Chị vợ trẻ qủa thật đã quá bực mình với ả làm công này rồi.Chỉ cần nhìn ả ta õng ẹo đi tới đi lui suốt ngày trong nhà cũng đủ làm cho chị khó thể chịu đựng được nữa. Ngày lại ngày, cái khổ hình này của chị càng lúc càng tăng. Chị muốn tống cổ nó ra khỏi cửa, nhưng cái con làm công này, sinh ra vào cái thời buổi 8X, 9Y, nó đâu phải là một đứa dễ chịu gì, vả lại nếu nó đi thì chắc chắn cũng sẽ chẳng thể quên gây chuyện huyên náo trong nhà chị. Chị biết chắc rằng, nếu chị có trở thành khó chịu, thì chính chồng chị, một đại gia trong vùng, cũng dính líu rất nhiều vào vụ này. Cứ mỗi sáng, trong lúc chồng chị còn biếng nhác nằm dài người nửa tỉnh nửa mê dưới tấm mền, chị ngồi cạnh anh, ngay ngắn với một sự quả quyết để đòi hỏi anh phải làm một cái gì đó để giải quyết cho xong. Chỉ có buổi sáng là chị còn có thể trông thấy mặt chồng chị được một lúc khá lâu chớ sau khi thức giấc, rửa mặt rửa mũi, đóng lên mình bộ quần áo veste là anh ta cắp đít biến dạng suốt ngày. Song, khổ nỗi vào những lúc hiếm hoi này thì đầu óc chồng chị cũng mù mịt, hàng đêm trước khi về đến nhà, anh cũng đã quay cuồng chuếnh choáng vì nhậu nhẹt rượu chè.- Anh còn ngủ hả? Chín giờ rưỡi rồi. Thôi dạy đi chớ!Đề cập với chồng vần đề ả làm công hẳn không phải là điều thú vị đối với anh. Nhất là, anh đoán biết chị vợ anh sẽ nói gì nên giả vờ không mở mắt. Cũng cần nói thêm rằng, anh cũng chỉ nghe nhiều lắm được một nửa câu chị nói vì anh còn trong vòng kiềm tỏa của thần men. Cứ cho là anh ta nghe được lời chị gọi - nhiều lúc bằng một giọng cực kỳ lớn đến độ không còn có thể nói là không nghe được -, anh vẫn cứ tỉnh bơ làm như người điếc.Chị vợ không còn chịu nổi nữa, cuối cùng, buột ra:- Nếu như anh là người chịu trách nhiệm vụ này thì chính anh phải giải quyết!- Im đi, tôi không muốn nghe nữa!. Anh nhíu đôi chân mày, trả lời bằng một giọng lè nhè mềm như bún.- Nếu như anh không muốn nghe, vậy tôi phải làm cái gì chớ? Tôi hết chịu nổi sự ngạo nghễ của con làm công này nữa. Nó đến đây để giúp việc, có đúng vậy không? Không phải bây giờ chính nó lại lên mặt sai tôi điều này, bảo tôi điều khác!- Đủ rồi! Tôi chán quá rồi! Anh la lên. Nhưng sau đó anh chợt nhận thấy làm như vậy không có lợi gì cho anh, anh thử chuyển đề tài:- Đem cái gì vào cho anh sáng chớ!.Chị vợ, không bỏ dở câu chuyện, đánh đường vòng trở lại vấn đề:- Tôi không còn tài nào chịu đựng được nữa, anh phải giải quyết, phải tống cổ nó ra khỏi nhà...Tại sao anh lại có thể cho phép anh đụng chạm đến một con người ăn người làm chớ?- Im cái mồm lại!Kèm theo câu nói, anh nhẩy dựng dạy hệt như một người điên, cùng lúc chiếc gạt tàn thuốc bằng nhôm trắng bay khỏi cửa phòng, chạm vào tường, rơi lanh canh dưới nền nhà.