Đọc quyển sách chú cho mượn, nói về trại tù Đức-Quốc-Xã, cháu nhớ lại hồi cháu ốm, nằm bệnh xá Hỏa-lò. Gọi là bệnh xá, thật ra chỉ là căn phòng dài khoảng 5 thước, rộng khoảng ba thước. Không cửa sổ. Kín mít. Cửa ra vào trông ra sân chỉ mở trong giờ hành chính. Bệnh nhân cấm ngặt, không được ngó ra ngoàị Nền nhà đổ xi-măng nham nhở, lúc nào cũng toát ra một mùi tanh muốn oẹ. Y sĩ, y tá chẳng bao giờ bước vàọ Hồi cháu nằm, bệnh xá có 6 giường cá nhân. Mỗi giường hai người nằm. Ba thằng ho lao chúng cháu và một thằng đau tim, nằm ở hai giường cuối phòng. Trời mùa đông u ám. Ban ngày không thắp điện. Bệnh xá ẩm tối, lạnh lẽọ Chúng cháu cảm giác như đương nằm trong nấm mồ tạm thờị Đợi được đưa đi chôn cất vĩnh viễn. Một buổi sáng, khoảng 8 giờ, cháu nhớ như in. Trời đất cũng tái nhợt như da thịt chúng cháụ Rét căm căm. Nền nhà, mái nhà, tường, giường, tất cả đều phả hơi lạnh. Mười hai bệnh nhân chúng cháu, toàn loại lưu manh, ăn cắp vặt. Không tiếp tế. Không ai có áo ấm. Thằng nào thằng ấy quàng chiếc chăn mỏng, co ro, run bần bật. Tên tự giác phụ trách bệnh xá gọi ra lĩnh thuốc. Chúng cháu, thằng nọ dìu thằng kia, lập cập đi rạ Ông y sĩ đương ngồi bên chậu than hồng, hút thuốc, uống trà, chuyện trò với cô y tá trẻ. Thấy lũ cháu, cô y tá cười, nói với ông y sĩ: - Anh nhìn bọn chúng kìạ Thằng sắp chết đỡ thằng hết hơi! Như thường lệ, gã đau tim được tiêm một mũi u-a-ba-in. Mấy đứa kiết lỵ được tiêm mỗi đứa một mũi ê-mi-tin. Mấy đứa ho lao chúng cháu được uống tại chỗ, mỗi đứa 5 viên INH. Nước lã uống tới đâu, lạnh buốt tới đó. Lũ bệnh nhân nhìn chậu than hồng dưới chân ông y sĩ, thèm thuồng. Thú thực với chú, lúc đó, cháu nghĩ nếu chậu than là cái lò lửa, cháu sẵn lòng nhảy vào tự thiêụ Thiêu luôn cả cái đói, cái rét, cái bệnh, cái tù. Hết khổ. Hết mọi chuyện. Trong đám bệnh nhân có một thằng tháo tỏng nặng. Quần bê bết nước phân. Nó yếu lắm rồị Mắt đã lờ đờ dạị Nó ngồi phệt xuống sân, gục đầu lên đùi gốị Khi cháu đỡ nó đứng dậy vào phòng uống thuốc, mùi thối xông lên, kinh tởm. Ông y sĩ nheo mũi, bảo tên tự giác: - Đưa nó đi rửa ráy, giặt giũ. Cháu giúp tên tự giác, dìu nó ra bể tròn. Cháu cởi quần cho nó. Tên tự giác nhúng cái quần vào trong bể nước, rũ rũ một lúc, vất cho cháu vắt. Hắn múc nước vào sô, dội ào ào vào bụng, vào đít nó bốn, năm sô, ướt cả áọ Mỗi sô dội vào, nó lại rên ư ử, co giật toàn thân. Cháu mặc quần cho nó. Rồi đưa nó về uống một liều 3 viên ga-niđdăng. Trở lại bệnh xá, nó nằm vật xuống giường. Thằng nằm cùng giường lấy chăn đắp cho nó. Chúng cháu rét quá, ngồi trùm chăn, ôm chặt lấy nhau từng cặp. Chừng 10 giờ, nhà bếp mang xoong cơm, xoong nước muối tớị Chúng cháu mang bát ra đặt. Tên tự giác phụ trách bệnh xá chiạ Đếm bát, mới có mười một. Còn thiếu một suất. Cháu lay gọi thằng tháo tỏng nằm trùm chăn trên giường dậy đặt bát. Lay mấy