Sáng nay, khi đến nhà thờ học khóa huấn luyện để trở thành nhân viên của các cơ quan Bác Ái, Từ Thiện.  Tình cờ, Tôi gặp người lãnh đạo Nhóm "Bác Ái Trại Tù" (Prison Ministry).  Sau khi biết Tôi là người Việt Nam, Bà ta có ý muốn mời Tôi tham gia vào nhóm của Bà.  Tôi ngần ngại, bâng khuâng, vì hai tiếng "Trại Tù" nghe buồn bả, sợ sệt làm sao ấy, Tôi lại là phụ nữ, những chổ đó có thích hợp cho Tôi đến không?  Thấy Tôi có vẽ ưu tư, Bà cười:
 -Đừng sợ, không sao đâu.  Nếu muốn thì An cứ đi thử một lần với Tôi xem sao?  Trong đó có mấy người Việt Nam, rất cô đơn và...dể thương, họ chắc sẽ vui mừng lắm nếu gặp được người cùng Xứ của mình vào thăm.
Tôi nhìn Bà ta, vẫn với ánh mắt bâng khuâng:
 -Cho Tôi thời gian suy nghĩ và...cầu nguyện nhé?
Bà ta vui vẽ vổ vai Tôi:
 -Dĩ nhiên, với bản tính hiền lành và hay lo cho người của An thì đi đến đâu cũng sẽ thích hợp cả.  Tôi sẽ chờ tin vui của An.
Tôi cúi đầu nói nhỏ:
 -Cảm Ơn Bà quá khen và tin tưởng, Tôi chỉ là một người tầm thường, vô dụng thôi..
Và chúng tôi chia tay nhau. 
Tôi về nhà suy nghĩ hoài về công tác mới mở ra này.  Đi thăm các người Tù.  Những phim ảnh Tôi thấy trên TV, những nhà Tù Tôi đã đi ngang qua, trên thực tế, có đáng sợ như những gì mà Tôi đã biết không?  Còn những Tù nhân, họ là người như thế nào nhỉ?  Họ vào Tù là vì phạm pháp, cướp của, giết người.  Chúng ta có cần và có nên thương xót họ, lấy lòng nhân ái mà đối với họ không?  Làm người thật là quá khó, và trong những hoàn cảnh như vầy, thì mình có cần phải lên án, xét đoán nhau chăng?  Chương trình "Bác Ái Trại Tù" đặt ra, có ý nghĩa, lợi ích, tác dụng gì không?  Có thay đổi được bộ mặt của Xã Hội, và có quá muộn màng để thay đổi tâm, tính, cuộc đời của những Tù nhân?  Đời họ đã uá tàn rồi. Hay khi đã mang tình Bác Ái đi chia xẽ thì không còn ranh giới nào để phân biệt đúng, sai, kết quả thế nào, ra sao? Và những người Việt Nam cùng Quê Hương với Tôi trong Tù buồn nữa, nghe nói là có người còn rất trẻ, tại sao họ lại để cuộc đời mình tàn vội ở nơi đó?  Và Tôi, Tôi có thể làm được gì cho họ, mang lại gì cho họ?  Tôi chỉ có một trái tim nhỏ bé, tuy cưu mang tình người nồng nhiệt, nhưng nó cũng chỉ là một hạt cát trong sa mạc mênh mông, trong biển đời quá rộng lớn.. thì sẽ được gì đây?
Từ khi vừa chào đời, Tôi đã mang cùng thân phận với Quê Hương, đầy tan tóc và buồn đau. Nhưng Tôi biết, trong muôn ngàn người bất hạnh, không may, Tôi không phải là người đau khổ nhất.  Vì vậy mà Tôi vẫn cứ hết sức, cố gắng từng ngày... "Ta như cậu bé mồ côi, cố vui cuộc sống nhỏ nhoi, cố quên ngày tháng lẽ loi để lớn..(Trầm Tử Thiên)".  Và Tôi đã được lớn lên, nhờ vào biết bao Tình Thương của những người chung quanh.  Qua những tấm lòng vàng đó mà Tôi học được Tình Bác Ái, Bao Dung, sự Hy Sinh, Nhẫn Nhịn, và Tình Thương thì luôn luôn cần phải cho đi, cho đi mãi, để nó có thể chấp cánh bay cao, toả chiếu muôn ánh hào quang Hạnh Phúc vào đời, vào lòng người, đến tận hang cùng ngõ hẹp, xuống mọi tầng, lớp người trong Xã Hội... và hy vọng một ngày nào đó, Yêu Thương sẽ đủ, để chiếu sáng thành cầu vòng ngũ sắc, giăng ngang qua một Thế Giới Hòa Bình.
