Có một ngày không thấy con Nhíp giống như mọi hôm. Cái thân hình vạm vỡ của nó, đi tới, đi lui, thở hùng hục như mới từ võ đài bước xuống,hay chạy đùa xồng xộc, từ đàng trước ra đằng sau, lắm lúc xô cả tui ngã oạch giữa nhà. Nghe bà má kể hồi lượm nó về, tưởng như mấy con chó vàng chó vện. Nó nhỏ xíu, nằm đói meo ở một góc đường.Phố xá bao nhiêu người hững hờ,đi qua, đi lại. Cũng tội cho nó, sinh ra chi nhằm lúc thời cuộc đổi thay. Con người ta đây, cũng còn khổ như con chó, huống hồ chi là nó. Đúng là cái đồ ngu, đầu thai không coi ngày giờ gì hết. Nhìn con mắt thấy dại ra, còn cái miệng nước dãi ứa tèm lem. Làm thiên hạ đi đường, ai nấy cũng hoảng né tránh ra xa, nhìn nó tưởng là con chó dại mới ghê. Thông cảm cho người ta đi, bởi họ còn lo tất tưởi đi kiếm miếng ăn,miếng mặc, ai hơi đâu rảnh rang mà dòm ngó tới nó.Hên cho con Nhíp nó gặp được má tui, bả đang đội thúng bánh xôi cúc đi bán hàng rong.Thấy bả nó đưa ánh mắt sầu nảo nhìn. Má tui kể,ngó nó bỏ đi không đành,thấy tội lắm, bả ngồi xuống mở cái mẹt bánh lấy cho nó một cái bánh. Nó đói như mấy kiếp, ăn không kịp thở.Nhìn nó ăn xong, má tui yên lòng đứng lên đi bán tiếp.Vậy mà nó cứ lẻo đẻo đi theo sau, má hua hua tay kêu nó đừng theo, nó làm như không nghe, rồi cứ thế là theo má tui, đi cho tới chiều tối bán xong hết mẹt bánh. Gia đình nhằm lúc đất nước thay đổi, một phân nửa theo lên kinh tế mới tập trồng trọt. Ba cái thứ tiểu thư, công tử chưa làm gì ra trò, ra trống gì cả,thì ùn ùn kéo về lại thành phố.Tui phục ông ba tui hết sức,ổng cứ làm mặt lì bám lấy căn nhà. Mặc kệ có bị công an kêu hỏi không biết bao nhiêu lần. Lên xuống trụ sở phường như đi chợ. Rồi họp to có, họp nhỏ có. Họp công khai, họp riêng tư. Cứ kéo dài tháng này, qua tháng nọ.Năm này qua năm kia.Ông ba ổng cứ khư khư một lời, là không đi đâu hết, nhà tui tui ở. Ai muốn tịch thu gì thì cứ lấy.Gia đình tui hồi xưa, ở mặt tiền buôn bánh đồ phụ tùng xe gắn máy.Cơ ngơi cũng bề thế như ai. Thế là theo dòng nước định mệnh, cuốn trôi như một cơn ác mộng.Bị đánh tư sản, coi như cửa tiệm bị niêm sạch sẽ,chỉ còn lại căn nhà mà thôi. Cười hoài thì mỏi miệng, nói hoài thì hết hơi. Cái cục lỳ trong đầu ba tui còn nặng hơn trái núi. Cho nên trong cuộc chiến thầm lặng. Họ tạm hoản binh,hay quá mệt vì phải phí phạm vô số thời giờ, không mang lại kết quả như họ mong muốn.Đại gia đình tui bỗng được yên thân, ngày nào hay ngày đó.Được quây quần sống bên nhau, sống trong nghèo nàn thiếu thốn, khốn khổ. Không biết sẽ bị chất vấn,điều tra bất ngờ lúc nào cũng có thể xảy ra.Tất cả chúng tôi bắt đầu lại cuộc sống bằng con số không. Với một số tiền nhỏ nhoi,của nhà nước lúc bấy giờ ấn định được đổi, để thay thế tiền cũ. Vậy mà má tui dẫn con chó về nhà nuôi thêm miệng ăn.Cả nhà chỉ biết đưa mắt nhìn. Má tui mà nói được đố ai dám cải không. Cả nhà miễn cưởng chấp nhận, và từ đó con chó được gọi tên là con Phi líp, cũng tên tây như ai, nhưng má tui gọi một hồi thì ra là con Nhíp. Nó trở thành một thành viên mới trong gia