“Điều này có thể làm sốc một số người nào đấy. Nó có thể làm khó chịu cảm giác của quý vị về luật lệ và trật tự tâm linh. Quý vị có thể cảm thấy xúc phạm đạo đức về sự kiện rằng tất cả chúng ta là sự trừng phạt của chính chúng ta. Mỗi chúng ta là sự trừng phạt tệ hại nhất mà chúng ta mãi mãi sợ hãi – và phần thưởng tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng để đạt được.” “Nhà du già lập dị phi lý Ngags pa chos dByings rGya mTsho công nhận một cách căn bản sự cảm kích hoan hỉ vô tận đối với những đạo sư của ông – không có sự truyền cảm hứng trực tiếp của các ngài,ông sẽ không có bất cứ sự hấp dẫn nào để nói với bất cứ người nào, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, hay quan tâm đến bất cứ điều gì.” - - Ngak’chang Rinpoche, Roath, Cardiff – October 1981 - - Tôi muốn nói một vài lời về ‘tự ngã’. Tự ngã là một thuật ngữ mà nó có những ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Nó có những sự hàm ý của Freudian (Bác sĩ tâm lý học Freud) – và cũng thế, nó dường như có một sự thừa thãi của những ngụ ý sử dụng phổ thông. Hãy để chúng ta quên về những sự hàm ý này, tôi không nghĩ rằng chúng sẽ được sử dụng nhiều đối với chúng ta khi người ta khám phá Kim Cương Thừa. Thường thì chúng ta nghĩ về tự ngã như điều gì ấy mà chúng ta cố gắng để ‘tránh xa’, giống như nó là một hình thức nào đấy của giải phẩu tâm lý bằng những ý nghĩa của một nội tạng không thích hợp có thể được nhổ bật ra. Nhận thức khó tin này có những sự phân nhánh ghê tởm thế nào ấy. Hãy tưởng tượng nó: có phải là tất cả những chúng sinh khi đạt đến giác ngộ, sẽ có một đầm lầy thối rửa của những tự ngã sau phẩu thuật chất đống lại với điều mà người ta tranh cãi. Thế nào đấy, khái niệm này không thông minh một cách đặc thù, không có ngay cả bình luận trên ‘nhị nguyên’. Tôi nghĩ chúng ta tốt hơn là hãy quên ‘tự ngã’. Đạt đến thể trạng bất nhị không đi kèm với sự đạt đến tình trạng của một sự què quặt tâm linh. Hãy để chúng ta nhìn nó trong một cách khác. Hãy để chúng ta tự hỏi mình rằng tại sao có thể vô ngã. Vô thường và thay đổi biểu thị đặc điểm thế giới chúng ta. ‘Chất liệu’ của thế giới chúng ta đang chuyển dịch một cách không ngừng: hình thành, tan rả, sinh khởi, phân hủy; nhưng chẳng có gì mất đi bao giờ - vũ trụ là như thế. Trong dạng thức của vô chung và vô thủy (không có chấm dứt và không có bắt đầu) – thêm và bớt trở thành mối liên hệ vô nghĩa. Lý do duy nhất mà chúng ta không thể mất tự ngã là bởi vì tự ngã không tồn tại. Tự ngã chỉ đơn thuần là một kiểu biểu hiện – một phong cách – một thói quen. Thói quen cắn móng tay ở chốn nào khi quý vị không còn cắn móng tay nữa? Thói quen hút thuốc của quý vị ở nơi nao khi quý vị chẳng hút thuốc nữa? Thói quen chán nãn của quý vị ở đâu khi quý vị yêu đời? Thói quen nhị nguyên của chúng ta ở chỗ nào khi chúng ta thấy sự hiện diện của tỉnh thức hay giác tính? Bởi vì ‘tự ngã’ không hiện hữu, nên tôi không nói về tự ngã. Khi tôi thật thảo luận vấn đề ‘cái tôi – xác định’, tôi thường dùng thuật ngữ ‘biểu hiện-xao lãng’– bởi vì ‘tự ngã’ là một động từ hơn là một danh từ. ‘Biểu hiện’ cũng là một động từ. Tự ngã là một động từ cố gắng để chứng tỏ ‘cái danh từ’ của nó cùng với ‘danh từ’ của mọi thứ khác. Tự ngã trong ý nghĩa này, là sự thất học bướng bỉnh. Biểu hiện