Và có phải, tất cả đều cần được bắt đầu từ mỗi một chúng ta không?  Nếu là như vậy, thì hôm nay Tôi còn bâng khuâng, ngần ngại gì nữa mà không bước đến, bước vào một nơi đang cần Tình Người độ lượng cho những lầm lở, bao dung cho sự điên rồ, nhất thời nào đó.  Dù không phải vào Tù, Tôi cũng đã từng có những ngày tháng, giây phút sống lầm lỗi như vậy mà!  Và Đời, Người cũng đã Độ, Từ, tha thứ cho Tôi, để hôm nay Tôi còn có cơ hội sống tốt hơn, chọn cho mình cho đời một niềm vui, như Trịnh Công Sơn đã nhắc nhở ân cần trong ca khúc của Ông:
(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười
............
Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi
Đường đến anh em đường đến bạn bè
.............
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Cùng với anh em tìm đến mọi người
..........
Và như thế tôi sống vui từng ngày
Và như thế tôi đến trong cuộc đời
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi
Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên
Nhìn rỏ Quê Hương, ngồi nghĩ lại mình
Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống
Vì Đất Nước cần một trái Tim!
Ca Khúc Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui, TCS)
 
Hôm nay, Tôi chọn đường mình đi, đường đi đến Trại Tù!
Khi xe đậu vào bãi dành riêng cho nhân viên thiện nguyện, Tôi mở cửa xe bước ra, đứng lặng nhìn khu Trại Tù rộng lớn, cao, kín, bít bùng.. Tôi bất chợt bối rối và lo lắng trong lòng.  Bà Kay hình như rất hiểu tâm lý của người lần đầu tiên đến đây, Bà vổ nhẹ lên vai Tôi, cười:
 -Mình vào thôi, bảo đảm khi trở ra An sẽ không còn "hồi hộp" nữa và sẽ rất hài lòng về quyết định hôm nay của mình.
Tôi theo Bà Kay bước vào dãy hành lang vắng vẽ, đến bàn làm thủ tục "nhập trại".  Những người cảnh sát gát cửa trông rất "ngầu" khiến Tôi rụt rè khi cúi đầu chào, họ vui vẽ hỏi chuyện với Tôi và nhắc nhở những qui luật cần biết khi vào Tù.  Chúng tôi phải đi qua 4 cánh cữa sắt mở đóng cẩn thận, chặt chẽ mới chính thức vào trong trại.  Mỗi tiếng vang ầm khi cánh cữa đóng lại sau lưng khiến lòng Tôi se thắt thêm, và mắt Tôi cay xé khi nhìn thấy hai dãy hành lang dài hun hút với những song sắt khít chặt nhau, cùng những bóng người đứng ngồi nhô nhút.. Bà Kay biết Tôi đang xúc đụng lắm nên Bà dừng lại, đứng nhìn Tôi lặng lẽ vài phút rồi nói:
 -Mình xuống lầu nhé.
Tôi hít một hơi thở dài, mạnh vào lòng ngực, theo Bà Kay xuống lầu, đi ngang qua sân vận động vắng hoe.  Buổi chiều mùa Đông lạnh, không có một bóng ai bên ngoài, mọi vật trông buồn bã và xót xa, như những vòng kẽm gai giăng chằn chịt chung quanh.  Chúng tôi đến khu nhà nguyện nằm giữa sân trại.  Căn phòng khá rộng, trang trí như khung cảnh nhà thờ, có cung thánh, nhiều dãy ghế, chổ qùy cầu nguyện riêng với một tượng Đức Mẹ Fatima, trông ấm cúng và làm lắng dịu tâm hồn lại rất nhiều.  Nơi đây, mỗi thứ Sáu, các tù nhân có thể tụ tập lại với những người từ các cơ quan thiện nguyện như chúng tôi đến thăm, cùng nhau đọc kinh, cầu nguyện, dâng lễ và chia xẽ những tâm tình vui buồn với nhau trong khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ.  Tôi hồi hộp quá nên chỉ đứng lặng thinh bên các bạn đồng hội, họ cười nói vui vẽ như đang ở trong mái gia đình hạnh phúc.