Đấy là phương cách mà anh xử dụng để xua đuổi những ám ảnh kinh khiếp luôn đeo đuổi vây hãm anh không chút thương tình. Nếu anh mà cứ để vợ anh tiếp tục, chị sẽ chấm dứt câu chuyện bằng những câu nói tứ tung chẳng ra thể thống gì. Mà nếu ả làm công nghe được thì anh sẽ còn rơi vào một tình trạng vô cùng lố bịch nữa.Khi chị vợ đã ra khỏi phòng, anh nuốt vội nước miếng song cũng thấy nghèn nghẹn. Anh với tay rót nước, - tay run lên vì bồn chồn mệt mỏi -, rồi lại leo lên giường. Anh muốn thử nhắm mặt ngủ lại để xua đuổi những ý nghĩ khó chịu trong đầu. Nhưng mặc dù đã đôi mắt đã nhắm chặt, đã cố sức tập trung tinh thần nhưng những tư tưởng, những hình ảnh qủy quái vẫn vùng dạy tiếp nối hết cái này đến cái khác, kẻ ăn mày râu tóc sồm soàm, con sư tử có sừng, con chồn có cái đuôi lủng lẳng cùng với những tràng cười mỉa mai của nó... Một trong những quái vật, cặp mắt lồi ra, giọng mơn trớn, bám vào áo anh thỏ thẻ " anh yêu ". Con khác, hệt như một thân người chẳng có tay có chân, gào lên " đồ khốn nạn ". - Đồ qủy quái!Anh bừng mắt, chồm dạy, châm một điếu thuốc. Một làn mồ hôi lạnh đang tươm trên lưng anh.Tất cả những điều đó, thôi thì anh cũng còn cố gắng chịu đựng. Nhưng bây giờ đây, từ mé nhà bếp, anh bắt buộc phải nghe tiếng loảng xoảng của bát chén vỡ cùng tiếng nức nở của chị vợ anh: thêm một lần nữa chị lại cãi cọ với cô người làm. Về việc gì, lần này, anh cũng không tài nào biết được. Anh chỉ nghe:- Sao mày chậm chạp thế! Mày đong đưa hệt như một con sên!- Tôi không thể đi nhanh được. Ả làm công trả lời.Chỉ nội cái việc nghe tiếng nói của ả ta da trên người anh đã nổi gai. Niềm hối hận dâng lên trong anh: Sao mình lại có thể làm như vậy được chứ? Ả ta có nước da đậm, cặp môi xanh khô, người toát ra mùi cải muối lên men, nhất định là chưa bao giờ ả làm công này biết đến tắm rửa. Đã vậy lại còn xấu xí nữa, một cái xấu...! Nhưng nếu nó như thế thì tại sao mình lại có thể làm vậy được chớ? Tất cả cũng chỉ vì thần men mà ra...Kẻ chịu trách nhiệm chính là thần men chứ không ai khác...Nhưng, cũng không thể đổ tội hết cho thần men được. Bất kể những cố gắng của anh để quên đi biến cố xảy ra vào đêm đó, kỷ niệm ghê tởm đó, vẫn không chịu rời bỏ anh, vẫn quay cuồng trong đầu trong não anh.Đêm đó, anh trở về nhà vào lúc gần sáng, đầu óc quay cuồng quanh anh. Xuống khỏi xe taxi là anh nằm dài dưới đất. Sau đó, lúc thức dạy được, anh bò đến cúi đầu vào tường nhà hàng xóm: tất cả có nghĩa là anh say rượu. Mặc dù vậy, anh vẫn còn nhớ lại lúc ả làm công vừa bước ra cửa vừa dụi dụi mắt, anh đã hỏi:- Nó đã về chưa?- Không, chưa. Chắc là ảnh ấy ở lại dưới đó vài bữa.Yên tâm, và anh vừa dựa người vào ả vừa đi vào căn phòng " tội lỗi ". Anh chưa hẳn mất hết sự kiểm soát trong người vì lẽ anh còn nhớ được, vào ngày hôm trước, chồng ả làm công, hỏi xin phép về quê vài ngày. Từ đó - thật là ghê rợn! -, ả ta không ngừng õng ẹo lượn lờ quanh anh với đôi mắt ỡm ờ buông thả...Có một lần ở trong căn phòng đó, ả vừa thì thầm vào tai anh lại vừa áp chặt khuôn mặt xấu ơi là xấu của ả vào ngực anh:- Từ lâu rồi em mơ ước được sống với anh. Lúc mà em được anh... trời ơi sung sướng quá chừng...