cái, vẫn bất động. Cháu hất chăn rạ Nó đã chết cứng tự lúc nào! Tên tự giác đi báo cáo y sĩ. Suất cơm của nó, cháu chia đều cho mười một ngườị Một lúc, ông y sĩ và hai tên tù tự giác mang cáng vào, khiêng nó đị Có điều ông chú không thể ngờ được. Ốm đau thập tử nhất sinh như thế, mà bọn cháu vẫn đói như điên. Lưng bát con cơm, nhai vèo một cái đã sạch. Không thằng nào dám khai cháo. Ăn cháo, đái mấy bãi là hết. Mấy hôm sau, ba tên kiết lỵ toi mạng. Ông chú có thể tưởng tượng ảnh hưởng tâm lý nó ghê gớm thế nào không? Chiều hôm đó, khi một tên kiết lỵ thở hắt ra chết, năm tên đồng bệnh đương ngồi, sợ quá, nằm thẳng cẳng. Không nói được nữa. Vài tiếng đồng hồ sau, hai tên lần lượt chết theo. Ba tên sống sót được chúng cháu mang số mệnh ra động viên, an ủi. Nhưng tinh thần chúng suy sụp hẳn. Tới mấy ngày, mới trở lại bình tĩnh đôi chút. Cháu nằm bệnh xá có gần một tháng, mà kẻ chết, người vào, liên tục. Toàn kiết lỵ, tiêu chảỵ Có một thằng giang maị Tóc đã rụng gần trụị Thằng này nhà quệ Đói quá, mò ra tỉnh. Chưa đủ kỹ thuật trộm cắp, nó lê la vét đĩa ở các mậu dịch. Thật ra, đĩa cũng chẳng còn gì mà vét. Chỉ húp được tị nước thừa trong các bát phở, bát bún. Họa hoằn có người thương hại, cố ý để thừa lại, mới có mà vét. Nó kể hôm đầu tiên nó ra Hà-Nội, buổi tối, ngồi đói ở vườn Bách-Thảo. Một cô gái tới ngồi cạnh nó, tỏ ra thương nó. Đó là lần đầu tiên, cũng là lần duy nhất, nó biết mùi đàn bà. Và mắc bệnh. Nó bị bắt vào Hỏa-Lò trong một đợt càn quét những kẻ lang thang, không giấy tờ. Chưa kịp đi tập trung trên trại, thì nó đã chết queo. Cái đêm nó hấp hối, ai cũng thương hại. Nó nằm thều thào, rên rỉ mấy câu hát mẹ nó ngày xưa vẫn hát ru nó: “Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ giòng sông. Cô lái đò kia đi lấy chồng. “ Chắc ông chú nghĩ nó chết vì bệnh giang maỉ Không! Nó chết vì kiết lỵ. Nó bị lâỵ Cầu tiêu ở tận cuối phòng. Chỗ mấy thằng ho lao chúng cháu nằm. Bọn kiết lỵ, bọn tháo tỏng đi ngoài xoành xoạch, thường đi ra quần, không kịp chờ nhau. Lũ chúng xin bộ Ông y sĩ bảo không có bộ Ngay xà-lim hai người một buồng, cũng chỉ có một bô sắt tráng men. Hoặc một bô cao-su đen. Mãi sau, tên tù tự giác có sáng kiến, kiếm một thùng tôn đem vào, để đỡ tình trạng đi vung vãi khắp phòng, nó phải lau dọn. Nhìn cảnh ba, bốn tên tranh nhau chĩa những cái đít nhọn hoắt, giơ xương vào thùng, chúng cháu đều phải lắc đầu. Kể ra mùa đông năm ấy cũng không lấy gì làm rét lắm. Hôm lạnh nhất cũng chỉ độ mười một, mười hai độ. Nhưng chúng cháu thì rét kinh khủng. Những sáng đi lĩnh thuốc, nhìn mặt trời yếu ớt chiếu xuống cây bàng, cành lá nham nhở mầu gỉ sắt, cháu nghĩ cơ thể lũ cháu cũng tàn úa, han gỉ như những chiếc lá bàng đó. Có thể lìa cành bất cứ lúc nào! Một tối thứ bẩy, gã đau tim nằm gần chỗ cháu, tâm sự về tội trạng. Gã nghẹn ngào nói, nước