- 16 -
Từ Hy Thái hậu
(Tây Thái hậu)

Trong cuốn hồi ký của Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng cảu triều đình phong kiến Mãn Thanh có chép một sự việc nhỏ ở mấy trang đầu, đại khái như sau: một viên quan thái giám được hầu cờ tướng với Từ Hy Thái hậu, bỗng y lễ phép nói:
- Kẻ tôi tớ này xin phép "chém" của thái hậu một con ngựa.
Và chỉ một phút sau, đầu của viên thái giám được vinh dự hầu cờ Từ Hy Thái hậu cũng bị chém.
Từ Hy Thái hậu tên thực là Lan Nhi, là một cô gái người Mãn, ch là Huệ Trưng làm hải quan đạo ở Vu Hồ thuộc dòng họ Na Lạp. Trước đây khoảng đầu thế kỷ XVII, dòng họ này đã có một cô gái là Hiến Trang hoàng hậu, vợ của Thanh Thái Tông.
Ít lâu sau, Lan Nhi cùng gia đình về Bắc Kinh. Nhà ở Tây Trì tử (một dinh thự cũ). Càng lớn, Lan Nhi càng xinh đẹp, có duyên, thông minh và cực kỳ nhạy bén trong cách làm cho người khác chú ý đến mình.
Khi chưa vào cung, Lan Nhi đã yêu một chàng trai cùng dòng họ Mãn tên là Vinh Lộc khi đó giữ một chức quan nhỏ.
Mười lăm tuổi được tuyển làm cung phi cho Hàm Phong (khoảng thập niên 50 thế kỷ XIX), không bao lâu sau đã được vua sủng ái. Hoàng hậu là Từ An phát ghen, nhưng không làm gì được, vì bà chưa có con với nhà vua.
Nhất là khi có tin quý phi Lan Nhi có thai vua Hàm Phong càng thêm chiều chuộng, ở lì vườn Viên Minh mấy tháng không về nội điện…đến nỗi Lan Nhi phải năn nỉ khóc lóc vua mới chịu về.
Khi về tới Bắc Kinh, vua Hàm Phong cho xây riêng một cung điện để Lan Nhi ở, lại cho các thái giám và cung nữ luôn luôn bên cạnh. Vì trong thời gian này, Lan Nhi luôn luôn đau ốm. Còn vua vốn là người ham mê tửu sắc, đã lén ra ngoài thành chơi gái để đến nỗi mắc bệnh lậu.
Có tư liệu chép rằng: Thực ra Lan Nhi không có thai, mà nàng giả dạng để hòng chiếm ngôi hoàng hậu sau này, bởi lẽ nàng biết nhà vua hiếu sắc bệnh tình kia cũng chẳng thọ được bao lâu nữa…
Số là trong vườn Viên Minh, có một cung nữ họ Sở rất đẹp, một hôm ngẫu nhiên gặp vua Hàm Phong dưới rặng hoa, và cuộc mây mưa phút chốc đã xảy ra. Hàm Phong đã lâu chưa được gặp người con gái lạ, nay gặp cô gái Hán sinh đẹp này, nên chỉ một buổi chiều mà giao hoan mấy lần.
Sau đó, vua Hàm Phong quên bẵng đi. Nhưng cung nữ họ Sở lại có mang…Tin đó lan đến tai Lan Nhi. Thế rồi cung nữ họ Sở được bí mật đưa vào nội ở cho đến khi sinh được con trai thì người mẹ họ Sở cũng "qua đời" luôn. Đồng thời, từ đó trong cung nơi Lan Nhi đau ốm thường xuyên gần 8, 9 tháng trời, có tin mừng dâng lên nhà vua, Lan Nhi sinh con trai, và Lan Nhi từ Quý nhân được phong luôn làm Quý phi.
Tình hinhờ đất nc lúc này khá rối loạn, nào là Thái Bình Thiên Quốc, Nghĩa Hòa Đoàn như ong vỡ tổ, Bạch Liên Giáo nổi lên. Sau vụ "chiến tranh nha phiến" thỉ bảy nước phương tây và Nhật cùng hợp sức uy hiếp triều đình Mãn Thanh.