- Nếu em muốn, thì cứ sống ở đây với anh...- Em đâu có đòi hỏi gì, chỉ cần một mái nhà là đủ.Thế là ả làm công ôm xiết anh trong khao khát của một tình yêu điên loạn. - Anh biết không? Anh của em, em đâu phải là một con điếm, cũng không phải là một gái bao...Chỉ cần một mái nhà, em đâu mong ước gì hơn nữa, phải không anh?Nhưng sau đó, mọi việc đã vượt qúa sự dự tính của anh, một sự thay đổi hoàn toàn trăm phần trăm từ lúc anh và ả bị chị bắt gặp tại trận. Hiển nhiên là việc tằng tịu lén lút ở trong phòng ả làm công cũng tạo sự ngờ vực nơi vợ anh và chị đã chết trân người, chứng kiến tận mắt, túm lưng kéo chồng rời khỏi thân thể loã lồ của ả làm công - rồi chính ả đứng lên vơ áo quần che thân thể, làm vẻ như bị xỉ nhục trợn tròn mắt lên tiếng bảo:- Một người làm công là để làm việc trong nhà chớ đâu có phải để làm chuyện con heo như thế này được!.Đó, con làm công đĩ thoã này đã nói như thế đó với anh, con nhỏ mà chỉ mới đây thôi, ánh mắt dịu dàng, ăn nói nhẹ nhàng mơn trớn anh. Nó còn nói tiếp:- May cho ông là chồng tui đi vắng, chớ ảnh mà ở nhà thì...Nếu mà ảnh biết được chuyện ông định hiếp tui thì nhất định là ảnh không để yên cho ông đâu! Tốt hơn hết là ông đừng bao giờ giở trò con heo của ông ra nữa!Điều ả nói ra lúc đó có thể là để khỏi bị mất mặt với vợ anh...Nhưng dầu sao chăng nữa, ả đã giở trò đạo đức giả, cái quân đĩ thoã này!.Đêm sau, lại một lần nữa chính ả lại lôi kéo chủ của ả, cũng lại đang trong cơn say, vào phòng ả, lúc anh chỉ vừa mới đặt bước vào nhà. Tuy nhiên chủ yếu, chính là lỗi của anh, giờ thì anh chỉ còn nước nhai móng tay... Chỉ ngay bên kia hành lang, ngoài cửa phòng ả giúp việc, vợ anh vừa đẹp lại vừa trẻ trung đang chờ anh về, thế mà ma dẫn lối qủy đưa đường anh đã để cho ả rù quyến một cách dễ dàng.Mỗi lần nghĩ tới chuyện này, bao tử anh như thắt lại. Nhưng việc đã làm rồi biết sao để giải quyết bây giờ. Đầu óc rối rắm tuyệt vọng, anh gọi vợ, chỉ có vợ anh mới có thể làm được điều gì đó giúp anh. Bằng một giọng bình tĩnh nhưng thê thiết, anh nói với vợ:- Thôi cứ cho là anh sai trái, nhưng bây giờ em có giận hờn, trách móc cũng đâu có giải quyết được gì!Sau một hồi thở dài lo âu, anh tiếp tục:- Anh không thể mở miệng ra mà bảo nó đi ra khỏi nhà, làm thế anh mất mặt. Bởi vậy, chính em làm việc này thay anh. Đấy là điều duy nhất để giúp anh thoát khỏi tình trạng này. Em gọi nó lên gặp em, tống cho nó một, hai triệu đồng gì gì đó rồi mời nó thu xếp quần áo ra khỏi nhà.Lạnh lùng, như để trả thù cách xử sự mà anh vừa mới làm với chị, chị vợ đáp:- Điều mà anh không làm được thì làm sao tôi có thể làm được chớ?Anh, đến lúc này, xuống giọng năn nỉ:- Nếu như việc này mà đến tai bạn bè anh thì anh chẳng còn mặt mũi nào giao dịch làm ăn gì được nữa. Một thảm họa cho gia đình ta. Mọi việc bây giờ tùy thuộc nơi em tất cả...- Đã vậy mà lại phải tốn tiền tốn bạc đưa cho con đĩ đó nữa! Chị vừa quay gót rời phòng vừa càu nhàu.Nếu như vợ anh cứ tiếp tục càu nhàu như vậy, anh sẽ nổi điên rồi quảng cái gạt tàn thuốc; cả nhà sẽ biết chuyện gì xảy ra, và như thế thì lại càng chẳng giải quyết được gì. Anh ngẫm nghĩ.
