Tẩy Thân

Chúng ta ít hay nhiều đã nghe nói đến từ TẨY TRẦN từ các phim, truyện liên quan đến đạo giáo, vỏ thuật mang đầy tính cách hoang đường giả tưởng.  Thật vậy, những gì mang theo vào cõi trần này đều có tính cách ô trược nặng nề.  Những món ăn ngon béo, những thức uống cay nồng ngọt thơm đều lưu lại dấu tích trong thân chúng ta, dấu tích ấy gọi là bệnh-là hiện tượng mất quân bình của hai nguồn năng lực âm dương tiên thiên tăng giảm ảnh hưởng đến thủy hỏa hậu thiên.  Ngoài ra, ảnh hưởng từ môi trường sống quanh ta như những vùng khô nóng, vùng ẩm ướt, vùng hàn đới, vùng ô nhiểm cũng tương tạo ra các trạng thái bệnh xâm nhập từ ngoài mà Đông Y gọi là ngoại tà, tà khí…
Tập quán sinh hoạt hằng ngày cũng là một trong những nguyên nhân lớn tạo bệnh.  Bạn không thấy sao? Ăn ngọt quá, cay quá, mặn quá; uống nhiều rượu, cà phê, trà đậm, thuốc lá, thức khuya, lao tâm khổ trí, dâm dục vô tận v.v… tạo nên một chứng Đông Y gọi là Nội thương. Rốt ráo bạn được những gì trong cuộc sống nuông chiều xác thân hay hủy hoại thân xác. 
Một ít điển hình trên để chúng ta nhìn lại thân xác mình có khác nào như trận chiến không ngưng nghỉ không biên giới, đầy dẩy các tranh chấp từ ngoại địch đến nội thù khiến thân xác từng lúc rả rời mòn mỏi.Thật sự chúng ta đã có biện pháp nào đối phó chống đở chưa? Hay vẩn thờ ơ an hưởng sớm dến ngày gục ngã.  Dĩ nhiên, rất nhiều người bạn củng không đồng ý với quan niệm trên.
“Nói như ông vậy, sống để làm gì? Thà đi tu hoặc đi chết còn sướng hơn.”
Vâng, chúng tôi rất hoan nghênh và cũng đồng một quan niệm trên nhưng ít ra chúng ta có thể kiêng cữ bớt dần những tập quán tai hại nhiễu nhương hoặt cắt bớt những dư thừa không nhất thiết trong dinh dưỡng. Áp dụng các phương pháp tích cực hằng ngày như tập thể dục, Yoga, Tai Chi, chơi thể thao…
Khi còn ở quê nhà, chúng ta đi bộ đi xe đạp bất chấp trời mưa nắng.  Ngày nay, chúng ta ngồi lái xe ngay cả những đoạn đường không xa, dành đậu xe gần nhất để khỏi phải lê tấm thân đi bộ thêm một khoảng.
Hai hình ảnh tương phản trong một con người chúng ta - bạn nghỉ sao?
Khi làm chủ một chiếc xe, chúng ta lau rửa, đánh bóng, bảo trì.  Khi làm chủ một căn nhà, chúng ta thích thú trang trí nội thất, sơn phết, tu bổ.  Nhìn ngược lại, khi chúng ta làm chủ thân tâm này lại đành lòng hủy hoại, dằn vặt nó trên mọi phuong diện trong khi cái xe đi, căn nhà ở có thể thay thế bằng cái mới khác được và xác-thân-tâm ta thì không.
Vậy phương pháp tẩy lộc thân hoặc tẩy trần này chúng tôi xin mạn phép giới thiệu đến cho những ai hiểu ra được nổi khó khăn của tinh cha huyết mẹ kết dựng, biết quý thân tâm của chính mình, biết một kiếp làm người, thành người rất khó. Trong muôn một đó, ráng giữ cho được thân ít tật bệnh, tâm ít tạo nghiệp thật là điều vạn Phúc.
Phương pháp này là sự kết hợp giữa Đông y, dưọc thảo thiên nhiên cùng với ít kỷ thuật đặc biệt hiệu quả của bác sỹ Clark mà chúng tôi song song áp dụng. Những hình ảnh trong đây, chúng tôi trích ra từ tài liệu của bác sỹ Clark và vì không biết ông ở đâu để liên lạc xin phép nên đành hồi hướng các công đức này đến ông và quyến thuộc.
