Ngày chủ nhật được nghỉ, cả bọn nằm nướng trên giường chả buồn nhúc nhích, mặc cho kim đồng hồ đã nhích dần đến con số tám. Chợt cái di động bé xinh của Thục Uyên rung lên từng hồi khiến cô phải tỉnh dậy, nhảy phóc xuống giường phóng nhanh vào toa-lét. Từ ngày chuyển hộ khẩu vào đây, cô luôn cài điện thoại ở chế độ rung có khi tắt luôn chứ không như trước đây. Vừa mở máy, cô đã nghe giọng bà Phượng:– Con nói cuối tuần về mà sao giờ này không thấy tâm hơi đâu cả.Thục Uyên đáp nhanh:– Rồi, con về liền đây. Nói vú chuẩn bị đồ ăn sáng cho con nha, con đói lắm.– Biết rồi khỉ con, mau về đi!Thục Uyên tắt máy thay vội áo quần cô bước ra. Lan Hương nhướng cặp mắt còn ngái ngủ lên nhìn:– Mày đi đâu đó?– Tao ra ngoài một lát! Mày gọi nhỏ Thục dậy đi ăn sáng đi, trưa nay khỏi xuống nhà ăn.Lan Hương giật mình tỉnh cả ngủ:– Cái gì! Mày bảo tụi tao tuyệt thực hả?Thục Uyên lườm bạn:– Người ta đã nói hết đâu, ai mà dám bỏ đói đại tiểu thư chứ?– RồI, không bỏ đói mà cũng không cho xuống nhà ăn vậy làm gì?– Tao sẽ mua đồ ăn tráng miệng mày, thế đã được chưa?Lan Hương trùm mền nói:– Vậy tao khỏi gọi nhỏ Thục làm gì, Tụi tao ngủ, chừng nào mày về thì dậy ăn luôn.– Vậy tao đi à?– Ừ, nhớ khóa cửa luôn.Nghe tiếng chân Thục Uyên vang lên bên ngoài cầu thang, Thục chui ra khỏi mền, thò đầu xuống hỏi:– Nhỏ Uyên đi đâu vậy Hương?– À, nhỏ ấy ra ngoài mua đồ ăn. Thôi, ngủ đi, chừng nào nó về nó gọi.Hiền Thục làu bàu:– Ừ, mày cứ việc ngủ đi, đồ mày nó bốc mùi chua rồi đó, con khỉ!Lan Hương tung mền ngồi dậy:– Mi thật quá đáng! Ta đã cố không nghĩ đến nó rồi mà cũng không yên với mi nữa.Thục trùm mền lại:– Thay vì cằn nhằn, mày nên cảm ơn tao thiết thực hơn, vì nếu tao không nhắc thì ngày mai ai khổ biết liền hà.Mắc mớ gì phái khổ mậy. Hôm nay không giặt thì ngày mai giặt có sao đâu, dù sao thì trái đất vẫn quay mà.Thục cười hí hí:– Ơ, trái đất quay mà, nhưng tao cũng được biết bộ áo dài của mày cũng ủ luôn mấy hôm nay chưa giặt. Giờ mày cứ ngủ đi, coi ngày mai trái đất có quay không biết liền hà.Lan Hương nhảy phóc xuống giường lôi ngay thau quần áo dưới gầm giường bê ngay vào nhà tắm. Hiền Thục châm chọc:– Ủa, mày không ngủ nữa à.– Thôi, tao ngủ đủ rồi.Nhìn Thục Uyên ngồi sì sụp tô phở, bà Phượng cười âu yếm:– Từ từ thôi khỉ con, làm như bị bỏ đói mấy ngày không bằng.Thục Uyên nuốt ực miếng thịt bò rồi đáp:– Ai mà dám bỏ đói con, tại lâu quá mới được ăn ngon vậy.Bà Phượng lườm yêu cô:– Thích ăn ngon như vậy sao cứ nhất quyết đòi vào ký túc xá.Thục Uyên nhăn mặt:– Thím lại thế nữa rồi!Bà Phượng giả lả:– Nói thế thôi, chứ con có hai cô bạn dễ thương lắm. Hôm nào rủ tụi nó về đây chơi.Thục Uyên kêu lên:– Má ơi! Không được đâu.– Sao vậy con?Thục Uyên xua tay lắc đầu lia lịa:– Không được đâu? Tụi nó mà biết, tụi nó sẽ tuyệt giao với con ngay.