậy mà tôi nén lòng không nhìn chòng chọc vào chiếc đồng tiền trên má hắn. Tất nhiên hắn cũng nhận ra điều này nên vội đến gần.
- Sao không dễ dàng cho người khác nhờ?
Tôi ngửi mùi nồng nồng ngai ngái như cây vừa bị sét đánh. Hắn nhìn tôi qua vòm lá mát.
- Nhìn cô quen lắm. Rất giống một người...
- Không phải! (I don't think so.)
- Giống cô ấy lắm.
Hắn tiến gần hơn, nhẹ nhàng nâng cằm tôi lên kéo tới kéo lui về hai bên. Tôi nghe lạ lùng như thể tay hắn đang uốn nắn sợi dây cảm giác trong óc tôi. Tôi liếc qua bên kia đường xem bà cụ láng giềng có ra sân nhặt cỏ dại và trông thấy cảnh tên đàn ông lạ mặt đang rờ rẫm mặt tôi. Cửa nhà xe của bà cụ bỏ ngõ. Hắn quan sát tôi từ tốn, mơ màng.
- Cô ấy có cặp mắt nhìn tôi giận dỗi trách móc, đặt biệt khi cô ấy mĩm cười. Y hệt như cô vậy.
- Cô ấy tên gì?
Hắn không trả lời, ngược lại nhìn xoáy vào tôi cười tươi. Mỗi khi nhìn hắn, tôi trông thấy bóng mình thấp thoáng trên đôi kính phản chiếu của hắn. Tôi nhỏ nhẹ.
- Thật ra, tôi đã có thử ga rồi... khi mang bầu cháu bé.
- Ồ.
Rõ ràng hắn kinh ngạc tột cùng. Tôi nhắc lại.
- Vào năm ngoái... khi biết mình mang bầu tôi đã lo.
Có tiếng Alex nhõng nhẽo đòi mẹ. Hắn chớp mắt.
- Chúc mừng cô, trai hay gái vậy?
- Cháu trai, Alexander.
- Có cháu nhỏ nên cẩn thận.
Hắn nói ậm ự trong họng như chẳng muốn tôi nghe. Tôi và hắn đứng thật yên, nhìn mây xám trôi ngang che khuất ánh mặt trời. Tôi nhận ra hắn lảo đảo khi nhấc cỗ máy lên vai bước ra xe. Cuộn ống nước lắc lư một bên sườn. Tôi vẫy tay cho đến khi hắn khuất bóng, nhưng hắn chẳng hề vẫy lại. Tôi chạy vào nhà với con, bế thằng bé ra khỏi chuồng và thẩy nó lắc lư trên tay. Mẹ con tôi nhún nhẩy từng bước ra cửa. Nhìn khoảng sân trống trải, tôi chỉ tay cho con "Kìa con, cừu nhân đi mất rồi." Alex nín khóc nhưng đổi sang nấc cục. Tôi bế con thật chặt, sung sướng được làm mẹ, sung sướng đón nhận thứ tình thiêng liêng buộc chặt đời mình.
Khoảng năm giờ, chồng tôi về đến. Người chồng có mái tóc vàng và bản tính thật ôn hoà điềm đạm xuống xe chạy như bay lên con dốc trước sân nhà, sau đó thả chiếc túi xách lên ghế và đến ngồi trên salon với Alex. Chàng giơ ngón tay cho thằng bé chụp, đoạn đu đưa ngón tay bảo con.
- Nè cục cưng, con phải cầm chắc gậy đánh banh như vầy nè. Một!
Thằng bé thích thú bật cười.
- Hai! nè con, tập trung nghe.
Thằng bé ré lên, chồm người sung sướng. Tôi nhìn con rơm rớm nước mắt, nỗi niềm dâng nhẹ nhỏm người. Mitch nghiêng đầu ngó tôi.
- Em có sao không?
- Em mệt thôi mà.
- Em nghỉ đi, để anh trông con.
Tôi làm một giấc đến tối. Khi thức dậy Mitch mang cho tôi một đĩa tortillini và nhấp bia. Chúng tôi ăn tại giường để Alex bò quanh rối rít đòi ăn. Mitch dụ con, đưa một miếng dưa cho thằng bé gặm.
- Hôm nay nhà có gì lạ không em?
- Ðâu có chuyện gì.
Mitch nhăn mày, tôi chột dạ.
- Sao, cưng?
- Em nói nhà chẳng có gì lạ hết. Chỉ có con hôm nay kỳ cục không chịu bò, không chịu tập nói hoặc làm gì cả.
Mitch nheo mắt cười hiền hoà với tôi, chàng nhấp ngụm bia.
- Có gì lạ cho anh biết nghe em.