Và rồi tám nc kể trên kéo quân vào Bắc Kinh, vua Hàm Phong phải chạy đi Nhiệt Hà. Một người tây có tên là Baker bị giam ở Viên Minh mấy tuần trước đó, nhân dịp được trả tự do, đã trả thù bằng cách đốt lửa gây cháy lớn ở vườn Viên Minh và nhiều cung điện suốt mấy ngày đêm. Chuyến này, các thứ báu vật của Trung Quốc cũng bị liên quân tám nước cướp đi rất nhiều.
Vau Hàm Phong qua đời (1862), "con trai" của Lan Nhi lên ngôi tức vua Đồng Trị. Vì vua còn ít tuổi cho nên 2 bà thái hậu giải quyết triều chính, một là Từ An (Đông cung), hai là Từ Hy (Tây cung). Do đó, Từ Hy Thái hậu còn được gọi là Tây Thái hậu.
Vua dt rốt cuộc cũng chỉ là bù nhìn, và cũng lại lén ra ngoài chơi gái, nên bị bệnh lậu khủng khiếp. Biết không qua khỏi, dt định lập một con thân vương khác nối ngôi. Nhưng mưu này đã bị Từ Hy Thái hậu biết trước. Bà cũng tìm cách làm cho Từ An Thái hậu cũng đồng ý lập đứa con trai mới bốn tuổi, con Thuần thân vương lên làm vua nối ngôi…
Đứa con bốn tuổi của Thuần thân vương(vợ Thuần là em gái Từ Hy), theo dã sử, đứa bé này chính là con đẻ của Từ Hy. Đầu đuôi câu chuyện như sau: Tây Thái hậu thích ăn một món ăn ro "Kim Hoa phạm điểm" cung cấp. Quán này có một người làm công trẻ tuổi đẹp trai họ Sử. Sử tìm cách thân quen với thái giám Lý Liên Anh,  và được Lý cho theo vào nội cung chơi. Có một lần Sử theo Lý Liên Anh tới cửa cung Canhgr Hòa thì gặp Từ Hy Thái hậu. Bà ta liền cho giữ gã Sử ở lại cung để hầu hạ rồi sinh ra một đứa bé giống Sử như đúc. Kết quả là sau khi sinh, đứa bé được chuyển ngay tới nhà Thuần Vương để nuôi nấng. còn bố nó họ Sử thì cũng bị xử tử ngay khi đứa con chào đời.
Sau khi vua Hàm Phong qua đời, Từ Hy Thái hậu nối lại mối quan hệ với Vinh Lộc(cho lên chức, cho vào cung) và lại gả cho một cung nữ được bà quý mến là Ý Phi (có sách chép là Mai Thư). một cuộc tình duyên tay 3 diễn ra, Ý phi cũng biết nhưng không dám nói, vì gia đình nàng bị bà ta giết sạch, bà ta chỉ cứu sống một mình nàng.
Ngoài ra, Từ Hy Thái hậu còn lôi cả kép hát vào cung riêng, có lần 5, 6 ngày đêm liền. Một lần bị Từ An bất chợt bắt gặp cả 2 đang lõa lồ trong màn. Gã kép hát họ Kim trần truồng bị lôi cổ ra người chém đầu luôn. Từ Hy rất cay, sau đó ít lâu, Từ An bị ngộ độc thức ăn chết ngay trong bữa.
Tuổi tuy nhiều, nhưng Tây Thái hậu vẫn khỏe mạnh, nhiều đòi hỏi về nhục dục. Cuối đời bà lại mê đạo sĩ Đồng Nguyên. Có lần giữ đạo sĩ ở lại liền mấy ngày đêm để hướng dẫn bà cách "tu tiên". Đó là chưa nói về chuyện, thường thường ngủ đêm chung giường với thái giám lla, vi hắn có tài "tẩm quất, mát xa"…
Chuyện về Từ Hy có nhiều người - Cả Đông và Tây viết thành tiểu thuyết. Bộ tiểu thuyết "Cung đình Mãn Thanh 13 đời vua" có 5 tập, thì 2 tập dầy liên quan đến Từ Hy Thái hậu.
Ngay từ 1879, Từ Hy đã chuẩn bị lăng - sau đây là một vài con số:
- Thảm dệt kim tuyến dát ngọcquý gồm 3000 viên.
- Gấm phủ lụa hoa sen, trên lụa đính 2400 viên ngọc trai.
- Áo sợi bằng vàng bạc có đính ngọc.
- Mũ ngọc có viên to bằng quả trứng.
- 624 tấn bạc trắng.
