Ông xã trưởng làng tôi làm việc rất công minh, rất có đức, nên người làng quí trọng đã phong cho ông cái danh hiệu: "bác Đức". Ông có hai người con. Người trai đầu bị "sẩy", còn cô con gái duy nhất là Diễm Chi. Tập tục ở quê tôi, xứ Quảng miền Trung, người con đầu được gọi là thứ 2, người kế tiếp gọi thứ 3. Không gọi anh Cả, hay cô Ả là người đầu như những địa phương khác. Do đó, cô Diễm Chi của ông xã Đức dân làng thường gọi cô Ba và quí mến cô hết mực.Cô Ba đẹp lắm, cô ảnh hưởng đức tính ông thân sinh, nên cô đẹp cả nết lẫn sắc. Cô ăn nói mềm mỏng, quý trọng người nghèo, tình làng nghĩa xóm có thừa. Bà con trong làng có gì cần đến xã, là ông xã Đức gác việc nhà lại mà đi cho công việc chung trước. Có những việc quan trên cần mà không có lợi cho dân làng thì ông bảo cô Ba đến nhà mách cho người dân ấy biết để tránh né. Tội cô Ba lắm! Có lần trát của quan Phủ đòi xã phải giao nộp đinh tráng đi lính cho Pháp. Tòng quân kỳ này là phải theo về Mẫu Quốc phục vụ cho chiến trường phe đồng minh trong đại chiến thứ 2 ở Pháp. Ông xã Đức thấy làng mình hết người trai trẻ, và hoàn cảnh khó khăn của gia đình Hạnh, vì vậy ông cho cô Ba qua nhà bảo nhỏ cha thằng Tèo:-Mời chú Hạnh qua nhà, cha cháu nói gì đó.-Cám ơn cháu và sau đó cha Tèo đến nhà bác Đức ngay.Cha Tèo đi rồi, mẹ Tèo ở nhà sau còn đang loay hoay chuyện bếp núc, chuyện heo quéo, gà vịt chưa xong. Chỉ có mình Tèo phía trước nhà, cô Ba còn lưu lại nói chuyện với Tèo những chuyện bâng quơ quanh về học hành, rồi chuyện khoảnh đất trồng cải đang xanh tươi trước sân nhà, cô hỏi:-Tại sao mà vạc cải này nó xanh và tốt quá vậy Hai? Tèo là con đầu của ông bà Hạnh nên cô Ba gọi là Hai.-Có gì đâu cô Ba, nhà vừa mới xây, đất trên sân làm hoa màu phụ đó là đất đắp gánh từ ngoài ruộng về, đất tốt sẵn, mà lại còn có pha thêm số vôi rơi rớt khi làm nhà, nên đất thêm màu mỡ gấp bội phần. Trồng cây cối phát triển nhanh lắm.-Chớ sao Hai biết hay quá vậy?-Hai nghe lỏm bác Hương với mẹ nói chuyện hôm qua đó, chớ đâu phải tự nhiên mà biết được!Bây giờ bầy gà đang lượm thức ăn nơi sân gạch thì bầy chim bồ câu trên lồng cũng là là hạ cánh chung cùng lượm với mấy chú gà có vẻ thân thiện. Cô Ba nhìn đàn bồ câu hiền lành và khen chúng dễ thương. Hai Tèo cũng nói ngay cảm nghĩ của mình:- Cô Ba thấy cũng dễ thương vậy. Cả hai cùng nói cho có nói chớ chẳng có ý nghĩ gì. Cô Ba lúc bấy giờ 15 tuổi, còn Tèo thì 10 tuổi, cô chỉ hơn Tèo có 5 tuổi, thế mà sao cô lớn chồng ngồng, Tèo biết nhìn cô thấy dễ thương. Thế mà sao Tèo còn khờ khạo lắm, lúc tắm ở đồng Tèo còn đang ở truồng. Lần trước Hai Tèo đi đá banh (bóng) nơi đám ruộng vừa mới gặt xong trước đồng. Nóng bức mồ hôi chảy nhễ nhại, Tèo nhào xuống đià (ao) tắm một cái thấy mát rượi cả người trước khi về. Về đến đầu làng thì gặp cô Ba, cô hỏi:-Hai đi dâu về?