Tối ấy lên giường, tôi hối hận không kể chồng nghe về cừu nhân. Theo đúng luật lệ tôi phải khai báo cho chồng biết, đó là nền tảng gia đình. Tôi nghe như mình phạm tội. Ðây không phải là lần thứ nhất tôi rơi vào cảnh này, và tôi cũng không hứa chắc sẽ là lần cuối cùng.
Sự thật như thế này, tôi gặp hắn hai tuần trước ngày tốt nghiệp cử nhân. Hắn đứng phát giấy quảng cáo cho buổi diễn thuyết về thiền dưới cây hình lá quạt khổnglồ trong sân trường. Nụ cười ngọt ngào của hắn xui tôi dừng lại xin một tờ. Nụ cười của chàng trai trẻ bao hàm nhiều điều: tạo ra dáng hiên ngang, lẩn khuất dấu dục tình sung mãn, dũng mãnh hoặc ngớ ngẩn, tùy theo mắt người đối diện. Có thể là quyến rũ dữ tợn nhưng lúc ấy tôi không nhận ra. Mái tóc màu đen, vài lọn mềm mại thả xuống vai. Mũi hơi cong. Mắt vàng toé lửa. Tôi nhớ đã nhìn thật lâu vào đôi mắt ấy chẳng chút e lệ ngượng ngùng. Sau khi tan lớp, tôi hướng về tầng hầm của khu Sinh Viên ÁÐông. Giáo sư là một người béo tốt, giữa giờ nghỉ ngơiluôn nhắc đi nhắc lại "Tự yêu mến bản thân mình." Sau nửa giờ, vị giáo sư mở mắt bảo mọi người "Nè, lập lại theo tôi, Tôi yêu mến bản thân mình. Tôi yêu mến bản thân mình. Tôi yêu mến bản thân mình." Cừu nhân ngồi trong hàng thứ nhất gồm toàn sinh viên sốt sắng nhiệt tình, đang tụng kinh trên chiếc gối màu hồng. Sau đó họ dâng thầy cành hồng trong chậu nhỏ bằng thủy tinh. Ðêm ấy như có ma xui quỷ khiến, thay vì yêu mến bản thân mình tôi đâm đầu yêu mến cừu nhân. Vài hôm sau trong gian phòng của hắn, tôi và hắn cùng uống trà bằng chén sứ. Cửa sổ mở toang mà chúng tôi làm tình trên chiếc nệm dưới sàn. Úp người trên mình hắn, mặt dụi sâu vào làn da ấm áp của hắn, tôi nhận ra tử đinh hương thoang thoảng từ đó toát ra. Tôi thẹn thùng hỏi nhỏ.
- Mùi gì vậy? xà bông hở?
- Anh không rõ. Anh thiền càng nhiều thì nó tiết càng dữ.
Hắn vuốt tay tôi, giải thích.
- Anh bị làm dấu rồi đó em. (Stigmata)
Hắn xin số điện thoại của tôi, nhưng tôi vừa cắt đường dây. Trường sắp bãi khoá và tôi dự định về nhà trong một vài ngày tới. Tôi thật sự không muốn trở về nhàvới cha mẹ, nhưng tôi lại chưa tìm ra một công việc gì để có thể ở lại. Hắn vuốt tóc tôi "Em! ở lại với anh nhé. Hôm qua mình còn là người xa lạ, hôm nay đã là tình nhân, em thấy lãng mạn không?" Gần cả tuần tôi suốt ngày lăn lộn trên tấm nệm của hắn, chỉ trở về nội trú để tắm rửa và thay quần áo. Sáng thứ Sáu, khi tôi vừa bước ra khỏi buồng tắm thì vị kiểm soát khu nội trú đã đứng chực ngay giường tôi.
- Cô có biết khu nội trú này đã tạm đóng cửa và cô phải giao lại chìa khoá hai ngày trước. Giờ này mà cô còn ở đây là xâm nhập bất hợp pháp.
Tôi lúng túng sửa chiếc khăn tắm bé xíu của nhà trường. Bà ta vỗ xâu chìa khoá to xù vào lòng bàn tay.
- Tôi chờ cô dọn ra. Mau lên!
Trưa ấy tôi lái xe đến phòng hắn, sau xe nêm đầy quần áo và các vật dụng linh tinh. Chúng tôi làm tình bên ngưỡng cửa sổ, dưới nệm, trên tường. Tôi muốn ngộp thở vì hương kim ngân từ người hắn toả ra. Chúng tôi khoái cảm rền rĩ ồn đến nôi vị giáo sư hoá chất ngụ trên lầu phải đập mạnh cán chổi lên sàn và chửi rủa thậm tệ. Vôi trát tường vỡ từng mảng rơi xuống dính đầy tóc chúng tôi. Hắn tha thiết.