Các cụ ngày xưa thường nói: Bệnh tòng khẩu nhập-Họa do khẩu xuất. Ngày nay ở Hoa kỳ, ngoài các thức ăn dư thừa béo ngọt, cách ăn và giờ ăn cũng không kém phần gây tác hại. Vì sao như vậy? Chúng ta đa số ít ăn sáng, thường chỉ điểm tâm bằng một ly cà phê, trưa ăn qua loa vài món salad, đến tối thì bù lại trọn một bữa ăn nặng nề. Ngoài ra, thói quen ăn vặt nào snack food, những gói chips, junk foods khiến miệng chúng ta lai rai không ngưng nghĩ, bao tử chúng ta không có một thời khóa biểu tiêu hóa nào rỏ rệt.
 Nhiều khi chúng ta ăn bất kể nơi đâu: khi lái xe, lúc làm việc nơi công sở, ngồi sofa xem truyền hình, vừa đọc sách xem báo vừa ăn…Những thói quen trên dần tạo nên một tập quán xấu đầy tai hại ngủ ngầm nhất là những ai làm việc Computer một thời gian lâu đa số dều vướng bệnh ít nhiều liên quan đến bao tử.  Khi chúng ta ăn no, máu nhận được lệnh phân phối nhiệm vụ dồn xuống tỳ vị để tiêu hóa, nhưng chúng ta lại tản chia ra mắt, ra tai, trở ngược về óc… mãi như thế, bao tử đang dần thụ bệnh còn phải làm việc bất kể thời gian khi mà bạn chụp được món gì khoái khẩu. Tội nghiệp thay cho bụng dạ chúng ta xưa nay vốn đã gánh chịu nhiều đa đoan, đến một ngày chủ nhân của nó phát hiện ra mình bắt đầu “phát tài”, thì liền lập tức bắt nó nhịn trái phép đủ mọi thứ đến khi bủn rủn tay chân váng đầu hoa mắt, lại vội vàng ăn đáo ăn để khiến bao tử lại chịu đựng khổ sai. Mèo lại hoàn miêu nhưng thảm hơn.
 Cũng có nhiều bạn rất chịu khó nghiên cứu, ăn uống kiêng khem diet, theo nhiều chương trình thể dục mà vẩn tiếp tục hành hạ cái cân, từ đó sinh ra chán nãn tự ty về mình. Xin các bạn khoan vội nản lòng khi có tin vui giữa giờ tuyệt vọng. Chúng tôi xin có ít giải thích: cơ thể chúng ta tuân theo chiều quay của một loại đồng hồ vô hình gọi là Nhịp Sinh Học. Cái đồng hồ đó quay theo nhịp điệu Quang Dương của ánh mặt trời tuần tự báo cho ta những lúc ăn, lúc sinh hoạt, lúc nghĩ ngơi…đó là trật tự vô hình của vủ trụ thiên nhiên.
Thường thì chúng ta, sau một giấc ngủ đến sáng, lên xe đi làm và điểm tâm bằng một ly cà phê với vài điếu thuốc, cà phê khi có sữa vốn làm ta no hơi không thiết ăn uống, đến giấc trưa vì lo ngại buồn ngủ chúng ta chỉ ăn uống qua loa cho xong không quên uống thêm vài ly cà phê. Như thế, trong khoảng 14 tiếng đồng hồ đó chúng ta không thật sự ăn được gì. Mãi dến tối, cách thêm 8 tiếng chúng ta mới thật sự ăn uống. Ngay chính lúc đó, những thức ăn đưa vào không được tiêu hóa trọn vẹn thành năng lượng cần thiết mà được đưa vào ngân hàng gan dưới một hình thức gọi là mỡ. Ở đây, mỡ đóng góp vai trò dự trữ cần thiết cho cơ thể chúng ta chịu đựng một thời gian dài không có thực phẩm.
Phương pháp chúng tôi dựa trên vận chuyển khí hóa của Đông y không quan niệm kiêng ăn để giảm cân mà chú trọng đến Giờ ăn và Tỳ khí tiêu hóa để bắt kịp nhịp sinh học. Sau một thời gian vận hành theo đúng quỷ đạo, cơ thể của bạn sẻ tự cân nhắc, không chắc sẻ giúp bạn hoàn toàn xuống cân nhưng hiển nhiên đem lại sự lợi ích cho sức khỏe và cơ thể của bạn hơn.