- 108 pho tượng phật bằng vàng, miệng dát ngọc dạ đứng xa mấy chục thước cũng nhìn thấy ánh sáng, tay cầm hoa sen ngọc.
- 4 con ngựa bằng ngọc.
- 18 tượng La Hán.
- 1 tháp bằng ngọc.
Ngoài ra còn hàng vạn viên ngọc khác, và rất nhiều vàng. Mã não, chân châu…
Tuy nhiên, việc tôn tạo khôi phục lại vườn Viên Minh, một kỳ quan của thế giới cũng phải kể đến sự quyết tâm của Từ Hy Thái hậu. Vườn Viên Minh, vườn Di Hòa và một số cung điện ở Bắc Kinh… có thể nói là tiêu biểu cho danh lam thắng cảnh ở toàn Trung Quốc.
Ở đây, xin trích dẫn một đoạn thư cùa văn hào Pháp Victor Hugo gửi cho một viên sĩ quan người Pháp từng tham gia vào cuộc "tám nước liên quân" đánh vào Bắc Kinh năm 1861, trong đó biểu thị sự phản đối việc cướp phá vườn Viên Minh và cướp đi các vật báu.
" Ở một góc thế giới, có tồn tại một kỳ tích của loài người, đó là vườn Viên Minh…Vườn Viên Minh là một loại nghệ thuật ảo tưởng. Vườn Viên Minh là một điển hình quy mô to lớn của nghệ thuật ảo tưởng. Chỉ cần tưởng tượng ra một công trình kiến trúc không cách nào mô tả nổi, một nơi giống như cảnh tiên ở cung trăng. Gải thiết rằng có một chốn tập hợp được tất cả những đền đài, hang động do sức tưởng tượng kỳ dị của con người thì đó là vườn Viên Minh. Thời gian trôi qua. Cái đó là sở hữu của cả nhân loại. Các nhà nghệ thuật cỡ lớn, triết gia ai cũng biết tới vườn Viên Minh. Voltaire có lần nói tới vườn Viên Minh đó, mọi người cũng nhắc tới nó như nhắc tới đền thờ Panthenon ở Hy Lạp, Kim tự tháp ở Ai Cập, trường đua ở Rome, nhà thờ Đức bà ở Paris…
"Nếu như người ta không có dịp tận mắt nhìn thấy vướn ấy, thì người ta có thể tưởng tượng ra được nó, nó giống như một buổi chiều nào đó, trên chân trời văn minh châu Âu bỗng nhiên hiện ra những lâu đài sừng sững của văn minh châu Á. Nhưng thế giới thần kỳ đó bây giờ không còn nữa! Mặc dù nơi ấy còn đôi chút dấu vết tàn phá, nhưng đã được sửa lại và chắc chắn ngày còn được đẹp mới thêm".
°

*

Cũng như Võ Tắc Thiên, Từ Hy nắm quyền chính đất nc ba bốn chục năm. Cũng có lúc ngồi vào ngai vàng, nhưng không xưng hoàng đế.
Thế giới có nhiều người viết chuyện về Từ Hy, sau đây chỉ nêu vài sự việc vui vui.
Một lần nổi dậy chống Mãn Thanh, Hồng Tú Toàn đã cho loan truyền câu chuyện "Thượng đế sinh được con trai, một là Giêsu, đã làm chúa từ hai nghìn năm trước. Còn người nữa là Hồng Tú Toàn. Nay thấy Mãn Thanh tàn bạo, dân chúng lầm than nên sai con thứ hai xuống để dẹp loạn cứu dân".
Hai là "Nghĩa Hòa Đoàn", lãnh tụ của bọn này phần lớn là lũ thầy cúng, trộm cắp… nhưng khéo bịp bợm, nên đã lôi cuốn được rất đông người theo, tới mức được một thân vương triều Thanh đứng đầu. Khi "tám nc liên quân" đánh Bắc Kinh, đòi phải trị tội bọn cầm đầu "Nghĩa Hòa Đoàn". Viên Thế Khải đã bày mưu lập đàn, mời các bậc lãnh tụ của "Nghĩa Hòa Đoàn" tới, ngồi lên chỗ tôn quý nhất. Nửa chừng, Viên lễ phép mời các vị ra "thi thố phép thần". Và kết quả là 6 tên đầu sỏ bị Viên lấy súng lục bắn chết ngay tại chỗ.
Sau đó "Nghĩa Hòa Đoàn" giải tán.