- Ðừng về em ơi, đi California với anh nghe cưng.
Tôi ngồi dậy, nhìn hắn. Hắn cầm tay tôi.
- Em khoan trả lời anh lúc này.
Hắn trần như nhộng, bước lên lầu xin lỗi vị giáo sư, nhưng ông không màng nói chuyện. Hắn trở về, tay cầm tô nước. Nhúng tay cả hai vào nước, hắn vuốt ve tay tôi và bảo.
- Duyên phận cột mình lại với nhau. Anh sẽ dùng nước này để rửa sạch quá khứ của mình.
Tôi là đứa con gái vùng South Bend, Indiana, chưa từng nghe qua duyên phận được tuyên bố cách lạ lùng này. Nhất là từ một người đàn ông trần như nhộng với đôi mắt vàng toé lửa, nên chỉ biết vâng dạ liên hồi. Một tuần sau chúng tôi về California. Tôi bán chiếc xe lấy tiền mặt và dồn hết quần áo đồ đạc dưới tấm bố sau chiếc xe Toyota chỡ hàng của hắn. Trên đường dừng lại Iowa, tôi gọi về nhà nghe giọng cha lạnh lùng, "Bốn năm đèn sách, bây giờ con ngu dại hơn bao giờ hết." Tôi chỉ biết cúp máy bỏ đi. Về California có lẽ dễ chịu cho hắn. Ngày đầu tiên chúng tôi đến Noyo, hắn thuê căn nhà gỗ từ một thầy tu tóc vàng đang làm việc bán thời gian cho trạm xăng. Thầy tu dọn ra căn nhà gỗ, đến khu rừng đỏ bị đốt cháy cách đó hai dặm. Hắn xoa chiếc đầu lởm chởm của ông thầy họ Thích.
- Hai mươi lăm đồng một tuần, đừng chê nhiều nghe sư phụ. (You can have it for twenty-five dollars a week, unless you think that's too much.)
- Bảo đảm nhà ngươi sẽ chịu mà. (That's cool, You'll love it.)
Căn nhà gỗ bẩn thỉu đầy nhọ nồi từ chiếc lò củi. Dây leo theo khe hở bò vào nhà mọc tứ tung. Chúng tôi thả dây điện chạy khoảng năm mươi mét (50 yards x 0.914m = ~ 45m7) đến chiếc lều chứa hàng của xưỡng đốn gỗ để trộm điện dùng cho chiếc máy hát và mấy ngọn đèn. Chúng tôi làm tình hằng ngày. Lúc ân ái thân thể hắn luôn toát ra mùi cây cỏ dại như đỗ quyên, lan rừng, dương xỉ năm cánh. Sống được vài tháng thì cạn tiền. Hắn khắc cá voi và các chiếc hộp đủ loại bằng gỗ có vân hoa nhặt nhạnh từ xưỡng gỗ, sau đó mang bán tại chợ phiên khắp vùng biển. Tôi từ đi dạy thế đến làm bồi bàn trong khi chờ đợi một công việc nhất định. Khi hắn làm ra tiền thì tôi chẳng thấy xu teng nào, nhưng khi tôi kiếm được thì có vấn đề. Chúng tôi bị hụt tiền nhà kinh niên và cãi nhau thay cơm bữa.
Khi hết miếng ăn thức uống, hắn quạu quọ,"Em cằn nhằn nhăn nhó anh chịu hết nổi. Hết sức của anh rồi." Hắn nói xong thì biến vô rừng. Ðôi lúc hắn mang về bao gạo mượn từ ông thầy họ Thích. Khi tôi khuyên hắn nên tìm một công việc ổn định thì hắn trả lời cuộc đời của hắn không phải chỉ định nghĩa bằng nghề nghiệp chuyên môn. Tôi dọn mảnh đất nhỏ quang đãng phía sau xưỡng gỗ để trồng cây, nhưng cà tím chưa kịp lớn đã vội héo teo, cà chua còn xanh non thì bị sâu xanh đục khoét. Hắn chỉ biết lải nhải, "Nếu em chịu thiền thì vườn rau của em sẽ phát triển bằng chính sinh lực của em. Sang đây anh dạy cho."
