PHẦN THỨ BA
NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT
VỀ KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT-NAM

Chúng tôi tạm kết thúc công việc dẫn dắt bạn đọc đi thăm kho tàng truyện cổ tích Việt-nam, một bộ phận quan trọng của những sáng tác tự sự truyền thống nói riêng và của nền văn hóa dân gian nói chung.
Tuy gọi là kho tàng, nhưng thật tình đây chưa phải là toàn tập truyện cổ tích Việt-nam - thực tế chưa ai dám tự cho mình là người nắm được tất cả - mà chỉ mới là một phần nào đó, phần tiêu biểu nhất, đã được chọn lọc và ổn định qua thời gian và nổi lên như một dòng chủ lưu trong đời sống truyện kể luôn luôn biến hóa sinh động của văn học dân gian dân tộc qua mười thế kỷ. Phần lớn những truyện tiêu biểu này đã được nhiều thế hệ nhà văn tiếp nhận và ghi lại trong sách vở. Dĩ nhiên đa số trong kho tàng sưu tập của chúng ta là những truyện lành mạnh, hay nói đúng hơn sự phát triển của cốt truyện, nhân vật, tình tiết... của chúng không quá đối nghịch với tâm lý, đạo đức con người cận hiện đại, vì để đến được với chúng ta, chúng đã phải lọc qua rất nhiều màng lọc những hệ quy chiếu đạo đức và thẩm mỹ của nhiều thời đại. Tuy nhiên, để bạn đọc nhìn nhận một cách đầy đủ toàn bộ diện mạo và cấu trúc truyện cổ tích Việt-nam, chúng tôi cũng không bỏ qua một số truyện mà sự sàng lọc nói trên vẫn chưa mài nhẵn hết những góc cạnh gồ ghề nguyên thủy; đó là những truyện cổ tích mà ta thường xem là có khiếm khuyết mặt này mặt khác, hoặc có kết cấu khác thường.
Nói chung, những hiện vật - truyện cổ tích - bày ở kho tàng này là do quần chúng nhân dân các đời sáng tạo, gọt giũa, hoàn chỉnh. Những truyện ấy có thể xuất hiện gần ta hơn, vào đầu thời kỳ cận đại, nhưng cũng có thứ chắc chắn đã ra đời và tồn tại từ hàng nghìn năm nay.
 
Nếu văn chương bao giờ cũng có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống vật chất, tinh thần của mỗi một thời kỳ lịch sử thì ''kho tàng" này sẽ là những nguồn tài liệu quý báu giúp chúng ta hình dung một cách cụ thể con đường riêng biệt mà cộng đồng người Việt đã tự vạch cho mình, trên quá trình vật lộn gian nan để tồn tại và phát triền, giữa một thế giới có vô số tộc người, với muôn nghìn số phận khác nhau, kể từ khởi thủy cho đến sát trước thế kỷ XX. Vì thế, ngoài lĩnh vực phôn-clo (folklore) chúng còn góp phần vào việc nghiên cứu nhiều bình diện của quá khứ dân tộc, nhất là về dân tộc học và xã hội học lịch sử. Ngay trong lĩnh vực phôn-clo (folklore) thì đây cũng là một nguồn tư liệu vô giá, có khả năng làm sống lại diện mạo tổng hợp của một kiểu thức sinh hoạt văn hóa dân gian, trong đó nghệ thuật ứng tác, trần thuật được đan chéo, hỗn hợp với các hình thức biểu hiện của tín ngưỡng, tôn giáo, tâm lý, phong tục,... và chúng làm thành một hợp lực, chi phối hứng thú thẩm mỹ, sức sáng tạo của tư duy, để rồi cùng với tiến trình lâu dài của lịch sử dân tộc, sẽ hình thành nên bản sắc nghệ thuật truyện kể của loại hình truyện cổ tích Việt-nam. Xác định cho được bản sắc này là mục tiêu cao nhất của giới cổ tích học dân tộc trước nay.