 
Đây là thời khóa biểu cho sinh hoạt hằng ngày, xin mời bạn thử qua:
 
Sáng: Dậy sóm hơn thường lệ, tập thể dục, chạy bộ, Tai chi, Yoga, bơi lội …
Ăn nhẹ như: Cereal, hot cereal với sữa Non hoặc Low fat
Hoặc Cháo Oatmeal, cháo đậu xanh, đỏ, đen
Hoặc Trứng, Cheese, bánh mì…
Ăn tráng miệng với ít trái cây, uống trà xanh thay cho cà phê
Uống 1 viên Multi Vitamin và dầu cá.
Bỏ thói quen ăn vặt giữa bữa, nếu cần uống trà xanh thay cho nước ngọt và cà phê
 
Trưa: khác với mọi chủ trương, buổi trua xin các bạn cứ tự nhiên tùy tiện vì đây là lúc tỳ khí vận chuyển tiêu hóa trọn vẹn nhất nhưng xin chỉ ăn với một chén cơm hoặc ít lát bánh mì.
 Ăn thêm rau luộc, Veggie, salad thay cho bát cơm thứ hai, thứ ba.
Dùng trái cây tráng miệng thay cho bánh ngọt, ice cream.
Uống Hồng trà hay trà Phổ nhĩ (Pu Erh) (Pổ Lỵ chà) thay cho Soda, cà phê.
Đi dạo nhẹ cho tiêu cơm
Bỏ đi thói quen ăn vặt giũa bữa và không uống thêm trà nữa.
Nếu thấy đói thì uống nhiều nước lạnh vào.
Tối: vẩn chỉ ăn một chén cơm kèm theo đậu hủ, rau luộc, Veggie luộc, củ dềnh đỏ, Spinash, bí đỏ, rau kale… Bạn có thường ăn những món này không?
Chỉ ăn cá hoặc đồ biển tuyệt đối không ăn thịt.
Dùng trái cây tráng miệng thay cho đồ ngọt
Uống Juice hoặc sữa thay cho Soda và Beer
Một hủ Plain Yogurt có độ calcium gần bằng ba ly sữa lại rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Hoạt động nhẹ, tản bộ, tuyệt đối không đi Gym hoặc Spa, không làm việc nặng ban đêm.
 
Đúc kết lại phương pháp trên, chúng tôi chú trọng đến vài điều:
- Ăn uống chừng mực không quá cay, mặn, chua, ngọt…để gây hại ngủ tạng.
- Ăn đúng giờ giấc, mổi bửa ăn cách nhau tám tiếng để tránh bao tử rối loạn.
- Tránh cà-phê, Soda và các chất béo ngọt vì làm mất nước trong cơ thể.
- Điều quan trọng nhất là sự nuôi dưỡng Khí
 
Theo Đông Y, khí là chủ của sự sống, là nguồn năng lực tối quan trọng trong ta.  Khoa học và Y khoa Tây phương thường tỏ ra ngờ vực về sự hiện diện của Khí, có khi vì tự trọng nên không muốn bàn đến, khi thì ở nơi khác lại ít nhiều bôi bác, đưa ra vài phản thuyết xem nhẹ quan niệm trừu tượng trên của Đông Y.
Khoa học khảo nghiệm Tây phương thường dựa trên cơ sở vật chất thực tế là Huyết.  Cho dù bạn đang mang chứng bệnh gì, khi xin khám nơi Bác sỹ đều bị rút trước vài ống máu gởi đi làm giảo nghiệm xét đoán.  Thật ra, Huyết chỉ là hậu quả đã xảy ra từ các chứng bệnh... Khí mới là độ lượng của hậu quả đó.  Khí có thịnh thì đẩy lui mọi chứng, khí bạc nhược bệnh nhẹ cũng trở nặng.  Bạn hẳn chắc cười chúng tôi xem phim Tàu quá nhiều chăng?  Sẳn đây chúng tôi có 2 nan đề đưa ra nhờ bạn lý giải:
- Khi một người vừa mới lìa trần, hơi ấm (trung ấm) trong người dần tan đi … Ngay lúc mọi cơ sở vật chất vẩn còn nguyên vẹn như vậy, lấy gì để chúng ta phân biệt sự sống và cái chết? Huyết vẩn giữ nguyên như vậy chỉ không tàng chứa được Sinh Khí.
- Một nhóm bạn cùng dầm mình đi ngoài mưa, tuyết, gió, lạnh…suốt cả buổi, sau đó vài người trong nhóm hắt hơi xổ mủi cảm lạnh trong khi những bạn khác lại vượt qua được.  Vì sao cùng dấn thân trong mưa gió mà từng cá thể lại có sự chịu đựng khác nhau?  Bạn có bao giờ nghe nói đến Vệ Khí?
