Những người tôi các đời trước sang ký ngụ
Hồ-CươngÔng tổ bốn đời của Thái-Phó nhà Hán là Hồ-Quảng. Làm người thanh cao, có khí-tiết, gặp lúc Vương-Mãng soán ngôi, treo mão ở cửa phủ mà đi, lưu lạc ở Giao-Chỉ, ẩn mình làm hàng thịt. Đến ngày Vương-Mãng thất bại, mới trở về xứ sở.Lương-TủngTự là Kính-Thúc, đời vua Minh-Đế năm Vĩnh-Bình thứ 4 (61), bị kết án liên-lụy vì việc của người anh là Lương-Tùng. Nguyên trước đó, Lương-Tùng vì có sự oán hận, làm thư phỉ báng triều-đình, Tủng cùng cả gia quyến và em là Cung đều phải dời qua Cửu-Chân, trải khắp Giang, Hồ, Nguyên, Tương, cảm thương Tử-Tư và Khuất-Nguyên (1), không tội mà phải trầm mình, làm bài phú điệu-tao. Sau được vua xuống chiếu cho về cố-quận. Tủng thường lên nơi cao trông xa mà than thở rằng: "trượng-phu ở đời, sống phải được phong hầu, chết được lập miếu tế tự, nếu chẳng thế, thà nhàn-cư để dưỡng chí, thơ rượu cho vui vầy, chớ chuốc lấy công việc châu quân làm chi, cho nhọc người vô-ích". Sau luôn luôn có chỉ triệu của nhà vua, nhưng nhất định không đến.Viên-TrungTự là Chính-Phủ. Cuối đời Diên-Hy (158-166), vua Hoàn-đế, thiên-hạ loạn, bèn bỏ quan, đi du lịchở quận Cối-Kê. Tôn-Sách đánh phá Cối-Kê, Trung lại vượt bể lưu vong qua Giao-Chỉ.Hoàn-DiệpTự là Văn-Lâm. Trong khoảng niên-hiệu Sơ-Bình (190-193), thiên hạ loạn, lánh ở đất Cối-Lê, sau vượt bể ký ngụ tại Giao-Chỉ. Người Việt cảm-hóa theo khí-tiết của ông, đến nỗi xóm làng chẳng có việc tranh tụng. Sau vì kẻ hung ác vu cáo, bị chết ở ngục Hợp-Phố.Đổng-PhụngTự là Quân-Dị, người đất Hầu-Quan. Sĩ-Nhiếp ở Giao-Chỉ, có lúc mắc bệnh chết 3 ngày, Phụng cho ngậm một hoàn thuốc, giây lát nhan-sắc lần lần bình-phục, nửa ngày sống dậy. Việc nầy thấy chép trong "Tiên-truyện".Hứa-TĩnhTự là Văn-Hưu. Người quận Nhữ-Nam, đậu Hiếu-Lâm, làm Thượng-thư-Lang, giữ việc tuyển-cử; tránh loạn Đổng-Trác, qua nương nhờ Thái-Thú Cối-Kê là Vương-Lãng. Đến lúc Tôn-Sách qua GiangĐông, Tĩnh chạy qua Giao-Chỉ lánh nạn, được Sĩ-Nhiếp tiếp đãi rất hậu, cùng với Viên-Huy người Trấn- Quốc đồng ngụ ở Giao-Chỉ. Huy gửi thư cho Tuân-Quắc nói rằng: "Hứa-văn-Hưu là bậc anh tài vỹ-sĩ, từ ngày lưu lạc đến nơi rừng núi xa xuôi, vẫn được các nhân-sĩ đi theo; mỗi lần có việc nguy cấp, thường trước lo cho người, sau mới đến mình, cùng người họ nội ngoại chín đời, chung chịu đói rét". Người quận Cự-Lộc là Trương-Cao vâng mệnh vua đi sứ Giao-Chỉ, hâm mộ Tĩnh, ỷ thế muốn yêu