 
Lẽ tự nhiên nói đến nghệ thuật truyện cổ tích là bàn tới một vấn đề không đơn giản. Vì việc tiếp cận nghệ thuật một loại hình sáng tác nào bao giờ cũng phải xuất phát từ ngôn bản, mà ngôn bản truyện cổ tích cũng như văn học tự sự dân gian nói chung, do tính chất truyền miệng của chúng lại không cố định như văn học thành văn. Có hai chiều hướng biến hóa cần tính tới khi khảo sát nghệ thuật của thể loại này:
 
1. Sự biến đổi lâu dài trong quá trình lịch sử, do môi trường sinh hoạt, quan hệ xã hội, và tín ngưỡng, phong tục, tập quán đổi thay. Những biến đổi về mặt này chắc chắn đã làm thay đổi diện mạo truyện cổ tích khá sâu sắc kể từ hình thức bề ngoài của các mô-típ, cho đến tình tiết, sự kiện và nhân vật của câu chuyện. Nhưng ngày nay muốn khôi phục lại diện mạo ban đầu để truy tìm xuất xứ của số lớn các truyện trong kho tàng truyện của chúng ta là điều không dễ, bởi chúng đã bị biến đổi không phải chỉ một lần. Nhiều "lớp áo" khác nhau đã khoác lên chúng ở nhiều thời đại khác nhau, và lâu dần đã trở thành những thành tố "nội tại".
 
2. Sự biến đổi do phong cách của người kể chuyện và tập quán của từng vùng, kể cả do giao lưu văn học giữa nước này và nước khác. Những biến đổi theo chiều hướng thứ hai này tuy cũng không phải không sâu sắc nhưng thường ít khi ảnh hưởng đến cốt truyện và các mô-típ cơ bản, chỉ thêm bớt tình tiết hoặc thay đổi ngoại hình nhân vật trong từng truyện theo hướng dân tộc hóa bản địa hóa mà thôi; và bằng phương pháp so sánh cũng giúp ta sớm nhận ra sự thêm bớt co giãn giữa vùng này và vùng kia, dân tộc này và dân tộc kia, người kể này và người kể kia.
 
Như vậy, tựu trung, có thể xác nhận tính ổn định tương đối của văn bản nghệ thuật truyện cổ tích ở từng thời kỳ khi xem xét hai thành tố cốt truyện và mô-típ của từng truyện cụ thể. Đó là những thành tố tạm gọi là bất biến. Trái lại, cũng có thể khảo sát sự vận động của văn bản nghệ thuật truyện cổ tích qua việc so sánh tình tiết và cách kết hợp mô-típ này với mô-típ nọ ở từng loại cốt truyện. Đó là những thành tố tạm gọi là khả biến. Đặc điểm nghệ thuật truyện cổ tích của từng dân tộc tùy thuộc chủ yếu vào cái bất biến, và cũng tùy thuộc cả ở cách kết hợp giữa cái bất biến và cái khả biến hoặc chuyển hóa từ cái khả biến thành cái bất biến - sự kết hợp và chuyển hóa này chính là chỉ số nói lên tính cách, tâm lý, nét đặc thù trong tình cảm, tư tưởng của mỗi một dân tộc.
Bằng cách khảo sát như đã nói, mặt khác không cô lập việc nghiên cứu nội dung xã hội truyện cổ tích với việc nghiên cứu hình thức biểu hiện của nội dung ấy - hai thành tố này bao giờ cũng là hai mặt của một thể thống nhất, nhất là đối với thể loại tự sự truyền miệng, hình thức không gắn với nội dung thì càng dễ biến động - chúng tôi mong muốn gợi lên dưới đây một vài điểm ít nhiều có thể đặc trưng cho bản sắc nghệ thuật truyện cổ tích Việt-nam, nhằm giúp bạn đọc đi sâu thêm vào thế giới tâm hồn người Việt cổ truyền, cả mặt đặc sắc và mặt khiếm khuyết, cả về quan niệm nhân sinh lẫn quan niệm thẩm mỹ, đồng thời qua đó cũng thử tìm những ảnh hưởng do sự giao lưu đưa lại, tức là xem xét cội nguồn truyện cổ tích Việt-nam.
