ùng Phước Sơn ai cũng biết thầy Ba Non Nước, nhưng không phải ở đây mà ở tận Ngũ Hành Sơn ngoài thị xã Tourane.
Theo sự bàn bạc, sáng hôm sau Mỹ Lệ và Ngọc Luân mau chóng đi đến núi Ngũ Hành. Cả hai lên đến gần đỉnh núi vẫn chưa tìm được thầy Ba Non Nước ở nơi đâu. Nơi đây có nhiều am của giới tu hành lẫn giới pháp sư tu luyện. Tất cả am và người cư ngụ đều na ná giống nhau khi khoác trên người cái áo tu sĩ đạo sĩ, khó phân biệt ai đạo ai đời.
Trên đường lên núi, cả hai gặp nhiều đạo sĩ đang sinh hoạt. Mỹ Lệ đành lên tiếng hỏi thăm:
- Thầy ơi! Thầy có biết trên núi chỗ nào là am của thầy Ba Non Nước không?
Một vị đạo sĩ trả lời:
- Am này nằm trên cao ẩn trong một hang đá kín đáo. Các thí chủ cứ thẳng đường sẽ đến nơi.
Am thầy Ba Non Nước không lớn, chỉ rộng vài trăm thước vuông, nhưng không gian lại vô cùng huyền bí vì thứ ánh sáng mù mờ cùng những lá cờ phướn vẽ đầy bùa chú. Trong sảnh có hơn mươi người đang ngồi tập luyện.
Tuy vậy sự bày trí trong am cũng không khác với các am miếu khác mà mọi người thường thấy khắp nơi, luôn có tấm tranh vẽ ông ba mươi đang vươn móng nhe nanh hướng ra phía trước, ở dưới tấm tranh thờ là bàn hương có nhiều tấm bài vị đang tỏa khói nhang nghi ngút.
Khi Mỹ Lệ và Ngọc Luân vừa bước chân vào am, cả hai nhận ra thầy Ba Non Nước ngồi trên chiếc ghế tràng kỷ như chờ đợi ai. Mái tóc được thầy bói ra sau ót, dưới sóng mũi là bộ râu mép rậm rịt cùng chòm râu đen nhánh mọc dưới cằm, cách ăn mặc của thầy như một vị đạo sĩ ẩn cư.
Ngọc Luân lên tiếng:
- Chúng tôi tìm thầy Ba.
Thầy Ba Non Nước như không hề ngạc nhiên khi nhận ra Ngọc Luân và Mỹ Lệ, những người khách xa lạ mới bước vào am, thầy liền đáp ngay câu chào:
- Ta biết hết rồi, có phảì hai người cần ta đi giúp trừ bọn âm binh nơi kho tàng ở biên giới phải không?
Câu lên tiếng của thầy Ba Non Nước làm cho Ngọc Luân và Mỹ Lệ ngạc nhiên, bởi cả hai chưa kịp bộc lộ ý định mà thầy ba đã rõ. Mỹ Lệ mới nói:
- Sao thầy Ba biết chúng tôi đến xin giúp đỡ trên đường đến kho tàng? Rồi còn chuyện đám âm binh của lão Mã Dần nữa?
Lúc này thầy Ba Non Nước mới mỉm cười đáp:
- Ta làm nghề pháp sư sao không biết nhưng chuyện quá khứ vị lai, ta còn biết hồn ma vợ ông thái giám hiện về kể chuyện ta từng làm phép "hành thi".
đưa xác chồng bả từ rừng xa xăm trở về ngôi miếu.
Mỹ Lệ thấy ngạc nhiên hơn, nàng không ngờ thầy BA tài giỏi đến mức mới nhìn người đã thông suốt mọi chuyện không cần phải lên tiếng dò hỏi. Nàng buột miệng khen ngợi:
- Thầy Ba giỏi quá, chúng tôi chưa nói mà thầy đã biết hết, chắc thầy nhờ "bọn nham" đi tầm chăng?
Mỹ Lệ tuy người xứ lạ nhưng nàng biết các pháp sư thường nuôi bọn ma xó tức "bọn nham" trong am điện, mỗi khi cần tìm hiểu gì là sai chúng đi tầm. Bấy giờ thầy Ba mới giải thích:
- Cũng chỉ đúng một phần. Đêm qua ta ngồi tĩnh tâm thấy hồn ma bà Thôi Oanh Oanh hiện về cho biết, hôm nay có người đến nhờ ta chỉ đường đến nơi ông Hoàng Bào Trứ tử nạn. Ta còn nghe ở đó có một kho tàng và hiện giờ một bọn người gian ác đang đến định chiếm đoạt nó.
Thấy không thể giấu giếm, Ngọc Luân liền nói rõ ý định của hai người khi đến am tìm thầy:
- Đúng là chúng tôi muốn nhờ thầy giúp trên đường đi đến kho tàng. Thầy từng đưa xác ông Hoàng Bảo Trứ từ đó về lại ngôi miếu. Còn bọn người muốn chiếm đoạt kho tàng, chúng tôi có thể chống lại bọn chúng. Có điều bọn này có lão pháp sư biết nhiều pháp thuật, biết điều động âm binh đến trợ giúp, nên chúng tôi tìm đến thầy Ba giúp thêm tay đối phó.
Thầy Ba tâm sự:
- Người ta thường cho rằng bọn pháp sư đa số theo tà đạo, nhưng ta chỉ lấy bùa phép làm chuyện cứu đời. Bọn thợ săn nào cần trợ giúp là ta không quãng ngại khó khăn. Mặc dù trên đời tiền bạc là cứu cánh để được sinh tồn nhưng không vì thế mà đâm thái quá làm mất hết tâm đức, khi chết không ai mang theo được, mà bọn quỷ dưới âm ty còn hành hạ đến không thể đầu thai làm người được nữa!