cầu minh thệ giao kết, nhưng bị cự tuyệt. Tĩnh gửi thư cho Tào-Công nói rằng: "Tam-giang, Ngũ-hồ đều thành sân giặc, tôi cùng bọn Lưu-Tử-Hiếu, người đất Cổn-Bái, vượt bể cả đến đất Giao-Châu, trải qua Đông-Âu, Mân-Việt, đi suốt muôn dặm chẳng thấy đất nhà Hán. Lúc qua Hải-Nam, gặp Nghê-Hiếu-Đức, được biết Túc-Hạ phấn phát lòng trung-nghĩa, chỉnh sức binh nhung, ra phía tây rước xa giá vua về, tức thì tôi cùng Từ-Nguyên-Hiến, người Cổn-Bái, lo sửa soạn hành trang về nước, nhưng Kinh-Châu đường thuỷ lục không thông, Giao-Châu việc sứ-dịch lại bị đoạn tuyệt. Lại có Trương-Tử-Vân xưa ở Kinh-Thành, vốn có chí muốn khuông phò vương thất, hiện nay đến ở nơi hoang vực nầy, chẳng còn tham dự triều chánh, người ấy cũng là phiên-trấn của nước nhà, có thể làm ngoại việc cho Túc-hạ vậy". Trương-Cao giận Tĩnh chẳng chịu kết giao với mình, bèn lấy bức thư của Tĩnh gửi, ném xuống nước. Lưu-Chương khiến sứ vời Tĩnh vào đất Thục. Tiên-Chúa dùng làm Thái-Thú Ba-quận và Quảng-Hán, sau làm đến chức Tư-Đồ, rồi qua đời.Lưu-BaTự là Tử-Sơ, người quận Linh-Lăng. Lưu-Biểu mấy lần mời ra làm quan, chẳng chịu đến. Tào-Công vời làm Duyện-Lại, sai đi chiêu hàng mấy quận Linh-Lăng, Quế-Dương, Trường-Sa. Gặp lúc Tiên-Chúa lược định ba quận ấy, Lưu-Ba không trở về được, bèn chạy qua Giao-Châu, cùng Sĩ-Nhiếp bàn luận chẳng hợp ý, lại vào đất Thục, được Gia-Cát khen ngợi dùng làm chức Thượng-Thư. Lưu-Ba tánh người thanh kiệm kính cẩn, bao nhiêu xưng-hiệu, sách-mệnh của Tiên-Chúa, đều do tay ông làm ra.Cố-ĐàmTự là Tử-Mạc, cháu nội của Cố-Ung, tướng nước Ngô. Đàm làm Thượng-Thư, vì dâng sớ nói việc Lỗ-Vương-Bá, từ ấy, Bá với Đàm hiềm nhau. Lại nhân con của Vệ-Tướng-quân Toàn-Tông là Toàn-Ký làm tân khách của Bá, người vốn khinh bạc gian tà, nên Đàm không chới với. Ký, Bá cùng Ký bèn thêu dệt làm cho Đàm bị tội, phải đày qua Giao-Chỉ.Cố-ThừaEm của Đàm. Tự là Tử-Trực, làm Đô-Uý Tây-Bộ; dẹp yên Sơn-Việt, được vào làm chức Thị-Trung. Sau cùng với Đàm bị đày qua Giao-Chỉ rồi chết.Trương-HưuTự là Tử-Do, làm Thị-Trung Dương-Oai Tướng-quân, cùng với Cố-Đàm, Cố-Thừa bị Tuấn Pha luận công sự gian dối, phải đày qua Giao-Châu, sau bị Tôn-Hồng gièm pha, vua xuống chiếu bắt phải tự tử.Lưu-HyKhông biết người ở quận nào. Tiết-Tông và Trinh-Bỉnh tránh loạn qua Giao-Chỉ, thường cùng Hy bàn luận đại-nghĩa. Vy-Chiêu nói rằng: "Lưu-Hy có làm sách Thích-Danh tám quyển nói về loài vật rất nhiều, nay