Bổng cánh cửa mở rộng, nhiều người bước vào, họ đều có mang một tấm "thẻ bài" trên áo nên Tôi biết họ là những người tù.  Bà Kay dẫn Tôi ra đứng gần cửa và giới thiệu Tôi với họ.  Chúng tôi chào nhau, lời chào và ánh mắt ngại ngùng trao vội từng người đi qua.  Mắt Tôi lại cay cay khi có hai người đàn ông trong dáng dấp Quê Hương quên thuộc lại gần, bà Kay cười rất tươi, giới thiệu với Tôi:
 -Đây An, hai người này là Việt Nam mà Tôi rất quí mến, thường nói với bạn.  Anh này tên Bình..
Bà chỉ vào người thiếu niên có gương mặt khắc khổ, già dặn.
 -Còn anh này tên Vinh.
Bà kéo người thanh niên đứng bên cạnh lại gần, dáng anh ta trông rất thư sinh.  Bà Kay lại cười, nụ cười lớn và tươi hơn khi quay sang nói với hai anh:
 -Còn đây là An, cùng hội của chúng tôi, lần đầu tiên đến thăm.  Cô ta cũng là người Việt Nam, hy vọng các anh chị sẽ có một tình người cảm thông, vui vẽ hơn là với chúng tôi..
Mắt hai anh mở khá to khi nhìn Tôi, Tôi cúi đầu chào bằng tiếng Việt:
 -Chào hai anh..
Hai nụ cười buồn nở trên gương mặt xúc động:
 -Chào chị.
 -Cảm ơn chị đã chọn công tác vào đây thăm chúng tôi.
Tôi "dạ" nhỏ rồi theo bà Kay và hai anh Việt Nam đi tìm chổ ngồi.
Những cõi lòng xa lạ, ngại ngùng dần mở ra, Tôi không dám hỏi gì nhiều, chỉ ngồi lắng nghe những tâm tư trĩu nặng, trãi dài của các tù nhân chung quanh, mà số đông là các thanh niên còn rất trẻ, có người vào nơi này khi tuổi chỉ 15, 17 vì một lúc nhất thời nông nỗi, không suy nghĩ.. để tuổi trẻ xanh tươi bổng héo uá trong trại giam, mảnh đời tàn vội, không tình nào nương náu.  Ôi!  Buồn làm sao.  Buồn đổ vào tim Tôi, vào ánh mắt của họ khi họ kể lể tâm tình cho Tôi nghe.  Trong suốt buổi thăm viếng lần đầu,  xúc động nhiều trong Tôi là khi đối diện, chuyện trò với hai anh Việt Nam.  Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất thì là hình ảnh của một thanh niên người Ý.  Tuổi của em chỉ ngoài hai mươi, dáng cao ráo, khuôn mặt thông minh, mắt em thật sáng.  Em hát hay và biết dùng nhiều loại đàn.  Khi ngồi bên em, nghe em kể chuyện đời mình với đôi mắt buồn, bàn tay run run.. nhưng trên môi em lúc nào cũng nở nụ cười, như bằng lòng, chấp nhận trả cái giá quá đắt này cho hành động nông nỗi của mình lúc tuổi đời còn quá trẻ.  Lòng Tôi khóc nấc, nghẹn ngào trào dâng trong cuốn họng.  Tôi phải xiết chặt hai bàn tay mình vào nhau để "gồng", không khóc thành tiếng.  Em nói với Tôi em vào đây khi 15 tuổi!  Em rất ân hận đã tự hủy đi đời tuổi trẻ và tương lại tốt đẹp của mình, cũng như phụ tình Cha Mẹ sinh em vào đời.  Nhưng em tin là không quá muộn màng cho một người với lòng hối lỗi chân thành, tha thiết mong được bù đắp lầm lở của mình. Thành tâm của em đã thể hiện qua cung cách, việc làm mà mọi người chung quanh đều công nhận em là một nhân tài, một người hiền lương, lễ độ, thương và sống hết lòng với anh em.  Em nói chuyện cho Tôi nghe nhiều lắm, và khi em nhận ra Tôi sắp khóc thành tiếng rồi thì em cười, vỗ nhẹ lên bàn tay lạnh của Tôi và nói:
 -Chị đừng buồn, đừng lo cho em, nếu có thể làm gì cho em thì xin chị cầu nguyện cho em thôi.  Khi mình muốn sống tốt thì ở đâu cũng có cơ hội sống tốt được, ở đâu cũng cần người có lòng tốt cả.  Em hy vọng với sự cố gắng làm lại cuộc đời của em và tình thương của mọi người chung quanh ủng hộ, em sẽ được giảm án, ra tù sớm, còn thấy được một chút tương lai trong sáng, cuộc đời em không phải tàn uá ở đây.