đình, cùng chia sớt nỗi vui, nỗi buồn bên nhau. Qua vụ đổi tiền, giàu nghèo bình đẳng, nên con Bảy đổ rác kéo thêm thằng Lớn chở xe ba gác, đi ngang nhìn vô nhà tui có vẽ đắc thắng, mặt mày hớn ha hớn hở, làm tui chột dạ, không biết nó là dân gì đây? chẳng lẽ nó nằm vùng? cái bản mặt hai đứa nó, mà cũng được gán danh hiệu cách mạng sao ta?.Chị hai tui hiền khô như ni cô, vậy mà cũng nỗi điên chưởi " đồ cái thứ cuốn theo chiều gió... vong ơn bội nghĩa..." Nhưng từ ngày có con Nhíp về trấn thủ, tụi nó cũng né xa. Con Nhíp ngó vậy mà được việc ghê. Mà thôi thây kệ chuyện thiên hạ, tui chỉ nói tới con Nhíp thôi, từ lúc nó về có nơi núp mưa núp nắng, có cơm cùng ăn có cháo cùng chia.Nó tốt lông mượt ra, cái quá khứ nằm đường đói rét, chỉ còn thoáng qua trong tâm tưởng của nó, khi tui thấy nó mơ màng nằm canh ở cửa nhà. Nó lớn hẳn, to cao, thì ra nó là con chó lai, loại chó dùng để đi săn bắn. Mà ngộ ghê nghen,hể nó thấy cái sắc áo màu xanh và cái tiếng nói chát chúa của mấy "người đó", là nó sủa in ỏi, trừng mắt, há mõm như chực ăn tươi nuốt sống. Làm ai cũng ớn, né tránh rồi chẳng ai muốn tới lui với nhà của tui nữa. Cả tuần nay má có việc đi về quê, thấy con Nhíp như đứng ngồi không yên, tui đã dỗ nó, nói má đi vài bữa má về. Kể từ khi con Nhíp được má đưa về, nó chưa hề xa má ngày nào.Má đi buôn bán, thì trước khi ra cửa, nói nhỏ thầm thì với nó,làm như nó hiểu hết vậy.Nó chơi đùa cả ngày, chứ cở trời chiều sẩm tối, là đưa mắt ngóng má về,để chạy ào ra, nhào vô người má nhỏng nhẻo,liếm tay liếm chân của má ra vẽ thương yêu nhớ nhung lắm. Vậy là nó đã ngóng chờ má hơn cả tuần nay rồi. Hôm má xách cái vali nhỏ ra khỏi cửa,thì nó đã tru lên mấy hồi nghe thật ai oán.Tui thấy nước mắt nó ứa ra, như con người ta khóc lúc chia tay biệt ly. Cả tuần còn thấy bóng dáng nó đi tới, đi lui,nhưng không còn hùng hục vui vẽ như trước, mà trông nó ủ rũ, không buồn ăn uống. Bỗng dưng hôm nay nó đi đâu mất tiêu. Tui hoảng hốt kêu cả nhà đi tìm, đầu trên xóm dưới, làm náo loạn cả một vùng. Tui vừa đi vừa gọi...Nhíp ơi... Nhíp ơi....Lòng tui vừa lo lắng cho nó, rũi bị người ta bắt đi ăn thịt, vừa sợ má tui buồn vì mất nó. Ngày mai không biết còn gạo nấu cơm không.Đời sống cơm áo chật vật, khốn khổ cho gia đình tui,khi bước ra cuộc đời kiếm gạo hàng bửa một.Thế mà cả nhà, từ ông ba cho tới mấy chị em, cứ đi tìm con Nhíp cho bằng được,quên cả cơm nước. Đúng mười ngày sau, má tui từ dưới quê về lại Sài Gòn. Nói ra câu chuyện này không ai tin.Con Nhíp nó đi đủng đỉnh bên cạnh má tui từ đầu ngỏ đi vô. Cả nhà tôi nhìn ra sửng sờ.Má nói thấy nó quanh quẩn nơi bến xe, cũng làm má hết hồn, không hiểu sao mà nó tìm tới được chỗ bến xe, tội nghiệp nó chắc cũng trốn chui, trốn nhủi, đói khát hết ba ngày mới thấy được má. Con Nhíp đã chết trước khi chúng tôi rời khỏi quê nhà, chết vì nó già thôi. Lòng trung thành của nó, mãi hoài làm cho tôi cảm động và luôn rơi nước mắt, khi nhớ về khoảng thời gian đã cùng nó sống chung dưới một mái nhà. MầuHoaKhế Nov,01/09