xao lãng là tiến trình hơn là sản xuất. Nó không là một vật, nó là một loại – và những ‘kiểu mẫu’ loại này được biết như nghiệp báo (karma). Nghiệp báo đôi khi được biết như ‘luật nhân quả’ – giống như nó là một sự thống trị của tối cao pháp viện giữa những tầng mây. Tuy thế, luật lệ có bị phá vở, và luật lệ có thể được thay đổi. Phúc báo thay, ‘luật nghiệp báo’ cũng có thể được thay đổi. Nếu ‘luật nghiệp báo’ không thể bị phá vở thì có thể hoặc là không có giác ngộ hay giác ngộ sẽ phải là nguyên nhân [cho sự phá vở luật nghiệp báo]. ‘Luật nghiệp báo’ thuộc thế giới nhị nguyên là điều mà, giống như ‘tự ngã’, ‘sự biểu hiện xao lãng’ hay cái ‘tôi’ nổi tiếng – là vọng tưởng. Hệ thống hợp pháp của nghiệp báo không có thẩm quyền trong không gian bất nhị. Khi chúng ta thân chứng tính bản nhiên vô hạn vô thủy giác ngộ, lực tác dụng thúc ép của luật nghiệp báo biến mất, chúng bốc hơi đi mất vào trong không gian: [bởi vì] chúng là sự bất giác của chúng ta. Tính rộng lớn của Biểu hiện là không bị giới hạn bởi nhân quả; vì thế khi chúng ta thân chứng thể trạng bất nhị nó hiếm hoi tương tự như ‘những thằng bé nghiệp báo trong làn áo xanh’ sẽ vỗ vào vai chúng ta và nói: “Chúng ta nhận ra rằng nhận thức của quý vị bây giờ hoàn toàn chân thật, nhưng chúng ta vẫn có một trát bắt quý vị vì tính nhạy cảm thô thiển trong một nơi công cộng.” [Nhưng] quý vị sẽ không bị lôi nhẹ đến nhà giam, và từ đó đến tòa án, và từ đó đến một chỗ trừng phạt, nơi mà quý vị sẽ bị buộc để chịu đựng một buổi ngâm nga thơ ca thời đại mới dai dẵng. Nhận thức và đáp ứng là tội ác và trừng phạt vốn dĩ và đồng thời. Bất cứ khái niệm nào bị trao trả vì ‘bản án không thi hành’ và ‘tội ác không trừng phạt’ là không có ý nghĩa trong dạng thức của Giáo Pháp (Dharma). Điều này có thể dường như làm cho một số người hơi bị sốc. Nó có thể xúc phạm mạnh đến cảm giác của quý vị về luật lệ và trật tự tâm linh. Chúng ta có thể cảm thấy tổn thương đạo đức về sự kiện rằng tất cả chúng ta là sự trừng phạt của chính mình. Mỗi chúng ta là sự trừng phạt tệ hại nhất mà chúng ta có thể sợ hãi mãi mãi – và là phần thưởng quý giá nhất mà chúng ta có thể hy vọng đạt được. Chúng ta có thể rất cần để nhìn vào ‘luật lệ’, nhằm để thấu hiểu chức năng của nó. Sự hiện hữu của luật lệ trong xã hội có nghĩa là có ít hay không có sự tỉnh thức trong xã hội đó. Nó có nghĩa rằng một xã hội như thế không có sự vững vàng trong tỉnh thức hay trách nhiệm cá nhân. Sự cần thiết của luật lệ cho thấy rõ rằng chúng ta không thể tin cậy hay nương tựa vào tỉnh thức – bởi vì luật lệ được thành lập như một sự thay thế cho tỉnh thức (giác tính) và trách nhiệm cá nhân. Nơi nào có tỉnh thức và trách nhiệm cá nhân, nơi ấy không cần luật lệ. Nơi nào có tỉnh thức và trách nhiệm cá nhân, nơi ấy không cần những quy tắc. Nơi nào có tỉnh thức và trách nhiệm cá nhân, nơi ấy không cần những giá trị đạo đức. Nơi nào thiếu sự tỉnh thức và trách nhiệm cá nhân – chúng ta nương trên luật lệ, quy tắc, và đạo đức. Nơi mà không có tỉnh thức và trách nhiệm cá nhân, luật lệ phục vụ một chức năng – nhưng luật lệ xói mòn trách nhiệm cá nhân và chướng ngại tỉnh thức (giác tính). Vì thế, chúng ta có những xã hội của chúng ta nơi mà luật lệ và quy tắc được thực hiện hay thi hành, hoặc là vì lợi ích của con người hay