Sau những câu tâm sự của thầy Ba Non Nước, bấy giờ Mỹ Lệ và Ngọc Luân mới thấy thầy Ba khác hẳn các ông thầy bùa thầy pháp chỉ ham muốn danh lợi mà đánh mất nhân tâm.
Thầy Ba Non Nước chấp thuận dẫn đường mọi người đến kho tàng Lê Kiệt.
Tâm nguyện của nhóm Mỹ Lệ coi như đã suôn sẻ ngay từ buổi ban đầu. Nhóm bảy người hai già năm trẻ, gồm lão Phan Minh, thầy trò thầy Ba Non Nước cùng Mỹ Lệ, Ngọc Luân, Vũ Luân và Nguyễn Luân lên đường ngay sau khi sắp xếp xong mọi đồ vật cần thiết. Tất cả đều nai nịt gọn gàng, chân mang giày ống để tránh rắn, vắt rừng đeo bám hút máu.
Được thầy Ba dẫn đường, cả bọn lên ngựa rời trại Quỳnh Hương ngay từ lúc trời mới vừa hừng sáng. Thầy có nhiều kinh nghiệm trong những chuyến đi xa cùng bọn thợ săn, chỉ lúc vào sâu trong rừng người ngựa mới bắt đầu phi nước kiệu. Đi như thế gần ba ngày đường mới đến dãy núi nhìn về hướng tây thấy ngay huyện Xản Xay bên kia đất Ai Lao, tức sắp đến khu cây sồi.
Nhưng phía trước đang có một con sông nước chảy siết đổ từ đầu nguồn xuống va vào đá ngổn ngang tạo thành thứ âm thanh sóng vỗ gào thét giữa chốn rừng xanh.
Lúc này thầy Ba Non Nước xuống ngựa, ông ta nói với mọi người:
- Phải để ngựa lại đây, vì từ bây giờ chúng ta phải đi bằng đường bộ.
Mọi người nhìn quang cảnh hùng vĩ của núi sông luôn miệng tấm tắc khen đẹp. Lão Phan Minh đã lên tiếng:
- Dòng sông chảy siết làm sao qua được đây?
Thầy Ba mới đưa tay chỉ về nơi có sợi dây rừng được bện to kéo ngang qua hai bên sông:
- Chúng ta nắm sợi dây rừng kia rồi lần đi trên những tảng đá để qua sông thôi.
- Như thế nguy hiểm quá!
Giọng Mỹ Lệ than thở, nàng tưởng tượng đến cảnh người đu đưa qua con sông dữ, ai một cái sẩy chân chắc chắn sẽ bị nước cuốn trôi. Nghe thấy tiếng than thầm của cô gái, thầy Ba lại giải thích:
Nhờ địa thế hiểm trở mà khi xưa Lê Kiệt mới đem giấu kho báu tận đây. Và sau con sông là khu rừng nguyên sinh nằm trong dãy Trường Sơn có nhiều loại thú sinh sống, mọi người cần đề phòng bởi có thể từ trên cao phóng xuống là một con trăn hay một con báo hoặc bên đám cây bụi cỏ có lũ rắn hổ mang, cạp nia, bọ cạp, chúng chỉ cần cắn hay phóng nọc vào người có thể chết ngay...
Nhóm người đi theo thầy Ba Non Nước toàn các cao thủ, khi nghe ông nói chuyện rừng núi hiểm nguy không làm ai e ngại. Nhưng dù đã nắm chặt sợi dây, lão Phan Mính chưa quen việc mạo hiểm đã trượt chân ngã xuống nước làm phải cố trườn người lên để tiếp tục qua sông.
Cuối cùng bảy người cũng đã qua khỏi con sông dữ, đoạn phải ngồi để thở và chờ cho khỏe người mới có thể tiếp tục bước đi. Lão Phan Minh hỏi thầy Ba:
- Đường đền kho tàng còn xa không?
- Không còn xa, chúng ta còn đi qua khu rừng này khoảng sáng mai sẽ đến.
Nhóm người đã đến địa điểm cây sồi mới nhận thấy nơi đây tuy thoáng rộng nhưng lại âm u quái đản khác thường. Mọi người không thấy người của Trần Thành, vậy tại sao hồn ma bà Thôi Oanh Oanh lại báo hồn ma viên thái giám họ Hoàng đang đến canh giữ kho tàng?
*
Đánh đuổi được lũ ma cà tưng giữ cửa kho tàng Lê Kiệt và giết xong viên thái giám Hoàng Bảo Trứ, Trần Thành mỉm cười và bỏ xác họ Hoàng ở lại chốn rừng hoang.
Sáng hôm sau Trần Thành quá nôn nóng về kho tàng, ông ta cho gọi bọn đầu gấu đàn em thẳng tiến về đám cây rậm rạp nơi viên thái giám tiết lộ có khe núi đi vào trong kho báu. Và mặc cho lời lão pháp sư mã Dần đã lên tiếng cảnh báo:
- Ta không thề hóa giải ma thuật của người Ai Lao, ông Trần phải chờ cho bóng cây sồi ngã hướng Tây mới có đường vào.
Nhưng Trần Thành không thể chờ đợi khi cơn mưa rừng còn dai dẳng chưa ngưng, làm sao có nắng chiều rọi xuống cây sồi, ông ta bèn nói:
- Ta không tin có ma hồn trận! Có thể tên họ Hoàng không muốn bọn ta vào lấy kho báu thôi.
Nói xong Trần Thành liền hùng hổ đi đến đám cây rậm rạp làng gương cho lão Mã Dần cùng bọn đàn em, khiến cả bọn đành bước chân theo sau.
Đúng như cảnh báo của lão Mã Dần, một tên đàn em Trần Thành bất ngờ rơi xuống một hầm sâu đầy chông nhọn, những mũi chông có khía ghim sâu vào trong thân thể hắn. Tên này chỉ kịp kêu rú lên vài tiếng đau đớn rồi tắt lịm.
