N gày còn bé, với thói quen nghịch ngợm tôi đã lén thu lại những âm thanh mình thích như tiếng hót của con chim sáo hoặc tiếng sủa của con chó mực... Mẹ tôi vì tiếc cuốn băng nên cấm. Bố tôi không tỏ thái độ, thậm chí còn vờ như không biết đang bị ghi âm ghé sát vào máy nói giọng âu yếm:"Con trai cưng của bố ơi!".Rồi những ngày bố tôi nằm trên giường bệnh, tôi cũng lén làm việc tương tự như vậy.Không hề nghĩ bố tôi sẽ chết đi mà đơn giản là muốn đùa vơi chiếc máy.Bố tôi phải dành dụm rất lâu trước đó, tuy vậy cũng chỉ mua được chiếc máy loại xoàng nên giọng nói qua máy nghe rè rè. Vào những đêm mưa càng não nề hơn không còn nhận ra chi...Nằm trên giường bệnh, bố tôi vừa yếu ớt vừa không để ý việc ghi âm nên tiếng của ông chỉ lào phào như gió. Mở đi mở lại nhiều lần tôi chi nghe được vài câu, những câu còn lại chắp nối, ngắt quãng, tôi chỉ đoán chứ không chắc phải. Nhưng cũng chẳng quan trọng, với tôi nó gợi nhớ vài điều trong ký ức lúc bố còn sống, cũng như cách nhả chữ của ông sau một câu dài, tật nói lắp khi muốn truyền đạt điều gì hệ trọng.Mẹ, với nỗi đau âm thầm, không hề biết tôi đang cất giữ giọng nói của bố, những gì bà giữ lại của bố tôi chỉ là những đồ vật như ấm chén, khăn tay, nhiều lắm là chút mồ hôi vương vấn trong quần áo. Nhưng thói quen bạ đâu vứt đó của bố tôi bà vẫn giữ nguyên trong phòng, không cho ai chạm vào. Căn phòng dành riêng bố lúc cuối đời cũng là nơi dành riêng mẹ (lúc bố đã mất). Đó là cõi riêng mẹ, trừ những hôm cần phải lấy một vật gì đó, hầu như tôi ít có cơ vào phòng bố tôi. Lúc còn nhỏ dĩ nhiên có khi tôi còn ngủ lại trongphòng của ông, nhưng đến sáng thức dậy tôi luôn luôn nằm trong phòng của mình. Hẳn là vào thời điểm nào đó của đêm khuya, bố đã ẵm tôi, rất nhẹ, đến nỗi giấc mơ luôn được xuyên suốt khi thân xác tôi đang bị di chuyển. Người ta nói giấc mơ luôn nhút nhát, một tiếng động nhỏ cũng đủ làm nó bó chạy.Mẹ tôi gần như kiệt sức sau ngày bố mất. Nhiều khi đang ngồi trong phòng nhưng bà cứ ngỡ là vừa đi đâu đó về, quên một cái gì lại nhớ một cái gì. Đêm bà gần như không ngủ, vì thế tôi muốn nghe cuốn băng thật khó. Từ phòng tôi sang phòng bà chỉ cách một vách mỏng, tiếng bước chân hoặc cử động thật nhỏ cũng đủ bị phát hiện huống chi bật chiếc cassette mà phải bật tương đối lớn mới mong nghe được tiếng thểu thào của bố.Mẹ nằm xoay đầu vào trong, mái tóc xõa ra gối như dòng chảy trắng xóa. Sau những năm tháng mệt nhọc, dòng chảy tắt dần và đến lúc bố tôi mất nó chỉ còn lại một vũng như nắm tay. Dọc trên những đường lượn ngoằn ngoèo của vải là thân thể ốm yếu bệnh hoạn của bà cùng với những xương hốc lồi lõm gây cảm giác như một khúc gỗ nhưng đồng thời lại như sắp vữa ra. Cảm giác đó ngăn tôi không được thông báo về giọng nói của bố, không chỉ thế những gì mang hơi hướm của ông phải biến mất trong ngôi nhà này càng nhiều càng tốt, chi như thế sự tồn tại của mẹ mới có nhiều cơ may được giữ lại.Nhiều đêm tôi đi vào phòng mẹ, dù đã chuẩn bị nhiều lý do nếu bỗng dưng bà thức giấc nhưng ý nghĩ tội lỗi luôn ám ảnh. Tôi đang đánh lừa bà. Nhưng nếu tôi nói cho mẹ thì cũng có nghĩa là tôi đang giết dần bà bằng nỗi ám ảnh. Mẹ sẽ thức hằng đêm trở cuốn băng qua lại liên tục. Trong tiếng nói không rõ cua bố, nỗi nhớ sẽ đến với bà, ký ức sống dậy và biết đâu có cả ý nghĩ tự vẫn? Chưa kể cuốn băng theo thời gian sẽ nhão ra và hư hẳn, sự tiếc nuối sẽ đến với bà lần nữa, và luôn cả bố tôi, ông sẽ chết thêm lần nữa.