-Đi đá banh rồi tắm cái khỏe quá cô Ba ơi!-Tắm ở đâu ngoài đồng đó?-Ở đìa (ao)-Làm sao mà tắm?-Cởi áo quần để trên bờ đìa, nhào xuống tắm rồi nhảy lên mặc vào, xong ngay về đây.-Kỳ vậy, không mắc tịt sao? (tịt = xấu hổ, từ ngày xưa)-Con nít mà cô Ba, tịt cái gì.Tèo chưa biết gì, nhưng Tèo biết thưởng thức cái đẹp; thấy bông hoa nào đẹp biết nhìn, thấy người nào đẹp biết thích, biết khen chê tốt xấu. Có những cái đối đáp bây giờ nhớ lại Tèo thấy vô duyên thiệt. Có lần Tèo trao đổi với cô Ba Diễm Chi:-Cô Ba sướng quá!-Cô Ba có gì đâu mà sướng.-Cô Ba đi học trường Phủ.-Thì Hai lớn lẹ lên rồi đi học trường Phủ cũng sướng như cô vậy.Tèo muốn đi học trường Phủ, nhưng chưa đến lúc, cậu tò mò hỏi:-Học trương Phủ sướng lắm hả cô Ba?-Ừ sướng lắm, lâu lâu có bà "đầm" từ Tỉnh đến thanh tra, bà mặc váy ngắn, mấy thằng con trai nó nghịch, cô Ba mắt cỡ bắt chết được.-Nó nghịch thế nào?-Khi thanh tra thì nó sợ lắm, nhưng khi xong rồi, chúng nó cười nói sầm xì, chúng bảo:- Người đàn bà quê mình ăn mặc đàng hoàng, đồ dài kín đáo, bà đầm mặc cái váy cụt ngủn, lòi cái vế bà trắng nõn, cái đôi guốc bà mang cao nghễu nghện, nếu bà mà vấp té hả, thì chắc là sẽ lòi à, rồi chúng nó cười um lên.Thằng Tèo ngớ ngẩn hỏi:-Lòi cái gì?Cô Ba cũng chả biết gì cứ trả lời tỉnh bơ như người Hà Nội:-Thì lòi cái "đồ quí" hay "đồ quỉ " gì đó, chúng nói cô Ba không nghe rõ.Bây giờ mẹ Tèo từ nhà sau ra phía trước, thấy cô Ba bà liền hỏi:-Cô Ba mới qua chơi?-Thưa thím, cháu mới qua. Cháu qua mời chú sang nhà!-Thế à, cảm ơn cô Ba. Anh nhà tôi qua bển chơi bình thường hay có chi quan trong?-Cháu không biết, nhưng chắc là bình thường thôi.Nói chuyện một lác, cô Ba xin phép về bên nhà, cô cáo từ:-Xin phép thím cháu về, cô Ba về Hai.Hai mẹ con Tèo, chào đáp lễ kèm theo lời cám ơn.°Bên Pháp đang có chiến tranh với Đức, giai đoạn đầu của thế chiến thứ 2, bên VN ta các quan chức cả Việt lẫn Pháp lính quýnh như gà mắc đẻ: lo động viên nhân tài vật lực đưa về nước mẹ cung cấp cho chiến tranh.Hô hào dân nộp thuế, kêu gọi trai tráng đi lính. Ông xã làng tôi thấy rằng dân đinh trong làng đã hết, ông xã chỉ cho trình diện đi lính số người tình nguyện, còn số người trai tráng khác bị lính Tây bắt bất ngờ khi họ đi làm ngoài đồng ruộng, hoặc họ đi làm ăn xa trở về thăm nhà hay lúc họ mới ra đi từ nhà, vừa tới ven làng thì bị lính Tây bắt, làng xã và người nhà không hay biết. Tức cho cái cảnh sống của người dân bị cai trị, nhưng đành bó tay. Vì lẽ đó cho nên lần này cũng có lệnh động viên bắt lính cho chính quyền bảo hộ đưa về mẫu quốc phục vụ chiến trường trong