Trần Thành sau khi nghe thấy tiếng kêu thét của tên đàn em đã vội vàng chạy đến, thấy xác hắn bị các mũi chông xuyên qua người máu tuông ra đất, chết tức tưới. Dù thuộc dân anh chị tay từng nhuốm máu, những tên còn lại cũng xanh xám mặt mày không dám nhìn đến lần thứ hai. Và mặt chúng dần lộ ra sự sợ hãi vì không biết còn ai sẽ sa chân vào những cạm bẫy như thế nữa.
Dù đang kinh hãi trước cái chết bất ngờ của tên đàn em, Trần Thành không nao núng, ông ta liền lên tiếng trấn an:
- Bọn ta nên cẩn thận, đây không phải ma thuật mà là cạm bẫy do Lê Kiệt gài. Còn pháp sư Mã Dần, ông hãy dùng bùa sai bọn nham đi dò xem còn thứ cạm bẫy nào không?
Lão pháp sư Mã Dần dù không hài lòng trước lời yêu cầu của Trần Thành, lão biết khi nơi đây đã trấn ếm bùa phép thì bọn nham cũng mù như người trần.
Tuy nhiên để làm vui lòng Trần Thành, lão cũng lấy ra một sấp bùa để đốt còn miệng lâm râm niệm chú.
Trong lúc đó Trần Thành và đám đàn em tiến vào rừng cây, bỗng lại có một tiếng hét khiếp đảm vang lên trong cảnh núi rừng tĩnh mịch. Thêm một tên đàn em hai chân bị sợi dây rừng siết chặt đang treo thân lơ lững trên cành cây cao.
Lại một cạm bẫy nữa. Trần Thành nhìn thấy, ông ta lại gào thét cho đám đàn em nghe:
- Coi chừng có cạm bẫy!
Tên đàn em đang đu đưa thân trên cao, bỗng hắn đưa tay chỉ cho cả bọn trông thấy một con sói rừng đang đứng nhe nanh tru. Trên tay cầm sẵn súng, Trần Thành bắn một phát về hướng con sói.
Con sói rừng bị súng đạn, nó tru lên vài tiếng rồi biến mất trong rừng. Nhưng tiếp theo sau đã thấy có bóng người xuất hiện, đang chuyền từ cành này sang cành khác, miệng thét:
- Này tên Trần Thành độc ác. Ta là con ma sói Vĩnh Kim, súng đạn của mi không làm gì được ta đâu, hãy đợi đấy!
Con ma sói Vĩnh Kim vừa dứt lời, tức thì từ bốn phía có tiếng chó sói tru rền bên tai. Lão pháp sư Mã Dần bèn lên tiếng báo động:
- Bọn ma sói đến!
Cả bọn người Trần Thành nhìn theo tay lão Mã Dần, thấy từng đôi mắt sáng xanh đang lượn lờ phía trước. Lão pháp sư lại tiếp tục thét nói:
- Mang kiếng chiếu yêu đuổi bọn ma sói đi ngay!
Tức thì bốn tấm kiếng chiếu yêu mang hình bát quái có vẽ bùa phép được bọn đàn em Trần Thành mang chiếu về các con sói ma, nhưng chúng không hề sợ hãi để biến đì. Rồi một con sói già đã chạy vòng ra sau Trần Thành, nó đưa móng vuốt định phóng mình đến xé xác ông ta. Một tên đàn em nhanh mắt trông thấy, hắn vội đưa tay nắm lấy hai chân đầy móng nhọn của con sói đang chực vồ đại ca.
Từng là dân giang hồ tứ chiến, tên đàn em Trần Thành đâu sợ cảnh vồ mồi của con sói già. Hắn vừa đỡ xong cú phóng của con vật liền đưa hai tay luồn lên nắm chặt lấy chân sói đoạn quay nhanh nhiều vòng. Con vật chưa vồ được ông ta đã bị nắm mất đôi chân nên đang hoàn toàn bị động.
Lão pháp sư Mã Dần lại thét:
- Mấy người lấy bùa dán ngay vào trán con sói!
Tên đàn em quay con sói nhiều vòng cho đến khi người và vật mệt lả, hắn mới ném con sói ma xuống đất sau khi ra hiệu cho đồng bọn túm lấy con vật mà dán lá bùa trừ tà theo lời lão pháp sư Mã Dần.
Dán được lá bùa vào trán con sói, con vật đã giảy giụa lên vài cái rồi nằm im bất động. Hình hài con sói biến trở thành hình người. Trần Thành hét lên:
- Tên già hành khất Vĩnh Kim đây mà!
Còn lão pháp sư Mã Dần đã nói tiếp:
- Đây là hồn ma mượn xác sói, để trừ diệt con ma sói Vĩnh Kim, ông Trần lấy dao đâm thẳng vào tim, nó sẽ bị hóa kiếp.
Bọn đàn em Trần Thành liền nghe theo, một lưỡi dao đã đâm thẳng vào xác Vĩnh Kim, tức thì hình dáng ông già hành khất lại thay đổi ra hình dạng một con sói bình thường. Sau khi con ma sói bị hóa kiếp, những con sói ma khác cũng tự biến mất không ai còn nghe thấy tiếng tru của chúng nữa.
Lúc này Trần Thành mới thật sự sợ hãi, ông ta cho bọn đàn em cứu lấy tên bị dây rừng cuốn trên cây xuống đất rồi than thở nói:
- Chúng ta không thể vào kho tàng! Ngày xưa Lê Kiệt đặt nhiều cạm bẫy quá, đó là chưa kể bọn ma cà tưng, quỷ nhập tràng sẽ lại xuất hiện bất ngờ.