Có một lần chúng tôi được xem một phim tài liệu Y Khoa, các bác sỹ sau khi nghi nghờ về 1 người bệnh dùng thuốc không thấy kết quả, mới quyết định đưa bệnh nhân chụp X-ray quanh vùng bụng.  Kết quả sau đó thật kinh hoàng vì trong bao tử đó chứa hơn 50 viên thuốc đủ loại còn nguyên chưa tan.  Các bác sỹ sau đó đưa nạn nhân đi súc ruột trước khi các viên thuốc đó bất ngờ tiêu hóa lần lượt.  Tại sao lại có trường hợp như vậy, Đông Y nhìn ra là  Khí Trung Tiêu không đủ ấm.
Sở dỉ chúng tôi lạm bàn dông dài về Khí vì muốn nhấn mạnh để bạn hiểu rỏ tầm quan trọng hiện hửu của Khí trong nhịp sinh học song song với Huyết. Chúng ta không chối cải giá trị đương nhiên của Huyết, cho đến nay chúng tôi chưa từng chứng kiến thấy hoặc nghe qua về một bậc thầy tổ Khí công nào có thể sau khi rút cạn Huyết ra mà vẩn giử được sự sống.  Khí và Huyết vì thế đương nhiên là sự sống song song đồng hành không thể tách rời ra, không thể có Đơn Khí hay Cô Huyết dưới nhãn quan đông Y.
Khí dẩn Huyết chu lưu, Huyết nuôi Khí tăng trưởng.
Có nhìn được như vậy mới nhận thức được quá trình sinh hoạt của Khí hay còn gọi là Dương Khí vì sự chịu ảnh hưởng từ Dương---Nhật---Mặt Trời.
Vào buổi sáng sớm, Khí khai thông ở tạng Phế.  Đến trưa, Khí thịnh vượng ở tạng Tỳ.  Vế tối, Khí an ổn nghỉ ở tạng Can.  Buổi sáng, Huyết khai thông ở tạng Tâm, đến trưa, ước hẹn với Khí ở tạng Tỳ và đến đêm nghỉ ngơi ở tạng Thận.  Vì thế, giới ĐôngY có câu nói: Can tàng Hồn, Phế tàng Phách.
 Nhìn lại chúng ta, lắm khi dậy thật trể, thức thật khuya, hoạt động mạnh vào lúc tối như: đi tập thể dục, bơi lội, tập thể hình, tập vỏ, party khiêu vủ… khiến náo động và hao tổn đến nguồn Khí vốn đang an dưỡng nơi Can…  Thật vậy, các đối tượng này lâu dần sẻ là nạn nhân của các chứng bệnh cao huyết áp, nóng tánh giận dổi vô cớ, tinh thần quên lãng hồi hộp, tóc khô mau bạc và rụng, thận suy hoặc bại thận… Những người vì vài lý do phải thức thâu đêm, những bạn vì mưu sinh phải làm ca khuya, chúng ta phải nên thương và thông cảm cho họ.  Cho dù họ có ngủ đến bao nhiêu cũng không bù đắp được nguồn Dương Khí đang dần cạn kiệt, tai hại hơn đến lúc trời sáng giửa ngày lại bức bách giam hãm nguồn Khí không được hoạt động bằng giấc ngủ vùi.  Khí Nóng giam hãm xoay ra thiêu đốt tạng chủ là Phế Kim đốt lan cả tạng mẹ là Tỳ Thổ. Phế vốn chủ về Bì Phu nên chúng ta không lấy làm lạ khi các bạn này da mau khô sạm, dung nhan mau già úa, hốc hác. Hỏa thịnh thì Thủy cạn khô, người Âu Mỷ gọi chung là Dehydrate.
 
Vì thế, phương pháp nêu trên rất khác và không thể so sánh đúng hay sai với các phương pháp Diet đã có từ trước căn cứ đơn thuần trên sự biến đổi và cân nhắc Năng Lượng Calories từ thức ăn. 
Phương pháp của Đông y do khảo sát nhịp sinh hoạt của Khí và Huyết nên xứng đáng với tên gọi là Dưởng Sinh: nuôi dưởng Huyết qua thực phẩm và tăng trưởng Khí qua Sinh Hoạt.