khó xét rõ được.Trình-BỉnhTự là Đức-Xu, người quận Nhữ-Nam, có được học với Trịnh-Huyền, tránh loạn qua Giao-Chỉ, thường cùng Lưu-Hy bàn đại-nghĩa, học rộng thông hiểu ngũ-kinh, Sĩ-Nhiếp khiến làm chức Trưởng-Sử. Sau Tôn-Quyền mời về làm chức Thái-Tử Thái-Phó.Du-Ích-KỳNgười Dự-Chương, tính cương-trực, chẳng theo thường tục, chạy qua ở quận Nhật-Nam.Dữu-Đạo-MẫnNgười Yên-Lăng, cháu huyền-tôn của Dữu-Vĩnh làm chức Tư-không nhà Tấn. Đạo-Mẫn làm người có hiếu hạnh và có văn-tài, tuổi trẻ đã chịu cảnh mồ-côi. Lúc người mẹ đẻ lưu lạc qua Giao-Châu, Đạo-Mẫn còn đương tuổi nằm nôi, kịp đến ngày khôn lớn, cầu làm chức Tá-Nhị phủ Tuy-Ninh thuộc Giao-Châu; ở đó, cách Giao-Châu còn xa, Đạo-Mẫn mạo hiểm đi đến Giao-Châu, tìm kiếm mẹ suốt năm, hằng ngày than khóc. Ngày nọ, đi vào một thôn, ban chiều gặp cơn mưa lớn, phải vào ký túc một nhà bên đường, bỗng có một bà già đội củi về, Đạo-Mẫn thấy, động lòng, hỏi thăm thì chính là bà mẹ đấy. Mẹ con ôm nhau nức nở khóc than, ai thấy cũng rơi nước mắt. Sau Đạo-Mẫn làm quan nước Tề, đến chức Xạ-Sinh Hiệu-uý.Trương-DungTự là Tư-Quang. Thời Tống Văn-Đế, làm quan lệnh đất Phong-Khê. Lúc đi từ Bột-Hải qua Giao-Châu, giữa biển gặp gió, không sợ sệt, ngồi ngâm nga nói rằng: "ăn cá khô mà về được quê nhà, lọ cầu nem thịt mà làm gì?". Nhân làm bài Hải-Phú, văn-từ rất quỉ-quyệt. Cố-Khải-Chi nói rằng: "bài phú nầy hay hơn bài của Huyền-Hư (2), nhưng chỉ tiếc trong bài không nói đến muối. Dung tức thì cầm bút làm nối thêm mấy cầu: "Lộc sa cấu bạch, ngao ba xuất tố, tích tuyết trung xuân, phi sương thử-lộ", nghĩa là: lọc cát nấu sóng, làm ra chất trắng, như tuyết mùa xuân, như sương tháng nắng.Cao-KiệmTự là Sĩ-Liêm. Cháu nội của Thanh-Hà-Vương Cao-Nhạc nước Tề. Trong khoảng niên-hiệu Nhơn-Thọ (601-604), nhà Tuỳ, thi văn tài, đậu Giáp-Khoa, bổ làm chức lại ở Bộ-Hộ, bỏ việc quan chạy qua Cao-Ly, nên bị biếm làm Chủ-Bộ huyện Chu-Diên, vì mẹ già không thể ở nơi nước đốc, phải lưu bà ở lại đồn Giài-Vu mà đi. Gặp lúc loạn, Thái-Thú Giao-Chỉ là Khâu-Hoà bổ Kiệm làm Tư-Pháp-tá. Khi ấy nhà Lương khiến Nịnh-Trường-Chân đem binh xâm chiếm Giao-Chỉ; Hoà khiến Kiệm làm Hành-quân Tư-Mã, đón đánh phá tan quân giặc. Thời sơ-niên nhà Đường, Kiệm làm chức Trung-Thư Môn-hạ.Bùi-Kiến-ThôngLàm Thứ-Sử Thần-Châu đời nhà Đường. Năm Trinh-Quán thứ 2 (628), vì Kiền-Thông là người cũ của vua Dượng-Đế, lại làm nghịch loạn, cho nên tuy có lệnh