 

Truyện Kho Tàng Truyện Cổ Tích Lời Dẫn CÙNG MỘT TÁC GIẢ Phần thứ nhất - I. BẢN CHẤT TRUYỆN CỔ TÍCH 6. PHÂN BIỆT TRUYỆN CỔ TÍCH VỚI LỊCH SỬ VÀ VỚI TIỂU THUYẾT II - LAI LỊCH TRUYỆN CỔ TÍCH III. TRUYỆN CỔ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI PHẦN THỨ HAI - I. NGUỒN GỐC SỰ VẬT 2. SỰ TÍCH TRẦU, CAU VÀ VÔI 3. SỰ TÍCH TRÁI SẦU RIÊNG 4. SỰ TÍCH CÂY HUYẾT DỤ 5. SỰ TÍCH CHIM HÍT CÔ 6. SỰ TÍCH CHIM TU HÚ 7. SỰ TÍCH CHIM QUỐC 8. SỰ TÍCH CHIM NĂM-TRÂU-SÁU-CỘT VÀ CHIM BẮT-CÔ-TRÓI-CỘT 9. SỰ TÍCH CHIM ĐA ĐA 10. SỰ TÍCH CON NHÁI 11. SỰ TÍCH CON MUỖI 12. SỰ TÍCH CON KHỈ 13. SỰ TÍCH CÁ HE 14. SỰ TÍCH CON SAM 15. SỰ TÍCH CON DÃ TRÀNG 16. GỐC TÍCH BỘ LÔNG QUẠ VÀ BỘ LÔNG CÔNG 17. GỐC TÍCH TIẾNG KÊU CỦA VẠC, CỘC, DỦ DỈ, ĐA ĐA VÀ CHUỘT 18. GỐC TÍCH CÁI NỐT DƯỚI CỔ CON TRÂU 19. SỰ TÍCH CÁI CHÂN SAU CON CHÓ 20. SỰ TÍCH CÁI CHỔI 21. SỰ TÍCH ÔNG ĐẦU RAU 22. SỰ TÍCH ÔNG BÌNH VÔI 23. SỰ TÍCH CÂY NÊU NGÀY TẾT 24. GỐC TÍCH BÁNH CHƯNG VÀ BÁNH DẦY 25. GỐC TÍCH RUỘNG THÁC ĐAO HAY LÀ TRUYỆN LÊ PHỤNG HIỂU II. SỰ TÍCH ĐẤT NƯỚC VIỆT
26. SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
27. SỰ TÍCH HỒ BA-BỂ 28. SỰ TÍCH ĐẦM NHẤT-DẠ VÀ BÃI TỰ-NHIÊN 29. SỰ TÍCH ĐẦM MỰC 30. SỰ TÍCH SÔNG NHÀ-BÈ HAY LÀ TRUYỆN THỦ HUỒN 31. TẠI SAO SÔNG TÔ-LỊCH VÀ SÔNG THIÊN-PHÙ HẸP LẠI? 32. SỰ TÍCH ĐÁ VỌNG PHU 33. SỰ TÍCH ĐÁ BÀ-RẦU 34. SỰ TÍCH THÀNH LỒI 35. SỰ TÍCH NÚI NGŨ-HÀNH III. SỰ TÍCH CÁC CÂU VÍ
36. THẠCH SÙNG CÒN THIẾU MẺ KHO HAY LÀ SỰ TÍCH CON MỐI
37. BÒ BÉO BÒ GẦY 38. NỮ HÀNH GIÀNH BẠC 39. LẨY BẨY NHƯ CAO BIỀN DẬY NON 40. BỤNG LÀM DẠ CHỊU HAY LÀ TRUYỆN THẦY HÍT NGUYỄN ĐỔNG CHI - TRÉSOR DES CONTES VIETNAMIENS TẬP II III. CÁC TÍCH CÁC CÂU VÍ
41. ĐỒNG TIỀN VẠN LỊCH
42. CỦA THIÊN TRẢ ĐỊA 43. NỢ TÌNH CHƯA TRẢ CHO AI, KHỐI TÌNH MANG XUỐNG TUYỀN ĐÀI CHƯA TAN 44. NỢ NHƯ CHÚA CHỔM 45. HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT 46. SINH CON RỒI MỚI SINH CHA SINH CHÁU GIỮ NHÀ RỒI MỚI SINH ÔNG 47. CON VỢ KHÔN LẤY THẰNG CHỒNG DẠI NHƯ BÔNG HOA LÀI CẮM BÃI CỨT TRÂU 48. CỨU VẬT VẬT TRẢ ÂN CỨU NHÂN NHÂN TRẢ OÁN 49. ĐỨA CON TRỜI ĐÁNH HAY LÀ TRUYỆN TIẾC GÀ CHÔN MẸ [50]. GIẾT CHÓ KHUYÊN CHỒNG 51. CHA MẸ NUÔI CON BỂ HỒ LAI LÁNG CON NUÔI CHA MẸ KỂ THÁNG KỂ NGÀY 52. CHƯA ĐỖ ÔNG NGHÈ ĐÃ ĐE HÀNG TỔNG 53. DÌ PHẢI THẰNG CHẾT TRÔI, TÔI PHẢI ĐÔI SẤU SÀNH 54. CÁI KIẾN MÀY KIỆN CỦ KHOAI 55. VẬN KHỨ HOÀI SƠN NĂNG TRÍ TỬ, THỜI LAI BẠCH THỦY KHẢ THÔI SINH 56. TRINH PHỤ HAI CHỒNG 57. KIỆN NGÀNH ĐA 58. TO ĐẦU MÀ DẠI, NHỎ DÁI MÀ KHÔN 59. NHÂN THAM TÀI NHI TỬ, ĐIỂU THAM THỰC NHI VONG 60. NÓI DỐI NHƯ CUỘI 61. CỦA TRỜI TRỜI LẠI LẤY ĐI GIƯƠNG ĐÔI MẮT ẾCH LÀM CHI ĐƯỢC TRỜI IV. THÔNG MINH TÀI TRÍ VÀ SỨC KHỎE
62. HAI ÔNG TƯỚNG ĐÁ RÃI
63. LÊ NHƯ HỔ 64. CHÀNG LÍA 65. ANH EM SINH NĂM 66. BỐN ANH TÀI 67. KHỔNG LỒ ĐÚC CHUÔNG HAY LÀ SỰ TÍCH TRÂU VÀNG HỒ TÂY 68. THẠCH SANH 69. ĐẠI VƯƠNG HAI HAY LÀ TRUYỆN GIẾT THUỒNG LUỒNG 70. ÔNG Ồ 71. ÂM DƯƠNG GIAO CHIẾN 72. YẾT KIÊU 73. LÝ ÔNG TRỌNG 74. BẢY GIAO, CHÍN QUỲ 75. NGƯỜI Ả ĐÀO VỚI GIẶC MINH 76. BỢM LẠI GẶP BỢM 77. QUẬN GIÓ 78. CON MỐI LÀM CHỨNG 79. BÙI CẦM HỔ 80. EM BÉ THÔNG MINH 81. TRẠNG HIỀN 82. THẦN GIỮ CỦA 83. KẺ TRỘM DẠY HỌC TRÒ 84. CON MỤ LƯỜNG 85. CON SÁO VÀ PHÚ TRƯỞNG GIẢ 86. CON THỎ, 87. CON THỎ VÀ CON HỔ 88. MƯU CON THỎ 89. BỢM GIÀ MẮC BẪY 90. GÁI NGOAN DẠY CHỒNG 91. BÀ LỚN ĐƯỜI ƯƠI 92. CON CHÓ, 93. NGƯỜI HỌ LIÊU VÀ DIÊM VƯƠNG KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM V. SỰ TÍCH ANH HÙNG NÔNG DÂN
94. CỐ GHÉP
95. ÔNG NAM CƯỜNG 96. CỐ BU 97. QUẬN HE 98. HẦU TẠO 99. LÊ LỢI 100. LÊ VĂN KHÔI 101. BA VÀNH 102. HAI NÀNG CÔNG CHÚA NHÀ TRẦN 103. VỢ BA CAI VÀNG 105. NGƯỜI THỢ MỘC NAM-HOA VI. TRUYỆN PHÂN XỬ
106. NGƯỜI ĐẦY TỚ VÀ NGƯỜI ĂN TRỘM
107. BA CHÀNG THIỆN NGHỆ 108. CHÀNG NGỐC ĐƯỢC KIỆN 109. NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ VU OAN 110. TRA TẤN HÒN ĐÁ 111. NGUYỄN KHOA ĐĂNG 112. SỢI BẤC TÌM RA THỦ PHẠM 113. PHÂN XỬ TÀI TÌNH 114. NGƯỜI ĐÀN BÀ MẤT TÍCH 115. TINH CON CHUỘT 116. HÀ Ô LÔI 117. MIẾNG TRẦU KỲ DIỆU 118. TÚ UYÊN 119. NỢ DUYÊN TRONG MỘNG 120. TỪ ĐẠO HẠNH HAY SỰ TÍCH THÁNH LÁNG 121. CHÀNG ĐỐN CỦI 122. NGƯỜI THỢ ĐÚC 123. SỰ TÍCH ĐÌNH LÀNG ĐA HÒA 124. CON CHIM KHÁCH MÀU NHIỆM 125. CÂY TRE TRĂM ĐỐT 126. NGƯỜI LẤY CÓC 127. CÂY THUỐC CẢI TỬ HOÀN SINH 128. LẤY CHỒNG DÊ 129. NGƯỜI LẤY ẾCH 130. SỰ TÍCH ĐỘNG TỪ THỨC 131. NGƯỜI HỌC TRÒ VÀ BA CON QUỶ 132. HAI CÔ GÁI VÀ CỤC BƯỚU 133. NGƯỜI HÓA DẾ 134. THÁNH GIÓNG 135. AI MUA HÀNH TÔI 136. NGƯỜI DÂN NGHÈO KHO TÀNG Phần