– Sao lạ vậy, con nói gì mà thím chẳng hiểu nổi.Thục Uyên buông đũa lấy khăn lấy lau miệng đáp:– Tụi nó có thành kiến với con nhà giàu. Nếu biết rõ thân phận của con, tụi nó sẽ tránh xa đấy.Bà Phượng chưng hửng:– Sao kỳ cục vậy?– Vì tụi nó bảo con gái nhà giàu kênh kiệu chảnh chẹ rất khó ưa.Bà Phượng gật gù:– Ra thế! Nhưng con định giấu đến bao giờ?– Đến khi nào tụi nó thấy được lòng thành của con.Bà vú đến bàn mang cho Thục Uyên đĩa dâu tây ướp lạnh:– Con ăn nữa không, vú lấy cho.Thục Uyên cười:– Cám ơn vú, con no lắm rồi.– Con có thấy vú nấu ngon không?Thục Uyên bật một ngón tay cái lên nói:– Vú nấu tuyệt vời. Và vú càng tuyệt vời hơn khi cho con xin thêm ba phần nữa.Bà vú hiền từ:– Được rồi, để vú chuẩn bị cho con.Thục Uyên nói với theo:– Nhớ làm nhiều nhiều nha vú.Bà Phượng lườm yêu cháu:– Cái tật tham ăn không bỏ.Thục Uyên cười hi hi:– “Sông núi dễ dời, bản tính khó đổi” mà má.Nói rồi, cô chạy vụt lên lầu vào phòng lấy thêm một số sách tham khảo cho việc học. Định mang hết đi, nhưng như thế sẽ khiến hai cô bạn nghi ngờ, bởi sổ sách này giá không rẻ, nên cô chi mang theo vài cuốn cần thiết nhất. Trưa hôm đó, Thục Uyên khiến cho hai cô bạn cùng phòng phải xuýt xoa mỗi người một kiểu. Lan Hương thì:– Má ơi? Đồ ăn ở đâu mà hấp dẫn quá nè trời!HiềnThục mắng bạn:– Mày hễ thấy ăn là quên thiên hạ luôn, dám mai mốt lấy chồng bán chồng mà ăn quá.Lan Hương thản nhiên cho phở ra tô, nói:– Đó là việc tương lai, sau này rồi hẵng tính. Giờ ăn đã!Thục lườm bạn rồi cũng đổ phờ ra tô. Nhác thấy Thục Uyên chất sách lên kệ, Thục buông đũa chạy lại và reo lên:– Tuyệt! Bồ kiếm đâu ra mấy cuốn sách quý thế này?Thục Uyên mỉm miệng cười:– Cả buổi sáng nay ta giong ruổi khắp nơi tìm chúng đấy.Hiền Thục mân mê từng cuốn sách:– Uyên mua hả?– Ừ, lùng mua ở hiệu sách cũ, giá tương đối mềm hợp với bọn mình.Hiền Thục sáng mắt:– Uyên chỉ chỗ đi, hôm nào Thục cũng mua vài quyển.Thục Uyên gạt đi:– Mi khùng à! Ba đứa chung khoa chung lớp, ngồi gần chỗ, ở chung phòng thì xem chung cho rồi, còn mua nữa làm chi cho chật chỗ.– Ừ!Lan Hương vừa nhai vừa nói:– Con này thấy sách là lú lẫn chẳng biết nhìn xa trông rộng là gì.Thục liếc bạn:– Còn mày, thấy đồ ăn là sáng mắt hơn sao thì nhìn xa trông rộng chắc!Thục Uyên phì cười:– Một đầu! Đôi bên tạm ngưng cuộc chiến ăn đi rồi đấu tiếp.Cả ba vừa ăn vừa vui vẻ cười đùa. Ăn xong, Thục Uyên đi tắm, bước ra thấy bịch ot bịch nhỏ chất đầy bàn, còn đang thắc mắc thì Lan Hương lên tiếng:– Của cái cô hôm trước gửi cho mi.Lau mái tóc còn ướt nước, Thục Uyên hỏi:– Cổ có nhắn nhe gì không?