thế chiến thứ 2, ông xã Đức mật báo cho chú Hạnh hay, để chú tùy nghị Phục cho ông xã Đức thương dân! Ông xã làm việc theo lương tâm, không sợ mất chức, mất quyền, ông lấy dân làm gốc; cho nên ông "không khom lưng nịnh trên và không co giò đạp dưới". Ngày trước, thời phong kiến những lý hương làng xã phần đông hống hách doa nạt dân, để giữ ghế, đáng ghét; nhưng trong những chức sắc nầy cũng có những ông xã đáng thương, đáng nể phục như ông xã làng tôi, chúng ta không nên vơ đũa cả nắm chê trách tất cả những lý hương ngày trước.°Anh Hạnh thông báo cho vợ hay là chàng đi lánh nạn. Anh Hạnh cũng dặn dò chị Hạnh đủ thứ và nhớ nhắc nhở thằng Tèo lo học và năm tới cho nó vào Trường Phủ. Tội nghiệp cho con người sống dưới thời mà con người mình không được làm chủ mình! Bà Hạnh nhìn chồng mà nước mắt lăn tròn nơi má, bởi vì phải đi gấp không còn thời gian tâm sự lâu dài, không khéo sẽ bị "Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa". Tụi lính Tây thấy thanh niên là bắt, không cần biết ở đâu, hoàn cảnh thế nào. Tội nghiệp cho cả hai người, cả vợ lẫn chồng đau xót, chỉ có thằng Tèo là vô tư, nó ngây thơ trông càng tội nghiệp hơn.Thằng Tèo vào học trường Phủ thì cô Ba cũng còn năm học chót, và lúc này cô Ba đã có người tới dạm hỏi, rồi lễ đính hôn. Người ta mang trầu cau, rượu trà, bánh trái và một số khác nữa bỏ trong quả, rồi trải khăn đỏ lên trên, trông đẹp mắt. Số người đi theo ăn mặc cũng sặc sỡ đàng hoàng. Cô Ba đẹp, hiền lành, tính tình dễ thương, nên nhiều người để ý và tất nhiên cô "bị rước" lên xe hoa sớm. Tèo thấy lạ, tuy tuổi đã 12 nhưng thời buổi ấy còn khờ lắm. Tèo mới hỏi mẹ:-Mẹ à, nhà ông xã Đức hôm nay làm gì mà người ta mang quả tới và quả nào cũng đầy ắp?-Có người đi hỏi cô Ba.-Đi hỏi cô Ba để làm gì và sao mà đẹp thế?-Thì hai họ làm thông gia và bên này có cô Ba con gái, và bên kia có Dượng Ba con trai rồi sẽ làm vợ chồng, lập gia đình riêng.-Vậy thì bao giờ mới làm vợ chồng?-Sụt... chuyện người lớn con không nên hỏi-Con muốn biết mà!-Chơ,' không nên!Cu Tèo nghe đến hai tiếng "không nên" là Tèo không dám hỏi nữa. Bởi vì ngày xưa ông bà ta dùng hai tiếng "không nên" này ám chỉ những chuyện thần linh, ma tà ta cần kính nể. Cho nên khi đi qua những đình miếu nào mà có tiếng linh thiêng thì người ta cuối đầu đi ngang qua, con cháu đi theo cũng làm theo người trước và im lặng.Ngày xưa ông bà ta có cái ông bình vôi ăn trầu hay ông bà táo nào bị bể, không dùng được nữa, thì họ mang ông bình vôi hay ông táo này tới những nơi linh thiêng đó mà đặt dưới gốc cây đa hay bên cạnh đình hay miếu đó để gởi gắm, không mang vứt bừa bãi. Cho nên khi ta ngang qua đâu mà thấy nhiều ông bình vôi hay ông táo bể được đặt