Những tờ giấy lấy trong chai ra bị nước biển ăn mờ đến một nửa. Trong số những dòng chữ đã bị xóa chỉ có thể còn đọc rõ đưọc một ít tờ. Huân tước. Glenarvan bắt đầu nghiên cứu những tờ giấy ấy. Ông xoay qua xoay lại, giơ lên soi, xem xét những chữ bị nước biển ăn mờ. Rồi ông nhìn những người bạn của mình đang chằm chập theo dõi ông. - Trong này, - ông nói : - Có ba lá thư khác nhau, có lẽ cùng một nội dung, nhưng được viết bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Đức. Tôi tin chắc như vậy, sau khi đã đối chiếu các từ còn nguyên vẹn. Nhưng ít nhất qua những từ ấy vẫn có thể hiểu được điều gì chứ ? – Huân tước phu nhân Glenervan hỏi. Khó nói được một điều gì chắc chắn em yêu ạ, nhưng từ nguyên vẹn không còn được bao nhiêu cả. Thế những từ ấy có thể bổ sung cho nhau được chứ ? - Thiếu tá nhận xét. Thực ra, John Mangles góp ý kiến, - nước biển không thể xóa hết các từ ở những vị trí giống nhau trong cả ba bức thư. Ráp những chữ rời rạc còn nguyên vẹn trong các câu cuối cùng ta cũng tìm được nội dung các bức thư ấy. Ta sẽ làm như vậy, - Glenarvan nói – Nhưng mọi việc phải làm có phương pháp. Ta bắt đầu từ bức thư bằng tiếng Anh. Các dòng và từ trong lá tgư này đươợ sắp xếp như sau : Đúng là nghĩa trong thư này có bao nhiêu, - thiếu tá nói với vẻ thất vọng, Dù sao đi nữa, - thuyền trưởng nhận xét, - cũng rõ ràng đây là tiếng Anh. Điều đó thì không còn nghi ngờ gì hết, huân tước Glenarvan lên tiếng. Các từ sink aland, that lost, còn nguyên vẹn, còn từ skipp, có lẽ là Skipper. Chắc là bức thư nói về một ông GR … nào đó, có thể là một thuyền trưởng của của một chiếc tàu bị đắm. Ta thêm vào đó những chử rời rạc của các từ monit và assistancc thì nghĩa hoàn toàn rõ ràng. Đấy, thế là chúng ta đã hiểu được đôi chút gì rồi ; - Helena nói. Rủi thay, thiếu những dòng chữ nguyên vẹn, - thiếu tá nhận xét. – Làm sao biết được tên tàu bị đắm và nơi bị nạn. Điều đó chúng ta cũng sẽ biết – Glenarvan nói. Chắc chắn như vậy ! Thiếu tá đồng ý ông ta bao giờ cũng hưởng ứng ý kiến chung, - Nhưng bằng cách nào ? Bằng cách lấy thư khác bổ sung cho thư này. Thế thì ta bắt tay vào việc ngay đi ! – Helena reo lên. Mãnh giấy thứ hai còn bị mất nhiều chữ hơn mãnh trước. Trên đó chỉ còn vỏn vẹn vài từ không liên quan gì với nhau được sắp xếp như sau : Bản này viết bằng tiếng Đức, - John Mangler nói sau khi liếc qua tờ giấy. Anh có biết thứ tiếng ấy không, John ? – Glenarvan hỏi. Tôi rất thạo. vậy thì anh nói cho chúng tôi biết mấy từ này nghĩa là gì ? Thuyền trưởng chăm chú xem xét tờ giấy. Trước hết, - anh nói – bây giờ chúng ta có thể xác định đích xác thời gian xảy ra nạn đấm tàu : 7 Juni tức l àngày 7 tháng 6, mà đối chiếu số đó với con số « sáu mươi hai » trong bản tiếng Anh ta có thể biết được thời gian chính xác ngày 7 tháng 6 năm 1862. Tuyệt diệu ! Helena mừng rở. - Rồi sao nữa, John ? Cũng ở dòng này - thuyền trưởng trẻ nói tiếp, - tôi thấy từ Glas, mà đối chiếu nó với từ gow của bản trước, ta có Glasgow. Chắc là ý nói con tàu xuất phát từ cảng Glasgow. Ý kiến tôi cũng vậy ! Thiếu tá tuyên bố. Trong bản này hoàn toàn không có dòng thứ hai. – John Mangler nói tiếp, - nhưng ở dòng thứ ba tôi thấy có hai từ rất quan trọng : Zwei, tức là « hai » và Matrosen, đúng hơn là Matrosen, dịch ra nghĩa là « thủy thủ ». Có nghĩa rằng, hình như câu chuyện ở đây nói về một người thuyền trưởng và hai thủy thủ, - Helena nói. Có lẽ như vậy – Glenarvan đồng ý. Tôi thừa nhận rằng, - thuyền trưởng nói tiếp, từ graus kế theo đó đặt tôi vào thế bí, không biết dịch thế nào. May ra bản thứ ba sẽ giải thích cho chúng ta