Ý định sang cuốn băng ra nhiều bản tôi đã nghĩ đến nhưng với chất lượng âm thanh như thếkhông thể thực hiện được. Cả vùng có hai chiếc cassette, cái còn lại là của một ông lão khó tính xóm trên, ông quí nó như vàng nên dễ gì chia sẻ. Mà nếu như có chia sẻ chăng nữa thì cũng chẳng ghi lại được gì ngoài tiếng u e như ruồi bay.Giải pháp tốt nhất vẫn là giấu kín. Đợi mẹ tôi ngủ, tiếng nói sẽ thuộc về tôi mà không hề gây đau khổ cho ai khác. Bố tôi vẫn sống cũng như những gì đi qua tôi phải sống, đó là chú trương của tôi. Lý lẽ "con người không thể sống mãi " mà tôi an ủi mẹ những lúc bà quá đau buồn là một sự dối trá, nó trái với ý định của tôi lưu giữ bố trong nhà càng lâu càng tốt nhưng trạng thái vừa lưu giữ vừa ruồng rẫy quả thật tréo ngoeo.. Những lúc sang phòng mẹ, tôi đã tìm được lối giải quyết ổn thỏa cho mình. Tạm thời tôisẽ giấu kín nhưng đến lúc nào đó khi mẹ nguôi ngoai tôi sẽ nhắc khéo cho bà hồi tường lại, nhắc nhẹ nhàng, liều lượng vừa phải sao cho tất cả chỉ là một kỷ niệm đẹp, thế thôi.Sau nhiều lần thăm dò, biết chắc giấc ngủ đã đến với mẹ, tôi đi nhẹ về phòng, đóng kín cửa, nêm chặt những lỗ hổng cửa sổ bằng chiếc mền bông và cấn thận đặt chiếc máy xuốnggiường, bấm nút play. Chẳng hiểu sao khi bấm nút tôi luôn lưỡng lự, bồn chồn. Hình ánh bố đi lại trong phòng hiện ra rõ nét, sau đó ông vỗ vai tôi: "Con trai cưng yêu quí của bố ơi! " mà lúc chiếc máy chưa đặt xuống giọng không hề có. Phải chăng hành động đặt chiếc máy xuống giường cũng giống như người ta vén một tấm màn, cảnh vật bên trong sẽ được phơi ra. Bố tôi cũng là một dạng cánh vật, một dạng thiên nhiên sống động, huyền bí.Rồi tôi lại sợ ảo ánh đó, sợ sự chống đối của ông khi biết bản thân mình chi còn là hình ảnhđứng sau bức màn, hành động đặt chiếc máy xuống giường bấm nút play đã làm lộ ông ra. Ông không quyết đinh quyền hiện hữu hay không, mà tôi bằng động tác gần như vô thức có thể điều khiển điều đó. Thay vì biến mất vĩnh viễn ông phải có mặt đằng sau bức màn.Vừa đi lại trong phòng vừa nhìn quanh, bố tôi khác hẳn lúc hấp hối, khuôn mặt đỏ au và nụ cười tươi tắn gợi nhớ những ngày còn khỏe ông vẫn thường như con thoi từ ngoài đồng về nhà, từ nhà lên rẫy và trở về vào hôm sau. Ông vẫn trò chuyện với tôi bình thường như những ngày đang sống, nhưng khi máy phát đến đoạn " con trai cưng yêu quí của bố ơi! " thì môi ông mấp máy thật khớp. Cảm giác ngôn từ trong chiếc máy biến mất, thay vào đólà vẻ sống động rực rỡ của cử chỉ khiến tôi nghi ngờ về cái chết, bản thân cái chết có thực hay không nếu tôi lưu được giọng nói? Người ta bảo giọng nói là linh hồn của con người, nếu tôi nắm giữ được nó thì nó có ở lại trên trần gian này mãi không? Điều quan trọng kế tiếp là bản thân người chết có cảm thấy bực bội khi đêm đêm phải diễn lại vở tuồng? Khuôn mặt bố tôi vẫn cười nhưng chắc gì ông đang hài lòng vì với mỗi một câu thoại "con trai cưng..." ông không thể thốt ra từ khuôn mặt nhăn nhúm vì căm giận. Nó phải là lối nóiđầy mãn nguyện trong con người đầy mãn nguyện và ngay thời điểm thốt ra cũng như thế.Trong tất cả các giấc mơ những người thân yêu của tôi đều đẹp đẽ vì hình ảnh của họ trongtôi là như vậy, nên vẻ hồng hào, tươi tắn của bố tôi sâu xa mà nói cũng chính là sự ép uổng của bản thân tôi về ông, không phải là khuôn mặt thật mà ông muốn đến với tôi. Dù ông có buồn hay xanh xao, khi đến với tôi vẫn cứ phải hồng hào, tươi tắn.Tôi có ý định xóa cuốn băng sau nhiều ngày suy nghĩ. Nhưng vì tiếc tôi cứ chần chừ. Một câu hỏi khác được đặt ra, nếu tôi xóa cuốn băng thì bố tôi có hiện ra nữa không, hay vĩnh viễn biến mất như đã từng một lần như thế? Một hôm mẹ báo:- Dạo này mẹ luôn mơ thấy bố con. ông đi lại trong nhà như đang sống.Và cả mẹ trong mơcũng không nghĩ ổng đã chết. Rồi con xuất hiện đang làm gì đó trong phòng mẹ cũng chẳng nhớ, nhưng lại nhớ như in lời bố con nói: "Con trai cưng yêu quí của bố ơi!".