Tôi nhìn em, nói trong nấc nghẹn:
 -Em là một người rất tốt, cố gắng lên em nhé!  Chị sẽ cầu nguyện và mong chúc em sớm tìm lại được những gì em đã mất.
Em lại cười, đôi mắt nhìn xa xăm:
 -Mười lăm, hai mươi năm nữa...em cũng khoảng bốn mươi thôi, chắc cũng không muộn màng lắm đâu chị nhỉ?
Tôi gật đầu:
 -Ừ, đúng vậy!  Vẫn chưa qua nữa đời người, Em vẫn còn trẻ mà!
Hai chúng tôi cùng cười.
 -Cảm ơn chị đến thăm, hy vọng sẽ gặp lại chị.
Vinh cười, nụ cười trông sao rất buồn:
 -Hôm nay chị đến, em và anh Bình vui và an ủi lắm!  Ở trong này không có người đến thăm, lại không có ai nói tiếng Việt với chúng em ngoài mấy bạn tù Việt Nam với nhau.
Tôi cúi đầu chào:
 -Cảm ơn hai anh cũng đã cho Tôi một ngày vui.  Chúc hai anh một tuần lễ mới Bình An.
Trên đường trở ra xe, bà Kay thở một hơi thở mạnh, nhưng nhẹ nhỏm, hỏi Tôi:
 -Sao An, Cô thấy thế nào?  Chương trình này không phải là vô ích, vô dụng chứ?
Tôi cười:
 -Không đâu!  Nhưng chắc những người ghi danh vào nhà nguyện với mình họ đã có quyết tâm "bỏ ác theo thiện" rồi nhỉ?  Tôi thấy ai cũng...hiền cả, lại có vẽ rất ưu tư và hy vọng về tương lai của họ.. không giống kẻ..cướp của, giết người..
 -Có lẽ vậy.  Người Á Đông của bạn có câu gì mà "một năm trồng cây, mười năm trồng người".  Tôi mở ra chương trình này với mong mỏi mỗi lần vào thăm, mình chỉ cần mang tình thương và hy vọng đến được cho một người thôi, cho họ niềm tin họ đã được thứ tha, họ có thể làm lại cuộc đời, dù đời họ rất mong manh và ngắn ngủi, thì Tôi vui lắm và nghĩ là mình đã thành công rồi.  Trong này có hơn hai ngàn người, nhưng không sao! Thế hệ này, tiếp nối thế hệ kia, núi cũng có thể lở mà!  Người bạo tàn nhất, trước một tình thương chân thành và kiên cường, thế nào rồi họ cũng có ngày chịu...thua mình và mỉm cười thôi.  Cảm ơn An nhé, đã bằng lòng theo Tôi vào Tù.  Tôi biết là An làm việc với nhiều hội lắm, nhưng Tôi vẫn hy vọng là An sẽ dành thì giờ gia nhập nhóm của Tôi.
Tôi nhìn bà Kay, cảm động:
 -Cảm Ơn Bà đã cho Tôi cơ hội quí báu này, việc làm và suy nghĩ của Bà thật là quá nhân từ, vĩ đại.  Thú thật, trước khi vào đây, Tôi nghĩ là việc làm này chắc không ảnh hưởng gì, giúp ích lợi được gì cho những người tù đã mang bản án lâu năm, không có ngày trở ra.  Xin lỗi, có lẽ Tôi đã nghĩ sai rồi?  Nếu sắp xếp được thì giờ, Tôi sẽ cố gắng theo Bà học tập.
Bà Kay cười thông cảm.  Chúng tôi vào xe, buổi tối mùa Đông tiết trời rất lạnh, nhưng trong lòng vài người, tối này, chắc thấy ấm áp một chút vì có thêm được một niềm vui, một người bạn?  Riêng Tôi, lòng Tôi bây giờ ấm lắm, ấm một Tình Người.
Thời gian thắm thoát trôi qua, Tôi gia nhập nhóm "Bác Ái Trại Tù" cũng đã 4 năm rồi.  Tôi không biết Tôi có mang lại được gì tốt hơn, vui hơn không trong đời của những người Tù mà Tôi đã tiếp xúc?Nhưng từ họ, Tôi học được rất nhiều bài học Yêu Thương cảm động, Tôi biết quí trọng Tự Do và cuộc sống mỗi ngày của mình hơn, ít "cằn nhằn" hoặc không còn oán than, trách móc mỗi khi gặp chuyện không vừa ý, không vui, dể dàng chấp nhận, tha thứ lầm lỗi của chính mình hơn, bỏ qua rất nhanh hay không còn để ý đến những sai xót của người khác nữa và bằng lòng với những gì mình đang có.