điều đó. Còn hai từ cuối cùng thì có thể hiểu nghĩa một cách dễ dàng ‘bringt ihnen’ nghĩa là « hãy cứu giúp họ ». Còn nếu ta liên hệ những từ ấy với từ tiếng Anh assiatance cũng ở vị trí tương tự như vậy trên dòng thứ 7 của bản thứ nhất thì sẽ được một câu toát ra ý là « Hãy cứu giúp họ ». Đúng ! « Hãy cứu giúp họ ! »- Glenarvan nhắc lại – Nhưng những người không may ấy đang ở đâu ? Cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa có chút chỉ dẫn nào về địa điểm xảy ra tai nạn cả. Chúng ta hy vọng rằng bản tiếng Pháp, - Glenarvan nói - tất cả chúng ta đều biết thứ tiếng này, vậy nên điều đó sẽ chẳng khó khăn gì. Đây, bản sao chính xác bức thư thứ ba như sau : Bản này có những con số ! Helena reo lên – Các bạn hãy nhìn xem ! Hãy nhìn xem ! Chúng ta sẽ làm mọi việc theo thứ tự, - Huân tước Glenarvan nói, - và sẽ bắt đầu từ đầu. Cho phép tôi thử tự khôi phục lại ý của tất cả những từ không đầy đủ và rời rạc ấy. Ngay từ những từ đầu tôi thấy ý thư nói về một chiếc tàu ba cột buồm mà tên của nó nhờ bảntiếng Anh và tiếng Pháp ta đã biết rõ là « Britania ». Trong hai từ tiếp theo :gonie và austral (2) thì tất cả chúng ta mới chỉ hiểu được từ thứ hai. Thế là đã có một tình tiết quý giá, - Jonh Mangler tuyên bố. vậy là tai nạn đắm tàu đã xảy ra ở Nam bán cầu. Điều đó chưa được xác định rõ. Thiếu tá nhận xét Tôi tiếp tục, - Glenarvan nói - từ abor là gốc của từ aborder (3). Những người bị nạn đã tới được bờ biển nào đó. Nhưng ở đâu ? Contin (4) có nghĩa là gì ? Có phải là lục địa không ? Rồi cruel (5) nữa ? Cruel ! – John Mangles kêu lên. – Nghĩa của nó trong từ tiếng Đức Graus là grausam – tàn bạo ! Chúng ta tiếp tục ! Chúng ta tiếp tục ! – Glenvarvan nói. Ông ta chăm chú đọc bức thư với sự hứng thú ngày càng tăng lên mảnh tiết theo mức độ khám phá ra ý nghĩa của những từ dở dang ấy – Indi … phải chăng chỗ này y nói về Ấn Độ, là nơi những người thủy thủ nó có thể đã bị dạt vào ? Còn từ ongit nghĩa là gì ? À ! Là longituoc (6). Và đây, vì đó thì biết rồi : 37’’ 11. Thế là cuối cùng ta đã có sự chỉ dẫn chính xác ! Đúng, nhưng chưa có kinh độ, - Mac Nabbs thốt lên. Không thể biết ngay tất cả được, thiếu tá thân mến ạ !Glenarvan nói. - Biết chính xác vì độ đâu phải là chuyện nhỏ ? Tôi quả quyết rằng bản tiếp Pháp là bản đầy đủ nhất trong số ba bản. Rõ ràng mỗi bản ấy đều là bản dịch sát nghĩa của bản khác, bởi vì số lượng đóng ở bản nào cũng đều giống nhau. Trong trường hợp này ta nên phối họp ba bản lại, dịch chúng ra một thứ tiếng, rồi sau đó cố gắng tìm ra ý nghĩa đầy đủ nhất, hợp lý nhất và đúng sự thật nhất. Chú định dịch ra tiếng nào trong ba thứ tiếng ấy ? - Thiếu tá hỏi. Glenarvan nói với cẻ đầy thuyết phục, mắt ông sáng lên niềm tin và hứng khởi, khiến những người nghe ông đồng thanh đáp lớn. Rõ ! Rõ ! Sau một phút yên lặng, huân tước phu nhân Glenarvan nói tiếp : Các bạn của tôi ơi, tất cả những điều phỏng đoán ấy tôi cảm thấy đúng như thật. Vậy theo tôi, tai nạn đã xảy ra gần bờ biển Patagonia. Tuy nhiên, nhất định về cảng Glasgow tôi sẽ thăm dò thêm xem tàu « britania » đã đi về hướng nào. Khi đó, chúng ta chắc chắn sẽ biết nó có thể bị đắm ở vùng biển ấy không ? Ồ, chúng ta khỏi cần phải đi xa thế,- John Mangles lên tiếng. Tôi có nguyên bộ ‘báo hàng hải’ đây, qua đó ta có thể tìm được những tin tức chính xác nhất. Vậy ta xem đi ! Helena. John Mangles lấy ra tập báo năm 1862 và bắt đầu xem lướt qua. Lát sau, anh ta đọc to lên với vẻ mãn nguyện « Ngày 30 tháng 5 năm 1862. Peru Coliao. Nơi đến Glasgow, tàu « Britania », thuyền trưởng Grant ». Grant ! Grant kêu lên. - Phải chăng