Tôi tuyệt vọng vô cùng, có đêm làm tình tôi chẳng ngửi được mùi vị gì mà chỉ nghe buồn rười rượi. Sau đó đêm nào hắn cũng vào rừng để thiền với ba vị sư họ Thích. Họ dành cả tháng Tám để dựng thiền viên (Zen garden)sau căn nhà gỗ. Suốt buổi chiều tôi quấn chăn nằm đọc sách lúc họ hì hục đẩy tảng đá bám đầy rêu, từ trong rừng được kéo về bằng chiếc xe chỡ hàng. Tôi dùng hai trăm cha mẹ lo lắng gửi cho để mua cái chiêng bằng đồng thật to. Chiếc giày của tôi sút móc bị vứt vào xó nhà và tôi nhận ra đó là đôi giày cuối cùng của mình. Tôi ném chiếc giày đứt vào cái chiêng. Nghe nó vang chua chát, tôi ngồi ôm mặt khóc ròng. Hắn bảo.
- Chỉ là chiếc giày thôi mà. Em kỳ cục không? Chiếc giày đứt mà đã làm trời.
Tôi mếu máo.
- Tại sao mình phải sống cảnh này? Em yêu anh, nhưng em chịu hết nổi cảnh thiền tịnh quái gỡ này.
- Em yêu anh cách ấy hở?
Sau này, mỗi khi hắn vô rừng đều không hẳn để thiền. Trong đó có một người con gái người Na Uy tên Skye với mái tóc bín đầy bông hoa dại. Nàng sống trong túp lều cắm trại trên đường dẫn ra xưỡng cưa, nằm ngay phía sau chỗ ông thầy họ Thích. Nàng từng là sinh viên Berkeley nhưng đã bỏ học, về đây dùng bùn nắn thành vật trang sức nho nhỏ rồi sơn vẽ nghuệch ngoạc, mang bán cho cửa hàng trang sức về tóc. Nàng thường ghé qua để chia xẻ với chúng tôi chút tiền mọn kiếm được. Một tháng một lần, nàng và hắn ngồi bên bếp với nhau suốt cả buổi đến tối mù. Khi câu chuyện đến hồi hào hứng thì họ ngã đầu ra sau, cười cả giờ. Họ chẳng hề nhìn nhau, đến khi bật cười, cười đến khóc. Có lần tôi thắc mắc.
- Bồ cười chuyện gì?
Cô nàng rúc rích.
- Ðâu biết. Tại sao làm chuyện gì cũng cần phải có lý do?
Tôi yêu hắn vô cùng. Hắn như trái chín từ thân cây lạ, tôi lật tới lật lui bỏ vào miệng nhưng ngại ngùng chẳng dám ăn. Quá khứ ngây thơ vô tội của tôi chưa hề sắp xếp biết ngày gặp gỡ hắn, còn hắn như có chuẩn bị trước khi đến với tôi. Hắn không hề nhắc nhở về cha mẹ mình. Nếu tôi hỏi thì chỉ nghe hắn trả lời ngắn ngủi, "Không có ở đây." Hắn bảo tôi hắn bị thôi lôi về tài sản với họ, hắn còn bảo sự rắc rối giữa hai bên hợp pháp hẳn hòi. Sau đó qua ba ông thầy họ Thích tôi được biết, cha hắn là phó chủ tịch một công ty dệt, và mẹ hắn là hiệu trưởng một trường tư thục bên miền đông. Trước mặt tôi hắn chẳng bao giờ gọi về nhà cho cha mẹ, nhưng chắc chắn họ vẫn giữ liên lạc vì hắn thường nhận tiền của họ qua một địa chỉ từ New Hamspshire.
Cha mẹ tôi làm việc trong nhà máy. Họ mong muốn tôi vào đại học nhưng chẳng coi trọng về việc tôi chọn ngành nghề nào. Lúc đầu tôi chọn môn chính là ngành giáo dục, sau đó đổi sang Anh Ngữ dù không đúng ý nguyện của cha mẹ. Tôi chỉ biết cắm đầu cắm cổ đọc hết sách này bài kia để khỏi nghe họ diễn thuyết về vấn đề tài chính trong tương lai. Tôi dự định vào cao học trước rồi sẽ tính tiếp, nhưng sau đó tôi bỏ tất cả để yêu hắn. Năm đầu tiên ăn ở với hắn, khi hoa bắt đầu nở và trời se lạnh bên bờ Thái Bình Dương, trong buồng tắm một trạm xăng khi dừng đổ xăng và cũng để bỏ ba vị thầy tu họ Thích xuống, tôi chỉ là cô gái trẻ xa lạ. Ðứa con gái mảnh khảnh với mái tóc dài hoang dại buông thả, chiếc quần jean bạc mốc xác xơ và chiếc áo sơ mi đàn ông. Nó ngây thơ giơ tay hôn khoảng rừng đỏ bị đốn ngã hoang tàn. Ðứa con gái đi ngược thời gian, giặt quần áo trong chậu, mang phơi dưới ánh mặt trời trên sợi dây căng giữa hai nhánh cây, và nấu ăn trên chiếc nồi thép đen xì nặng trịch.