Ngồi xổm trên nền gạch bông, chị vợ bảo đưá bé phụ việc chạy tìm ả người làm. Trong khi chờ đợi, chị hồi tưởng lại câu chuyện đã diễn ra từ đầu. Chị cũng không biết rằng chị kinh tởm cái gì nhất, cái ả làm công hay chồng chị, một anh chồng luôn luôn chạy theo đuôi đàn bà con gái. Ngoài chị ra là vợ chính thức, chồng chị còn một cô nhân tình là gái làng chơi ở vùng Thủ Đức, nghe đâu anh cũng tậu một căn nhà cho cô này nữa. Rồi thêm một nữ sinh viên nào đó mà anh trợ cấp hàng tháng. Thử hỏi anh đã có mấy bông hoa biết nói xinh đẹp như thế mà sao lại dẫn thân ăn nằm với ả làm công này được nhỉ? Nếu như ả có nhan sắc thì chẳng nói làm gì... nhưng xấu xí như ả, thực ghê rợn! Tới đây chị muốn buồn nôn...làm như chính chị đã ăn nằm với ả làm công. Nhưng nghĩ lại trong những chuyện kiểu này, đàn bà cũng chẳng vô tội một chút nào. Con đĩ làm công đó, nhất định cũng phải đong đưa, õng ẹo, rù quyến anh chồng chị chớ. Lúc mới đến đây xin việc, ả nói rằng ả mới từ nhà quê lên, vùng Cái Nước, Cái Non gì gì đó... Chị thực mủi lòng khi nghe ả ca bài "con cá sống vì nước", nghĩ rằng một cô nhà quê thì nhất định phải còn chút lương thiện nào đó, thế là chị chấp nhận cho vào nhà làm việc. Nhưng chỉ mười ngày sau là ả đã tô son đánh phấn, xức dầu thơm, mặc váy hở hở hang hang...Nhìn cách thức chưng diện của ả, người ta có thể đoán được rằng ả có mặt nơi chốn phồn hoa đô hội này ít nhất cũng 5, 7 năm rồi.Về mặt làm việc, lúc đầu, ả rất tận tụy, ngoan ngoãn. Người ta có thể sai bảo ả làm bất cứ việc gì là ả làm ngay. Nhưng sau khi "cái hũ mắm" bị lòi chành hết sai nởi ả được nữa dù chỉ nội một việc quét nhà nhỏ nhặt mà đó là công việc ả phải làm. Nều sai ả đi ra chợ mua thịt thì ả sẽ biến mất tăm suốt cả buổi sáng. Ả làm như thế cũng là cố ý để chị phải nổi điên.Nếu chị có móc méo bảo ả rằng:- Bộ hai chân của mày đã bị dính lại với nhau rồi hả?Tức khắc ả, đối đáp lại, vừa nhìn qua cửa sổ vừa làu bàu:- Bà nên biết rằng chẳng có cái gì làm tôi phải vội vã cả!Những lần hiếm khi chị được nằm ngủ cạnh chồng, ả làm công này thức dạy vào lúc nửa đêm để thêm than vào lò sưởi cho nóng như thiêu hai vợ chồng chị lúc đó cũng đang trần như hai con nhộng. Nhưng có lẽ đáng sợ nhất ở ả làm công chính là thằng chồng ả. Nếu chỉ một mình ả, nhất định là ả đã không dám nằm thưỡn người trên giường với lý do là ả đang mang thai, rồi để thằng chồng bưng cơm nước hầu hạ. Bữa đó, chị thật bực bội, gọi ả lên mắng:- Tôi thấy cô qủa thực cả gan... nằm thượt người trên giường viện cớ ốm, viện cớ có thai, buồn ngủ...thế thì ai thay cô để làm công việc nhà này?Ả dám nhìn thẳng vào mắt chị phản ứng lại:- Nhưng một người đàn bà có chửa làm sao làm việc được chớ? Còn bà, bà có làm việc gì không, trong khi bà không mang thai?Cung cách, thái độ của ả làm công, chị tự nhủ, nhất định không phải tự một mình ả mà có. Chỉ cần chứng kiến bữa đó, công an đến nhà để hỏi giấy tờ tạm trú: Ả cuống cuồng lo sợ...tên của ả, ả cũng chỉ biết lắp bắp nói...Đúng! chồng ả mới là kẻ giật giây trong vụ này. Chị cũng đã chán ngấy với những trò kịch của hai vợ chồng ả rồi. Nên chị lớn giọng:- Thế có nghĩa là tao, chủ cái nhà này, phải tuân theo lệnh của mày hả? Có đúng thế không, cho tao biết?- Tôi nói như vậy lúc nào? Không bao giờ tôi nói thế! Ả chối bây bẩy nhưng vẫn tiếp tục:- Làm sao mà bà lại có thể hạch sách một người đàn bà đang bụng mang dạ chủa được hở? Đúng là bà là người vô nhân đạo!Cơn giận của chị bùng lên:- Mang thai, như mày nói...thai của ai hở để mày có quyền biếng nhác như vậy hở? - Thưa bà, bà nói gì chứ? Bà nên cẩn thận khi ăn nói. Biết đâu chừng sau này nó lại không là con trai của một vị đại gia, sau này sẽ là thạc sĩ, tiến sĩ,...?Làm như thể bị lăng mạ, hay ả đóng kịch như bị lăng mạ cũng lớn tiếng hét lên không kém gì chị.Nghe tới đây thì chị lạnh sương sống. Chắc chắn cái quân đĩ thoã này nó muốn ám chỉ là nó có bầu với anh chồng chị. Nhưng nếu là sự thực thí bây giờ hẳn cái bụng của nó cũng đã như một cái trống rồi chớ đâu có quắt lại như vầy được. Thật là quân mặt dầy mày dạn; chị muốn cho nó mấy cái tát nhưng chị đã kềm chế được, cổ họng chị thắt lại, vì sợ cơn giận thình lình bùng lên, và như thế thì sẽ không có lợi gì cho chị."Bữa nay, nhất định, bữa nay phải giải quyết cho xong", chị tự nhủ vừa đúng lúc ả làm công bước vào công vườn - ả dẫn thân tới để biết được quyết định của chị, chủ của ả đang nhìn ả với cặp mắt nghiêm khắc. Chị lại nghĩ, đối với một con mặt dầy mày dạn như thế mình phải xử dụng biện pháp khéo léo mới được. Chị lên tiếng, bằng một giọng thật nhẹ nhàng nói với ả làm công:- Quả thật khó khăn cho tôi khi phải nói với em điều này, nhưng...Chị ho nhẹ một tiếng để lấy hơi tiếp tục:- Chị thật tiếc khi em phải rời nhà này, nhưng...Không phải là chị không thích em, không, không phải thế...Nếu thề thì chị đã mướn người khác thay em rồi. Nhưng, không phải thế... Em cũng biết, trong nhà này, mình có nhiều đồ đạc chất đầy trong sân, mùa tuyết cũng sắp tới, mà chị cũng không biết mang để ở đâu...Sau khi suy nghị kỹ, chị muốn lấy lại căn phòng em đang ở, như thế đó... Em hãy chuẩn bị dọn dẹp rồi trả lại phòng đó cho chị.Bị một đòn thật bất ngờ, ả làm công mở tròn hai con mắt ươn ướt đầy ghèn:- Nhưng mùa đông sắp đến, càng lúc càng lạnh... làm thế nào rời khỏi nơi đây, như thế, bất thình lình?