mắt rơi lã chã. Cháu tin là gã oan ức thực. Mọi người gọi gã là thằng trẻ không tha, già không thương, hiếp dâm cả bà già. Gã bảo điều đó hoàn toàn không đúng. Gã là giáo viên lịch sử ở một trường phổ thông cấp hai, không vợ con. Bố mẹ gã làm việc ở mỏ than Hòn-Gai. Cả hai đều là đảng viên. Hiệu trưởng, kiêm bí thư chi bộ trường gã là một bà ngoài năm mươi tuổi, tóc đã hoa râm, thấp lùn, béo lẳn. Chồng là một đại tá quân đội đi làm nghĩa vụ quốc tế ở Căm-pu-chia. Gã nói chính mụ ta mới là chính phạm. Mụ thường cho gã thuốc lá, trà, bột ngọt. Đôi khi còn cho cả phiếu đường, phiếu thịt. Mụ nói mụ coi gã như em út. Mụ tốt với gã. Gã cũng quý mụ. Sáng đó, các giáo viên dẫn học sinh đi thăm lăng Bác. Mụ bảo gã ở lại trường để bàn việc kết nạp Đảng. Được vào Đảng là một ước mơ gã vẫn háo hức từ lâu. Gã mừng lắm. Mụ dẫn gã vào phòng làm việc của mụ. Cài chốt cẩn thận. Mụ pha trà, lấy kẹo bánh ra mời. Gã đương uống, thì mụ vòng ra sau lưng gã, quàng tay ôm đầu gã vào ngực, cúi xuống hôn gã tới tấp. Gã hoảng sợ, xin mụ đừng làm thế. Mụ là bí thư, phải gương mẫu. Nhỡ người ta bắt được thì khốn. Mụ cười cùng cục, mắng yêu gã là dở hơi. Gương mẫu cái con tiều! Đến Lê Duẩn, Võ-nguyên-Giáp, Nguyễn-thị-Bình, Nguyễn-thị-Định cũng lang chạ bậy bạ cả. Người cách mạng cũng là con người. Cuối cùng, gã không kiềm được, chiều theọ Từ đó, mụ chăm sóc gã lắm. Cho cả tiền mua xe đạp, mua đồng hồ. Thế rồi, một buổi trưa, hai người đương yêu nhau, thì bọn học sinh làm vệ sinh trường, bắc thang quét vôi tường, nhìn qua cửa sổ, bắt được quả tang. Mụ sợ quá, van xin gã hãy nhận là cưỡng hiếp mụ. Nếu không, chồng mụ sẽ bắn chết gã, bắn chết mụ. Lại còn các con mụ nữạ Chúng đều là cán bộ. Không thể để mất danh dự cả gia đình. Gã có một mình, hãy thương mụ, nhận là cưỡng hiếp, nhưng chưa làm được gì. Tội cũng không nặng. Mụ đẩy gã ra ngoài buồng, la gọi ầm ĩ. Các giáo viên chạy tớị Mụ kết tội gã định cưỡng hiếp mụ. Nghĩ tới lòng tốt của mụ đối với mình, gã ấp úng nhận tộị Và bị đưa vào Hỏa-Lò. Gã bảo tội gã chỉ là thông dâm. Không phải hiếp dâm. Gã lại hoàn toàn bị động. Gã than thở từ ngày vào tù, bố mẹ gã đã từ gã. Mụ cũng không tiếp tế cho gã. Chúng cháu tù nhiều, kinh nghiệm, giải thích cho gã hiểu là mụ không phải họ hàng gia đình, không thể tiếp tế cho gã. Chẳng nhẽ lấy danh nghĩa người bị hiếp, tiếp tế, nuôi kẻ hiếp mình? Hơn nữa, dù là tội thông dâm, vẫn bị tù như thường. Hỏa-Lò thiếu gì những trường hợp đó. Gã nhận cưỡng hiếp là đúng. Lôi thêm mụ vào chẳng có lợi gì cho gã, mà lại hại cả mụ, người thực lòng thương gã. Nghe chúng cháu nói, gã hiểụ Nhưng vẫn nằm úp mặt xuống chiếu, nức nở. Ba thằng ho lao chúng cháu ngồi chùm chăn, ôm lưng nhaụ Cả bệnh xá ngồi như vậỵ Trừ gã đau tim và vài gã quá yếụ Tất cả chúng cháu đều run lẩy bẩỵ Chẳng khác gì đang lên cơn sốt rét. Những cái