ân-xá, cũng không thể dùng để trị dân, bị bôi tên và đày qua Hoan-Châu.Vương-Phúc-TrĩCha của Vương-Bột, thời Cao-Tông (650-683), làm Ung-Châu Tư-Hộ Tham-Quân. Vì việc của Vương-Bột, bị đổi qua làm Giao-Chỉ-Lệnh. Vương-Bột qua Giao-Chỉ thăm cha, bị đắm thuyền chết.Lý-SàoTự là Hiếu-Nghĩa, con của Lý-Diệm. Lúc tuổi trẻ rất hào hiệp, dâng thơ cho vua điều trần việc lợi hại, vua cho làm chức Giám-Sát Ngự-sử. Sau vì có việc trái ý vua, bị biếm làm Long-Biên Chủ-Bộ.Lý-HữuNgười đồng tộc với Lý-Nghĩa-Phủ, theo Đỗ-Chính-Luân, cùng nhau kể tội Lý-Nghĩa-Phủ. Sau Nghĩa-Phủ khiến người đầu cáo Chính-Luân làm phản, cùng Lý-Hữu giao thông để dối vua, có mưu toan gì khác. Vua Cao-Tông ghét Hữu, đày qua Hoan-Châu.Thẩm-Thuyên-KỳTự là Vân-Khanh, người Châu-Tương, lần lượt thăng đến chức Cấp-Sự-Trung, trong khi đi xét công-tác của quan lại, có nhận của hối-lộ, bị hạch tội, cứu xét chưa xong, vừa gặp lúc Trương-Dị thất thế, phải đày qua Hoan-Châu. Sau được làm lên chức Trung-Thư Xá-Nhơn.Hàn-Tư-NgạnTự là Anh-Viễn, người Nam-Dương, làm Giám-Sát Ngự-Sử, có chính tích hay. Gặp lúc có sao Thái-Bạch mọc ban ngày, Tư-Ngạn khuyên vua sửa đức để đáp sự khiển trách của trời. Vua trách Lý- Nghĩa-Phủ rằng: "Một chức quan bát-phẩm, còn biết nói chuyện đắt thất của triều đình, nhà ngươi ngôi cao phú quí, coi việc gì?". Nghĩa-Phủ cùng các người họ Vũ gièm pha, Tư-Ngạn thôi chức bỏ đi. Trong năm Thượng-Nguyên (674-675), vua Cao-Tông lại vời đến để bổ dụng. Tư-Ngạn thôi làm quan đã lâu ngày, sơ sót nghi-lễ triều-đình, lúc lạy vua, quên múa tay tiến bước, bị Lý-Khâm-Nguyên tấu hạch, phải đổi qua làm quan Thừa huyện Chu-Diên, rồi mất ở đó.Lư-Tàng-DụngTự là Sĩ-Thanh, người Do-Châu, thi tiến-sĩ không đỗ, cùng với người anh ngao du tại miền nước Ngô và nước Thục. Vũ-Hậu dùng làm Hoàng-Môn Thị-Lang. Vì tội phụ giúp Thái-Bình Công-chúa, Huyền-Tông lúc đầu muốn xử trảm, sau bớt giận, bèn đày đi Tân-Châu, có kẻ cáo Tàng-Dụng mưu phản, xét không có bằng chứng, lại đày qua Hoan-Châu. Gặp lúc Giao-Châu làm phản, Tàng-Dụng ngăn chồng có công, được thăng chức Trưởng-Sử Kiềm-Châu. Tống-Tấn-KhanhCon người chị họ của Vũ-Hậu, có người anh là Sở-Khách làm Hộ-Bộ Thị-Lang. Tấn-Khanh cùng quân Vũ-Lâm xây cất dinh-thự cho Sở-Khách, quá nỗi xa hoa, bị lỗi, phải đày đi Phong-Châu. Lý-Càn-HựuLàm Thứ-Sử hai châu Hình và Ngụy, thường viết thư cho người lại quen biết, dùng lời bí ẩn, nói việc đắc thất của