- Chị biết rằng điều này cũng khó khăn cho em...Nhưng chị sẽ đưa cho em hai triệu đồng để em dọn đi nơi khác.Dứt lời, chị rút từ trong túi áo số tiền chị đã sửa soạn sẵn. Ả làm công đưa tay cầm, nói với chị:- Chưa chắc có thể đi ngay được bây giờ!Dứt lời, với một vẻ hả hê, ả làm công cất bước đi...thẳng vào phòng của ả.Chị cảm thấy nhẹ người hẳn ra vì chị đã đuổi được ả làm công một cách dễ dàng. Khoảng năm phút sau, ả làm công xuất hiện, đến ggạp chị, trả lại tiền:- Tôi đã suy nghĩ. Tôi không thể đi được. Tôi sẽ đi sau khi sinh nở, chỉ một hay hai tháng sau thôi. Làm sao tôi có thể dọn đi nơi khác được trong tình cảnh này?Nói xong, ả làm công bỏ đi. Chị thấy máu như ngưng chảy trong huyết mạch của chị. Chị biết là con qủy cái này đã vào phòng bàn bạc với chồng nó. Giờ này có nói với nó cũng bằng không. Chị cất tiền vào túi, bất động một lúc lâu.Sau cùng, chấn tỉnh lại được, chị đi vào nhà kể lại chuyện vừa xảy ra với chồng chị.- Anh chán quá rồi. Bây giờ chính em phải làm một cái gì để tống cổ nó ra khỏi nhà, em muốn làm sao thì làm! Anh thở dài nói với chị.- Em chẳng tinh ranh một chút xíu nào để tống cổ nó ra khỏi nhà...đã vậy lại còn đưa tiền ngay cho nó...tậc, tậc, tậc...! Anh mỉa mai chị.Dứt câu nói, anh vừa nhìn chị bằng cặp mắt tức tối vừa tiếp tục đánh lưỡi tậc tậc như trách móc chị đã không biết cách đuổi ả làm công. Rồi, yên lặng khinh khỉnh nhìn chị một lát, bất thần anh bùng lên:- Cút ngay đi, tao không còn muốn nhìn thấy bản mặt của mày nữa! Nhưng những chữ cuối của câu nói anh hạ thấp giọng vì chợt nhớ lại và sợ ả làm công nghe được. Biểu lộ rằng anh đang tức giận mà lại không thể lớn tiếng được đã làm cho anh rơi vào trong tình trạng vô cùng đau khổ. Mỗi khi muốn ra khỏi nhà anh cảm thấy không được hoàn toàn tự do như khi trước lý do cũng chính tại ả làm công này. Từ mấy hôm nay, cứ mỗi khi trông thấy anh là ả cười, cười thường trực. Điều tệ hại hơn nữa, đó là những trò lòn cúi của chồng ả, thằng tài xế lái xe cho anh, thằng chồng khốn nạn của ả. Anh cũng biết là chính hắn mới là kẻ đáng sợ hơn ả vợ. Cũng chính vì thế mà anh phải ở lại trong phòng, nằm dài trên giường, chui đầu vào mền, lẫn tránh những con ma đang vây bủa anh. Thỉnh thoảng anh thở ra hoặc tằng hắng. Anh ăn cũng không còn thấy ngon và dùng khoảng thời giờ này của anh để chê bai, nói gần nói xa chị vợ trẻ, vô tội của mình.- Sao nước trà lại lạnh vậy? Sao em không để luôn nước đá lạnh vào cho tiện! Những lời trách móc của anh không bao giờ cạn nguồn: - Ai bảo em đốt lò sưởi như thế này hở? Bộ em muốn nướng chín anh hả? Nhìn cử chỉ, thái độ kỳ dị loay hoay của chồng chị lúc này sau những cơn say rượu ban đêm chị thấy thương hại cho anh: Cha mẹ để lại một tài sản khá lớn nhưng anh chồng chị không những chẳng vun đắp được thêm vào mà ngược lại, qua những vụ gọi là làm ăn tụ tập ăn nhậu trai gái của anh, đất cát của cha ông để lại cứ từ từ bị cắt sẻo, bán đông bán tây. Phần vì anh cũng chưa ăn sáng, phần lo lắng cho sức khoẻ của anh, chị bước vào nhà bếp sửa soạn mọi thứ để nấu cho anh một nồi súp thịt và, đúng lục này, ả làm công bước vào báo tin là ả sẽ dọn nhà đi ngay ngày hôm nay. Vô cùng ngạc nhiên tự nhủ việc gì đã xảy ra, chị lên tiếng:- Vì sao mà hai vợ chồng em lại quyết định như vậy?