– Không! Cổ chỉ nói đây là quà cảm ơn vì mi đã giúp cháu cổ ôn thi, thế thôi.Thục Uyên tủm mĩm cười. Má mình cũng giỏi đóng kịch ghê. Không quan tâm đến đống quà, cô ngồi xuống giường Lan Hương, hỏi:– Ê! Chiều nay rảnh rang có kế hoạch gì không hai vị?Lan Hương ngáp dài:– Nắng muốn chết mà đi đâu, cứ cố thủ trong “đại bản doanh” được rồi.Thục Uyên nhóng lên hỏi Thục:– Còn cô Thục?Thục cũng lười biếng đáp:– Ta cũng chẳng muốn đi, nắng nôi mệt lắm.Thục Uyên nằm xuống giường, làu bàu:– Tụi ba làm biếng quá đi mất.Cả ba ngủ say sưa đến tối. Thục Uyên giật mình tỉnh dậy đầu tiên, cô kêu lên khi thấy phòng tối om:– Mẹ ơi! Sao tối thế vầy nè?Lan Hương làu bàu:– Thì tối rồi chứ còn sao nữa. Đứa nào dậy bật đèn lên.Hiền Thục lò dò lại góc phòng bật đèn lên, cô đưa tay dụi mắt nhìn đồng hồ rồi kêu lên thảng thốt:– Bảy giờ tối. Trời ơi! Tụi mình lập kỷ lục luôn, ngủ đúng nửa ngày.Lan Hương vung dậy:– Ôi trời! Cơm tối tao còn chưa ăn.Thục Uyên lườm bạn:– Mày làm như tao với nhỏ Thục ăn rồi hổng bằng. Mở mắt là nghĩ đến chuyện ăn, con người mày ngoài ăn ra chẳng nghĩ đến chuyện gì lớn lao hơn được cả.Lan Hương tỉnh bơ:– Chứ sao, có ai sống mà không ăn đâu mậy.Hiền Thục bỏ vào, toa-lét:– Với một đứa có tâm hồn ăn uống như nó mày nói làm gì cho mỏi miệng.Lan Hương nói với theo:– Nhanh nhanh rồi đến lượt tao!– Mày cứ vào đi, tao chỉ rửa mặt thôi mà.Nghe thế, Lan Hương liền phóng ngay vào Thục Uyên liền châm chọc:– Nhanh lên, biết đâu dì Tư còn để phần cho mày vài miếng cơm cháy.Rửa mặt mũi xong, ba cô nàng dắt nhau xuống nhà ăn. Trái với lời bàn cả bọn sẽ ăn mì gói, thì dì Tư đón tiếp cả bọn rất ư niềm nở:– Sao các con xuống muộn thế?Lan Hương gãi đầu:– Dạ, tụi con bận chút việc.Dì Tư khoát tay:– Dì biết mà, tụi con bận học chứ gì! Nhưng mới năm nhất mà tụi con bỏ cả cơm trưa thì sức lực đâu mà học những năm tới.Tội nghiệp! Dì Tư cứ nghĩ cả ha đứa bỏ cơm. Dì có biết đâu lúc trưa cả bọn mỗi đứa mỗi tô phở chất lượng cao. Dì Tư cứ nghĩ tụi nó lo học quên ăn chứ có biết đâu tụi nó nằm sắp lớp ngủ một mạch từ trưa đến giờ. Nhưng thôi, dì Tư nghĩ vậy lại hay, biết đâu nhờ vậy mà dì Tư thương tình để phần cơm canh cho tụi nó. Bây giờ mà thú thật thì lần sau một hạt cơm cháy cũng không có. Dì Tư loay hoay một hồi rồi đặt trước mặt cả bọn tô cơm bự còn bốc khói, bát canh rau, đĩa thịt kho trứng và một đĩa dưa cải chua.Lan Hương hít hít mũi:– Sao thơm quá dì Tư ơi, cơm lại còn nóng hổi.Dì Tư vui vẻ:– Cơm dì dì mới cắm nồi cơm điện cho mấy đứa đó, ăn đi cho nóng!Thục Uyên và Hiền Thục lí nhí cảm ơn mà lòng đầy áy náy. Quả là dì Tư thương tụi nó thật nên mới để phần, chứ nếu không thì cả bọn phải ăn mì gói rồi.– Để đáp lại lòng thương mến thương của dì Tư, ăn xong tụi nó chia nhau đứa lau bàn quét đọn, đứa chà xoong nồi, đứa rửa chén bát rồi mới rút về “đại bản doanh”. Vừa lên đến nơi, Lan Hương ngả người xuống giường thở một hơi dài khoan khoái:– Trong suốt cuộc đời mà ngày nào cũng như hôm nay thì cuộc sống quả là một thiên đường.Hiền Thục lấy sách tập trên giá xuống ngồi vào bàn, thong thả nói:– Sáng mai có giờ của thầy Nam, ai không thuộc bài thì kẻ đó rơi xuống mười tám tầng địa ngục.Lan Hương lồn cồm bò dậy:– Nhỏ này thật giỏi dội nước lạnh, muốn mơ một chút cũng không được với mày.Thục Uyên đang làm bài ngẩng lên:– Thì cứ mơ đi! Nếu muốn làm bù nhìn giữ dưa thì cứ việc, có ai cấm mày đâu.Lan Hương ngồi vào bàn càu nhàu:– Không biết ở chung với tụi bây là may mắn hay xui xẻo nữa. Mà tao thấy thầy cô trong khoa ai cũng từ bi hỉ xả, có mỗi ông thầy Nam này là “hắc” nhất thôi. Không biết ổng có bị biến thái không mà ổng khó tính như bà góa thế không biết.Thục Uyên phì cười:– Thầy Nam mà nghe được mấy lời vàng ngọc của mày vừa rồi, cuối năm này mày đậu môn của thầy, tao kêu mày bằng sư phụ – Ngu sao tao nói cho ổng nghe mậy.– Vậy mày nói với tụi tao thì có ích gì?– Thì giải tỏa bớt ấm ức trong lòng chứ để lâu nó sình ruột.– Hiền Thục gõ viết xuống bàn:– Đề nghị trật tự làm bài đi, nếu không ngày mai cùng xuống địa ngục hết bây giờ.Những cái miệng khép lại, những cái tay hí hoáy ghi chép. Chuông đồng hồ gõ mười một tiếng ngân nga. Tất cả đều buông bút Lan Hương che miệng ngáp dài:– Cám ơn ông Đia, cuối cùng cũng xong. May có cuốn sách của nhỏ Uyên chứ nếu không chết cả đám.Hiền Thục nguýt bạn:– Chỉ những kẻ lười biếng động não như mày mới chết thôi. Học đã dở môn này lười đọc sách thì chết là phải thôi.– Ừ, tao cũng thấy thế. Những môn khác tao đâu có tệ, chỉ duy nhất môn này là tao nuốt không trôi, nó cứ trào ra trào vô rồi mắc nghẹn hoài. Có lẽ tao ác cảm với thầy, đâm ra ghét luôn môn học này của ổng.Vừa bỏ sách vở vào cặp, Hiền Thục vừa hỏi:– Tao thấy ổng có làm gì mày đâu mà mày ghét ổng dữ vậy?Lan Hương ngang phè:– Tại thấy ghét là ghét vậy thôi.Thục Uyên lại giường:– Giờ tụi bây có chịu đi ngủ không?– Sao lại không, ngủ được là tiên mà?– Thục Uyên vịn thang leo lên, vừa leo vừa càu nhàu:– Tao không biết làm “đại soái” sướng ở chỗ nào chứ như tao đây cực khổ thí mồ.Lan Hương hứ dài:– Ăn học rồi ngủ, có tù đày khổ sai đâu mà mày kêu khổ.Thục Uyên chỉ cái thang, nói:– Còn không phải sao! Muốn ngủ phải leo lên, muốn ăn phải leo xuống, bữa nào mê ngủ mắt nhắm mắt mở té lộn cổ xuống chết không kịp ngáp.Lan Hương nhìn cái thang như thầm đánh giá độ cao rồi nói:– Với độ cao này mày không chết được đâu, cùng lắm là đi cà thọt vài hôm thôi hà.Thục Uyên trợn mắt:– Mày đang trù ẻo tao đó hả?Lan Hương xua tay lắc đầu lia lịa:– Đàn em nào dám trù ẻo cả đại soái. Chỉ là đàn em nhận xét khách quan để đại soái yên tâm hơn thôi.Thục Uyên nằm xuống giường càu nhàu:– Yên tâm gì, lo ìắng hơn thì có.– Nhanh nhanh lên Lan Hương, sắp trễ rồi có biết không hả?– Ra liền! Mới sáng sớm mà hối như chạy giặc không bằng.Vừa ngồi vào bàn ăn, Thục Uyên liền nói móc:– Nhỏ này mà sinh ra thời chiến tranh chắc được phong danh hiệu cao quý rồi.Lan Hương vênh mặt:– Ngon vậy sao!