Sang đến Bắc Ninh, trước khi tìm đến nhà bạn, Chi ngồi trên một cái ghế trong công viên. Một luồng gió mạnh chạy qua quét những lá khô trong vườn lạt sạt. Tần ngần ngắm những chiếc lá khô, trong óc Chi bỗng nảy ra bao ý nghĩ chua chát. Thân Chi nào khác chiếc lá rơi, một chiếc lá còn xanh đã rụng vì cơn mưa gió tơi bời, mà nay bỏ quăng trong vườn vắng. Trời đã về chiềụ Nghe tiếng kèn nhà binh thổi ở đằng xa xa, Chi giật mình tỉnh mộng. Nàng mỏi mệt quá nhưng cố gượng đứng dậy đi ra ngoài đường. Một người cảnh sát cưỡi xe đạp qua trước mặt khiến nàng lo lắng, vì biết đâu ông Bình lại không trình báo lôi thôi, nhờ ty cảnh sát bắt nàng về. Nghĩ vậy, Chi thở dài, rảo bước đi maụ Đến nhà Tâm ở phố Ninh Xa, quen như mọi khi, nàng điềm nhiên đẩy cửa bước vào, nhưng nàng bỗng kinh ngạc, sượng sùng, vì thoáng trông đồ trần thiết trong buồng khách cũng biết là nhà đã thay chủ. Thấy một bà cụ ở dưới bếp đi lên, nàng gượng hỏi: - Thưa cụ, cháu hỏi chị Tâm. Bà ta ngơ ngác: - Không, ở đây không có ai tên là Tâm. Sau một tiếng "vâng", Chi lật đật chào bà cụ rồi trở ra, trong lòng chán nản, tuyệt vọng. Rồi, đứng bơ phờ ở một góc phố, nàng chạnh tưởng đến cuộc đời mai sau, đến cái ngày đứa con nhỏ lọt lòng... Ôi! Mai sau thân nàng chửa biết còn điêu đứng đến đâu! Bơ vơ trên đời không ai thân thích, tiền bạc cũng không, biết bao người đàn bà khốn nạn phải sống trong cảnh khốn cùng với đứa con thơ. Rồi một hôm con ốm không có tiền mua thuốc, người mẹ đành phải bán thân cho người vì lòng thương con quá nặng... Cảnh đời trụy lạc ấy thoáng qua trí não khiến Chi rùng mình. Bùi ngùi, nàng nghĩ đến mẹ, đến em rồi ứa hai hàng lệ... Đang lúc băn khoăn lo lắng, Chi bỗng thấy một cô bạn học ngày xưa đi lạị Nàng thở dài tự nhỉ: "Chị này chẳng biết có lòng tốt chứa ta không? Thôi, ta cũng đành liều". Khi người bạn đã đến gần, nàng cất tiếng hỏi trước: - Kìa chị Yến. Cô bạn ngơ ngác nhìn. - Chị quên tôi rồi à? Yến vẫn ngơ ngác: - Vâng, tôi chẳng nhớ ra aị - Chi đây mà. Nghe tiếng xưng tên, Yến bỗng reo lên: - Ô kìa chị "Hoa khôi". Sao bây giờ chị khác hẳn đi thế. Lâu nay mới lại gặp nhau, chị vào chơi nhà tôi nhé! Hai chữ "Hoa khôi" bỗng nhắc Chi nhớ lại những kỷ niệm ngây thơ ngày còn theo học ở trường con gái B. N. Vì khi đó nàng đẹp nhất trường, nên chị em bạn học vẫn tặng cho cái biệt hiệu ấỵ Yến hỏi: - Bây giờ chị ở đâủ - Hưng Yên. - Chị lên đây chơi à? Thế tối nay chị ngủ nhà tôi nhé? Chi thẫn thờ đáp: - Vâng, cả tối mai, tối ngày kia nữa, được không chị? Thấy Yến ngơ ngác nhìn, nàng nói tiếp: - Nghĩa là tôi không thể trở về nhà được nữạ Chị có bằng lòng cho tôi ở trọ cho đến khi... Yến (thẫn thờ) ngắm bạn một lúc rồi bỗng chợt hiểụ Nàng thở dài bảo bạn: - Được, chị về với tôị Nhà tôi ở Niềm Thắng. Hai chị em lặng lẽ đi bên nhau, thỉnh thoảng mới hỏi một câu vơ vẩn. Đến Vọng Cung, Yến đi trước, dắt bạn qua những khúc đường nhỏ hẹp. Một lúc đã tới nhà. Thấy vườn tược tươi tốt, Chi ngắm nghía quanh quẩn một lúc rồi khen: - Đẹp nhỉ! Chị ở đây chắc tĩnh mịch, hẳn không có sự gì khó chịu nữạ Yến cười: - ở chỗ này tu được. - Nhưng chị có thể cho tôi... - Được, chị không lọ Khổ! Chị có thể nói... cho tôi nghe được không? Chi ngần ngừ một lúc, rồi cất tiếng buồn rầu thuật lại chuyện thương tâm của mình cho bạn nghẹ Lúc nói đến sự tàn tệ của Tú, nàng ứa nước mắt khóc. Yến cũng ngậm ngùi: - Thực, sinh ra con gái cũng khổ! Sao ở đời lại có hạng đàn ông hèn mạt như thế. Nhưng thôi, sự đã rồi, chị cũng đừng nghĩ gì nữạ Thà coi nó là đứa khốn nạn không đáng để chị bận lòng. Nói đoạn, Yến vào trong nhà lấy thau và khăn mặt mang ra cạnh bể ở trước sân. Múc nước xong nàng mời Chi rửa mặt. Thấy bạn ân cần săn sóc đến mình, Chi