triều-đình; bị người lại ấy tố-cáo lên triều-đình, Càn-Hựu bèn bị đày qua Hoan-Châu.Nghiêm-Thiện-TưThời Tắc-Thiên Vũ-Hậu (685-705), làm Giám-Sát Ngự-Sử công-bình ngay thẳng, gặp việc dám nói. Từ thời Thuỳ-Củng (685-688), trở về sau, chuyên dùng những quan lại tàn khốc, hại tôn-thất, giết đại-thần, những bọn điềm-chỉ mật-báo không biết bao nhiêu mà kể. Thái-Hậu cũng chán sự phiền phức, khiến Thiện-Tư tra hỏi, xét ra chịu phục tội hơn 800 người. Những phường thêu dệt hết thế hung hăng, bèn cùng nhau gièm Thiện-Tư, làm cho Tư phải bị đày qua Hoan-Châu.Đậu-SâmThời Đức-Tông (780-804), làm Tể-Tướng, vì ghét Lý-Tốn đuổi ra làm Thứ-Sử Thường-Châu. Kịp khi Sâm bị biếm làm Tiết-Độ-Sứ Nghi-Châu, Lưu-Sĩ-Ninh đưa biếu Sâm năm mươi cây lụa, Tốn tâu vua nói Sâm giao kết với các quan phiến-trấn, vua giận, muốn giết Sâm. May nhờ Lục-Chí ra sức cứu vớt, bèn biếm làm Tư-Hộ Hoan-Châu, kế buộc phải tự tử.Lý-Nhân-Quân Cha của Lý-Ngại. Khoảng Trinh-Nguyên (785-804), đời Đường, Thái-Phó Lũng-Tây-Công dẹp yên Biện-Châu, Nhân-quân làm Thị-Ngự-Sử, coi việc muối, sắt ở Biện-Châu. Khi Lũng-Tây-Công mất, quân lính nổi loạn, những người tùng sự trong quân-đội đều bị xử tử, Nhân-Quân cũng bị gièm, biếm làm dân quận Nhật-Nam.Bùi-Di-TrựcTự là Lễ, làm Trung-Thư Xá-Nhơn. Khi Vũ-Tông (841-846) lên ngôi, Di-Trực xem sách điệp, chẳng chịu ký-tên, bị giáng làm Thứ-Sử Hàng-Châu; lại bị đuổi đi làm Tư-Hộ tham-quân tại Hoan-Châu. Thời Tuyên-Tông (847-859), được triệu về làm chức Thường-Thị.Dương-ThuTự là Tàng-Chi. Từ niên-hiệu Đại-Trung (847-859) về sau, mán Nam-Chiếu thường vào Ung-Châu, cướp bóc Giao-Chỉ, quân Tàu qua lại đồn trú, bị chết vì lam chướng mười phần hết bảy, thế giặc càng ngày càng mạnh; Thu bàn mộ quân Dự-Chương một vạn người, đặt đạo quân Trấn-Nam để chống quân Mán, lại cho thuyền bè vận lương cho Nam quân. Vua khen, cho thăng chức Thượng-thư Bọc-Xạ. Thời Ý-Tông (860-873), thăng làm Tễ-Tướng. Trước đây con trai của Thượng-Thư Hữu-Thừa Bùi-Thản cưới con gái của Thu, lễ đưa đâu có của hồi-môn rất hậu, đồ dùng trang trí toàn bằng ngọc và sừng tê. Bùi-Thản giận nói rằng: "Đồ ấy sẽ phá hại nhà ta", lập tức khiến đập vỡ hết. Sau quả nhiên Thu vì ăn hối-lộ bị bãi chức. Năm Hàm-Phong thứ 11 (870) đày qua Hoan-Châu, kế buộc phải tự tửTrần-Bàn-TẩuLàm quan lệnh phủ Chí-Đức, thấy vua Ý-Tông hoang chơi, chẳng lo việc triều-chính, vả lại tin dùng Lộ-Nham; Nham xa xỉ, hay ăn