II - 138. NGƯỜI THỢ SĂN VÀ MỤ CHẰNG 139. QUAN TRIỀU VIII. TRUYỆN ĐỀN ƠN TRẢ OÁN _140. THỬ THẦN 141. CON CÓC LIẾM NƯỚC MƯA 142. THẦY CỨU TRÒ 143. HAI CON CÒ VÀ CON RÙA 144. CÔ GÁI LẤY CHỒNG HOÀNG TỬ 145. NGƯỜI DÌ GHẺ ÁC NGHIỆT 146. LÀM ƠN HÓA HẠI 147. HUYỀN QUANG 148. TIÊU DIỆT MÃNG XÀ 149. GIÁP HẢI 150. TAM VÀ TỨ 151. BÍNH VÀ ĐINH 152. HÀ RẦM HÀ RẠC 153. ÔNG GIÀ HỌ LÊ 154. TẤM CÁM 156. PHẠM NHĨ 157. CON MA BÁO THÙ 158. RẮN BÁO OÁN 159. RẠCH ĐÙI GIẤU NGỌC 160. NGƯỜI HỌC TRÒ 161. SỰ TÍCH ĐỀN CỜN 163. QUÂN TỬ 164. CƯỜNG BẠO ĐẠI VƯƠNG 165. MŨI DÀI 166. BỐN CÔ GÁI MUỐN LẤY CHỒNG HOÀNG TỬ 167. ÔNG DÀI ÔNG CỘC 168. SỰ TÍCH THÁP BÁO ÂN 170. VỤ KIỆN CHÂU CHẤU IX - TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ NGHĨA VỤ
171. BÀ CHÚA ONG
172. ANH CHÀNG HỌ ĐÀO 173. DUYÊN NỢ TÁI SINH 174. MỴ CHÂU - TRỌNG THỦY 175. CÔ GÁI CON THẦN NƯỚC MÊ CHÀNG ĐÁNH CÁ KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM TẬP V
176. QUAN ÂM THỊ KÍNH
178. SỰ TÍCH BÃI ÔNG NAM 180. BÁN TÓC ĐÃI BẠN 181. TRỌNG NGHĨA KHINH TÀI 182. Ả CHỨC CHÀNG NGƯU 183. BỐN NGƯỜI BẠN 184. NGƯỜI CƯỚI MA 185. VỢ CHÀNG TRƯƠNG 186. SỰ TÍCH KHĂN TANG 187. NGẬM NGẢI TÌM TRẦM 188. CÁI VẾT ĐỎ TRÊN MÁ CÔNG NƯƠNG 189. CHÀNG NGỐC HỌC KHÔN 190. PHIÊU LƯU CỦA ANH CHÀNG NGỐC 191. THỊT GÀ THUỐC CHỒNG 192. HÒA THƯỢNG 193. HAI ANH EM 194. CHÀNG RỂ THONG MANH 195. LÀM CHO CÔNG CHÚA NÓI ĐƯỢC 196. RỦ NHAU ĐI KIẾM MẬT ONG 196. RỦ NHAU ĐI KIẾM MẬT ONG 197. CÔ GÁI LỪA THÀY SÃI, 197. CÔ GÁI LỪA THÀY SÃI, 198. THẦY LANG BẤT ĐẮC DĨ 199. "GIẬN MÀY TAO Ở VỚI AI" 200. CÁI CHẾT CỦA BỐN ÔNG SƯ 201. HAI BẢY MƯỜI BA PHẦN THỨ BA
NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT
IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT-NAM 2. TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT-NAM 3.TÍNH CÁCH PHÊ PHÁN HIỆN THỰC 4. TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT-NAM V. THỬ TÌM NGUỒN GỐC TRUYỆN CỐ TÍCH VIỆT - NAM 3. THU HÚT TINH HOA KHO TRUYỆN CỦA CÁC DÂN TỘC ANH EM LỜI SAU SÁCH II. BÁO VÀ TẠP CHÍ KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT-NAM NHÀ CỔ TÍCH HỌC NGUYỄN ĐỔNG CHI MỘT VÀI KÝ ỨC VỀ ANH TÔI BẢNG TRA CỨU TÊN TRUYỆN KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM