2. NGƯỜI TRUNG HOA RẤT YÊU THƠ
Khoảng 10 năm trước, một người Pháp hỏi tôi: - Tôi chưa thấy dân tộc nào yêu thơ như người Trung Quốc. Đại tướng của họ thường làm thơ trên lưng ngựa, sau một trận hỗn chiến; những con buôn của họ cũng biết hội họp nhau dưới gốc đào, gốc liễu mà ngâm nga; cả hạng lao động của họ cũng biết trọng thi nhân; cơ hồ như biết đọc, biết viết là họ biết thưởng thức thơ hoặc làm thơ. Tại sao vậy ông? Tôi đáp: - Thơ là cái chất của tâm hồn dân tộc ấy, nó lưu thông trong huyết quản của họ hơn 3.000 năm nay rồi. Từ đời nhà3. KINH THI 涇 詩 CÓ 3 PHẦN
Trong 3.000 bài thơ ấy, Khổng Tử lựa lấy 300 bài vừa ca dao ở thôn quê, vừa nhạc chương ở triều miếu, họp lại thành Kinh Thi[1]. Những bài ấy làm trong đờiĐường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Ai vô xứ Nghệ thì vô
Tỉ là so sánh, mượn sự vật mà nói, như:Bầu ơi, thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
Hứng là nhân cảm xúc về sự vật gì mà tình phát hiện; trước tả vật đó, sau tả lòng mình, như: --------Quả cao nho nhỏ --------Cái vỏ vân vân--------Nay anh học gần--------Mai anh học xa Sự phân biệt ra 3 thể như vậy có ích về phương diện làm văn nhưng không ích lợi gì cho sự nghiên cứu ca dao vì loại văn thơ nào mà không dùng 3 thể ấy, riêng gì Kinh Thi? Chúng tôi nghĩ nên đứng về phương diện hình thức mà xét Kinh Thi thì hơn… Đại loại, Kinh Thi có những bài thơ 4 tiếng như bài Sâm si hạnh thái (coi ở sau), song cũng có câu 3 tiếng, 5 tiếng, 7 tiếng, có khi 11 tiếng. Trong bài Phạt đàn (coi ở sau), câu thứ nhì 7 tiếng, câu thứ tư 8 tiếng. Đến phép gieo vần thì có bài không vần, như bài Thanh miếu; vần phần nhiều ở cuối, nhưng cũng có khi ở giữa, y như ca dao của ta. Bài thì từ đầu đến cuối theo một vần, bài thì cứ vài ba câu thì đổi vần. Tóm lại, lối thơ trong Kinh Thi hoàn toàn tự do, chưa được quy định. Phép đối và phép điệp ngữ rất thường dùng. Khổng Tử nói: “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết tư vô tà”, nghĩa là: “cả ba trăm thiên trong Kinh Thi, chỉ một câu có thể trùm được, là: không nghĩ bậy”. Vậy chủ ý của ông khi san định Kinh Thi là dùng nó làm sách luân lý, dạy người ta đừng nghĩ điều xằng bậy, dâm tà. Ông lại nói: “Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán; nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân, đa chí ư điểu thú, thảo, mộc chi danh”: Xem Kinh Thi có thể phấn khởi đến ý chí, xem xét được việc hay hoặc dở, hoà hợp với mọi người, bày tỏ nỗi sầu oán; gần thì học việc thờ cha, xa thì học việc thờ vua; lại biết nhiều tên chim, muông, cỏ, cây”. Chỗ khác, ông nói: “Bất học Thi, vô dĩ ngôn”: Không học Kinh Thi thì không lấy gì mà ăn nói được. Cơ hồ ông cho chỉ học một bộ Kinh Thi thì chẳng những làm người mà đến làm quan trị nước cũng được nữa: “Đọc 300 thiên Kinh Thi, giao cho việc chính trị, không thành công; sai đi bốn phương, không biết ứng đối thì tuy học nhiều mà ích lợi gì đâu?”. Tóm lại, theo ông Kinh Thi là một bộ sách giáo khoa về chính trị, một cuốn dạy tu thân, tề gia rồi trị quốc, bình thiên hạ. Chẳng những vậy, nó còn là một bộ sử học, vạn vật học… Hậu Nho ở Trung Quốc và Việt Nam, theo quan niệm ấy, cũng suy tôn Kinh Thi là một thánh thư có phép vạn ứng vạn năng, đến nỗi một bà cô tôi, không học cũng biết giá trị vô cùng của nó và bảo: “Không học Kinh Thi thì học gì?”; đến nỗi một văn sĩ gần đây, cũng bị thuyết đó thôi miên rồi muốn bắt chước Khổng Tử, san định ca dao cho hợp với một loại tư tưởng mà ông cho là tân tiến. Dường như công việc vô ý thức ấy, nhiều kẻ kém tài đương muốn tiếp tục. Ta không nên cho bộ Kinh Thi như một bộ thần bí chứa những tư tưởng huyền ảo về chính trị, triết lý… vì già nửa những thiên trong đó là ca dao, chỉ tả nỗi lòng của dân gian. Đọc nó ta có thể hiểu được tính tình, phong tục của người Trung Hoa ở đời Thượng cổ: nó không có hại về phương diện luân lý, ít nhiều bài có ý nghĩa khuyên răn, mà nghệ thuật thì cao, so với thời ấy. Giá trị của nó chỉ có bấy nhiêu thôi, nhưng bấy nhiêu cũng đủ làm vẻ vang cho văn học Trung Quốc rồi. Phần Quốc phong trong Kinh Thi đáng nghiên cứu nhất. Nội dung nó rất dồi dào. Có bài tả công lao cha mẹ, giọng thiết tha như bài Lục nga 蓼莪: --------蓼莪 -----蓼蓼者莪-----匪莪伊蒿-----哀哀父母-----生我劬劳-----...-----...-----父兮生我-----母兮鞠我 -----拊我畜我-----長我育我 -----顧我復我-----出入腹我 -----欲报之德-----昊天罔極 -----... -----LỤC NGA -----Lục lục giả nga,-----Phi nga y cao.-----Ai ai phụ mẫu,-----Sinh ngã cù lao[4].-----…-----…-----Phụ hề sinh ngã,-----Mẫu hề cúc ngã,-----Trưởng ngã, dục ngã,-----Cố ngã, phục ngã-----Xuất nhập phúc ngã, -----Dục báo chi đức,-----Hiệu thiên võng cực-----… -----Xanh tốt[5] rau nga,-----Nga hoá ra cao[6].-----Thương thương cha mẹ,-----Sinh ta cù lao.-----…-----…-----Cha thì sinh ta,-----Mẹ thì nuôi ta,-----Vỗ ta, úm ta,-----Cưng nuôi mình ta,-----Ra ngó vô nhìn,-----Bồng ẩm giữ gìn.-----Muốn báo ân đức,-----Trời cao khó đền[7]. Phát biểu tư tưởng xã hội thì như bài Phạt đàn 伐檀, Thạc thử 碩鼠, Thất nguyệt 七月… -----伐檀-----…-----不稼不穡 -----胡取禾三百憶兮? -----不狩不獵 -----胡瞻爾庭有縣特兮? -----彼君子兮 -----不素餐兮? -----PHẠT ĐÀN-----…-----Bất giá bất sắc, -----Hồ thủ hoà tam bách ức hề? -----Bất thú bất liệp, -----Hồ chiêm nhĩ đình bất hữu huyền đặc hề? -----Bỉ quân tử hề-----Bất tố sôn[8] hề.ĐỐN CÂY ĐÀN
Kẻ kia chẳng cấy chẳng cầy[9]
Lúa đâu chứa vựa được đầy ba trăm[10]?
Kẻ kia chẳng bắn chẳng săn,
Sao treo lủng lẳng trong sân muông chồn?
Quân tử[11] chớ có ăn không.
Tả người đàn bà anh hùng thì như bài Tái trì 載馳 nhắc chuyện vợ Hứa Mục Công nghe tin tổ quốc sắp bị tiêu diệt, bèn một mình cưỡi ngựa đi cứu, nhưng chồng bà cản, không cho bà mạo hiểm như vậy; bà phải dùng tài ngoại giao mà cứu tổ quốc. Đọc những câu: -----載馳載驅-----…-----驅馬滺滺 -----Tái trì tái khu-----…-----Khu mã du du -----Vừa ruổi vừa đuổi-----…-----Đuổi ngựa dằng dặc ta thấy được lòng bà nhiệt thành với non sông ra sao. Tuy nhiên, những bài tự tình vẫn chiếm phần lớn. Ca dao nước nào cũng vậy: tự tình nhiều, tự sự ít, thuần tuý mô tả cảnh vật lại càng ít; mà thường những bài tự tình lại là những bài hay nhất. Dưới đây tôi xin trích ít bài trong loại ấy: -----關關雎鳩-----在河之洲 -----窈宨淑女 -----君子好逑 -----Quan quan thư cưu -----Tại hà chi châu -----Yểu điệu thục nữ -----Quân tử hảo cầu -----Hoà hoà tiếng cưu[12]-----Trên bãi gáy chơi-----Gái hiền yểu điệu-----Quân tử tốt đôi -----參差荇菜-----左右流之 -----窈宨淑女-----寤寐求之 -----求之不得 -----寤寐思服-----悠哉悠哉! -----輾轉反側 -----Sâm si hạnh thái,-----Tả hữu lưu chi. -----Yểu điệu thục nữ, -----Ngụ mị cầu chi, -----Cầu chi bất đắc -----Ngụ mị tư phục -----Du tai, du tai! -----Triển chuyển phản trắc. -----So le rau hạnh,-----Tả hữu theo dòng.-----Gái hiền yểu điệu,-----Thức ngủ ước mong. -----Cầu mà chưa được,-----Thức ngủ nhớ nhung.-----Lâu rồi, lâu rồi,-----Trăn trở mấy vòng!----------------(Vô danh dịch)[13] --------子衿-----青青子衿-----悠悠我心 -----縱我不往 -----子寧不嗣音? -----青青子佩 -----悠悠我思 -----縱我不往 -----子寧不來? -----挑兮達兮 -----在城闕兮 -----一日不見 -----如三月兮 -- ---TỬ KHÂM -----Thanh thanh tử khâm,-----Du du ngã tâm.-----Túng ngã bất vãng, -----Tử ninh bất tự âm? -----Thanh thanh tử bội, -----Du du ngã tư. -----Túng ngã bất vãng, -----Tử ninh bất lai? -----Khiêu hề đạt hề. -----Tại thành quyết[14] hề. -----Nhất nhật bất kiến, -----Như tam nguyệt hề. -------CỔ ÁO CHÀNG -----Cổ áo chàng xanh,-----Lòng ta nhớ hoài.-----Nếu ta chẳng tới,-----Sao chàng chẳng nối lời? -----Cổ đeo ngọc xanh, -----Lòng ta nhớ mãi.-----Nếu ta không đi,-----Chàng sao chẳng lại? -----Giỡn kìa, nhảy kìa, -----Ở cửa thành kia.-----Một ngày chẳng thấy,-----Như ba tháng trời. ----------------(Vô danh dịch) ---------卷耳-----采采卷耳 -----不盈頃筐 -----嗟我懷人 -----寘彼周行 -----陟彼崔嵬-----我馬虺隤 -----我姑酌彼金罍 -----維以不永懷 -----陟彼高岡-----我馬玄黃 -----我姑酌彼兕觥-----維以不永傷 -----陟彼砠矣-----我馬瘏矣 -----我僕痡矣-----云何吁矣 -----QUYỀN NHĨ -----Thái thái quyền nhĩ, -----Bất doanh khuynh khuông. -----Ta ngã hoài nhân, -----Trí bỉ chu hành. -----Trắc bỉ đôi[15] ngôi, -----Ngã mã ôi[16] đồi, -----Ngã cô chước bỉ kim lôi. -----Duy dĩ bất vĩnh hoài. -----Trắc bỉ cao cương, -----Nhã mã huyền hoàng. -----Ngã cô chước bỉ tự quang, -----Duy dĩ bất vĩnh thương. -----Trắc bỉ thư hĩ! -----Ngã mã đồ hĩ! -----Ngã bộc bô[17] hĩ! -----Vân hà hu hĩ!RAU QUYỀN
Rau quyền nghiêng giỏ còn vơi,
Hái rau lòng những nhớ người nẻo xa.