để, thì đó là nơi linh thiêng, kính trọng. Nếu có đứa nào ngu ngơ hỏi bậy bạ thì bảo:-chớ hỏi "không nên". Người hỏi biết ngay đó là nơi linh thiêng, yên lặng. Bây giờ đây Tèo nghe hai tiếng đó là cũng tự động yên lặng.Thằng Hai Tèo cũng còn may mắn gần gũi với cô Ba trong trường được mấy tháng. Mấy tháng này đáng giá ngàn vàng, khó quên lắm. Tuy rằng sự quan hệ giữa Diễm Chi và Hai Tèo như hai chị em, nhưng mà lúc này Hai Tèo đã biết thưởng thức cái đẹp đậm đà hơn trước,thấy cũng vui vui. Những lúc Hai Tèo thấy Diễm Chi đẹp là cậu ta khen liền như đứa em khen sắc đẹp của chị mình, rất bình thường:-Cô Ba bữa nay đẹp quá!Lúc này Diễm Chi cũng cảm thấy mình lớn nên đổi lối xưng hô, Diễm Chi gọi Hai Tèo bằng em. Cô Ba không có đứa em nào để khen chị đẹp, may thay thằng Hai Tèo vào học cùng trường năm này, còn gặp nhau mùa học nữa, có thể trao đổi tình cảm chị em thấy cũng thích, chuyện gặp hắn ở cạnh nhà hàng ngày thì bình thường; nàng hỏi:-Em thấy chị đẹp hả?-Có chớ chị, đẹp hơn trước nhiều. Hai coi Cô Ba như chị của Tèo, mà chị đẹp thì Tèo cũng sướng chớ bộ, đẹp ai mà chẳng thích.Cậu ta nói thực lòng, nghĩ sao nói vậy, không như người lớn ngoài cuộc đôi khi họ ẩn đôi chút treo ghẹo, cho nên cô Ba càng thích Hai Tèo. Đến trường nhiều khi cô Ba kêu Hai Tèo đến ngồi bên cạnh cô với đôi ba chị em bạn của cô Ba nữa, nói chuyện bình thường, và xưng chị chị em em như người nhà, thành ra những lần khác nói chuyện tương tự thì cũng chẳng ai để ý. Hai Tèo lúc này có phần khôn hơn trước là khen cô Ba đẹp lúc không có người khác, có lẽ nó nghĩ rằng khen cô đẹp có người khác sợ cô mắc tịt (có nghĩa là mắc cỡ). Mà sự thực thì Hai Tèo khen cô Ba đẹp lúc không có ai thì cô Ba thích hơn, bởi vì cô Ba có thể hỏi Tèo thêm rằng đẹp chỗ nào hay cô còn có thể nhờ nó số việc khác. Chẳng hạn có lúc cô Ba bắt nó làm tình báo nghe ngóng bọn con trai lớn nói hành, nói tỏi gì về cô, thì đó cũng là một công tác hai Tèo thích làm, thích không những tính tò mò của nó có sẵn, mà còn được cô Ba thưởng kẹo mỗi khi có báo cáo công tác. Có lần bọn chúng bảo: -Con Ba lúc này trổ mã rồi bay ơi, hai quả đào trên ngực hiện rõ rồi, dễ coi lắm. Hai Tèo nghe được chạy về làm như quan trọng lắm, gọi:-Cô Ba lại đây em nói cho mà nghe! Bữa ni cái thằng lớn mặc áo sơ mi trắng quần xanh, nói với bọn chúng là cô Ba trổ mã, hai quả đào trên ngực cô hiện rõ rồi, dễ thương lắm.Cô Ba cũng chỉ hiểu lơ mơ thôi, nên cảm ơn nó, nói chuyện qua loa, cho nó hai cây kẹo bảo là thưởng công, rồi cô Ba nguây nguẩy đi ra chỗ khác, coi như có vẻ không bằng lòng về bọn nó; ra xa rồi cô tự nhìn xem lại mình và mỉm cười, về nhà vào phòng cô Ba xem kỹ hơn. Rồi cô tự hỏi:- Sao tụi con