Lúc ấy là năm giờ ba mươi sáng, khi tôi trở về ngay buổi bình minh giữa ngày hạ chí (summer solstice), đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Trở về sau buổi hoà nhạc của Grateful Dead ở San Francisco với người bạn, tôi bắt gặp hắn trần truồng trên giường với Skye. Mồ hôi đẫm mình hắn và còn toát mùi bạch đàn. Họ không thấy tôi về nên vẫn quyện vào nhau, tâm tư quay tròn trên khoảng không xanh rộng. Ðó là lý do tại sao vào ngày lễ Fourth of July năm xưa, tôi có mặt dưới mái hiên nhà người bạn tại Mendocino để chờ chuyến xe về Oakland sau khi quyết định chia tay với hắn. Tôi đã chịu đựng quá đủ vì hắn hứa hẹn hão huyền mà chẳng thực hiện điều gì. Chúng tôi cãi nhau lần cuối, sau đó cả hai im lặng ngồi thừ người nhìn pháo bông đốt cháy đám mây xám xịt ngoài mé biển. Từ đó đến ba năm tôi chẳng còn gặp lại hắn lần nào.
Lần thứ nhất gặp lại hắn là ở San Francisco, khi tôi đứng một mình trong gian bếp nhà người bạn, ngay tiệc cưới của mình. Tôi chẳng hiểu vì sao hắn biết được. Tôi hỏi người bạn ở Mendocino mà tôi thường xuyên liên lạc, nhưng nàng chối không gặp hắn cả năm trời. Ðứng ngay cửa sổ bên cạnh bồn rửa chén, vừa lột vớ da tôi vừa ngắm buổi tiệc ngoài kia. Trên thảm cỏ sân sau, trong vòng bạn bè thân nhất khoảng hai mươi người, Mitch, chồng mới cưới chừng bốn mươi phút của tôi đang cười thật to nghe cô bạn hát hò chọc ghẹo. Nghe tiếng chuông cửa vang vang tôi chạy ra đón khách. Ngay dưới mái hiên là chiếc hộp thắt vòng nơ xinh xắn. Tôi nhìn chiếc hộp và nhận ra cừu nhân trong bộ đồng phục và chiếc nón cùng màu, đang đứng nhìn tôi ngoài bậc tam cấp sát đường. Khi thấy rõ tôi đã nhận ra hắn, cừu nhân thổi cho tôi một nụ hôn trân trọng, xong nhảy vọt lên chiếc xe giao bánh đang nằm hai hàng chình ình giữa đường, bỏ chạy mất trước khi tôi có bất cứ phản ứng gì. Tôi run rẩy cầm hộp bánh vào trong. Mặt bánh phủ lớp kem hạnh nhân có viền màu xanh lá cây thật nhạt, hoà lẫn màu tim tím của buổi sáng tinh sương. Ngay giữa là giòng chữ "Xin Chúc Mừng!" Chấm nhỏ dưới dấu than được uốn thành dấu hiệu hoà bình, và ở dưới còn có câu viết chữ hoa nghiêng ngả như ai đã run tay khi thêm vào,
"Thực tế hợp lý quá trần trụi sẽ xô ngã tâm hồn" (Pure logic is the ruin of spirit - Saint-Exupéry.)
Nỗi kinh ngạc của tôi biến thành mặc cảm ăn năn dày vò khógiải thích. Tôi có cảm giác như bị bắt quả tang. Tôi liếc quanh xem có ai, đoạn nhét cả hộp và chiếc bánh thật sâu vào tận đáy thùng rác, sau đó trở lại đứng bên cửa sổ đưa mắt xuống khoảng sân sau nhìn Mitch và chú rễ phụ chơi guitare. Ngọn sóng trong lòng tôi lượn lờ nỗi hoang mang mâu thuẫn, và nó cứ làm khổ tôi dâng cao mãi. Tôi biết đời mình từ bây giờ sẽ bắt đầu ở phía dưới kia, bên gốc liễu đang phất phơ trước gió, bên người chồng thẳng thắn cởi mở đã cùng tôi thề non hẹn biển. Và tôi cũng biết rõ một phần đời mình đã chết, đã đông đặc lạnh giá, chẳng thể sống lại, chẳng thể tan theo nắng theo gió nếu không vì đôi mắt vàng nẩy lửa của hắn. Tôi cứ đứng nhìn trừng xuống phần sân sau nhà, lòng phiền muộn khó tả đến khi có người gọi tên. Tôi thả hồn trở về xác thân trần tục của mình, và chính ngay khoảnh khắc ấy, chỉ một lần duy nhất trong đời cho tôi cảm giác được phút giây xa lìa. Xa lìa hẳn con người mình, xa lìa hẳn tâm tư giao động bất ổn, xa lìa hẳn gia đình và hiện tại trước mắt.