hối-lộ, Tẩu dâng sớ tâu bày, xin chỉ phá một nhà Biên-Hàm, cũng đủ nuôi quân ba năm. Vua hỏi Hàm là ai? Thưa rằng: "là kẻ thân lại của Lộ-Nham". Vua giận đày ra Ái-Châu.Lưu-ChiêmTự là Cơ-Chi, người Quế-Dương, thôi chức Tể-Tướng ra làm Tiết-Độ-Sứ Kinh-Nam. Năm Hàm-Thông thứ 11, Đồng-Xương công-chúa chết, vua xuống chiếu bắt quan y-viện hơn hai mươi người, toàn gia hạ ngục. Chiêm cùng với Kinh-Triệu-Doãn là Ôn-Chương cố sức can gián, bảo rằng vua quá thương con gái, làm khổ dân. Ý-Tông giận, biếm Chiêm làm Tư-Hộ Hoan-Châu, Chương làm Tư-Mã Chấn-Châu. Trần-Trọng-VyTự là Trí-Quảng, người Thuỵ-Châu, thi đậu khoa Mậu-Tuất (1238) niên hiệu Gia-Hy đời Tống-Lý-Tông (1225-1264), khoảng niên-hiệu Hàm Thuần (1265-1274) làm triều-sĩ, thường bàn bạc chỉ-trích Giả-Tự-Đạo, vì cớ ấy bị đuổi ra nhiệm chức ngoại-quận, chuyển đổi qua đến Lĩnh-Nam. Năm Bính-Tý (1276),niên-hiệu Chí-Nguyên (1264-1294), nhà Nguyên, quan-quân (tức quân nhà Nguyên) vào bắt ấu-chúa (vua nhà Tống), cả nước đều qui thuận, hai vua (tức Đoan-Tông và Đế-Bính nhà Tống), chạy xuống phía Nam, Trọng-Vy từ Quỳnh-Châu vào yết kiến, đến Quảng-Châu, được cử làm Lại-Bộ Thượng-Thư, khiến với Thừa-Tướng nhà Tống là Trần-Nghi-Trung. Nhà Tống mất, Trọng-Vy chạy vào An-nam, rất được vua Trần-Thánh-Tông trọng đãi. Thường làm thơ rằng:"Tử vi Việt-Quốc qui hương quỉ,Sinh tác Nam-Triều cự gián thần".nghĩa là:Lưu-lạc thác làm ma Việt-Quốc,Trung cương xưa vẫn sĩ Nam-Triều (3).Ở An-nam được vài năm thì mất, Tăng-Uyên-Tử vãn một bài thơ rằng:Giang-Nam duy nhị điểu,Dực chiết ảnh tương y,Thính vũ thấp tàn cảo,Trùng thiềm cự phá y,Bất tri Phật Lão cực,Do vọng thái-bình qui.tạm dịch:Giang-Nam chim một cặp,Gãy cánh tựa nương nhau,Mưa thấm cây khô nhánh,Nhà chê áo rách bâu,Phép mầu nhiệm chẳng biết,Còn đời thái-bình sao?Bình-Triều Trương-Hoằng-Nghị ai điếu một câu rằng:Giao-Châu phương phản Ngu-Phiên cốt,Linh-Vũ thuỳ minh Đỗ-Phủ tâm.Dịch nghĩa:Linh-vũ ai hay lòng Đỗ-Phủ (4)Giao-Châu vừa tiễn cốt Ngu-Phiên (5).Sau Quốc-đệ nước An-nam là Trần-Thôi bị tội, lén khiến con của Trọng-Vy là Trần-Văn-Tôn quaTrung-Quốc xin quân đánh An-nam. Mùa đông năm giáp-Thân, đại-binh qua đánh nước Nam, Trấn-Nam-Vương cho Trần-Văn-Tôn làm Thiên-Hộ để dẫn đường. Vua Thánh-Tông nhà Trần cả giận, khiến bổ quan-tài Trọng-Vy.Tăng-Uyên-TửTự là Quảng-Trưng, người Vũ-Châu, thi đậu khoa Canh-Tuất (1250), niên hiệu Thuần-Hữu (1241-1252), đời