đến sự phương hại của họ. Điều này là bất khả kháng với bất cứ giới hạn nào được bố trí trước bởi vì không có tiêu chuẩn luật lệ, quy tắc, hay đạo đức nào có thể áp dụng được trong mọi trường hợp. Nhưng luật lệ, nguyên tắc, và đạo đức luôn luôn là phương tiện, và sự thi hành của chúng làm cho gần gũi với tỉnh thức và trách nhiệm cá nhân. Trong cách này, những cổ xe (thừa) khác hơn Đại Cứu Kính chứa đựng những phương pháp làm cho gần đúng với phong cách bất nhị. Điều này có thể là một sự thực hành hữu dụng cho việc sự cởi mở nhiệt tình – nhưng một cách căn bản ‘tốt và xấu’, ‘đúng và sai’ là không thích hợp theo quan điểm của Đại Cứu Kính. Những khái niệm của đạo đức nhị nguyên hòa tan vào trong sự thích hợp thanh tịnh của thể trạng bất nhị. Đạo đức là một phương tiện chứ không phải là cứu kính. Tìm kiếm ý tưởng và triết lý đạo đức thích hợp vô hạn là một đòi hỏi vô ích. Tuy thế, đạo đức là một phương tiện thực tiển mà chúng ta áp dụng một cách thiện xảo cho đến khi chúng ta tìm thấy giác tính. Thí dụ, tất cả chúng ta có thể đồng ý rằng thật là tốt để thành thật và thật là tốt để tử tế. Tôi không thể tưởng tượng rằng nhiều người ở đây muốn tranh cãi về điều đó. Tuy nhiên, không khó để gợi lên những trường hợp chỗ mà sự thật và tử tế là xung đột trực tiếp. Thí dụ rằng, bà cô thân mến già cả dễ mến của tôi hỏi tôi tại một đám cưới của ai đấy rằng tôi có thích cái nón của bà không? Có thể rằng trong hoàn cảnh như thế không thể cả thành thật và lịch sự. Cái nón trong câu hỏi có thể hiện diện như một thứ chướng mắt và buồn cười để làm xấu cái đầu của con người. Tôi có nên nói ‘sự thật’ theo sự chủ quan của tôi hay không, khi tôi nói: Xin lỗi thưa cô Ivy, tôi nghĩ rằng nó làm cô trở thành đối tượng của sự nhạo báng – một cách chắc chắn cô đã để ý rằng mọi người đang thầm cười về nó phía sau lưng của cô? Điều này có thể là thật sự những gì tôi cảm nhận, và tôi có thể phát biểu một cách chính xác theo nhận thức chủ quan của tôi – nhưng sự ân cần đang thiếu vắng. Nếu sự thật và tử tế là những khía cạnh cố định về đạo đức của tôi, thế thì tôi sẽ đối diện với một sự tiến thoái lưỡng nan của luân lý. Không có sự tỉnh giác, chúng ta tiếp tục đối diện với những rắc rối đạo đức. Không thể xây dựng triết lý đạo đức toàn thiện có thể áp dụng trong tất cả mọi hoàn cảnh. Luân lý toàn thiện chỉ là tỉnh giác (giác tính). Chỉ đạo đức toàn thiện là tỉnh giác, bởi vì tất cả mọi hành vi xuất hiện từ tỉnh giác là sự thích đáng trong sạch không chọn lựa. Chúng ta hãy nhìn một cách gần gũi hơn về tình trạng rắc rối của bà cô già cả. Bà có thể hơi e ngại về tướng mạo của mình – với một lý do chính đáng chúng ta có thể nghĩ – nhưng trong sự cần thiết làm an lòng nhằm để bà có thể vui vẻ buổi trưa ấy. Bà ở tại một đám cưới. Bà không ở tình thế có thể thay đổi vẻ dáng – ngay cả nếu bà muốn như thế. Có thể đó là cái nón mới. Có thể bà đã đón nhận điều gì đấy may rủi với nó. Có thể đó là một loại mạo hiểm mà bà muốn thử hàng năm trời. Tôi không phải biết. Bà không thật sự hỏi vì ý kiến lịch sự của tôi; mặc dù thế - bên ngoài – đây là những ngôn ngữ mà bà đã dùng đến. Chỉ những người bạn thân nhất của chúng ta mới hỏi chúng ta cho những ý kiến lịch sự của chúng ta – và điều ấy, duy rất hiếm hoi. ‘Sự thật’ này là thế nào? Duy chỉ ‘sự thật’ khi chúng ta nhận thức nó. Chỉ ‘sự thật’ trong dạng thức biểu lộ một cách chính xác giá trị phán xét hạn chế của chúng ta. Không có điều gì là xinh đẹp hay xấu xa một cách cùng tận. Có thể chúng ta phải cố gắng để chấp nhận điều này trong tâm thức trước khi đưa ý kiến và phán xét giá trị chủ quan. Ân cần tử tế càng gần chúng ta có thể mãi đi đến một sự tỉnh thức đạo đức tương ứng. Có một trái tim tốt. Những sự sửa soạn công phu không quan trọng. Ân cần tử tế là điều gì đấy mà chúng ta cảm thấy – một sự ấm áp và rộng mở mà nó tuôn chảy từ sự cởi mở lớn mạnh của chúng ta. Ân cần tử tế là sự tiếp xúc của chúng ta – sự nối kết mạnh mẽ nhất của chúng ta với tính bản nhiên giác ngộ nguyên sơ. Quá nhiều vì ‘luật lệ’. Căn bản cốt yếu của giáo huấn là vô chính phủ (đối với chính thể nghiệp báo). Không phải vô chính phủ trong ý nghĩa bóp méo thông thường trong điều mà chữ nghĩa được hiểu – trong ý nghĩa của ‘chó – ăn – chó hổn loạn’ – nhưng vô chính phủ trong dạng thức của điều ‘không có chính quyền ngoại tại’. Vô chính phủ là chính quyền nội tại biểu hiện một cách tự nhiên của tỉnh thức hay giác tính – không điều kiện, hiện diện, trực tiếp, và trách nhiệm một cách hoàn toàn. Giác ngộ có nghĩa là sự từ bỏ thể trạng cảnh sát của quan kiến nghiệp báo và trách nhiệm kiêu ngạo của cá nhân. Nghiệp báo là tổng số nhận thức của chúng ta trong tất cả sự phức tạp khổ đau hành hạ của nó. ‘Luật nghiệp báo’ là khác biệt với luật lệ cưỡng bức của xã hội bên ngoài – bởi vì ‘luật nghiệp báo’ là hậu quả một cách trực tiếp và tự thực hiện đầy đủ. Chúng ta nhận thức thế giới trong một cách nào đấy – và phản ứng đến nó theo thể thức nhận định đấy. Đó là ý nghĩa muốn nói bằng nghiệp báo. Không có sự bất công trong loại ‘luật lệ’ này tách khỏi sự bất công đến sự giác ngộ được gây ra bởi mô thức nghiệp báo. Không có ai khác chịu trách nhiệm cho việc chúng ta nhận thức thế giới như thế nào. Chúng ta chấp nhận và phủ nhận những ảnh hưởng của xã hội cùng những ảnh hưởng của cha mẹ và bè bạn của chúng ta trong dạng thức của chính chúng ta. Chúng ta thêu dệt nhận thức của chính chúng ta, và ngoại trừ chúng ta dừng lại tiến trình và sự xây dựng nhận thức của chúng ta, không thì chúng ta sẽ chỉ tiếp tục bị trấn áp bởi chính thể chuyên chế cá nhân [nghiệp báo] của chúng ta. Những sự đáp ứng mà chúng ta thực hiện đến môi trường sẽ vẫn hiện hữu giống như thế và chúng ta sẽ lôi cuốn, thu hút những loại hoàn cảnh mà chúng sẽ tương ứng với nhận thức của chúng ta. Nếu chúng ta cảm thấy kiệt lực, chúng ta trãi nghiệm những đối tượng của nhận thức của chúng ta như sự xác thực việc làm cho kiệt sức của chúng ta. Chúng ta có khuynh hướng muốn những khía cạnh của đời sống cho chúng ta chỉ những gì chúng ta muốn thấy. Chúng ta tu bổ lại chính mình một cách liên tục. Chúng ta cố gắng thu góp những kinh nghiệm thỏa lòng – nhưng điều này chỉ đơn thuần là một cách nhấn mạnh nổi bật khác của việc làm kiệt lực của chúng ta qua mâu thuẩn. Qua sự mâu thuẩn như vậy – chúng ta nghiền vắt cuộc đời từ những kinh nghiệm vui thích của chúng ta. Chúng ta hoặc là thúc đẩy tích cực hay tiêu cực điều kiện, thân phận, tình trạng của chúng ta. Bất kể chúng ta tích lũy là bao nhiêu, chúng ta không bao giờ nhận thức rõ sự giàu có của chúng ta. Chúng ta không bao giờ thấy