Nhớ ai thơ thẩn lòng ta,
Giỏ rau đặt xuống bên kia vệ đường.
Lên gò, lên núi, ta lên đồi,
Ngựa chồn tớ mệt, ta ngồi nghỉ ngơi.
Chén vàng rót rượu đầy vơi,
Cho khuây khoả nỗi ngậm ngùi nhớ thương.
------------------------------------------(Tản Đà dịch)
--------蒹葭 -----蒹葭苍苍-----白露爲霜,-----所謂伊人-----在水一方-----溯洄從之-----道阻且長-----溯游從之-----宛在水中央 -----蒹葭凄凄-----白露未晞-----所谓伊人-----在水之湄-----溯洄從之-----道阻且跻-----溯游從之-----宛在水中坻 -----蒹葭采采-----白露未已-----所谓伊人-----在水之涘-----溯洄從之-----道阻且右-----溯游從之-----宛在水中沚 -----KHIÊM HÀ -----Khiêm hà sương sương,-----Bạch lộ vi sương.-----Sở vị y nhân,-----Tại thuỷ nhất phương.-----Tố hồi tòng chi,-----Đạo trở thả trường;-----Tố du tòng chi,-----Uyển tại thuỷ trung ương. -----Khiêm hà thê thê,-----Bạch lộ vị hi.-----Sở vị y nhân,-----Tại thuỷ chi mi.-----Tố hồi tòng chi,-----Đạo trở thả tê;-----Tố du tòng chi,-----Uyển tại thuỷ trung trì. -----Khiêm hà thái thái, -----Bạch lộ vị dĩ.-----Sở vị y nhân, -----Tại thuỷ chi hĩ[18]-----Tố hồi tòng chi.-----Đạo trở thả hữu;-----Tố du tòng chi,-----Uyển tại thuỷ trung chỉ. -----RAU KHIÊM HÀ -----Khiêm hà xanh xanh,-----Lộ[19] trắng thành sương.-----Kìa người ấy ở,-----Bên nước một phương,-----Ngược dòng theo đi,-----Ngán nỗi đường trường;-----Xuôi dòng theo đi,-----In như ở trung ương[20]. -----Khiêm hà lô nhô,-----Lộ trắng chưa khô,-----Kìa người ấy ở,-----Cỏ nước gần bờ.-----Ngược dòng theo đi,-----Ngán nỗi đường vô;-----Xuôi dòng theo đi,-----In như tại trong gò. -----Khiêm hà tha thướt,-----Lộ trằng còn ướt,-----Kìa người ấy ở-----Bên cạnh bến nước,-----Ngược dòng theo đi,-----Ngán nỗi lạc đường;-----Xuôi dòng theo đi,-----Bãi trong nước rõ ràng.------------------- (Vô danh dịch) --------燕燕 -----燕燕于飛 -----差池其羽-----之子于歸 -----遠送于野 -----瞻望弗及 -----泣涕如雨 -----燕燕于飛 -----頡之頏之 -----之子于歸 -----遠于將之 -----瞻望弗及 -----佇立以泣 -----燕燕于飛 -----下上其音 -----之子于歸 -----遠送于南 -----瞻望弗及 -----實勞我心 --------YẾN YẾN -----Yến yến vu phi, -----Si trì kỳ vũ. -----Chi tử vu quy, -----Viễn tống vu dã. -----Chiêm vọng phất cập, -----Khấp thế như vũ. -----Yến yến vu phi, -----Hiệt chi hàng chi. -----Chi tử vu quy, -----Viễn vu tương chi.-----Chiêm vọng phất cập, -----Trữ lập dĩ khấp. -----Yến yến vu phi, -----Há thướng kỳ âm. -----Chi tử vu quy, -----Viễn tống vu nam. -----Chiêm vọng phất cập, -----Thực lao ngã tâm.YẾN YẾN
Kìa trông con én nó bay,
Nó sa cành này, nó liệng cành kia.
Gã kia bước chân ra về,
Ta tiễn mình về đến quãng đồng không.
Trông theo nào thấy mà trông,
Nước mắt ta khóc ròng ròng như mưa.
Kìa trông con én nó bay,
Bay bổng nơi này, bay xuống nơi kia.
Gã kia bước chân ra về,
Ta tiễn mình về, chẳng quản đường xa.
Trông theo nào thấy đâu mà,
Một mình thơ thẩn đừng mà khóc thương.
Kìa trông con én nó bay,
Kêu lên tiếng này, kêu xuống tiếng kia.
Gã kia bước chân ra về,
Ta tiễn mình về, xa tiễn sang nam.
Lòng ta vơ vẩn ai làm,
Trông theo chẳng thấy cho thêm nhọc lòng.
--------------------------------------(Tản Đà dịch)
Lời lẽ trong những bài đó thật tự nhiên; ngôn ngữ tận mà ý vô cùng. Bạn nói: Chẳng qua cũng mộc mạc như ca dao của ta chứ khác gì? - Phải. Cũng chỉ như ca dao của ta, nhưng xin bạn nhớ, những bài trong Kinh Thi đã có trên 3.000 năm nay, hồi mà hầu hết nhân loại còn dã man. Còn bạn chê là mộc mạc thì chính đó là một đức nó làm cảm động lòng người hơn những câu đẽo gọt của văn nhân. Càng chạm, càng khắc, càng vẽ càng tô, thì càng đẹp thật, nhưng nhân công cùng nhiều thì tình cảm phải lạt. Ca dao phát ngay từ tim người làm rồi đi thẳng vào tim người nghe, còn thơ của văn nhân phải qua bộ óc của họ rồi mới nhập vào óc của ta, sau cùng vào lòng ta, nên cơ hồ kém sinh khí. Tôi nhớ hồi nhỏ nghe một thôn nữ hát những câu sau này theo giọng “đi cấy”, ở sau một bụi tre, bên một cổ miếu:
Yêu nhau chẳng lấy được nhau,
Trăm thảm nghìn sầu đắp đã nên non,
Vo đã thành hòn.
Lời tự nhiên, thành thật làm sao! Sau này đọc câu:Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.
------------------------(Chinh phụ ngâm)
và câu:Vạn lý sầu lên núi tiếp mây.
----------------------------(Huy Cận)
tôi thấy nó đẹp, đẹp quá đến gần như hết buồn. Cái hay của Kinh Thi là vậy. Những bài trong đó hoặc uẩn súc, hoặc uyển chuyển, hoặc nhẹ nhàng, hoặc tươi nhã, nhưng hầu hết được lưu truyền nhờ tình cảm mộc mạc, chân thật. Kinh Thi lại còn đặc điểm này nữa: ° lời thơ thường láy đi láy lại mà không thừa, nên dư âm vô cùng, như bài “Con én” ở trên, ° không theo phép tắc nào, số tiếng và vần thật tự do, ° không dùng những tiếng trừu tượng, chỉ dùng những tiếng cụ thể, nhưng miêu tả có khi lại theo phép tượng trưng, ° có nhiều nhạc. Nhờ những đặc điểm đó mà Kinh Thi tuy không phải là một kiệt tác không tiền tuyệt hậu, như nhiều người phụ hoạ, suy tôn, song thiệt cũng đáng giữ một địa vị cao trong văn học Trung Quốc. Ảnh hưởng của nó rất lớn. Từ sau đời Hán, các nhà Nho dùng nó để khuyến thiện, răn ác. Về văn học, nó là một nguồn thi hứng để thi nhân mượn đề mục. Nó lại là một kho điển tích. Đọc thơ văn Trung Quốc và ViệtBa thu dọn lại một ngày dài ghê
trong truyện Kiều là mượn câu:Nhất nhật bất kiến như tam nguyệt hề
trong Kinh Thi. Câu:Vẻ chi một đoá yêu đào