Lão pháp sư Mã Dần nói thêm:
- Ta đã cảnh báo ông Trần, kho tàng này vừa có nhiều cạm bẫy lại có cả ma thuật thêm bọn ma thần vòng giữ cửa, đi vào không biết sống chết ra sao.
Tuy nghe lão Mã Dần cảnh báo, Trần Thành nhất quyết không từ bỏ tham vọng, ông ta mới lên tiếng hỏi lão pháp sư:
- Vậy bây giờ còn cách nào không?
Lão Mã Dần đáp:
- Bây giờ ta mới biết "rừng nào cọp đó", dù ta biết nhiều bùa phép nhưng không thể tiên đoán khi vào trong kho tàng sẽ nguy hiểm đến tính mạng mọi người như thế nào. Chi bằng chúng ta tìm một buôn Thượng gần đâu đây may ra gặp được tên thầy mo là người từng lập ra thứ ma thuật này mới có thể hóa giải được, bấy giờ chúng ta mới đạt được ý định.
Trần Thành đã biết lo sợ, ông ta nhận thấy lúc đi có tám người bây giờ chỉ còn lại sáu, còn tinh thần bọn đàn em đang xuống vì kinh sợ. Ông ta mới gật đầu chấp nhận lời đề nghị của lão pháp sư.
Bọn người Trần Thành bắt đầu theo sự dẫn đường của lão Mã Dần đi tìm một buôn sóc Thượng, chúng vừa đi vừa phát quang cây cối để tránh những con vật ẩn mình trong những bụi cây rậm rạp sẵn sàng đeo bám vào người để hút máu đến khi no say mới chịu buông rời.
Đi đến chiều bọn Trần Thành mới thấy một người dân tộc đang đi săn trong rừng. Lão pháp sư Mã Dần gọi lại nói:
- Các người Kinh muốn đến bản làng của mày vì cái chân mệt lắm còn cái đầu đau lắm, lại đói meo. Các người Kinh có tiền mới để đổi, mày dẫn các người Kinh về buôn bản đi.
Lão Mã Dần từng sống trên núi Hằng Sơn, lão ta hiểu hết các phong tục tập quán của người dân tộc miền núi nên mau chóng nhận được câu trả lời:
- Cái ông muốn đến bản Xẹt Thả trao đổi cái tiền mới lấy cái uống, cái ăn à?
Thằng A Tùng này sẽ đưa mấy người đi.
Lão pháp sư Mã Dần đại diện cho bọn người Trần Thành, nói với A Tùng:
- Đúng rồi! Người Kinh muốn đến bản làng Xẹt Thả để xin trị cái đầu và tìm cái ăn, thằng A Tùng chỉ đường cho bọn ta đến nhanh đi.
Để thắt mối thân tình ngay từ đầu với tên A Tùng, lão Mã Dần chỉ về Trần Thành nói tiếp:
- Đây là ông Trần người có nhiều tiền mới! Ông Trần ơi, cho nó vài tờ đem về cho vợ cho con đi đổi cái muối cái gạo mà ăn.
Trần Thành theo lời lão pháp sư móc túi lấy cho tên A Tùng vài tờ bạc mới làm tên người dân tộc hớn hở. Người dân sống ở miền cao rất hiếu khách và tin người, khí cái bụng đã ưng thì ai nói câu gì cũng đều nghe. Tên A Tùng cũng thế, khi nghe bọn người Trần Thành muốn đến bản Xẹt Thả là đưa đi ngay.
Bản Xẹt Thả có những căn nhà rông dựng san sát nhau bao quanh một cái sân rộng lớn, chứng tỏ là một bản làng trù mật. Tên A Tùng đã hô to khi thấy bản làng hiện ra phía trước:
- Bản làng đây rồi các ông người Kinh ơi!
Thấy tên A Tùng dẫn về nhiều người Kinh, mọi người trong bản Xẹt Thả liền chạy ra nhưng không ai dám đi trước già làng. Họ đứng chờ bọn người Trần Thành ở con đường dẫn vào buôn bản.
Đến trước già láng, tên A Tùng liền cung kính chắp tay lên tiếng thưa:
- Những người Kinh có nhiều tiền mới lắm già. A Tùng đưa cái chân họ về bản Xẹt Thả để trị cái đầu đau nhức, tìm cái ăn vào bụng thôi.
Già làng tuy lớn tuổi nhưng cách ăn mặc chẳng khác gì người trong buôn bản, cũng chỉ mặc cái áo thổ cẩm dài quá bụng, thân dưới đóng khố đỏ thay vì khố xanh, và khác hơn đôi chút nơi tay già làng cầm một cây gậy dài có khắc hình đầu cọp chứng tỏ ông thuộc người có chức quyền nhất trong buôn bản này.
Qua lời tên A Tùng già làng săm soi nhìn mọi người, đoạn ông ta cất tiếng với giọng nói sang sảng:
- Cái bụng già làng rất vui! Bản Xẹt Thả xin đón mời các ông người Kinh vào bản làng.
Nghe vậy lão Mã Dần liền ra hiệu cho mấy tên đàn em Trần Thành lấy quà ra tặng. Thấy muối và cá khô được trao tay làm già làng hết sức cảm động, ông ta đến bên ôm lấy lão pháp sư tỏ vẻ quý mến rồi đưa mọi người lên một căn nhà rông rộng rãi nhất để tiếp tục trò chuyện.
*
Buổi tối tại bản làng Xẹt Thả sôi động hẳn lên, không khí hội hè được dân bản tổ chức cho thầy mo A B lăng lập đàn tràng làm phép giải trừ ma thuật tại khe núi cây sồi.
Lão pháp sư Mã Dần đánh trúng tâm lý người ở buôn Xẹt Thả:
họ thích gạo muối cá khô và từng xấp tiền mới. Khi vào nhà rông, lão vẫn đại diện cho nhóm Trần Thành đối đáp người trong bản, lão ta mới nói ý định muốn nhờ thầy mo trong bản làng giải trừ giùm ma thuật ở cửa hang có kho tàng của Lê Kiệt.
Già làng nghe xong liền lắc đầu đáp:
- Các ông người Kinh ơi, không được đưa cái chân đến đó đâu! Có nhiều con ma thè cái lưỡi lắm.
Ngồi bên già làng, Trần Thành mới cất tiếng hỏi lại ngay:
- Sao già làng không cho bọn tôi đến chỗ có cái cây đụng đến Giàng?
Già làng lại đáp bằng giọng nghiêm túc:
- Ở đó có lũ ma thè lưỡi ai đến cũng phải chết thôi. Ngày xưa cái ông râu giết hết người trong đó làm con ma giữ của, bây giờ chúng dữ lắm...
Nói xong già làng mới kêu thầy mo A B lăng đến gặp bọn người Trần Thành để kể:
...Mấy chục năm trước, có một ông râu quai nón dẫn theo mười tên gia nhân ăn mặc như lính trận từ phương xa đến bản làng Xẹt Thả nằm trong rừng núi Mường Mây này. Sau già làng và thầy mo A B lăng mới biết ông ta có tên Lê Kiệt.
Lúc bấy giờ Lê Kiệt cũng đưa cho bản làng nhiều gạo muối và tiền mới rồi nói:
- Thầy phong thủy nói, nhà ta ở phương Bắc gần nơi đầu rồng mà cái đuôi dài đến tận đây, trước một hang đá có cây sồi đụng đến Giàng, đuôi nó thường bị quậy phá nên ta muốn trấn ếm. Nghe nói nơi bản Xẹt Thả có thầy mo cao tay ấn lắm, ta muốn nhờ nó làm ma thuật trấn ếm không cho mọi người thấy được hang đá mà vào quấy nhiễu đuôi rồng nữa.
Bản làng Xẹt Thả thời bấy giờ mới hãy còn nghèo cho nên già làng và thầy mo A B lăng chấp nhận ngay lời đề nghị của Lê Kiệt vì thấy không có tổn hại gì cho bản làng, do hang đá nằm xa bản làng. Vì vậy sau khi trấn ếm xong thầy mo A B lăng trở về buôn bản. Rồi trong giấc ngủ thầy mo A B lăng thấy rõ mười con ma mặc áo lính hiện ra gào thét chỉ vào ông ta nói:
- Thằng A B lăng! Mày ếm bùa làm bọn tao thành ma giữ của cho tên gian ác Lê Kiệt rồi. Tội mi lớn lắm!
Thầy mo A B lăng nào sợ ma, ông ta liền trả lời:
- Tại sao gieo tiếng ác cho ta? Ta nào ta có ếm bùa bọn mi thành cái con ma giữ cửa bao giờ? Ta chỉ ếm không cho ai nhìn thấy cái hang đá đó thôi!
Mười hồn ma mặc áo lính vẫn gào thét bên tai:
- Tên Lê Kiệt độc ác lắm, nó sai bọn ta đặt cạm bẫy, sai ngươi ếm bùa mọi ngóc ngách. Việc vừa xong là nó đã cho bọn ta no uống say, không ngờ trong thức ăn có thuốc độc làm bọn ta phải chết bất đắc kỳ tử, nó còn đem treo cổ bọn ta từ khe núi cho đến chỗ để ba cái rương cất giấu của cải làm con ma thần vòng giữ của cho nó suốt đời rồi.
Cuối cùng thầy mo A B lăng kết thúc câu chuyện vừa kể với bọn người Trần Thành:
- Người ở bản Xẹt Thả không ai dám đến khu cây sồi đụng đến Làng nữa. Ai cũng nói là hang tử thần. Nếu mấy ông người Kinh muốn đàn cái chân vào hang cây sồi phải cho thầy mo lên đàn làm lễ tế cúng, phải đâm một trâu đực lấy ra tế Giàng, phải giết mười con dê cái cúng bọn ma thần vòng, phải có đủ hình nhân mới giải được thuật. Tốn kém lắm mấy ông người Kinh ơi!
Lão pháp sư Mã Dần vô cùng ngạc nhiên khi phải lập đàn tế một con trâu mười con dê, cùng bao nhiêu thứ đồ mã hình nhân mới giải trừ được ma thuật tại cửa hang cây sồi. Nhưng vì rừng nào cọp đó, mỗi nơi có cách trấn ếm bùa phép khác nhau, chỉ có người trong cuộc mới có thể ra tay hóa giải được.
Lão Mã Dần nói với Trần Thành:
- Chắc chùng ta phải chịu tốn kém, nhờ vậy mới đi vào trong kho tàng được.
Rồi lão ta tiếp tục hỏi thầy mo A B lăng:
- Bọn ma thần vòng giữ của dữ lắm, liệu thầy mo A B lăng có trừ chúng được không?
Thầy mo B lăng lắc đầu, đoạn đáp:
- Hồi tên quai nón Lê Kiệt chỉ đến nhờ thầy mo A B lăng ta làm phép đóng cửa hang thôi, nên ta chỉ có thể giải trừ được ma thuật này thôi. Còn mấy con ma thè lưỡi do thứ bùa chú của người Kinh, ta không trừ được đâu.
Nói về bọn ma thần vòng giữ của nơi kho tàng, lão pháp sư Mã Dần từng sai bọn âm binh từ Hằng Sơn đến đánh bọn chúng. Lão tỏ ra trên cơ, nên lão ta nghe xong tỏ ra không lo sợ bọn này nữa. Bởi vậy đêm nay mới có đàn tràng cho thầy mo A B lăng lên làm phép giải trừ ma thuật tại khe núi cây sồi.
Tối nay nơi sân nhà rông, cờ đuôi nheo xanh đỏ được dựng quanh đàn tràng.
Một cây cột blangkhao được người trong bản làng Xẹt Thả dựng lên từ buổi sáng theo lệnh thầy mo. Họ chặt một cây bông gạo để trồng cột blangkhao này sau khi sơn đủ màu rực rỡ.
Thầy mo A B lăng đứng ra chủ trì làm phép, ở xung quanh còn trồng bốn cây cột thấp, nói lên cây blangkhao là trung tâm của bốn hướng đại diện cho Giàng.
Trên đỉnh blangkhao còn được trang trí những bông kơnia và dưới gốc cột một con trâu đực. Mười con dê cái được quây trong một chuồng bằng tre cao gần đầu gối cạnh đàn tràng.
Dân bản làng Xẹt Thả đến giờ đã vây quanh cột blangkhao để múa hát, trong tiếng cồng chiêng rền vang như cảnh lễ hội mừng năm mới. Những thanh niên trong bản đầu quấn khăn thổ cẩm giắt theo sợi lông công lông trĩ đẹp mắt, tay cầm giáo vừa múa vừa dứ vào thân trâu, những thiếu nữ như trợ thủ múa hài hòa theo tiếng chân đi dồn dập của bọn thanh niên.
Thầy mo A B lăng từ trên sàn nhà rông đón tay ra đấu cho đám nam nữ ngừng tay đánh cồng chiêng nhảy múa. Ông ta đi từ nhà rông đến nơi dựng đàn tràng, đưa mắt nhìn già làng ngồi với nhóm người của Trần Thành, lên tiếng:
- Đã đến giờ làm lễ đâm trâu, bản làng Xẹt Thả xin già làng lên đàn thắp nhang tế cáo với Giàng.
Nghe thầy mo mời lên đàn, già làng vội bước về nơi hành lễ, ông lấy ba cây nhang cắm vào bát nhang đặt trước bàn hương rồi khấn vái. Sau khi già làng vừa cầu khấn xong, tiếng cồng chiêng lại tiếp tục nổi lên vang động cây rừng.
Tiếp theo thầy mo A B lăng cầm ba cây nhang mà múa, một tay cầm giáo như muốn phóng về hướng con trâu nằm dưới chân cột blangkhao.
Thông thường nghi lễ đâm trâu chỉ tổ chức vào dịp đón năm mới hay cầu xin một vụ mùa được thu hoạch tốt dẹp, nhưng đêm nay bản làng Xẹt Thả tổ chức lễ đâm trâu vì lý do giải oan cho lũ ma trành, ma xó của núi rừng đang giữ của cải nơi hang tử thần.
Khi thầy mo bước vào đàn cúng Giàng, trai gái trong bản lại tiếp tục nhảy múa bên nhau nhằm mua vui cho các thần linh hiện về thụ hưởng lễ vật. Đang nhảy múa bỗng thầy mo A B lăng chỉ cây giáo vào người tên A Tùng. Anh ta biết mình được thầy mo chọn ra đâm trâu, nên vừa múa cây giáo theo tiếng cồng chiêng vừa đi quanh cột blangkhao nhắm cây giáo vào thân trâu mà đâm, khoảng vài lượt như thế làm con trâu đau đớn lồng lộn muốn bứt dây chạy thoát thân.. Đến lúc giết trâu lấy máu tế Giàng, các thanh niên múa theo sau tên A Tùng, cũng cầm giáo đâm túi bụi vào mình con vật. Còn A Tùng để cây giáo ghim chặt vào thân trâu rồi chạy bay đến bên thầy mo nhận lấy một lưỡi mã tấu sắc bén. Nhận xong là tên A Tùng chạy đến bên con trâu sắp ngã quỵ vì thương tích, bất ngờ dùng lưỡi mã tấu chém vào khủy chân sau con vật.
Con trâu càng đau nó càng lồng lộn lên chạy quanh cột blangkhao. Tên A tùng quyết đuổi theo sau, vừa chạy vừa múa rồi chém nốt khủy chân sau còn lại của nó. Khi con vật bị chém cả hai chân ngã xuống không chạy được nữa, bấy giờ tên A Tùng mới cầm lại cây giáo để đâm sâu vào con vật cho chết.
Những thanh niên khác dùng nồi đồng hứng lấy máu trâu để dâng lên đàn cúng Giàng.
Thầy mo B lăng cầm lấy nồi đồng đựng đầy máu trâu đặt lên bàn hương án, miệng lâm râm đọc những câu chú. Thầy mo quơ cây phất trần lên xuống ngang dọc khắp đàn tràng đoạn cúi xuống sụp lạy. Lạy xong ông ta mới đứng lên ra lệnh cho đám thanh niên đưa con trâu ra đàn lửa thui nướng.
Già làng nói với nhóm người Trần Thành:
- Bản Xẹt Thả vừa dâng con trâu đực để cúng Giàng, bây giờ thầy mo A B lăng cúng cho bọn ma xó ma đói thịt heo, thịt gà. Cúng bọn ma trành ma sói ở chốn núi rừng mười con dê cái kia, cho chúng làm ngựa cho lũ ma cưỡi đi nơi khác. Thầy mo A B lăng sẽ đốt các hình nhân voi cọp để chúng xua đuổi các hồn ma canh giữ cửa hang là xong.
Sau khi tế lễ lên Giàng đã xong, thầy mo A B lăng lấy lúa, bắp ném vãi ra khắp sân, đoạn đốt các hình nộm hình nhân voi cọp, còn bọn thanh niên nam nữ tiếp tục nhảy múa theo tiếng cồng chiêng. Lúc này thầy mo lai chỉ vào các bài vị miệng lâm râm niệm bùa chú, làm như thế ba lần mới lên tiếng như ra lệnh:
- Các thanh niên trong bản làng Xẹt Thả hãy giết mười con dê cái đem máu và xác mỗi con chạy về bốn phương tám hướng cho lũ ma án ngự hang tử thần làm ngựa cưỡi đi nơi khác!