Bước chân vào Tù của Tôi bây giờ nhẹ nhàng hơn, lòng cũng thật an lành và hạnh phúc.  Dù có những ngày rất buồn, những chia xa bất ngờ khi Tôi không còn cơ hội gặp lại những bạn Tù thân quen nữa, họ đã chuyễn trại đi nơi khác mà ít khi nào được biết trước để từ giã nhau.  Em thanh niên người Ý là người đầu tiên Tôi quen phải rời trại.  Buổi chia tay đó, nguyên một nhà nguyện buồn rủ, khóc rưng rưng.  Em như là một tấm gương sáng cho mọi người soi bóng mình, em đi rồi là mất mát và nhiều bóng người hụt hẫn, không biết tìm đâu điểm tựa để sống hy vọng và can đảm hơn.  Và Tôi, bây giờ có nhớ về em, thì chỉ còn kêu tên em trong lời cầu nguyện.  Giọng nói, tiếng cười của em Tôi đâu còn được nghe nữa, giờ chỉ còn âm vang trong lòng Tôi.
Người chuyển trại tiếp theo là Bác Sáu.  Tôi gặp và quen Bác chỉ được vài lần.  Hình ảnh của Bác luôn làm đau lòng Tôi.  Tuổi của Bác đã hơn 70 rồi, bất ngờ lại phải vào Tù.  Ngày đầu tiên gặp Bác, tim Tôi nhói đau, lòng Tôi se thắt lại, nước mắt Tôi cứ như muốn trào dâng.  Dáng Bác già nua, trông hiền lành, tóc Bác bạc gần hết và đôi mắt nhăn nheo muộn phiền.  Bác ít nói ít cười, còn Tôi thì lời hỏi thăm nào cũng gần như muốn nghẹn ngào, không thành tiếng.  Tôi thì dể xúc động, và có lẽ Bác cũng hay tủi thân lắm, nên Tôi và Bác ít nói chuyện với nhau, Tôi thường chỉ đứng lặng lẽ bên Bác, nghe tiếng thở dài đứt ruột của Bác trút vào không gian im lìm. 
Anh Bình cho Tôi biết là Bác Sáu chỉ mới vào đây vài tháng thôi, Bác nói được ít tiếng Mỹ, hay buồn tủi khóc hoài.  Bác lại già rồi, làm sao có thể chịu đựng được những ngày tháng nghiệt ngã trong Tù?  Nên có vài lần Bác tự tử mà không xong... mấy anh em Việt Nam trong tù thương cảm, chăm sóc Bác Sáu lắm. 
 Ôi!  Sao đời người lại có thể thương tâm đến thế này khi tuổi đã bóng xế chiều tà?  Bác chuyển trại chẳng biết trước nên Tôi không được từ giả Bác, lòng Tôi luôn thấy buồn khi vào trại, luôn thấy đôi mắt già nua đợm nước của Bác nhìn quanh quẫn đâu đó. Lời kinh nào Tôi cũng nhớ đến Bác và cầu xin cho Bác được Bình An, dù Bác còn sống hay đã ra đi...
Và cuộc đời cứ xoay vần, khi quen được vài người mới thì một, hai bạn cũ lại chuyển đi.  Lúc đầu Tôi bối rối và ngơ ngác lắm mỗi khi biết người bạn Tù Tôi quen đã không còn trong trại nữa.  Nhưng rồi Tôi cũng phải quen để chấp nhận những định luật của tạo hoá.  Và Tôi cũng ân cần, thiết tha hơn với mọi người mỗi khi vào thăm trại, vì có ai biết được đâu lần tới khi trở vào, ai còn ai mất nữa?  Niềm vui được thấy nơi đây thì quá ít, còn nỗi buồn thì mênh mông.  Những mảnh đời thật là mỏng manh ở trong chốn này, và tàn vội, một cách bất ngờ, thương đau.  Như tuần qua, một em mà cũng thường hay đến tìm Tôi trò chuyện, đã tự kết liễu đời mình khi tuổi chỉ đôi mươi.  Lần sau cùng em đến tìm Tôi, trông em vui vẽ, bình an lắm.  Em còn khoe với Tôi em đã tin Chúa, đã có sự An Bình trong lòng, Mẹ của em đã bằng lòng vào thăm em tháng tơi. Bẳn đi mấy tuần không gặp, Tôi nghĩ là em bận hoặc bệnh, Tôi có hỏi thăm, bạn em nói em vẫn sống tốt, không sao.. 