tự lấy làm hổ thẹn. Vì khi xưa lúc còn đi học, thấy Yến mập mạp to lớn, nàng vẫn cho là người tục tằn thô bỉ nên có ý khinh, ai ngờ người mà nàng đã tặng cho cái tên "du côn" cay độc lại có tấm lòng quý hóa như vậỵ Rửa mặt xong, Yến mời bạn vào trong nhà. Ngắm gian buồng sạch sẽ với bộ ghế tối tân, Chi đoán là còn người đàn ông nữa nên sượng sùng hỏi: - Yến ở đây với ai thế? - Anh Tuấn. Chi sửng sốt! - Thế à? Anh ấy thường vẫn đến chơi với me tôị Ra chị là em anh Tuấn mà tôi không biết. Nói xong Chi mỉm cười, vì nàng lại nhớ đến thói nghịch tinh của mình, khi còn là cô học trò nhí nhảnh. - Đời học trò thực đáng tức cười, chị nhỉ! Ngày chúng ta còn học với nhau, tôi với chị thường kình địch nhau luôn thế mà... Yến mỉm cười nói tiếp: - Nay lại ngồi thân mật với nhaụ Nhưng ngày ấy Chi cũng tệ lắm kiạ Chi đẹp... Chi học giỏi, được cô giáo yêụ Tóm lại cái gì Chi cũng hơn Yến nên mới khinh. Chi cười gượng: - Chắc bây giờ chị hãy còn giận? - Chi nhầm! Đời nào lại thế. Chi có thấy Yến giận và ghét ai bao giờ không? Cảm động vì lời nói âu yếm của bạn, Chi bỗng rầu rầu nét mặt. Yến lại thở dài nói tiếp: - Cuộc đời biến đổi thực chẳng ra saọ Mới cách có ba năm nay chị đã... Chi cướp lời: - Đã già, xấu hơn trước nhiều rồi phải không chị? Thấy bạn lặng im ra chiều ái ngại, nàng lại ngậm ngùi: - Bây giờ Chi phải bơ vơ trên đời... Chi mới biết bụng Yến... Yến có tha thứ cho Chi không. - Chị dạy quá lờị Tôi xin thề với chị rằng ở đây không có sự gì phiền cho chị. Hai anh em tôi ở đây trong "túp lều tranh" (nàng gạch ba chữ túp lều tranh bằng nụ cười) như hai người ở ẩn. Thú lắm chị ạ! Anh Tuấn sẽ coi chị như một người em vì từ ngày anh ấy... Yến nói đến đây bỗng im bặt như không muốn đem chuyện riêng của anh ra nói với bạn. Nhưng Chi vốn thông minh nên hiểu ngaỵ Nàng mỉm cười trông ra ngoài vườn. - Vâng, em xin cám ơn. Nhưng thưa chị, nhà này mà gọi là "túp lều tranh" thì cũng khí quá, vì mái ngói, tường gạch cửa lại có chấn song để phòng kẻ trộm. Yến vui vẻ giảng nghĩa: - Đấy là cái tên sáo của các anh ấy đặt ra cho có vẻ mơ màng đấy chứ. Cũng như nhà văn sĩ kiết ở gian nhà lụp sụp mà viết thư cho ai tả những nhà lầu, đệm thêu, chăn gấm. Với lại cứ xem cái giá tiền sáu đồng một tháng cũng đủ sợ cái "lều" của chúng tôi rồị Nghe những mẩu chuyện khôi hài của bạn, Chi cũng đoán được tính tình của Tuấn. Cái cảm giác nhẹ nhàng mà Yến vừa gieo vào tâm trí, khiến nàng ao ước cuộc đời khoáng đạt. Còn gì sung sướng hơn là cảnh một anh một em sống trong chiếc nhà cô tịch như anh em Tuấn ăn ở với nhaụ Lúc ấy Yến bỗng nghe tiếng thằng nhỏ gọi ở dưới bếp, nên bỏ bạn ngồi một mình, xuống bếp làm cơm. Chi cũng sực nghĩ đến cha nên vội vàng viết bức thư từ biệt. Xong, mỏi mệt quá nàng ngả lưng xuống chiếc ghế xích đụ Một lúc sau nàng thiu thiu ngủ. Hai giờ sau Yến đánh thức nàng dậy ăn cơm. Bầng mắt ra trông thấy Tuấn ngồi đọc báo ở phòng ngoài, nàng bẽn lẽn đứng dậy, rồi rón rén đi sang, cố lấy giọng nhiên sẽ chào: - Ông... Anh còn nhớ tôi không? Tuấn tươi cười đáp: - Tôi thì không bao giờ quên cô được. Từ ngày bà giáo mất đến nay tôi vẫn... Chàng bỗng im bặt. Muốn che sự ngượng nghịu chàng quăng tờ báo xuống, lật đật sang buồng ăn. Trước Chi còn e lệ dụt dè, nhưng tự biết ở địa vị mình mà do dự thì vô lý nên chỉ một lúc sau câu chuyện của chủ, khách đã có vẻ nồng nàn. Ăn xong mọi người ngồi yên lặng trước những chén chè sen hơi bốc lên nghi ngút, Tuấn bỗng đứng dậy nhìn Chi se sẽ nói: - Cô không ngại, chúng tôi là người xa lạ mà cô cho anh em chúng tôi biết chuyện riêng, đáp lại lòng tin của cô, tôi thề xin giữ kín. Từ nay cô cứ ở đây với em tôị Tôi rất vui lòng. Chi cúi mặt xuống, ấp úng trả lời: - Cảm ơn anh...