Thầy mo vừa nói xong tức thì bọn thanh niên tay cầm giáo tiến thẳng về chuồng dê. Mỗi người đâm chết một con làm máu con vật tuông xối xả rồi nhảy vào chuồng xốc ngay xác để lên vai chạy như bay vào rừng trong màn đêm tăm tối.
Già làng lại giải thích:
- Thịt trâu người bản làng mới ăn vì đó là lộc của Giàng cho dân bản hưởng.
Còn dê cúng lũ ma, người bản làng Xẹt Thả không ăn mà đem vào rừng bỏ cho lũ ma xó, mã lai đến nhận.
Lúc này trên đàn tràng, thầy mo A B lăng lại lâm râm đọc bùa chú rồi ông ta vẫy gọi lão pháp sư Mã Dần lên đưa cho một cái túi, bên trong đựng thứ bột có mùi xông lên hăng hắc như mùi hành tỏi xoa lên cánh tay lão rồi nói:
- Ta vừa giải trừ xong ma thuật trước hang tử thần rồi, còn đây là bột trừ lũ rắn ma trong hang đá.
Nói xong thầy mo A B lăng đưa cả cái túi cho lão pháp sư Mã Dần. Còn Trần Thành nhìn vào đám đàn em thấy chúng đã hồi phục sức khỏe, chỉ có tên bị treo trên cây còn như mất hồn.
Hắn hất mặt hỏi lão Mã Dần:
- Ngày mai bọn ta đến hang cây sồi được chưa?
Lão pháp sư Mã Dần đáp:
- Theo lời thầy mo A B lăng, cửa hang trước cây sồi đã mở ta cứ đi vào, tuy nhiên...
Giọng nói của lão Mã Dần trở nên ngập ngừng Trần Thành thắc mắc lên tiếng hỏi:
- Pháp sư, còn gì băn khoăn nói ta nghe!
- Thầy mo chỉ giải được ma thuật ở cửa hang, còn về những thứ do Lê Kiệt gài lại như cạm bẫy hay bùa ngải ma thuật khác ta không biết hết. Vì vậy đường vào kho tàng vẫn chưa hết nguy hiểm đâu!
Sau khi nghe lão pháp sư phát họa về tình hình trong hang tử thần. Trần Thành vẫn im lặng, nhưng sáng hôm sau ông ta ra lệnh cho bọn đàn em khởi hành đi vào hang đá trước cây sồi.
Và sau những cạm bẫy đã từng gặp trên đường, một tên đàn em nằm bỏ xác còn một tên đang sợ thất hồn bạt vía cũng như cả bọn từng trông thấy bọn ma cà tưng lấn lũ sói ma trong rừng. Trần Thành phải khích lệ:
- Bọn ta đã giải trừ được ma thuật, chỉ còn bọn ma thần vòng giữ của, chuyện này đã có bọn âm binh của pháp sư Mã Dần triệu tập từ núi Hằng Sơn đến trợ giúp. Tuy vậy bọn ta cần đề phòng thêm cạm bẫy mà Lê Kiệt khi xưa đã gài lại quanh hang đá.
Nói xong sáu người bắt đầu đi chậm lại trong rừng, từng bước chân dò dẫm trên lá khô, từng đường mã tấu phát quang đám cây cỏ mọc um tùm chắn lối.
Khi đến trước hàng cây rậm rạp che khuất đường vào kho tàng, bấy giờ mọi người mới thấy một khe núi hẹp hiện ra chỉ đủ cho một người đi vào bên trong.
Từng người một đốt đuốc đi vào hang. vừa bước chân đến một khoảng trũng có nhiều cây cô dại mọc um tùm, bọn người Trần thành đã phát hiện ra có rất nhiều loài rắn đang bò khắp nơi. Có đủ loại rắn:
nào rắn hổ mang, rắn cạp nong, cạp nia, rắn ráo, rắn chân đèn, rắn lục... đủ màu sắc đủ kích cở dài ngắn to nhỏ nhiều không tả xiết.
Một tên đàn em hỏi Trần Thành:
- Đây có phải cạm bẫy của Lê Kiệt gài hay rắn từ trong hang động bò ra?
Trần Thành cũng ngạc nhiên trước hiện tượng lũ rắn xuất hiện, còn lão pháp sư Mã Dần được thầy mo A B lăng cho thuốc trừ rắn nên hắn ta không cảm thấy hốt hoảng, mới nói trấn an mọi người:
- Lũ rắn thuộc cạm bẫy ma thuật của Lê Kiệt, lão thầy mo A B lăng đã cho chúng ta thuốc bột trừ rắn rồi. Mọi người hãy lấy thuốc chống rắn mà thoa vào tay chân, nhanh lên.
Nghe theo lệnh, bọn người Trần Thành liền nhanh tay lấy lọ thuốc trên tay lão Mã Dần rồi bôi khắp tay chân. Lúc này rắn lớn rắn nhỏ đang kéo nhau từ trong lùm cây khe đá ra cả đàn cả đống, tiến thẳng về đám người đang định vào kho tàng hôi của, có con đã phùng mang định phóng mình vào người ở gần nó.
Dù sẵn sàng ứng phó với lũ rắn độc, nhưng không ai không phải sợ hãi trước trận địa rắn như thế.
Trần Thành cũng vậy, nhưng là thủ lĩnh nên ông ta phải bình tĩnh hơn mấy tên đàn em, mới nói cho mọi người đủ nghe:
- Đừng la hét, đừng cử động đột ngột.
Lời cảnh báo của Trần Thành hình như không hiệu quả, bọn rắn đã phóng nọc vào quần áo của đám người đang đứng im lìm không dám cựa quậy đôi chân. Có con treo mình từ trên đưa đầu xuống, lè lưỡi ra phun phì phì đầy đe dọa.