đó là người Scotland dũng cảm đã định thành lập một vùng di dân mới ở một nơi nào đó trên Thái Bình Dương ! Đúng, - John Mangles đáp. Chính là Grant đó đấy. Năm 1861, ông ta đã rời cảng Glasgow trên con tàu « Britania » và từ đó tới nay biệt vô âm tín. Bây giờ thì không còn nghi ngờ gì nữa, không còn nghi ngờ gì nữa ! – Glenarvan. – Đúng là ông ta rồi ! tàu « Britania » đã rời cảng Caliao ngày 30 tháng 5, nhưng ngày 7 tháng 6, sau khi rời cảng một tuần, nó đã bị nạn ở gần bờ biển Patagonia. Và đây, từ nhyững chữ rời rạc tưởng như khó hiểu này chúng ta đã biết được toàn bộ lai lịch của nó. Các bạn của tôi ơi, các bạn thấy không, chúng ta đã đoán ra được nhiều điều ! Bây giờ chỉ còn điều chưa biết là kinh độ - chúng ta chỉ còn thiếu nó nữa thôi. Nhưng ta có cần gì điều đó – John Mangles tuyên bố, - vì đã biết được tên nước và vĩ độ, nơi xảy ra tai nạn rồi. Tôi bảo đảm tìm được nơi ấy. Thế nghĩa là chúng ta đã rõ hết mọi điều ? – Helena hỏi. Đúng vậy, em thân yêu ạ, và anh có thể khôi phục lại những chữ đã bị nước biển xóa nhòa với mức độ chính xác hệt như chính thuyền trưởng Grant đọc cho anh viết vậy. Huân tước Glenarvan lại cầm bút và vững tin viết những dòng sau : « Ngày 7 tháng 6 năm 1862, tàu buồm « Britania » xuâấ phát từ cảng Glasgow đã bị đắm tại bờ biển Patagonia Nam bán cầu. Hai thủy thủ và thuyền trưởng Grant lên được bờ và sẽ bị những người da đỏ hung dữ bắt làm tù binh. Họ đã bỏ thư này ở kinh độ và vĩ độ 37’ 11 : Hãy cứu giúp họ, nếu không, họ sẽ chết ». Tuyệt ! Tuyệt lắm, anh Edward thân yêu ạ ! – Helena thốt lên – Và, nếu như những người bất hạnh ấy được thấy lại quê hương mình, thì họ sẽ biết ơn anh về niềm hạnh phúc đó ! Họ sẽ nhìn thấy quê hương ! – Glenarvan đáp - Bức thư này đã rõ ràng và đích xác đến mức nước Anh không thể không cứu ba đứa con của mình bị dạt vào bờ biển hoang vu. Những gì mà nước Anh đã từng làm đối với Frankli (7) và nhiều người khác, thì bây giờ nước Anh sẽ làm đối với những người bị nạn trên tàu « Britania » Những người bất hạnh ấy, - Helena nói - tất nhiên là đều có gia đình, và người thân của họ đang khóc than họ. Có lẽ người thuyền trưởng tội nghiệp ấy đã có vợ, con … ăng đi về gần cảng. Thực vậy, « Duncan », sau khi tâng tốc độ, lúc ấy đi qua đảo Butc. Phía bên phải đã hiện lên Rothesay. Sau đó, tàu lao nhanh vào con lạch hẹp của vùng biển, chạy qua Greenok và sáu giờ chiều ađ’ thả neo tại Dumbarton, gần đây đá huyền vũ, nơi trên đỉnh có pháo đài nổi tiếng của người anh hùng Scotland tên là Wallace. Ở bến cảng, đoàn thủy thủ có nhiệm vụ đưa huân tước phu nhân Glenarvan và thiếu tá Mac Nabbs đi Malcolm Castle đã đợi sẵn. Huân tước Glenarvan ôm hôn người vợ trẻ, rồi vội vã ra ga xe lữa đến cảng Glasgow. Nhưng trước khi đi, ông đã tranh thủ sử dụng phương tiện thông tin nhanh nhất và chỉ vài phút sau phòng điện báo đã chuyển đến các tòa soạn tờ « Times » (Thời báo) và tờ « Morning chronicle » ( Thời sự buổi sáng ) thông báo như sau : « Về số phận của chiếc tàu ba cột buồm « Britania » xuất phát từ cảng Glasgow và thuyền trưởng Grant, hãy liên hệ với huân tước Glenarvan ở Malcolm Castle. Luss, Dumbarron. Scotland » Chú thích : Những từ tiếng Anh có nghĩa Sink chìm aland nền đất liền and xa lost đã chết, Skipper thuyền trưởng assistan cầu giúp Austral : ở phía Nam Aborder : vào bờ Cruel : tàn bạo Longinude : kinh độ Patagonia : ở phía Nam nước Argentine ngày nay (N.D ) John Franklin (1796 – 1848 ) nhà hàng hải người Anh bị mất tích trong cuộc hành trình thám hiểm lên Bắc Băng Dương . Nước Anh đã tổ chức một số đoàn thám hiểm đi tìm cứu ông.