– Chứ sao, liệt sĩ mà!Lan Hương nhăn nhó:– Rồi! Nhỏ này cũng bị nhỏ Thục lây bệnh rồi, mau đưa nó đi cấp cứu đi bà con.Thục tọng ngay một miếng bánh mì to tướng vào miệng Lan Hương.– Có đưa mày đi cấp cứu thì có! Mau ăn đi trễ giờ đi học rồi kìa!Ăn xong ba cô nàng thong thả đến trường. Vừa đến cổng, Thục kêu lên thảng thốt:– Thôi, chết rồi!Thục Uyên giật mình:– Sao chết?– Còn có một chút nữa là chuông reo.Lan Hương trợn mắt:– Mắt mày có bị làm sao không, mới sáu giờ mười lăm chứ nào đã bảy giờ đâu.Mắt tao không sao nhưng đồng hồ phòng mày chạy sai thì phải. Giờ phải làm sao đây?– Còn trăng sao gì nữa, chạy nhanh lên nếu không muốn xuống căn tin ngồi xơi nước.Nói rồi, không ai bảo ai ba cô gái túm chặt hại vạt áo dài rồi chạy ngay đến lớp. Đến nơi Thục Uyên thắng “két” lại làm Hiền Thục và Lan Hương đâm sầm vào nhau suýt nữa thì ngã chổng vó.Thục Uyên than thán:– Mấy lát bánh mì và ly sữa tiêu sạch trơn Lan Hương thì rên rỉ:– Thầy Nam, thầy Nam cơn ác mộng của đời tôi...Chẳng dè Lan Hương vừa dứt lời thì giọng thầy Nam thoáng bên tai:Không nhiều, đến thế đâu, chl bốn năm thôi, thời gian qua nhanh lắm.Lan Hương tê cứng người. Giá mà sàn nhà nứt ra chắc là cô chui luôn xuống quá. Nhưng tiếc là tầng nhà bằng bê tông cốt sắt không dễ gì nứt được nên cô đành lủi về chỗ ngồi không một lần ngoái lại.Đang học nhưng tính tò mò cứ như con sâu ngọ nguậy khiến Thục Uyên không nhịn được liền hỏi:– Lúc nãy thầy nói gì với mày vậy?Lan Hương chối liền:– Có nói gì đâu!Thục Uyên nhíu mày:– Rõ ràng tao nghe loáng thoáng mà.Lan Hương gạt đi:– Mày nghe lầm đấy, thầy có nói gì đâu.Hiền Thục vọt miệng:– Nhỏ Uyên không lầm đâu, rõ ràng tao nghe thầy nói, nói gì nhỉ... - Thục vỗ vỗ trán rồi reo nho nhỏ - A, thầy nói cái gì mà chỉ bốn năm thôi, thời gian trôi nhanh lắm. Tao chỉ nghe được vế sau thôi, còn vế trước lớp ồn quá nên tao không nghe thấy.Thục Uyên gật gù:– Vậy là thầy có nói, nhưng nhỏ Hương cố tình giấu bọn mình. A, hay...Thục Uyên bỏ lửng câu nói khiến Lan Hương tò mò hỏi lại:– Hay sao?Thục Uyên cười nho nhỏ đáp:– Hay là thầy “tỉnh tò” với mày nên mày giấu.Lan Hương rít lên nho nhỏ:– Con quỷ, tao không có chọc ghẹo mày nha!Hiền Thục cũng góp lời:– Nhỏ Uyên nói phải đó, tao thấy dạo này thầy cứ chiếu tướng mày hoài.Lan Hương thò tay nhéo bọn rít lên:– Chiếu tướng nè, cho mày chết!Hiền Thục đau quá liền kêu “ui da” một tiếng, tức thì cặp mắt như đèn pha của thầy chiếu xuống. Vẫn cái giọng lạnh như nước đá thầy hỏi:– Chuyện gì đó Thục?Tội nghiệp nhỏ Thục, xưa ngày nó vốn là đứa ngoan nhất bọn, hiền nhất bọn, thế mà hôm nay ma xui quỷ khiến thế nào nó lại gây ra chuyện mà chuyện lớn mới là chết chứ. Lan Hương thầm hối hận vì hành động bộc phát nhất thời mà hại bạn, kiểu này nhỏ Thục nó khóc ba ngày chứ chẳng chơi.Lan Hương thầm hối hận thì Thục hít một hơi thật sâu rồi lắp bắp nói:– Dạ..... muỗi... mu... ỗ... i cắn ạ.Thành Nam quay lên bảng, cố giấu nụ cười rồi nói:– Muỗi này chắc là muỗi Anophen quá!Mặt Thục đỏ rần đến tận mang tai. Thành Nam lại nói tiếp:– Còn Lan Hương?Lan Hương giật mình:– Em sao ạ?