Châu Mỹ cách nước Australie, hay nói đúng hơn là mũi Corrientes cách mũi Bernouilli 196” và bằng 11.760 hải lý. Từ bờ biển châu Mỹ đến các hòn đảo Tristan – D’Acunha là 2.100 hải lý. Chặng đường này John Mangles hy vọng vượt qua trong mười ngày, nếu như trên đường không bị vướng gió đông. Chàng thuyền trưởng trẻ đã gặp may: đến chiều, gió bắt đầu dịu đi rõ rệt và sau đó đổi hướng. Biển lặng sóng và “Ducan” đã có thể phát huy hết mọi khả năng tuyệt vời của nó. “Ducan” lần lượt vượt qua các đả Tristan – D’Acunha, ghé vào mũi Hảo Vọng để lấy thêm than dự trữ, rồi băng qua đảo Amsterdam, lướt trên Ân Độ Dương và cập mũi Berrnouilli thuộc Australie. Điều quan tâm đầu tiên của John Manglé là thả hai mỏ neo ở độ sâu mười mét rưỡi. Đáy biển ở đây rất tốt – toàn sỏi cứng - giữ neo chắc chắn. Như vậy là con tàu không sợ bị cuốn ra biển và cũng không sợ mắc cạn. Glenarvan bắt tay chàng thuyền trưởng trẻ và nói: Cảm ơn John. Từ trên tàu, chiếc xuồng được hạ xuống. Glenarvan, Helena, John Mangles, Mac Nabbs, Paganel, Mary và Robert ngồi vào xuồng và bắt đầu cuộc tìm kiếm trên mặt biển những dấu vết của tàu “Britania”. Nhưng kết quả không đem lại niềm hy vọng nào. Hai đứa con của thuyền trưởng Grant đã tưởng rằng đến đây việc tìm kiếm cha của chúng không còn lối thoát nào nữa. Rồi đoàn thám hiểm đã lên bờ biển hoang vắng. Họ đi bộ, trèo lên núi và từ đó nhìn xuống vùng xung quanh. Có cối xay gió kìa! Robert kêu lên. Quả vậy, cách đó ba dặm, những cánh quạt của một chiếc cối xay gió đang quay tít trong không khí. Đúng là cối xay gió rồi. – Paganel xác nhận, sau khi quan sát bằng ống nhòm. - Một công trình nhỏ bé, khiêm tốn, nhưng lại rất tiện dụng. Hình dáng của nó bao giờ cũng làm tôi thích mắt. Ta đi về phía cối xay gió! – Glenarvan nói. Họ đi tiếp. Sau nửa giờ đi bộ, địa hinh ở đây thấy thay đổi hẳn. Vùng đất trơ trụi đã đột ngột biến thành vùng đất canh tác. Những bụi cây cằn cỗi không còn thấy đâu nữa. Một hàng rào cây xanh vây quanh một vùng đất dường như vừa mới được khai khẩn. Mấy chú bò và ngựa đang gặm cỏ trên đồng. Đi một quãng họ thấy những cánh đồng lúa mì có chỗ đã chín vàng. Rồi sau những hàng rào là cây ăn trái. Kế đến là nhà kho và các căn nhà phụ khác được sắp xếp một cách khéo léo. Cuối cùng, các nhà thám hiểm thấy một căn nhà ở đơn sơ, nhưng ấm cúng, trên đó những cánh quạt của chiếc cối xay gió đang quay tít. Nghe tiếng bốn con chó sủa báo hiệu có người lạ đến, một người chừng năm mươi tuổi, với vẻ bề ngoài dế mến, từ trong nhà đi ra. Đi theo ông ta là năm đứa con trai khoẻ, đẹp và một người phụ nữ thân hình cao lớn, lực lưỡng, mẹ của những đứa trẻ. Các nhà thám hiểm chưa kịp tự giới thiệu đã thấy vang lên những lời lẽ chân thành của chủ nhà. Xin mời những người nước ngoài quá bộ vào nhà của Paddy O’Moore! Ông là người Irlande? – Glenarvan vừa hỏi vừa bắt tay chủ nhà. Trước thì thế, - Paddy O’Moore đáp, còn bây giờ tôi là người Australie. Chưa biết các ngài là ai cũng cứ xin mời vào và tự nhiên như ở nhà cho. Những người khách chỉ còn biết đón nhận lời mời chân tình không chút khách khí ấy. Bà O’Moore dẫn ngay huân tước phu nhân Helena và Mary Grant vào nhà. Còn những cậu con trai thì giúp khách bỏ vũ khí ra. Chủ nhà mời khách dùng cơm. Ông bà chủ tỏ ra rất niềm nở. Vừa lúc ấy, những người làm của chủ trại cũng ra về. Họ được bình đẳng với chủ và cùng ngồi ăn cơm. Paddy O’Moore chỉ vào chỗ dành cho khách, nói với Glenarvan: Tôi đã đợi các bạn. Ông đã đợi? – Glenarvan ngạc nhiên hỏi. Tôi luôn chờ đợi những người từ nơi khác đến. - Người trả lời. Trong khi ăn, chủ và khách sôi nổi chuyện trò. Paddy O’Moore kể về lai lịch của mình. Đây là câu chuyện của một người lưu vong bị cảnh bần cùng phải xa lìa quê hương đến đây làm ăn sinh sống. Nghe xong câu chuyện của Paddy O’Moore, Glenarvan muốn kể cho ông ta nghe về tàu “Ducan”, về những cuộc tìm kiếm kiên trì và vất vả bấy lâu nay. Nhưng vốn là người luôn luôn đi thẳng tới mục đích, nên trước hết ông đã hỏi Paddy O’Moore xem có biết gì về tai nạn của tàu “Britania” không? Hoá ra người này không hề biết gì về một chiếc tàu như thế. Và nói chung trong hai năm gần đây ông ta không nghe nói xảy ra một vụ đắm tàu nào ở mũi Bernouilli và vùng lân cận cả, huống hồ “Britania” lại mới bị nạn cách đây chưa đầy hai năm. Người Irlande còn khẳng định chắc chắn rằng không có một người nào bị giạt vào vùng duyên hải phía tây này hết. Còn bây giờ thưa huân tước, - ông ta nói thêm, - tôi xin hỏi, vì sao ngài lại quan tâm đến chuyện ấy? Glenarvan đã kể ngay cho người lưu vong ấy câu chuyện về lá thư trong chai, về hành trình của “Ducan” và ý định tìm kiếm thuyền trưởng Grant. Ông cũng không giấu giếm nói rằng, sau những lời khẳng định như vậy của Paddy O’Moore, ông đành phải từ bỏ hy vọng tìm kiếm những người bị nạn. Những lời ấy đã gây ấn tượng đau buồn cho những người cùng đi, Robert và Mary rưng rưng nước mắt. Thậm chí Paganel không thể tìm được lời nào để an ủi và gây niềm hy vọng cho chúng. Còn John Mangles thì day dứt đau khổ. Nỗi thất vọng bắt đầu xâm chiếm những con người độ lượng, dũng cảm của tàu “Ducan” đã bao ngày hoài công lặn lội tìm đến những vùng bờ biển xa xôi như thế này. Bỗng có ai đó nói: - Hãy cầu chúa đi, ngài huân tước, nếu thuyền trưởng Grant còn sống thì ông ta đang ở Australie.