để chỉ người con gái ít tuổi, gốc ở Kinh Thi (Đào chi yêu yêu: đào kia mơn mởn). Điển “trên bộc trong dâu” cũng ở trong Kinh Thi (Tang trung Bộc thượng: trai gái hẹn hò nhau trong bụi dâu, trên bờ sông Bộc)[22]. Những sự vay mượn như vậy rất nhiều, kể ra không hết. Cả khi mừng đám cưới, phúng đám ma, người ta cũng dùng chữ trong Kinh Thi như: ----Cầm sắt hoà hài 琴瑟和諧 (mừng đám cưới) ----Ta ngã hoài nhân 嗟我懷人 (phúng đám ma) Sau cùng, lối thơ văn bốn chữ trong Kinh Thi có ảnh hưởng lớn đến thơ đời sau. Tuy thi nhân ít dùng nó, song theo các học giả Trung Hoa, thì chính nó là nguồn gốc của lối thơ ngũ ngôn (năm chữ) đời Nguỵ. Chú thích:[1] Trương Trường Cung trong cuốn Trung Quốc văn học sử tân biên cho rằng Khổng Tử chỉ có công chỉnh lý lại Kinh Thi, chứ không có công san định vì theo ông công cụ ghi chép thời đó còn thô sơ, người ta không thể ghi được vài ngàn bài thi và do đào thải tự nhiên, chỉ còn lại ba trăm bài thôi. Thuyết đó còn mới mẻ quá chưa được phần đông học giả Trung Quốc công nhận.[2] Một thuyết nói rằng nhiều bài làm từ đời Thương (1783-1135), nhưng không chắc.[3] Có tác giả chia làm 2 loại: phong và nhã (Tụng gồm trong nhã). Phong là của bình dân, nhã là của quý tộc.[4] Thành ngữ “Chín chữ cù lao” gốc ở đây. [Truyện Kiều có câu: Duyên hội ngộ, đức cù lao. (Goldfish)][5] Lục lục chính nghĩa là lớn dài.[6] Nga là một loại rau tốt đẹp, cao là một loại cỏ xấu. Ý nói: cha mẹ sinh ta, mong ta báo đáp lại, nay cha mẹ mất sớm, ta không đền đáp được, ta hoá vô dụng đối với các người, như cỏ cao kia.[7] Ý nói: ân đức cha mẹ như trời cao lồng lộng không sao đền đáp được.[8] Chữ 餐, ở đây phiên âm là “sôn”, nhưng trong Phần I: Vài nét sơ lược về sự phát triển triết học Trung Hoa (trong Đại cương triết học Trung Quốc) lại phiên âm là “san”: “Bọn ăn không (tố san) đó…”. Thiều Chửu phiên âm là “xan”. (Goldfish).[9] Chính nghĩa là gặt.[10] Chính nghĩa là ba trăm ức, mười vạn là một ức.[11] Quân tử, trỏ hạng trị dân.[12] Tên một loài chim.[13] Tức Phương Sơn dịch. (Goldfish).[14] Chữ 闕 Thiều Chửu phiên âm là “khuyết”. Chắc sách in sai thành “quyết”. (Goldfish).[15] Chữ 崔, Thiều Chửu phiên âm là “thôi”. (Goldfish).[16] Chữ 虺, Thiều Chửu phiên âm là “huỷ”. (Goldfish).[17] Chữ 痡, Thiều Chửu phiên âm là “phô”. (Goldfish).[18] Chữ 涘, Thiều Chửu phiên âm là “sĩ”, chắc sách in sai thành “hĩ”. (Goldfish).[19] Tức giọt nước.[20] Ý nói gần đấy mà tới không được.[21] Trong sách không có chú thích (1) này. Trong truyện Kiều có câu: Thưa nhà huyên hết mọi tình. Theo Thiều Chửu thì trong Kinh Thi có câu: yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bối 焉得萱草, 言樹之背. (Goldfish). [22] Truyện Kiều có câu: Ra tuồng trên bộc, trong dâu. (Goldfish).