 
Như thế này, các bạn, nhất là các bạn trẻ chuyên viên trực tiếp làm việc với computer, thường ung dung tháo lấp ráp upgrade để nâng hiệu quả hoạt động của máy. Riêng những người lở thì tay mơ như chúng tôi nhìn vào đó thấy hiểm hóc như thạch trận bát quái Gia Cát ngày xưa. Sau khi được giảng giải hiểu thêm chút ít, chúng tôi tạm ví von như sau:
À, đây là tim mạch của máy, đây ắt hẳn là bộ nảo, ủa củng có riêng cả bộ nhớ. Kia kìa, là nhửng thẻ lệnh đối thoại, rồi nào là bộ Phế để quạt trong máy lưu thông mát mẻ. Oh men, sao đầy những sợi gân, sợi thần kinh cable chằn chịt nối và chuyển lệnh các hệ tạng lẩn nhau! Qua lảnh vực Y khoa, chúng tôi dần nhận ra “con” Computer rất ư là người. Máy thỉnh thoảng củng nhiểm phải ít chú siêu vi trùng và lăn ra bị Cảm, đôi khi máy củng bị Ung thư nên các kỷ sư phải tiến hành giải phẩu cắt bỏ tạng này ra, lắp đặt nội phủ khác vào… Chỉ cần một sự kiện nhỏ thôi cũng đủ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ năng, chỉ vô ý tách rời một sợi Cable thần kinh thật nhỏ khiến máy liền bị câm hay bị mù. Một sợi điện nhỏ bị chạm, máy bốc khói rồi bị Stroke.  Có bao giờ bạn trẻ ngồi suy gẩm nhìn vào đó để thấy thân mình quá đổi mong manh vô thường như máy kia hay như Sa Trận Mạn Đà La muôn màu sắc đã được Pre-program sẳn để cũng sẽ bị xóa mau ngay sau khi đả lập thành.
Vâng, chỉ cần rút đi một sợi dây nhỏ thôi, là cả một thân xác lực sỹ kia với đủ mọi tham vọng mọi hứa hẹn sẻ trở thành một phế nhân bán thân bất toại vô dụng và oan nghiệt.  Dây Cable rất dể thay thế, Computer có mua thêm một máy mới củng không là vấn đề nhưng thần kinh hệ trong ta và thân xác ta tuyệt nhiên thì không.
Bộ nảo CPU trong Computer xử lý các dử kiện, phân phối các tín hiệu đâu ra đấy, chuổi Binary Code này được dịch ra thành những nhiệm vụ riêng, có những Data được chứa lại làm nguồn liệu, Data khác được khứ bỏ, tái tạo…
Bộ nảo và thần kinh hệ trong ta tuy vậy lại tinh tế hơn nhiều, riêng trong phạm vi ẩm thực, nó chứa đựng Program cho quá trình tiêu hóa quan trọng; quan trọng như câu chuyện hơn 50 viên thuốc mà chúng tôi vừa nói qua.
Thực phẩm sau khi do ta ăn uống vào xuống tạng Tỳ liền cung cấp những tín hiệu lên bộ Nảo để xin lệnh thừa hành, sau khi bộ Processing Unit quyết định, lệnh được ban hành xuống các cấp dưới: đây là chất đường ngọt, cần anh Tụy Tạng tạo ra Insulin để mau tiêu hóa, đây là chất mặn, tạng Thận phải làm overtime một chút để lọc bớt ra ngoài, đây là chất thanh cần được hấp thụ để nuôi khí huyết, đây là cặn bả cần được tống thải ra ngoài v.v…
Ở đây, chúng tôi nói đến Nảo bộ đang hoạt động trong một cơ thể tuần hoàn lành lặn với điều kiện bình thường.  Nhưng trên thực tế, những tín hiệu trong ta được phát ra do lâu ngày lệch lạc khiến ảnh hưởng đến vùng Nảo gây tổn thương nghiêm trọng và chính tự nó củng phát lại những lệnh hiệu sai lầm ngộ nhận và lệch lạc đến toàn thân. Đường, Muối, Mở…. những  thực phẩm chúng ta đưa vào dỉ nhiên không còn được hấp thụ và tiêu hóa trọn vẹn tận cùng. Vì thế, những tồn động và thừa ứa trên tạo nên nguồn gốc của muôn loại bệnh chính từ nơi nảo bộ của chúng ta bị thụ thương không xử đúng lý. Còn nhửng tình trạng của đường cao, muối thặng, mở dư chỉ là hậu quả sau đó.