chăn đủ các con bệnh đã đắp qua, thối khẳn, hàng năm mới được nhúng nước qua loa, gọi là giặt. Chúng cháu vẫn phải chùm kín mặt, kín đầụ Rét từ trong xương, trong tủy rét rạ Rét như kim đâm vào da thịt nứt nẻ, ghẻ lở. Giá có vài thanh củi đốt lên sẽ xua tan cả lãnh khí, lẫn tử khí. Sinh khí sẽ được duy trì, sưởi ấm. Ao ước thế, giống như giữa mùa đông mà ao ước mùa hè, giữa đêm đen mà ngưỡng vọng mặt trời! Nửa đêm, thằng ôm lưng cháu tự nhiên nấc mấy cái, thổ máu ra vai áo cháu. Chúng cháu tung chăn, dìu nó ra thùng phân. Nó ộc ra tới nửa lít máụ Máu đỏ tươi, vón lại từng cục, như những miếng phổi tung tóe. Chúng cháu kêu cấp cứu. Một lúc lâu, tên tự giác phụ trách bệnh xá mới tớị Hắn đứng ngoài cửa cằn nhằn, bảo thuốc Vi-ta-min K cầm máu đã hết. Cố đợi thứ hai, sẽ báo cáo với ông y sĩ. Chúng cháu đành đưa nó về giường. Cháu ngồi dựa vào tường. Nó dựa vào ngực cháu, hai tay ôm chặt lấy thằng ngồi trước. Nó sốt cao. Người nóng rực. Thành thử chúng cháu đỡ lạnh. Cứ ngồi như vậy suốt đêm. May mắn thì chợp đi một chút. Những thằng kiết lỵ, tháo tỏng, chốc chốc lại lồm cồm dậy, đi ngoài vào cái thùng tôn. Mùi phân tanh thối nồng nặc khắp phòng. Có thằng loạng quạng ngồi phải chỗ dát giường gẫy, ngã chỏng gọng, kêu oai oái. Bọn công an võ trang đi tuần không bao giờ buồn ngó vào bệnh xá. Họ hiểu bọn bệnh tật gần đất, xa trời làm gì còn sức, mà trèo lên đục trần, dỡ ngói, trốn. Chúng cháu thỉnh thoảng lại hỏi nhau sắp sáng chưạ Tâm lý thằng nào cũng mong sáng. May ra có tí mặt trời ấm hơn. Lại có bát cơm. Nghĩ tới cơm, dạ dầy lại cồn càọ Mồm lại thèm. Thực ra, nuốt bát cơm nguội tanh, nguội ngòm vào, lại run rẩy hơn, cái rét như tăng hơn. Cái dạ dầy bị kích thích, càng đòi hỏi dữ dộị Cái mồm càng thèm thuồng. Bị hành hạ hơn. Khốn khổ hơn. Mùa đông, thoát khỏi nạn rệp, thì lại chịu cái họa rận chấỵ Chúng cắn. Ngứạ Gãi như điên. Những mụn lở bật rạ Móng tay đầy máụ Sáng hôm sau là ngày chủ nhật. Không đi lĩnh thuốc. Cháu để tên ho ra máu dựa vào tường. Cháu đi ngoàị Ăn uống chẳng có gì, một tuần cháu mới đi một lần. Sau đó, cháu tới giường thằng đau tim. Định khuyên nó viết thư về nhờ bố mẹ bán cái xe đạp của nó đi, tiếp tế cho nó. Nó có cái đồng hồ, cái bút máy lúc nhập trại phải gửi quản giáọ Coi như mất. Có ai lúc vội vã đi trại, đòi lại được những vật gửi! Nó nằm chùm chăn kín đầụ Cháu mở chăn rạ Nó đã chết. Mắt trợn trừng, trắng dã. Mồm méo sệch. Cháu toan gọi báọ Thằng bạn ho lao đã dậy, ngăn lại, thì thầm: - Báo bây giờ, nhà bếp cắt cơm nó. Để chia cơm xong, hãy báọ Cháu tán thành ý kiến của nó. Bọn kiết lỵ, tháo tỏng vẫn ngồi chùm chăn, ôm nhau, chưa biết gì. Như vậy, ba thằng ho lao chúng cháu sẽ được ăn bốn suất. Báo chậm mấy tiếng, có hề hấn gì. Để bọn bệnh nhân khác khỏi nghi ngờ, thỉnh thoảng, thằng bạn ho lao lại tới ngồi bên xác chết, vờ vẫn động