Ai lại có ngờ được đâu và hiểu vì sao?  Một ngày thấy em treo cổ trên khung sắt rỉ buồn, thê lương.  Đêm ấy ở trại Tù về, lòng Tôi trăm mối sầu ngổn ngang.  Bên ngoài thế giới Tự Do này, có mấy ai quan tâm, thương xót hay nghĩ đến sự sống, còn của những người Tù nhỉ?  Đời của họ, khi bước vào Tù và cánh cửa sắt sau lưng đóng lại, thì thế giới bên ngoài cũng đóng kín, ngăn ngang. Có lẽ rất ít hay không còn ai nhớ đến họ nữa và cũng không cần biết họ sẽ sống chết ra sao, như thế nào?  Họ đã tự đào mồ chôn cuộc đời của mình thì cái giá họ phải trả là cô đơn lạnh lẽo, đời vùi tàn trong tối tăm thôi.  Nhưng chúng ta có biết?  Họ cũng vẫn còn mang trái tim khát khao Tình Người Yêu Thương như chúng ta, cũng ước ao nhận được sự thứ tha cho lầm lở của mình, cũng cần được an ủi, thèm được quan tâm ở những lúc đời thật tuyệt vọng trong ngỏ cụt đầy ân hận. 
Người cần thuốc nhất có phải chăng là người đang bệnh nặng không?  Lòng Nhân Ái phong phú vốn có sẵn, luôn tiềm ẫn trong chúng ta có thể nào cho họ một chút bao dung, độ lượng không?  Biết đâu một chút tình người dư giả và thương xót đó sẽ là con dao, cái kéo, cắt nát đi mảnh vải, sợi dây định dùng để treo trên cổ của một người?
Phải mất mấy tuần Tôi mới lấy lại được tâm trạng bình thường khi trở lại trại Tù.  Và tình thương, chăm sóc của một người già trong trại dành cho Tôi khiến Tôi thật cảm động, không bao giờ quên được.  Ông tên Dan, tuổi của ông đã gần tám mươi rồi.  Ông ở trong Tù chắc đã rất lâu vì nhiều người biết và kính nể Ông lắm. Ông rất thích kể chuyện và nghe chuyện, nhất là nghe Tôi kể chuyện về Việt Nam.  Lúc nào Ông cũng vui vẽ và quan tâm đến người khác một cách tỉ mỉ. 
Có một lần Tôi vào thăm, bất chợt hôm đó, tăng xông máu của Tôi xuống thấp quá, Tôi choáng váng muốn xỉu, phải lật đật đi tìm xin muối để Tôi ăn vào cho máu lên cao, khoẻ lại. Lần sau Tôi đến thăm, vừa thấy Tôi, Ông Dan đã lật đật đi tới, bảo:
 -Xè tay ra, Tôi có cái này để dành cho con nè!
Và Ông bỏ vào tay Tôi hai gói muối nhỏ, Ông đã cất lại cho Tôi từ mấy tuần trước chờ đưa mà Tôi vì bệnh không đến. 
Tôi đứng lặng đi vì xúc động, tay nâng niu gói muối, mắt cay cay.. Ông cười:
 -Muối này Tôi cất lấy từ phòng ăn, con giữ khi cần ăn ngay khỏi phải chạy kiếm!
Tôi cầm tay Ông, xiết nhẹ:
 -Cảm ơn Ông, cảm ơn Ông lắm.
Và từ ngày đó, mỗi khi Ông đến, dù có Tôi hay không, Ông đều mang theo một gói muối trong túi áo. Ông luôn hỏi thăm sức khoẻ của Tôi và hay nói cho Tôi nghe những tài liệu Ông nghiêng cứu được về bệnh của Tôi. Muối Ông cho, bây giờ đã thành một gói to, Tôi để trong xe để dùng và để nhớ Ông.  Còn hai gói muối mà Ông cho Tôi lần đầu tiên, Tôi mang về bỏ trong bóp, khi cần Tôi cũng không lấy ra sài. Có lẽ nó sẽ theo Tôi đến cuối đời, làm vị "ướp" Tình Người trong Tôi thêm đậm đà, tươi tốt. Nếu thiếu nó, Tôi sẽ như "cá không ăn muối cá ươn" vậy!  Mà đâu chỉ có Ông Dan lo lắng cho Tôi? 