Lần thứ hai gặp lại hắn là ở Madison, Wisconsin. Lúc ấy vợ chồng tôi đang là sinh viên cao học. Tôi theo ngành ngôn ngữ học (Comparative Literature), Mitch trong ngành kiến trúc, bộ môn xây dựng phong cảnh (Landscape Architecture). Thời gian đó tôi còn đi dạy một lớp mùa hè, "Intro to Western Literature" để kiếm thêm tiền trong khi chờ đợi khoá học tới. Ngày đầu tiên đến lớp, khi tôi đứng ngay bàn mình, đối diện với cửa sổ nhìn sinh viên lần lượt vào chỗ ngồi, cô thư ký gõ nhẹ cửa bước vào. Nàng đưa cho tôi tờ điểm danh và bản báo cáo về giáo sư và các lớp học. Dợm bước đi, nàng vội dừng lại ghé tai tôi.
- Tí nữa quên mất, có thư cho cô.
Bức thư gửi cho tôi về địa chỉ ban văn của trường, theo nét chữ nghiêng nghiêng riêng biệt của hắn. Ðịa chỉ người gửi là khu nội trú của sinh viên mà tôi biết nằm trên đường Broom. Tôi săm soi bì thư chăm chú thật lâu. Khi tôi nhìn lên, đám sinh viên đang ngó tôi dò xét rất thú vị. Tôi nhét bức thư vào cặp, lên giọng, đoạn bảo cả lớp lật sách đọc phần giới thiệu Homer. Tôi dõng dạc.
- Hôm nay chúng ta chỉ lắng nghe mà thôi. Nghe tiếng vọng từ quá khứ của chúng ta, nó đang hiện diện ngay trong gian phòng này [với chúng ta].
Tan lớp, tôi vào nhà vệ sinh giở thư ra đọc. Lá thư viết bằng mực xám nhợt nhạt trên thếp giấy lụa mỏng manh và bì thư xanh, loại gửi theo đường máy bay, như thể lời nhắn gửi của hắn được gửi gấm từ một nơi xa xôi vạn dặm.
Lora,
Anh có lỗi rất nhiều và bây giờ chỉ biết đặt tình yêu của mình trong tay em. Có lẽ em còn hờn giận. Một lần nữa, anh muốn em hiểu rõ, giữa anh và Skye chỉ là sự bồng bột nhất thời."
Anh rất ân hận đã làm em buồn. Anh không mong mỏi em tha thứ, anh chỉ muốn em sống thật với lòng mình. Em lấy chồng theo cái nhìn thực tế và chỉ để giải toả niềm đau khổ. Hãy lắng nghe con tim em ạ. Mình còn tiếc nuối và chịu đựng đến bao giờ nữa hở em? Sao không xoá bỏ tất cả để đến bên nhau?
Anh sẽ chờ ở đây đến khi em quyết định.
Giận hắn cho rằng tôi lấy chồng chỉ vì nhìn vào thực tếvà để xoa dịu nỗi khổ tâm của mình. Song, tôi vẫn dối lòng, khoảng vài ngày lại viện cớ này việc nọ để lai vãng đến khu nội trú tồi tàn. Nhìn ngôi nhà ảm đạm tiều tụy trước sân chất bừa bàn ghế gẫy gọng, thùng rác méo mó, chẳng có dấu hiệu gì cho biết hắn đang ở đấy. Rồi tôi lại động lòng trước điệu bộ của hắn, trước con đường thăm thẳm diệu vợi mà hắn đi với niềm vô vọng hoặc chờ đợi từng giờ bên ký túc xá. Tôi động lòng trước sự nhẫn nhục khôn cùng mà từ trước đến nay chưa ai vì tôi phải cam chịu như thế.
Suốt cả tháng Sáu, tâm tư tôi bị khuấy động cứ suy nghĩ đâu đâu, xao lãng hời hợt với công việc và cuộc sống. Một đêm giữa tháng Bảy, Mitch và tôi đang vùi đầu trên mấy trang sách thì có tiếng gõ cửa. Hắn đến với chiếc áo đồng phục và đội mũ "Domino's Pizza," trông gầy gò lúng túng. Hắn nhìn Mitch lom lom,
- Phó mát và xúc xích. Ổ nhỏ, sáu đồng bảy mươi lăm.
Mitch tròn mắt.
- Tôi không hề gọi.
- Cô gọi phải không?