- Vì chúng tôi đã tìm ra một chỗ để ở. Chúng tôi dọn đi ngay bây giờ.Ả người làm lấy giây rợ để buộc đống đồ đạc của vợ chồng ả với vẻ vô cùng hớn hở, vừa lém vừa nhẩy múa như một con điên đến độ chiếc váy ả mặc tung lên để lộ cả da cả thịt đến bẹn.Chị cảm thấy nhẹ hẳn người hệt như vừa nhổ một chiếc răng đau tuy thế chị cũng thấy lạ lùng với quyết định của vợ chồng ả làm công nhất là mới chỉ cách đây khoảng hơn nửa giờ vợ chồng ả không chịu đi. Nhất định phải có gì mờ ám trong vụ này.Tò mò, chị bước lại gần hơn để quan sát. Tất cả tài sản của vợ chồng ả làm công đã được để lên một chiếc xe kéo. Trong tay ", một chiếc giỏ mây đựng những thứ lặt vặt. Vào lúc chiếc xe kéo sắp lăn bánh, chị lên tiếng hỏi ả làm công:- Em đã tìm được chỗ làm ở nhà nào hả? - Bộ bà tưởng rằng suốt đời tôi cứ tiếp tục hầu hạ người khác sao chớ? Ả đáp lại như để trả thù. - Em thuê được nhà hả? - Lý nào mà tôi lại phải trả tiền thuê mướn? Vợ chồng tôi sẽ mở tiệm buôn bán. Ả làm công vênh mặt, hãnh diện nói với chị như để chứng tỏ là ả cũng đã ngang hàng với chị.- Muốn buôn bán phải có vốn? - Vợ chồng tôi mở quán bán bia hơi. Với một ngàn đô là dư sức để mở!Trước khi dứt câu nói, đôi chân của ả đã bước thoăn thoắt theo chiếc xe kéo.
Chị bật ngửa người khi nghe ả ta nói với chị một cách qủa quyết có số tiền trong tuí. Và, theo chị đoán, rất có thể ả đã thương thảo với anh, chồng chị, chắc là mới vào đêm hôm trước đây thôi, trong lúc chị ở nhà sau nấu nồi thuốc bắc cho anh uống. Đúng rồi, con lưu manh này đã chẳng loanh quanh ở trong phòng khi anh đang nằm một hồi khá lâu với lý do là để dọn đẹp, lau chuì đồ đạc hay sao? Chính lúc đó là lúc anh đưa tiền cho ả. Nếu không thì nhất định là dễ dầu gì mà ả lại có thể ra đi một cách dễ dàng như thế?. Nếu không đúng như vậy thì ả ta đào ở đâu ra số tiền này được chớ?Nghĩ tới đó, cơn giận trong người chị bùng lên. Đã từ lâu, chị năn nỉ anh mua cho chị một cái tủ trang điểm chỉ mất có một hay hai triệu là cùng mà anh cứ giả bộ như người điếc...Con làm công này giá trị như thế nào má anh lại có thể đưa cho nó đến một ngàn đô cơ chứ!Vừa giận lại vừa uất ức, mắt chị nẩy lửa, chạy nhanh vào phòng, với một giọng chói tai:- Ông đã dúi cho con đĩ đó một ngàn đô rồi hả?Anh, vẫn nằm dài trên giường, im lặng, tặc tặc lưỡi. Điều đó chỉ làm tăng cơn giận của chị, chị hét lên: - Một ngàn đô, bộ ít ỏi hay sao chớ? Sao ông lại có thể dúi cho nó đến một ngàn đô? Còn tôi, tôi chỉ hỏi ông một chút tiền mà cũng không bao giờ được lấy một đồng xu!Dứt lời, nước mắt chị tuôn ra. Anh không hé một tiếng, môi mím chặt. Chỉ nghe những tiếng tặc lưỡi theo thói quen của anh...tặc, tặc, tặc...