trai nó ranh thế ha, mấy thằng "dê" và cô cũng khoái chí thế nào mà cười khúc khích một mình.Gần hai năm sau cô có chồng, hai Tèo lớn thêm hơn tuổi nữa và cao hơn trước một gang tay. Vắng cô Ba tự nhiên nó thấy buồn, không còn bà chị để tâm sự và thỉnh thoảng được chị cho kẹo, vuốt tóc Tèo, đôi khi Tèo còn nhơng nhẽo để được chị dỗ dành vuốt ve an ủi nữa.Năm ngoái bọn học trò con trai lớn nói hành cô Ba cái gì đó, hai Tèo nghe được, bởi vì lúc bấy giờ cô Ba cử nó làm thám báo, có bổn phận đi nghe ngóng và về báo lại để cô cho kẹo. Hôm nay trước bàn ăn nó có vẻ vui, miệng nó mỉm cười muốn hỏi mẹ, nhưng lại thôi. Mẹ Tèo biết ý con mình, bà hỏi:-Hôm nay con có gì vui muốn hỏi mẹ hả-Muốn hỏi, nhưng mà thôi, sợ sai mẹ rầy.-Hồi nào đến giờ mẹ chưa la rầy con vấn đề học hỏi, con chưa rõ hỏi mẹ chỉ vẽ cho con rõ. Con nói sai mẹ cũng giải thích, những việc hỏi không đúng mẹ bảo con đừng hỏi nữa "không nên". Nếu con không hỏi làm sao con biết cái đúng mà học, biết cái sai mà sửa, biết cái cấm để không nên làm. Vậy con cứ hỏi.Hai Tèo thấy mẹ mình thoáng, thông cảm, nên Tèo nói:-Mẹ à, năm ngoái bọn học trò con trai lớp lớn, nó bảo sang năm cô Ba có chồng, tối đó cô về ngủ chung với chồng một đêm là sáng hôm sau có thằng con bồng liền. Có đúng không mẹ?Bà Hạnh nghe thằng con hỏi chuyện bà không ngờ. Bà nghĩ trả lời sao cho thằng con câu hỏi này không dễ! Bà gắp thức ăn bỏ vào chén của nó và bảo:-con ăn đi rồi mẹ giải thích cho con nghe. Tèo được mẹ thương bưng chén cơm ăn ngon lành, trong khi đó bà Hạnh suy nghĩ nên trả lời với thằng con mình sao đây? Bởi vì thằng con trai tuổi này thường ưa nghe lóm chuyện người lớn. Trả lời sao cho thích hợp, có lợi chung và cho sự hiểu biết của nó. Khi thấy Tèo hạ chén cơm xuống nghỉ, bà bảo:-Con à, mấy cậu học sinh lớn trên trường, dầu lớn cũng còn là học sinh, chưa phải người lớn. Cái tuổi này chỉ biết học, tập trung đầu óc để nghiên cứu bài vở, để làm vui lòng mẹ cha, chớ sao lại la cà đàm tiếu chuyện của người khác không phải chuyện của mình và lại là chuyện bậy bạ, chuyện của người lớn thì lại càng không nên. Chuyện con nói đó là chuyện tầm bậy, chúng nó cũng nghe lóm người ta tiếng được tiếng mất rồi nói bừa. Với con từ đây chỉ biết học và không được đi nghe lóm chuyện của người tạ Nghe lóm như vậy là xấu lắm đó nghe con!-Nghe lóm là xấu hả mẹ. Từ đây con không đi nghe lóm nữa.-Con ngoan lắm. Và bà Hạnh gắp thức ăn bỏ tiếp vào chén cho Tèo, nhắc nó ăn để tỏ lòng thông cảm và thương yêu thằng con ngoan ngoãn.