rõ sự phong phú của sự thịnh vượng của chúng ta bởi vì nó là thu góp, tích lũy. Nó là tiềm tàng, và vì thế chúng ta có thể không bao giờ tiêu dùng nó hay rộng rãi với nó. Chúng ta quá quan tâm với việc bảo đảm rằng chức năng của nó chỉ là để tránh khỏi nghèo túng. Khả năng của chúng ta làm giàu một cách không ngừng đời sống của chúng ta và sự sống của mọi con người bị đóng băng bởi sự sợ hãi về nghèo đói. Chúng ta ‘cảm thấy’một cách hăng hái rằng – tìm kiếm bất cứ điều gì mà chúng ta biện minh cho nhận thức của chúng ta như là sự thể hiện đúng đắn. Đó là nghiệp báo. Đó là là luật lệ mà chúng ta đang cố gắng để phá vở. Nó ở đây trong hiện tại, và tiếp tục nhận thức – lập tức – nghiệp báo của chúng ta – không có tác dụng lực hay môi giới bên ngoài nào với điều được liệt vào. Nghiệp báo là toàn bộ việc chúng ta nhận thức, quán chiếu thế giới như thế nào – từng thời khắc. Vì thế ‘luật nghiệp báo’ không chỉ là luật lệ, mà nó là hệ thống hợp pháp trọn vẹn. Nó xếp loại từ khởi đầu luật lệ cưỡng bách và trừng phạt của cơ quan lập pháp của tính thiên nhiên. Nhận thức của chúng ta là cơ quan lập pháp và sự đáp ứng của chúng ta làm cho nó có hiệu lực. Chúng ta là quan tòa, thẩm phán, và công tố viên của chính mình. Đây là hệ thống hợp pháp chính xác trọn vẹn duy nhất – nhưng sự đúng đắn của nó chỉ tồn tại trong khuôn khổ của chính sự liên hệ của nó mà thôi. Thiền quán là vũ khí duy nhất để chống lại chính thể bạo ngược này và thiết lập sự bất tuân dân sự trong hình thức của ‘sự kháng cự thụ động’. Bằng việc cho phép sự phát triển không gian qua shi-nè (chân ảnh) – qua việc để cho đi và để cho ở - chúng ta khám phá tính giác bản nhiên của chính chúng ta. Bốn thực hành Naljor của Tâm bản nhiên Đại Cứu Kính là một trong những sự vi phạm căn bản chống lại ‘luật nghiệp báo’ và đáng trừng trị bởi sự giác ngộ - mà đấy là cuộc cách mạng cuối cùng và sự lật đổ hệ thống hợp pháp [của luật nghiệp báo]. Nếu có bất cứ điều gì mà tôi nói có bất cứ sự hữu dụng nào trong việc làm cho giáo huấn rõ ràng và quý vị có thể áp dụng được, toàn bộ điều này là qua sự ân cần tử tế và tuệ trí vô hạn của đạo sư của tôi Tsawa’i Lamas Kyabjé Düd’jom Rinpoche; Kyabjé Dilgo Khyentsé Rinpoche; Kyabjé Künzang Dorje Rinpoche vàJomo Sam’phel; ’Khordong gTértrül Chhi’mèd Rig’dzin Rinpoche; và Khamtrül Yeshé Dorje Rinpoche. Nếu có sự sai sót nào trong những điều mà tôi vừa nói, đó hoàn toàn là do sự thiếu trong sáng và tuệ trí hạn cuộc đáng thẹn của tôi. -- Typed by Ngakpa ’ö-Dzin Tridral from an original article in the handwriting of Ngak’chang Rinpoche, 23rd of June 2000, whilst travelling to Oxford to see Chhi’mèd Rig’dzin Rinpoche, and on the 1st of July 2000, travelling to York for a week’s retreat. Ngak’chang Rinpoche’s article was based on a transcript of a talk he gave in Bath, England in 1978 – the original of which has been lost. At the time Ngak’chang Rinpoche had no typewriter and often wrote short pieces in longhand for apprentices. ‘Rainbow of Liberated Energy’ was entirely handwritten through three stages of editing, as was ‘Journey into Vastness’ and the first four chapters of ‘Wearing the Body of Visions’ – which were once lost on a Nepalese bus between Kathmandu and Khakabita, on the way to Sikkim. Tuệ Uyển chuyển ngữ: 15/08/2010