viên: - Mệt lắm hả? Cố ngủ đị Sáng mai, sẽ có thuốc. Đừng buồn nữa.Khi nhà bếp mang cơm tới, hắn lấy bát tên chết ra đặt, nói: - Cứ nằm nghỉ, tao đặt bát hộ cho.Ngoài hai thằng ho lao chúng cháu, không ai biết là hắn nói với một thây mạ Cơm chia xong, tên tự giác phụ trách bệnh xá khóa cửa lạị Bọn kiết lỵ, tháo tỏng ăn loáng một cái đã hết, uống mỗi thằng một ca nước cho đầy dạ dầỵ Đó là phương pháp chống đói của chúng cháụ Nước lạnh ngắt. Chúng rét run lên, ngồi ôm lưng nhau chùm chăn, đợi bữa chiềụ Ba thằng ho lao chúng cháu ngồi quây lấy xác chết. Bốn suất cơm để trước mặt. Cháu vốn tin là con người có linh hồn, nên lầm rầm khấn, mời linh hồn tên chết về dùng cơm, và tha tội cho chúng cháụ Suất cơm gian lận được chia đềụ Ấm bụng hơn một chút. Ông chú chưa bị đói triền miên bao giờ, nên không thể hiểu nổi tầm quan trọng của thìa cơm trong cảnh tù tộị Phạng nhau vỡ sọ cũng vì nó. Đến trưa, cháu muốn gọi báo việc gã đau tim chết. Thằng bạn ho lao tham lam, muốn tối mới báọ Làm thêm một suất chiều nữạ Cháu cương quyết không nghẹ Cháu sợ nhỡ bị phát hiện, quản giáo sẽ mang cùm vào, cùm chân lạị Ở bệnh-xá, mọi vi phạm nội quy, như hút thuốc lào chẳng hạn, đều bị cùm hàng tuần, kể cả đang ốm nặng. Có thằng đã chết trong cùm. Cháu làm vẻ hốt hoảng, ra cửa kêu lớn. Tên tự giác phụ trách bệnh xá đi báo ông y sĩ. Một tiếng sau, ông quản giáo trực ban dẫn hai tên tù tự giác mang cáng vào, khiêng gã đau tim đị Không thấy y sĩ, y tá đâụ Thằng bạn ho lao giận cháu lắm. Mặt nó hầm hầm. Nhưng nó không dám to tiếng, vì sợ lộ chuyện gian dốị Đối với cháu, thế là đã thành công. Cháu tin là con người có số phận, ông chú ạ. Nếu cháu nằm bệnh xá lâu nữa, chắc chắn sẽ chết. Không chết vì ho lao thổ huyết, thì cũng chết vì lây kiết lỵ, tháo tỏng. Sớm tinh mơ ngày hôm sau, cháu và tên ho ra máu chuyển trạị Hai chúng cháu khóa cùng một cặp. Chiếc xe tải lèn chặt tù rời khỏi Hà-Nội, chạy về hướng Nam. Tới Phủ-Lý, thằng bạn cháu hộc ra hàng lít máụ Và chết ngay trên xẹ Có lẽ vì xe rung xóc quá. Các ông công an võ trang vẫn không mở khóạ Xác nó cứ ngồi kẹp giữa đống người suốt ba tiếng. Tới trại Thanh-Phong mới được mở khóa, khiêng đị Ở trại Thanh-Phong, cháu được các chú ngụy quân bị giam ở đó cưu mang, cho thuốc, cho ăn. Các chú đó, gia đình tiếp tế nhiềụ. Có chú, vì quẳng cho cháu chút bo bo, mà bị cùm kẹp. Cháu sống sót cũng là nhờ tình thương của các chú đó. Bốn năm sau, cháu được thạ Ông chú thấy, bây giờ cháu vợ con đàng hoàng. Tuy nghèo khổ, cháu không bao giờ phàn nàn, gắt gỏng. Cháu tù hai lần. Tổng cộng là mười năm. Nhà tù đã dạy cháu chịu đựng, kiên nhẫn. Cháu rất quý cuộc sống. Xét cho cùng, sống vẫn hơn chết. Nhưng phải thành thực nói với ông chú, nếu bây giờ bảo cháu phải chịu mười năm tù ngục đằng đẵng, khổ nhục hơn con bò, con lợn, cháu cương quyết chọn cái chết.