Qua vai Mitch, hắn táo bạo nhìn thẳng tôi. Tôi đứng đóng đinh tại chỗ, cách hắn ba bước. Tôi lắc đầu. Hắn nhoẻn miệng với Mitch.
- Ma quỷ nào phá hoài.
- Xin lỗi nhé.
Tay Mitch còn cầm hộp bánh thì hắn đã quay lưng, giơ tay nhấc mũ chào. Qua vai Mitch hắn còn cố vói đến tôi.
- Xin biếu ông bà. Trái luật của công ty, nhưng tối nay đông khách sẽ không ai để ý. Xin chào!
Tôi trườn ra cửa sổ nhìn theo hắn, nhưng hắn đã biến nhanh ra đường. Mitch hồn nhiên thưởng thức chiếc bánh nên không phát hiện vẻ thất thần nơi tôi. Phần mình, tôi chẳng thể nếm nổi hương vị của miếng bánh mà chỉ biết ngồi thẫn thờ ôm chiếc hộp. Sau đó vào một ngày tháng Tám, trên đường đến thư viện tôi đổi ý, vượt bỏ nhà xe để đến khu nội trú. Mở cửa cho tôi với quyển sách đọc dở dang đang mở banh trên tay, hắn nhìn tôi lặng lẽ như thể còn gửi hồn trên trang giấy.
- Ồ, anh không ngờ em đến. Vào đây.
Hắn mặc chiếc quần lao động của quân đội. Lọn tóc xoăn còn ướt ôm sát tai, râu ria từ đêm qua chưa cạo, trông hắn dịu dàng hơn khi giả dạng người giao hàng của Domino. Căn phòng buồn tẻ y hệt căn phòng trước, khi chúng tôi còn là mối tình đầu của nhau. Chồng sách cạnh chiếc ghế rách rưới, ấm trà màu nâu với hai chiếc tách, bộ nệm dưới sàn. Tường vôi trắng một màu vô hồn, lạnh lẽo hơn cả tuyết mùa đông. Ðây đó vài mảnh băng keo tróc lở dấu vết từ tấm bích chương quảng cáo hoặc hình tài tử được dán lên rồi lại bị gỡ xuống. Qua khung cửa sổ đầy bụi tôi nhìn xuống đường, thùng rác công cộng chàm vàm nằm cạnh tấm bảng đỏ như máu "Bãi Ðậu Xe Dành Riêng Cho Khu Nội Trú." Tôi để mắt đến chiếc xe của hắn nằm lẫn lộn trong đám ấy.
- Anh làm cho Domino thật?
- Không đâu. Thỉnh thoảng anh chạy taxi.
- Anh chỉ thích lông bông.
- Anh pha trà cho em nhé.
Hắn vừa dợm đi, tôi đưa tay đặt lên bờ vai ấm nóng của hắn. Bất kể mọi sự việc, tôi thả người bay bổng trào dâng.
- Ðừng nước nôi gì cả, em đến để gần anh. Gần em đi! (Forget the hospitality. I came here to make love.)
Một tuần sau, chúng tôi bắt đầu cười đùa. Càng cười đùa bao nhiêu, chúng tôi càng kéo dài trận mây mưa bấy nhiêu. Nơi hắn lại toát ra mùi ngọt ngào của hồng dại và hoa rừng. Chẳng bao lâu niềm thống hối về sự ngoại tình của tôi biến dần thành làn sóng mê ly dữ dội. Ðến một buổi chiều khi ánh hoàng hôn đang liếm vào khung cửa sổ, tôi thức giấc bởi tiếng kèn xe. Khó chịu vì mùi hành từ hắn toát ra, tôi nhăn mặt.
- Hành?
- Anh đâu biết. Em nhắc làm anh đói bụng. Thôi mình đi ăn.
Ðang ăn, hắn đột nhiên chống đủa.
- Về California với anh nghe em. Anh có một số tiền và đã mua nhà ở Mendo... Anh nghĩ đến em thật nhiều.
- Không được anh à... Có nhiều lý do... Em còn đời sống của em.
- Em dối lòng. Em không sống với sự thật.
- Không phải thế. Em sống với một người tử tế biết suy nghĩ. Anh ấy cho em đời sống bình thường dễ chịu. Em yêu anh ấy.
- Em yêu chồng!
Hắn lập lại lời tôi rồi ngồi im như để tôi tự suy nghĩlời mình nói. Nó chờn vờn trong không khí lạnh lẽo trướcmặt chúng tôi đến khi biến thành cuộc cãi nhau.
- Em yêu anh nhiều lắm, nhưng mình không thể chung sống vớinhau được. Hãy để em biến khỏi cuộc đời anh.
- Biến khỏi đời nhau? Vô ích!