Sau ngày Tôi làm mọi người cuốn quính, thất kinh, các bạn Tù hay mang muối và nước uống đến cho Tôi.  Biết Tôi sợ quạt máy lắm, họ luôn tắt đi mỗi khi Tôi đến, và luôn hỏi Tôi cần gì không và cầu nguyện cho Tôi. 
Sự quan tâm của họ đối với Tôi làm Tôi cảm động rưng rưng và thấy ngại vì Tôi làm phiền họ hơi nhiều. 
Anh Bình thì hay chỉ Tôi mấy loại trà để uống, còn Vinh thì thường mang cả cuốn sách "thuốc thảo mộc" dầy cộm cho Tôi nghiên cứu chửa bịnh.  Vinh cũng là người có tài và nhiều năng kiếu về âm nhạc và sáng tạo, cũng thông minh lắm. Trước khi vào Tù Vinh theo học ngành nha sĩ. Vì đâu?  Thêm một mảnh đời lại tàn vội khi đang thắm tươi... mất mát này, thật là quá tiếc thương, tội nghiệp.  Vinh cũng ân hận lắm, cũng muốn làm lại cuộc đời và hy vọng thấy được một chút ánh sáng trong cuộc sống tối tăm này.
Bây giờ Vinh cũng đã chuyển trại khác rồi, để lại trong lòng Tôi nỗi nhớ và tình thương đầy vơi.  Có một thời gian chúng tôi hay liên lạc thư từ, nhưng Vinh cứ chuyển trại hoài nên sự liên lạc cũng khó khăn.  Nhưng Tôi tin rằng Vinh và Tôi đã thường xuyên gặp nhau trong lời kinh cầu.
Phòng thăm viếng chỉ còn lại Tôi với anh Bình, chia xẽ tâm tư bằng tiếng Mẹ đẻ của mình.  Các bạn Tù thỉnh thoảng cũng ngồi nghe chúng tôi nói chuyện và cười, có người còn muốn học tiếng Việt nữa.  Anh Bình cũng là người ở trại này khá lâu, được nhiều người mến mộ, nể nghe.  Anh chấp nhận sống những ngày chuộc tội, ăn năn với tấm lòng hướng thiện, bình an, làm nhiều điều ích lợi cho trại và anh em chung quanh.  Anh thích trồng hoa, làm vườn.  Những cây anh trồng, mùa Hè thường kết nhiều trái, trổ hoa rất đẹp. 
 Anh nói đó cũng như hy vọng của anh, hy vọng một ngày được ra khỏi Tù, thấy lại và được sống bên hai con của mình.  Ngày ngày anh cần cù, siêng năng làm đủ việc.  Có được vài đồng lương anh để dành, gởi cho con anh để chúng có thêm chút tiền ăn học.  Năm qua tháng đến, con anh một đứa đã ra đại học, một đứa đang năm thứ hai, còn Mẹ chúng thì từ ngày anh vào Tù đã bỏ đi đâu biền biệt.  Thỉnh thoảng chúng dắt nhau vào thăm anh, không đủ tiền mua vé máy bay, chúng đi xe bus và ngủ nhờ ở nhà người thân của một bạn Tù.  Mỗi lần nhắc đến con anh, anh hay cười, mắt anh nheo vui. Tôi ao ước, cầu mong cho con anh cũng mắt vui và môi cười mỗi khi nhắc đến Bố của mình.  Máu chảy, ruột mềm mà.
Tôi lại quen với một em Việt Nam mới đến tên Dinh.  Anh Bình dẫn em tới giới thiệu cùng Tôi.  Tuổi em cũng khoảng hai mươi, em ít nói, ít cười làm Tôi nhớ Bác Sáu.  Nhưng khi Tôi hỏi thăm thì em cũng cỡi mở tâm tư, kể chuyện cho Tôi nghe.  Qua vài lần tiếp xúc, Tôi thật ái ngại và lo lắng cho em.  Tinh thần của em rất kém, thường có những suy nghĩ không tốt.  Em rất hận đời và ghét hầu hết những người chung quanh, em thường hay đánh lộn với người ta nữa.  Tôi cảm thấy buồn vì thật không biết phải làm gì cho em, giúp em thoát khỏi sự mặc cảm nặng nề em là một người rất xấu xa.  Trại Tù là cái "shock" rất mạnh làm loạn tâm thần em, thêm vào những áp bức chung quanh kiến em lúc nào cũng muốn nỗi điên.  Em không có đạo, nhưng em thường tới nhà nguyện để cầu xin và hy vọng tìm được Bình An cho mình.  Mỗi lần trông thấy em, lòng Tôi buồn không tả xiết.  Những cảnh đau lòng này, ai có muốn cảm thông, chia xẽ?  Có bùi ngùi, thương xót cho không?