Đêm nào cũng vậy, hành động của mẹ và con có thể thay đổi tùy theo bữa nhưng câu nói ấy vẫn như cũ. Thậm chí có bữa mẹ chưa nhìn thấy ổng nhưng câu nói vừa đến tai mẹ thì đồng lúc mẹ nhìn thấy ổng đang đứng bên con. Mẹ cũng không hề ngạc nhiên gì cả, xem như đó là một ngày bình thường lúc nhà mình còn đông đủ.À, mẹ còn phát hiện sau khi bố con biến mất là đếnphiên bà ngoại con. Rõ ràng là bà ngoại bởi vì mẹ nghe tiếng dép, không lẫn vào đâu được.Những ngày cuối đời bước chân của bà rất nặng và kèm theo đó là tiếng lốc cốc của cây gậy. Chẳng hiểu sao không bao giờ mẹ nhìn thấy khuôn mặt của bà.Đêm đó tôi nghe lại đoạn băng, sau đoạn bố tôi nói rõ ràng có tiếng bước chân khua trên nền nhà và tiếng lốc cốc kèm theo từng nhịp một mà những lần nghe trước vì nôn nóng tôi đã không chú ý. Thế có nghĩa là mẹ đã cùng nghe với tôi trong những đêm khuya, có điều một người nghe lúc ngủ và một người nghe lúc thức. Câu nói của bố đã biến thành giấc mơ của mẹ. Tôi nhớ có lần đã đọc đâu đó trong sách,người ta bảo nếu ta nói chuyện với ngươi đang ngủbằng một âm lượng vừa phải, không đủ đánh thức họ nhưng đủ cho họ nghe thấy thì giấc mơ của họ sẽ có những hình ánh mà mình đã nói. Qua sự việc đó mẹ tôi có cái nhìn đau đớn hơn nhiều. Mẹ nghi hoặc về tình yêu của mẹ đối với bà, bởi mẹ chỉ nhìn thấy bố mà không nhìn thấy bà. Tại sao? Tiếng nói và bước chân có giá trị như nhau? Sự thiên vị phải chăng xuất phát từ mẹ? Mẹ cần nhìn người này nhưng người kia mẹ chỉ thương là đủ? Những câu hỏi đó ám ánh mẹ tôi!Bà tôi mất đã mười năm. Khi bà mất không ai trong gia đình được chứng kiến, đến nỗi saungần ấy thời gian mẹ tôi vẫn có ý nghĩ bà đang sống đâu đó trên trái đất này. Chiến tranh đi qua để lại câu hỏi lớn cho những người đang sống về sự tồn tại của thế giới quanh họ. Bố tôi suy diễn có lẽ bà chết trong một trận bom. Mẹ tôi khấn cầu trời phật cho tìm thấy bà nhưng vẫn không. Một trái bom rơi xuống có nghìn nẻo cho số phận con người, nẻo nào đưa bà đi? Đành rằng nếu không có chiến tranh thì bây giờ bà cũng mất, nhưng sự hợp lý từ đầu đến cuối của một kiếp người sẽ ổn thỏa hơn cho người sống. Cũng như mọi người, mẹ có thói quen lý giải mọi sự kiện quanh mình để từ đó không bận tâm đến nó nữa, những cái không lý giải được biến thành uẩn khúc.Tất cả vì tôi, nghĩ kỹ hơn chút là vì cuốn băng,vậy nên dự định thiêu húy nó càng thôi thúc tôi. Một ý nghĩ khác lại đến, tiếng nói của bố và bước chân của bà có tác động sâu xa đến giấc mơ cua mẹ, vậy nếu tôi nói những lời tốt đẹp cũng vào những đêm khuya như thế thì nó sẽ có kết quả như thế nào? Tôi không mở cuốn băng đó nữa. Lấy tờ báo, tôi gói nó lại rồi nhét sâu vào một góc tủ bí mật. Sau một trăm ngày kể từ khi bố mất, mẹ cho mời một ông sư đến nhà để tụng kinh cho bố và tiện thể tụng cho bà. Nó cũng là hình thức trấn an mẹ tôi khi bỗng dưng không còn nằm mơ thấy người thân nữa." Có lẽ đã siêu thoát cá rồi!" - một hôm mẹ gỡ bí cho tôi, cùng lúc sự bình yên trớ lại trên khuôn mặt của mẹ.Tôi bô ra vườn ngồi một mình. Nước mắt ứa ra. Thế có nghĩa là bố tôi thật sự đã chết. Những ngày qua bố vẫn hiện diện và hễ tôi gọi là bố đến nên tôi không nghĩ rằng mình đã mất người. Còn bây giờ... Thật như một cơn ác mộng, vào một sáng thức dậy bỗng thấy những gì mình thật sự yêu thương không còn...