– Thầy thấy tật lẩm bẩm khi chép bài của em chẳng những em không bỏ được, mà em còn “truyền”' cho hai bạn ngồi gần em nữa.Lan Hương làu bàu:– Môn học của thầy khó nuốt thấy mồ, không lẩm bẩn thì nuốt sao trôi.Mấy bạn nam ngồi gần đó khe khẽ lắc đầu. Trong lớp có ba cô gái này học giỏi nhất lớp. Không giỏi sao được, cô thứ nhất là Tôn Nữ Thục Uyên đậu thủ khoa với số điểm tuyệt đối. Hai cô bạn còn lại cũng không kém, đều đậu á khoa với số điểm xuýt xoát nhau. Học lực của ba cô gái này ít nhiều cũng khiến nhiều người nể phục. Nhưng sự quậy phá nghịch ngợm của ba cô nàng này thì... thầy giáo cũng nể luôn. Người ta chẳng bảo lắm tài thì nhiều tật đó sao. Ở ba cô gái này tài với tật đi đôi với nhau.Thục Uyên nhăn tít đôi lông mày khi thấy cái “lướt nhẹ tài hoa” nhỏ xinh của mình rung lên bần bật trong cặp. Cô miễn cưỡng lôi ra và biến nhanh vào toa lét của trường. Vừa mở máy, cô vừa rít lên nho nhỏ:– Đại ca đây, đã nói bao nhiêu lần là lúc ở trường đừng có gọi.Bên kia giọng người đàn ông hoảng hốt:– Xin lỗi, xin lỗi tôi gọi nhầm số.Nhận ra giọng quen thuộc của ba mình, Thục Uyên reo lên:– Papa!Bên kia ông Phúc thở phào:– Lại bày trò gì đó con gái, làm ba đứng cả tim.Thục Uyên cất tiếng cười trong trẻo như pha lê.– Con có bày trò gì đâu. Ba có khỏe không?Ông Phúc cằn nhằn:– Đang khỏe nhưng bị con làm cho không khỏe rồi nè. Cái gì mà “đại ca”.nghe ớn quá!Thục Uyên cười hì hì:– Con quen nói chuyện với Phú Khang vậy mà. Ba đừng giận nhe ba!– Sao ba giận con gái cưng ba được. Con khỏe không?– Con khỏe. Còn ba có khỏe không?– Ba khỏe, có đều buồn vì nhớ cô con gái cưng của ba quá. Học hành vẫn tốt hả con?Thục Uyên nghe giọng mình nghẹn lại:– Dạ, vẫn ổn cả. Bà nội và mẹ khỏe không hả ba?– Nội với mẹ con vẫn khỏe, nội còn trách con sao không gọi điện về nhà.– Ba nói với bà nội cho con xin lỗi. Mới đầu năm học có nhiều việc để lo nên con hơi bận. Sắp tới, mỗi tuần con sẽ gọi về nhà cho bà.– Ừ, con cố ăn cho đủ chất và học hành cho tốt con nhé.– Vâng con biết rồi. Em con học hành thế nào hả ba?– Tốt! Nhưng tương lai sẽ không nhạy bén bằng con trên thương trường.– Em nó còn nhỏ mà ba.– Tài không đợi tuổi mà con. Nhưng không các con muốn học gì ba đều ủng hộ và tôn trọng quyết định của các con cả.Thục Uyên cười nho nhỏ:– Thế mới nói ba là ông ba tuyệt nhất của mọi thời đại.– Nhóc con dẻo miệng quá!Thục Uyên cười hì hì:– Dân kinh doanh mà không dẻo miệng thì làm sao câu được khách hàng hả ba.– Thôi, giữ gìn sức khỏe con nhé!– Cám ơn ba, con chào ba!Vừa trông thấy Thục Uyên, Phú Khang phàn nàn:Từ ngày chị vào ký túc xá, muốn gặp chị còn khó hơn gặp bộ trưởng.Thục Uyên lườm anh:– Người ta bận học hành tối mắt tối mũi chứ đâu có rảnh như mấy người.– Sinh viên năm nhất lính mới tò te thì bận gì, làm như người ta chưa từng trải qua không bằng.Thục Uyên ngang phè:– Trước khác giờ khác, đâu phải năm nào cũng giống năm nào?Phú Khang đành lắc đầu chào thua:– Thôi, không nói nữa! Ba mẹ em cuối tuân này ra Vũng Tàu chơi, chị có đi không?Thục Uyên trâm ngâm:– Nói với thím để lần sau đi. Lần này ta đi không được quá.– Chủ nhật ở ký túc xá vắng hoe buồn thiu, chị không đi ở đó làm gì. Bộ đi sợ người ta giành mất chỗ hả?Thục Uyên hất mặt:– Chỗ của đại ca, ai có gan mà giành.Phú Khang búng tay đánh chóc:– Tốt. Không sợ ai giành thì cuối tuần đi nha.Thục Uyên nhăn mặt:– Đã nói là đi không được mà.Phú Khang cũng nhăn nhó:– Chứ chị ở nhà làm gì? Học thì phải có lúc nghỉ ngơi chứ, nếu không sẽ bảo hòa cho coi.– Ta đi thì được rồi, nhưng hai nhỏ bạn cùng phòng thì sao?Phú Khang đưa tay lên trời:– Trời! Chị ơi là chị, khéo lo bò trắng răng! Người ta cũng có chân đi vậy.Nói không chừng họ trông cho đến cuối tuần để đi với người yêu, chị lo làm gì cho mau già.– Người yêu đâu mà người yêu, cả ba đứa đề là “lính phòng không” hết mà!– Thế thì càng đơn giản, rủ họ đi theo luôn là ổn chứ gì?Thục Uyên xua tay lắc đầu:– Không ổn, không ổn một chút nào!– Mệt chị quá đi, thế này cũng không được thế kia cũng không xong, đàn bà con gái thật rắc rối! Tui mặc kệ có ổn hay không. Hôm đó bà không về, tui đem xe đến tận túc xá đón.Nói xong, anh đứng dậy trả tiền rồi bỏ đi mặc cho Thục Uyên hốt hoản gọi theo.– Nè... nè...Nhưng Phú Khang đã vọt lên xe và mất hút nơi cuối đường. Thục Uyên vò đầu rên rỉ:– Trời ơi! Khổ đến nơi rồi! Giờ phải nghĩ đến cách đối phó mới được. Trước mắt cứ về ký túc xá ăn cơm đã. Con người ta không thể nghĩ ra điều gì hay ho khi cái bụng đang trống. Nghĩ thế nên Thục Uyên đứng lên về ký túc xá. Vừa bước vào phòng, cô liền bị Lan Hương tóm lấy:– Tan học mi đi trốn đau mà giờ này mới mới về. Khai mau!Thục Uyên hất mặt:– Bộ đại soái đi đâu cũng phái bảo cáo sao?Lan Hương hơi khựng lại rồi cất giọng ngang phè:– Là đại soái cũng phải báo cáo!Thục Uyên chìa bịch me ra:– Đi mua cái này nè!Lan Hương sáng mắt ngay lập tức, nó buông Thục Uyên ra ra và thò lấy bịch me:– Chao ôi, trông ngon quá! Nhưng có thật là mày mua không đó?Thục Uyện lườm bạn:– Không mua thì ở đâu ra, trên trời rơi xuống chắc. Hỏi vô duyên!Nhón một trái me bóc vỏ, Lan Hương cười cười:– Tao tưởng anh chàng nào “kính biếu”. Quăng cặp lên bàn, Thục Uyên nguýt bạn:– Dạ thưa chị, em cũng “kính biếu” cho người ta một ít tiền đây chị ạ.Bấy giờ Hiền Thục mới lên tiếng:– Đi ăn thôi! Nếu không, cả đám phải bò,ra rửa chén bát bây giờ.Lan Hương hưởng ứng:– Phải đó, nhanh lên! Bụng ta cứ như sóng vỗ bờ từ hồi sớm đến giờ.