Tuy chưa có con nào xông đến cắn ai, có lẽ vì mùi thuốc chống rắn được bọn Trần Thành bôi vào người có hiệu quả. Lũ rắn chỉ bò loạn xạ dưới chân hay quấn mình qua đôi giày ống. Nếu đàn em Trần Thành chịu nghe lời ông ta, bình tĩnh và đứng bất động thì sẽ không có sự cố thảm thương xảy đến, nhưng vì hốt hoảng chúng dùng dao kiếm chặt từng con đang đeo bám rồi bỏ chạy, khiến những con rắn hổ mang, rắn ráo, cạp nia phóng mình đến phun nọc độc hoặc cắn vào bọn chúng.
Thông thường rắn hổ mang có thể phóng nọc độc xa đến một hai thước. Rắn cắn rất đau, một tên la to như sắp chết.
Trần Thành lại phải thét lên với đám đàn em:
- Hãy tụ vào nhau đừng tách rời, rồi nổi lửa lên xung quanh!
Tức thì cả sáu người cùng quây quần đấu lưng vào nhau tạo thành một vòng tròn, tay tìm cây khô đốt thành từng đóng lửa cháy xung quanh không cho lũ rắn tràn vào, con nào phóng tới đều bị chém không thương tiếc.
Tên đàn em bị rắn cắn, dù hắn đã bôi thuốc phòng chống, nhưng nhiều con rắn gan lì không sợ mùi thuốc đã cắn làm tên này mặt mày đang tím lại, lã người trên tay đồng bọn.
Lão pháp sư mã Dần kêu bọn thuộc hạ xé áo cột trước chỗ rắn cắn để nọc không chạy về tim, đoạn lão ta lấy ra một lọ thuốc, lấy một viên to tròn màu đen như thuốc tể cho tên này nuốt chững rồi nói:
- Đây là thuốc gia truyền trị nọc độc của rắn, ta đem từ bản xứ qua đây. Hiệu nghiệm lắm!
Loại thuốc trị rắn cắn của lão pháp sư đẩy được nọc rắn ra ngoài trong vòng năm mười phút. Nên chỉ dăm phút sau tên bị rắn cắn đã nôn ra một đống đờm có lẫn màu xanh nọc rắn.
Trận chiến với loài bò sát có nọc độc đã đến giai đoạn hiểm nghèo. Bọn người Trần Thành không tìm được thêm củi đốt nơi đang chôn chân, cho nên nhưng đống lửa cứ tàn dần để cho lũ rắn bò trườn lên nhau qua đám than còn hồng lao vào đám người bên trong.
Một tên không thể chống lại từng đàn rắn bò đến bên chân, hắn phải bỏ chạy nhưng bị ngay một con rắn hổ mang bành phóng đến cắn độc ngay vào đùi.
Trần thành tiếp tục gào thét:
- Lấy lựu đạn ném chết hết rắn độc đi!
Tức thì từng quả lưu đạn thi nhau nổ dòn trong hang đá sau khi ném vào lũ bò sát. Xác và máu rắn bắn tung tóe tạo thành suối máu chảy trong hang đá.
Cả bọn người Trần Thành muốn mở con đường máu trở ra cửa hang, để lại tên đàn em ở lại với lũ rắn độc khi lũ bò sát đang quấn lấy thân thể hắn không rời. Nhưng đâu chỉ có lũ rắn trong hang đá...
Mười xác chết lính biên phòng bị Lê Kiệt treo cổ năm xưa, giờ đây chỉ còn là mười bộ xương trắng hếu, đã buông sợi thòng lọng ra khỏi cổ mà nhảy xuống vay quanh đám người Trần Thành hò hét:
- Ai đụng đến kho tàng sẽ phải chết, sẽ thành ma giữ cửa như bọn ta!
Lão pháp sư Mã Dần nhìn thấy mười bộ xương ma cứ lừng lững tiến sát vào đám người, lão ta lại nắm hàng chục lá bùa ném vào đống lửa, miệng đọc chú thét gọi:
- Hỡi các âm binh vùng Ngũ Nhạc Trung Sơn hãy mau đến hóa kiếp bọn ma thần vòng này cho ta!
Gọi xong âm binh, tức thì có tiếng gió hú ào ào từ ngoài cửa hang đá tràn vào, bọn âm binh của lão pháp sư đã hiện hình thành những con ma quái dị đến trợ giúp bọn người Trần Thành chiến đấu với bọn ma thần vòng. Còn đàn em Trần Thành nhanh tay dán từng lá bùa vào vùng tử khí nhằm hóa kiếp bọn ma.
Mỗi bộ xương người bị dán trúng bùa vào nơi ấn đường đều tan rã thành tro bụi, tuy nhiên hồn ma bọn chúng đã biến thành làn khói bay mất hút vào trong kho tàng.
Bọn người Trần Thành trị được ma nhưng không trị được lũ rắn độc đang ào ào phóng đến, khiến chúng phải chạy thoát thân ra ngoài hang đá. Khi mọi người thoát khỏi vùng nguy hiểm, lão pháp sư Mã Dần nhìn Trần Thành nói:
- Ta bó tay với lũ rắn độc này rồi! Bây giờ chỉ còn đúng năm người sẽ rất khó khăn trở vào hang đá lấy của cải mang đi. Ông Trần tính sao?
Trần Thành nhìn bọn đàn em, khi trước chúng thuộc đám đầu gấu lì lợm nhưng bây giờ sắc mặt không còn tí máu, như gà nuốt dây thun. Ông ta cũng phải thở dài đáp:
- Chắc chúng ta phải trở lại bản Xẹt Thả cầu cứu với già làng và thầy mo A B lăng mới xong...