°Trời yên bể lặng, người dân bình yên sống ấm no hạnh phúc. Đùng một cái thằng Tây đổ bộ Đà Nẵng, dân làng phải chạy tản cự Mất hết, chỉ chạy hai bàn tay trắng. Chị Ba Diễm Chi chạy theo chồng nghe đâu vào trong Bồng Sơn, Bình Định. Ông xã Đức nghe nói cũng chạy theo con gái mình. Còn gia đình Tèo chạy vào Sông Vệ Quảng Ngãi, sau lui về Cẩm Khê, Tam Kỳ.Khi hòa bình lập lại 1954, gia đình Tèo về quê hỏi thăm gia đình Bác Xã, người bảo Bác mất, kẻ nói còn, cô Ba cũng chẳng nghe tin. Thời gian sau đó Tèo cũng có hỏi thăm về bác Đức một cách tích cực nhưng bặt tin. Tội cho gia đình Bác Đức quá, nhất là cô Ba Diễm Chi, Tèo nhớ thương cô nhiều lắm! Cô thương Tèo như đứa em trai ruột của cô và Tèo thì cũng xem cô như chị ruột của mình; một bên không có em trai và một bên chẳng có chị hay em gái nào để thỏ thẻ. Thương nhau nhiều là đúng quá!Bây giờ Tèo cùng gia đình sống tị nạn nơi Hoa Kỳ. Sở dĩ có cái tên Tèo khó nghe, vì ngày xưa ông bà ta phần nhiều còn mê tín dị đoan nặng, đặt những tên hay như Quốc Hùng, Hạnh Phước ngại sẽ khó nuôi, ông bà nào đặt cho cậu con trai mình cái tên xấu xấu thì nghĩ thần thánh chẳng thèm để ý và như thế bậc cha mẹ yên lòng. Vì vậy khi lớn lên Tèo tự đổi lại là Tâm. Thỉnh thoảng Tâm nhớ lại từng giai đoạn ở quá khứ có những cái vui cái buồn. Vui cũng nhiều mà buồn cũng lắm. Nhất là khi tù tội chết dở sống dở, vợ con khổ cực, buồn lắm; rồi nhớ thời sống ở quê nhà lúc tuổi còn thơ qua lại với cô Ba thấy cũng lắm điều vui vẻ, thân thương.Tâm nhớ chị Ba Diễm Chi, biết chị qui tiên nên Tâm vái: -nếu chị linh thiêng thì chị về gặp cho em thăm với. Thế là tối hôm ấy Cô Ba Diễm Chi về thăm Tâm. Tâm mừng lắm. Nhìn cô Ba má táp rạp, Tâm thương quá! Còn cô Ba thấy cậu Hai Tâm già trước tuổi nên chị mủi lòng, hỏi:-Sao cậu hai già quá thế này, cậu già hơn chị nữa đó?-Già hơn chị là đúng rồi, qua thời kỳ tản cư theo kháng chiến bị giảm thọ, rồi sau 1975 vào tù cải tạo tí nữa bỏ xác trên rừng sâu rồi, may lắm còn nơi đây thì làm sao mà không già được chị!Chị Ba bảo Tâm đưa chị đi thăm và giới thiệu vợ con Tâm, chị mừng nhìn thấy gia đình cậu em hạnh phúc. Thời gian chị xuống trần không được lâu, chị nói:-Chị trở lại trần tục thăm em thời gian có hạn. Chúc vợ chồng em và các cháu mọi sư bình an. Giờ chị phải về.Khi nào em muốn lên tiên giới, gọi chị ra đón ở phi trường Đào Nguyên, cell phone của chị 91132, chị lấy số dễ nhớ 911 là emergency của Mỹ, 3 là của chị và 2 là của cậu đó.- Vậy thì em nhớ dễ dàng.Thế rồi chị Diễm Chi bay, gia đình Tâm nhìn theo chị mà thương quá! Chiến tranh gây bao tang tóc, kẻ mất người còn chỉ có gan tay, đau khổ! -Tâm giật mình thức giấc, mới biết đây là giấc mơ và đẹp quá! Chàng cũng thấy chỉ có tình thương chân chất quả thật khó quên và ta thấy trong cảnh người sống và người chết đều có cái khôn hồn có thể gọi được nhau nếu chúng ta có thật tâm cầu nguyện.