– Thế sao mày không lo đi ăn còn ở đó nhiều chuyện.Ăn cơm xong, cả bọn về phòng nằm sắp lớp lên giường, mồm nhóp nhép me.Thục Uyên hỏi:– Cuối tuần này tụi bây đi chơi không?Lan Hương hỏi:– Đi đâu, vô Đầm Sen coi khỉ múa hả.Thục che miệng cười:– Coi bộ nhỏ Hương nó ghiền con khỉ trong đó rồi.– Coi khỉ múa cũng thú vị. Nhưng hôm nay mình không coi khỉ múa, mà đi xa hơn.Bỏ tọt nửa quả me vào mồm, Hương nhóp nhép.– Đi đâu thì nói huỵch toẹt ra cho rồi, cứ úp mở hoài, mệt quá?Thục Uyên phán gọn:– Đi vũng Tàu!Cả Lan Hương và Hiền Thục đều vùng dậy nhìn Thục Uyên lom lom, rồi cả hai cùng nói:– Đi Vũng Tàu hả!– Ừ Phun mấy hạt me trong miệng ra, Lan Hương tròn mắt:– Nhỏ này thật khéo biết đùa, mi tưởng bay ra Vũng Tàu gần lắm chắc!Thục Uyên cãi:– Không gần nhưng cũng đâu có quá xa.Thục điềm đạm:– Vần đề ở chỗ là tiền đâu ra? Đây ra đó tiền xe đi về chí ít mỗi đứa cũng tốn gần cả trăm ngàn chưa kể ăn uống. Không lẽ đây ra đó lại nhịn đói đi về? Chi phí cho một ngày đi chơi bằng bọn mình ăn sáng cả tháng đấy.– Ừ phải đó, mỗi vé vô Đầm Sen coi khỉ múa mà phải nhịn ăn sáng cả tuần đó, đói muốn lồi rún luôn.Nghe Lan Hương than vãn, Thục lườm bạn:– Có mỗi mình mày nhịn còn tao với Uyên thì không chắc.Bấy giờ Thục Uyên mới lên tiếng:– Vấn đề chi phí thì không phải lo, có người tài trợ từ A tới Z.Lan Hương há hốc mồm suýt làm rơi miếng me trong miệng.– Trời! Ai mà có lòng từ bi, hỉ xả, bác ái bao la thế. Phải “chàng” của mi không?Thục Uyên thò tay nhéo bạn:– Sao cái đầu mày tối đen như mực tàu vậy hả, lúc nào cũng nghĩ bậy.Lan Hương xoa xoa chỗ nhéo:– Tối đen kệ tao, đâu cần mày phải ra tay mạnh thế. Tao hỏi mày không phải “chàng” của mày thì ai mà hào phóng đến độ lo từ A đến Z?Thục Uyên định nói đó là chú thím nhưng lại thôi và cô tìm một câu trả lời xác đáng nhất:– Chuyện là thế này... Mà tụi bây còn nhớ cái hôm bữa đến đây không?– Nhớ, mà sao? - Thục hỏi.Nghe tao kể tiếp nè! Lúc trước, tao kèm con cổ học, giờ thì nó đỗ tú tài rồi, mà đậu thủ khoa nữa, nên cổ cho nó đi chơi trước khi nó lao vào mấy “lò”' luyện thi.Lan Hương ngắt ngang:– Và cổ rủ rủ tụi mình đi hông?– Ừ.Thục vẫn là đứa thận trọng hơn nói:– Biết đâu, người ta mời lơi mà mình cũng đi thì kỳ lắm.Thục Uyên khẽ nhăn mặt. Chú thím mình đâu có keo kiệt dữ vậy!– Hổng đám mời lơi đâu, năn nỉ dữ lắm tao mới nhận lời đó.Lan Hương hỏi Thục:– Sao, cô đi không mày?– Người ta có lòng thì mình có bụng, cứ đi thử một lần cho biết.Lan Hương nói thêm:– Có gì nhỏ Uyên chịu trách nhiệm.Thục Uyên toan cự nự nhưng lại thôi. Giờ phải lo bịt miệng “ông” Khang đã, nếu không là bể dĩa hết.