Tống Lý-Tông, do chức Thị-Tũng ra làm Tri-Huyện Long-Hưng, kiêm chức An-Vũ, lại được vời làm Lâm-An Phủ-Doãn, coi việc Tham-Chính-Phủ. Mùa xuân năm Ất-Hợi (1275) do chức đài đoan biếm ra Lôi-Châu. Niên-hiệu Chí-Nguyên năm Bính-Tý (1276), đại-binh vào Hàng-Châu, ấu chúa nhà Tống ra hàng, Nhị Vương vượt biển đến Quảng-Châu. Uyên-Tử yết kiến, được cho làm Quảng-Tây Tuyên-Uý-Sử, kiêm quản Lôi-Châu. Năm Mậu-Dần (1278) làm chức Thị-độc, gia phong Kim-Tử Quang-Lộc đại-phu. Lúc Ích-Vương bại trận ở Nhai-Sơn, Tham-Chính là Tú-Phu ôm Quảng-Vương nhảy xuống biển. Uyên-Tử nhảy theo, nhưng được người nhà vớt lên khỏi chết, bèn ở nhờ trong thuyền của Tô-Lưu-Nghĩa. Bọn Mã-Vượng giết Lưu-Nghĩa, đem Uyên-Tử chạy qua An-nam, rất được Trần Thánh-Vương trọng đãi. Mùa đông năm Giáp-Thân (1284), niên hiệu Chí-Nguyên, đại binh vào An-nam, Uyên-Tử đem chúng qui phục. Sau không biết chết ở đâu.Tô-Cảnh-DoCon của Tô-Lưu-Nghĩa, An-Vũ-Sứ nhà Tống. Năm Bính-Tý (1276), hiệu Chí-Nguyên, quan binh vào Lâm-An, Nhị Vương chạy xuống phía Nam, lúc ấy người cha làm Sách-Ứng Đại-Sứ Quảng-Đông, và Quảng-Tây gia hàm Thiếu-Bảo. Sau trận thua tại Nhai-Sơn, vua Tống đã bị chôn vào bụng cá. Lưu-Nghĩa bị bọn Vương-Phục, Mã-Vượng giết chết. Chúng tôn Khả-Văn-Kiệt lên làm trưởng, bắt vợ Lưu-Nghĩa gã cho Văn-Kiệt. Lúc ấy Cảnh-Do mới mười tuổi. Văn-Kiệt dẫn chúng chạy qua An-nam, Cảnh-Do kêu oan cho cha với Thánh-Vương nhà Trần, Vương khiến Kiểm-Pháp-quan Đinh-Củng-Viên tra xét. Văn-Kiệt lo lót rất hậu, Cũng-Viên tâu với Vương rằng: "ấy là việc xảy ra lúc chúng nó chưa về phụ với ta, bất tất cật vấn làm gì". Mùa đông năm Giáp-Thân (1284), niên hiệu Chí-Nguyên, quan binh vào An-nam, Văn-Kiệt đem chúng ra hàng. Cảnh-Do lại đem việc ấy tố cáo với Trấn-Nam-Vương, Vương thương xót, khiến người dò hỏi ra sự thực, bèn chém Văn-Kiệt. Cảnh-Do theo quân về Bắc, được cho về làng cũ.An-Nam Chí-Lược Quyển Đệ Thập Chung
___________________________________________________
Chú Thích:
- Ngũ-Tử-Tư là tôi nước Ngô, Khuất-Nguyên là tôi nước Sở vào thời Đông-Châu liệt quốc.
- Mộc-Huyền-Hư đời Tấn có làm bài "Hải-phú"
- Tức triều Nam-Tống.
- Đỗ-Phủ nhà Đường bị truất ra ở đất Linh-Vũ.
- Ngu-Phiên, người đời Tam-Quốc, học giỏi, vì lưu-lạc ở phương Nam, sau chết ở đó. Thường than thở rằng: "Sống không biết nói chuyện với ai, chết chỉ có ruồi xanh đến điếu. Đời người gặp được một người tri-kỷ cũng đủ khỏi buồn".