Hôm nay vào thăm, anh Bình nói người trưởng trại đã mang biệt giam Dinh ở một nơi cần phải được trông coi, vì em cũng có ý định kết liễu đời mình.  Ôi!  Đứa con Da Vàng của Mẹ Việt Nam.  Cha Mẹ sinh em ra đời đâu chỉ là vô ích?  Sao em không trân quí giữ lấy tánh mạng mình?  Dù chân có lún bùn, em cũng phải can đảm mà sống, mà nhẫn nhục rút lên, chà rửa chứ?  Có sự hối lỗi nào là muộn màng đâu em?  Đời còn nhiều yêu thương thứ tha cho em, sao em lại không thể tha thứ cho mình? Bố Mẹ em còn hy vọng, chờ đợi một ngày đón em trở về, sao em lại nở muốn bỏ đi luôn?
Chiều nay, buồn lại đổ vào lòng Tôi.  Có lẽ một ngày nào đó, Tôi không còn can đảm và nghị lực để đến đây nữa. Lòng Tôi không cắt mà đau, đau quá.  Tim Tôi không bóp mà rỉ máu, máu tươi trào dâng.  Dinh ơi!  Em đã hứa với chị là em sẽ cố gắng sống tốt và sống chấp nhận phần đời đắng cay này, vậy thì xin đời em đừng tàn vội, đừng đứt ngang em nhé?  Em đừng làm chị phải sợ, phải hồi hộp mỗi khi đến đây...Em hãy cho em, cho chị niềm hy vọng, tin tưởng là dù đời có chua xót, nghiệt ngã đến đâu, mình vẫn còn có thể chọn đường mình đi, chọn một niềm vui để sống.  Dù đời có thảm thê, đen tối thế nào, thì ngày mai mặt trời cũng sẽ mọc lên, rực rở và ấm áp như Tình Người quanh ta.
Đường về đêm nay sao ướt lạnh và mưa rơi tầm tả.  Đúng không? Mưa cần phải rơi vào Đời thì những cành cây trơ trụi buồn bả của mùa Đông mới có thể đâm truồi, nẫy mầm, nở ra cho chúng ta những bông hoa thắm tươi, những nhánh lá tốt xanh khi Xuân về?
Tôi đã thấy trong đêm đen, những mầm non đang chờ mưa tưới, mùa Đông đang qua, và Xuân sắp về rồi.  Nếu lời nguyện cầu gởi lên trong đêm Giao Thừa thiêng liêng sẽ được nhận ngay, thì đêm Giao Thừa năm nay, Tôi sẽ qùy xuống, qùy mãi, chân thành và thiết tha cầu xin Người hãy vì Người mà đổ những cơn mưa Tình Thương vào cuộc sống này, để những mãnh đời khô héo, tàn uá sẽ được hồi sinh, được nở lại lá hoa xanh tươi một lần nữa, dù chỉ là trong một thời gian rất ngắn ngủi, một khoảnh khắc vội vàng thôi.
Riêng Tôi, muà Xuân này và mỗi ngày nữa, Tôi xin Cảm Ơn Đời, Cảm Ơn Người.  Cảm Ơn các Bạn Tù, Cảm Ơn những tấm lòng Nhân Ái, những người đã qua, sẽ đến và đang ở bên Tôi.  Đã cho Tôi hiểu được Ý Nghĩa và biết thế nào là thật sự Sống, thật sự Yêu.  Cảm Ơn những thương đau rả rời, những hạnh phúc ngát hương, mà Tôi đã và còn nhận được. Tôi Cảm Ơn lắm.
Tôi đã đến trong cuộc đời này, thì sẽ cố gắng sống vui từng ngày, sẽ yêu cuộc đời này, bằng cả trái tim của Tôi. (Cảm Ơn TCS nữa!)
Chỉ xin Đời, xin Người, một Tấm Lòng Yêu Thương bao la, Từ Bi và Độ Lượng sau mỗi cơn mưa lạc lối tả tơi, để chiếc cầu vòng ngũ sắc sẽ lại mọc lên, bắt ngang vào lòng nhau.  Sáng, đẹp tuyệt vời.
Hoài Vi


Xem Tiếp: ----