- Ðừng vậy mà anh.
- Thật lòng em muốn sao?
Tôi từ tốn nhỏ nhẹ.
- Lúc đam mê đắm đuối, khi thì toàn đau khổ phiền muộn.
- Chỉ có mình mới mang đến hạnh phúc thật sự cho nhau.
Hắn nói mà nước mắt rưng rưng. Người hầu bàn ngước nhìn, đoạn dè dặt cúi xuống cầm tấm khăn trắng lau chiếcly mải miết. Chúng tôi ngồi nghiền ngẫm thời gian qua. Ðã đến với nhau chừng ấy năm. Tám năm trời. Tám năm trời oan uổng và bây giờ bước từng bước lại thuở ban đầu. Hắn đưa tay nâng ly rót vào môi tôi, vào môi hắn như thầm bảo, sự chia xẻ được nhìn nhận trước giờ thiêng liêng.
- Anh không cần em trả lời ngay bây giờ.
Tôi chạy vào phòng vệ sinh đứng khóc ngon lành. Khóc vì lolắng? Khóc vì tội lỗi? Hoặc cả hai? Tôi chẳng rõ. Ðời còn dài, tôi thấy tương lai mình như cung tên sẵn sànglao thẳng về phía trước. Tôi không muốn nhìn viễn ảnh thua thiệt, làm con thiêu thân đâm đầu xuống nước. Tôi rửa mặt, cố gạt đi nỗi sợ hãi, tưởng tượng khi về với Mitch. Có lẽ giờ này chàng đang lo cơm nước. Tôi bước vào nhận nhấp bia mát lạnh và vòng tay ấm áp của chồng. Chàng sẽ trìu mến bảo.
- Cho một ngày vất vả của mình nè em.
Khi tôi trở lại thì cừu nhân đã biến mất, chỉ để lại mảnh giấy trên bàn.
"Sáng thứ Bảy gặp anh tại đường Broom. Nhớ đừng đến quá sáu giờ. Mình sẽ đi thật sớm, gấp nghe cưng."
Sáng thứ Bảy, trước khi bình minh ló dạng tôi ngồi bên mé giường nhìn chồng say ngủ. Trong góc tủ sát tường là chiếc túi nhỏ, American Tourister. Trong đó có vài bộ quần áo và món tiền mặt tôi dành dụm được. Mười phút nữa thôi, tôi sẽ rời nhà ra đầu ngõ đón chiếc taxi đã gọi sẵn. Song, tôi vẫn ngồi yên lặng nhìn chồng. Sau một đêm, quai hàm Mitch lún phún vài sợi râu mềm mại hung hung đỏ, trông chàng thật thanh thản vô tư. Tôi nghe tội lỗi ghê gớm dù chưa hạ quyết tâm. Nó như đào bới tận cùng tâm tư của tôi về quyết định đi hay ở, như vết hằn in sâu vào số mệnh tôi. Giòng suy nghĩ đến ngẫu nhiên như áng mây tím, hồng thắm cuối chân trời, như làn khói chứa chan niềm hy vọng. Tôi chợt nhận ra chẳng phải tôi yêu Mitch như đã nói đơn giản với cừu nhân. Tôi thật sự yêu chồng hoàn toàn, nhưng có cả trăm ngàn lý do lạ lùng khiến tôi chẳng thể thú nhận với lòng mình. Hắn chỉ nhìn thấy khía cạnh méo mó tội tình nên không chịu nhìn nhận. Tôi yêu chàng vì hai vợ chồng cãi nhau mà không cần làm mưa làm gió trên giường để giải hoà. Tôi yêu chàng vì hai vợ chồng cùng giặt quần áo vào tối thứ Sáu cuối tuần và bảo rằng đó là cuộc hẹn hò tình tứ. Tôi yêu chàng khi hai vợ chồng lên giường đắm đuối cho hết nhau thật bình thường không cần khứu giác quyến rũ gọi mời, không cầnphải biểu lộ Phật tính dưới bất cứ hình thức nào. Tôi yêu chàng qua đời sống đơn giản dễ chịu hai vợ chồngmang đến cho nhau rất tự nhiên. Khi nhận ra điều thiêng liêng này, tôi nghe mình được thăng hoa biến hoá. Dưới đôi mắt vàng nẩy lửa của cừu nhân, tôi đã đốt rụi bùa mật ngọt, mê hoặc nơi hắn. Ðúng sáu giờ, tôi lẳng lặng ngắm mặt trời rực sáng góc chân trời, cho ánh hồng chói lọi nhắm thẳng vào tôi. Tôi cúi người ôm hôn chồng thành khẩn và an nhiên xá tội cho mình.

Xem Tiếp: ----