Hôm nay bà đã chịu cho ông đỡ bà ngồi dậy trên chiếc xe lăn và đẩy xe ra ngoài phòng khách, hơn cả tuần qua, bà nhứt định không rời khỏi giường, mặc cho ông và người y tá thay phiên nhau năn nĩ! Ông cảm thấy vui hơn cho dù lúc nảy lúc bồng bà lên ông bị đau nhừ cả hai bả vai và thở dốc, ông biết bà chỉ nhẹ như một bộ xương từ mấy tháng nay và ông biết rất rõ là sức khỏe của ông cũng đang trên đà xuống dốc nhanh chóng!Sau khi đẩy chiếc xe lăn của vợ vào một góc bên cạnh cửa sổ với ánh nắng chiều xuyên khe khẽ qua tấm rèm voan, như vậy bà sẽ thấy cả bên ngoài lẫn bên trong của phòng khách và bà sẽ được chút hơi ấm của mặt trời lúc chiều buông! Ông buông người xuống chiếc ghế bành cạnh đó, đưa tay cầm lên quyển sách và như một thói quen của vợ chồng ông từ khi con cái đều rời xa tổ ấm mà tự lập, ông cất giọng đọc.... Thời gian trôi qua bao nhiêu, cả hai đều không nghĩ tới, khi ông bắt đầu thấm mệt, ông chợt ngẫng lên như nhớ ra điều gì, tại sao ông lại ngớ ngẫn đến vậy, vợ ông đâu còn cảm thức đều đặn với những việc xảy ra chung quanh từ khi cơn bịnh lẫn bắt đầu trầm trọng! Ông đưa mắt nhìn bà và ô kìa, có phải bà cũng đang nghe ông đọc vì bà đang nhìn ông chầm chập rồi đưa tay chỉ vào quyển sách ông đã gập lại, ánh mắt như muốn đòi hỏi gì đó.- Em muốn nghe tiếp ư? Ông nhẹ nhàng hỏi bà., những kỷ niệm đổ ập về trong đầu ông! Ông nhớ rất rõ ngày còn trong thời gian đính hôn, bà rất giữ kẻ nên ông chỉ được cầm tay bà trong khoảnh khắc ngắn ngủi khi hai người gặp nhau giữa chốn đông người, luôn cả một nụ hôn lên đôi má hồng mà ông đã bạo dạn tặng bà thuở ấy đã làm bà giận hết mấy ngày, ông bật cười khi nhớ tới mấy đứa cháu nội tới chơi sau này, vợ chồng bọn hắn đôi khi cũng lén lút hôn phớt lên má của nhau, chỉ có vậy thôi mà bà nội cũng đỏ mặt lên và đưa mắt nhìn ông nội với rất nhiều ngụ ý! Trở về đôi bàn tay yêu thương mà hiện giờ làn da trắng xanh mỏng manh tựa một trang giấy pelure, có thể rách xướt dễ dàng, đôi tay này đã làm biết bao là việc chung với ông từ tình nghĩa vợ chồng đến những trang sách quý hư hỏng được bà tách ra từng chương, may lại gáy sách với đường kim mũi chỉ thuần thục, rồi bà đem chèn ép dưới kệ ép dành riêng cho việc này, bà sửa sang lại trang bìa, đem ra tiệm nhờ đóng triện chữ mạ vàng tên sách và cuối cùng bà hãnh diện tặng cho chồng quyển sách mà ông yêu thích khi tìm thấy trong tiệm sách cũ! Cả hai ông bà đều có một đam mê đồng nhứt: thích đọc, trau đổi và trân quý những quyển sách với đúng giá trị của nó, và cả hai đã thành công là con cái họ đều ít nhiều ảnh hưởng bởi hai đáng sinh thành:,đứa con trai lớn của ông bà đã nối nghiệp ông: quản nhiệm chính của kho tàng lưu trữ các di cảo, hồ sơ, sách quý từ những thế kỷ trước đến hiện thực của một thành phố lớn ! Đứa con trai thứ hai là giáo sư về bộ môn sử của đại học cùng thành phố với ông bà!và hai đứa con gái cũng làm việc trong các ngành có liên quan tới sách vở! Đó là niềm kiêu hãnh, tuy không nói ra với ai trừ những khi ông bà nói chuyện với nhau về con cái của họ! Giòng kỷ niệm của ông bị đứt quảng vì bà vừa kéo lại tay mình và chỉ ra phía ngoài cửa sổ, ông đưa mắt theo hướng vợ chỉ thì thấy con mào tam thể của người hàng xóm đang thu mình, nhắm nghiền mắt lại như đánh một giấc ngử trưa dưới ánh nắng tuy yếu ớt những khá ấm của mùa lá đổ ; ông quay qua bà và nói:- Em còn nhớ con mèo dài lông của mình không? Em hoàn toàn không thích thú vật chạy táng loạn trong nhà vậy mà em cũng đã bỏ rơi quan niệm ấy để dành một ngạc nhiên cho con mình vào dịp lễ gGáng Sinh, mình đã chọn chung một giớng mèo mà anh thích và em thấy đẹp mắt, chú mèo đó co bộ lông thật mịn, thật dài và mấy đứa nhỏ đã sung sướng ra mặt khi nhận quà, anh còn nhớ có một vài lần em đã tức giận vì những tật xấu của con mèo như lật đổ nối canh súp, cào rách mặt ghế bành mà anh hay ngồi đọc sách vào buổi tối, cắn rách cả chiếc áo len của thằng con lớn và giấu nhẹm mất tiêu bao nhiêu là vớ của bọn nhỏ! Ông thao thao nhắc lại những câu chuyện xưa, hình như muốn gợi lại cho vợ mình cái thời xa lắc, xa lơ mà đã lâu không còn ai nói tới, và đó cũng là một trong những lúc ông mở miệng nói chuyện trong ngày. Mấy đứa con ở xa và bận bịu cuộc sống, việc làm hằng ngày, tuy chúng vẫn gọi phone hỏi thăm tin tức, sức khỏe của ông bà đấy chứ! Tuần rồi vợ chồng con trai lớn về thăm và đã nói với ông về việc đưa bà vào nhà dưỡng già, đầy đủ tiện nghi cho bà hơn và ông đỡ bớt gánh nặng, nhưng ông đã từ tốn nói:- Ba muốn chính tay ba chăm sóc cho mẹ của bây đến ngày nào ba hết sức thì thôi, vả lại ba nghĩ mẹ bây thích ở nhà hơn là đi vào nơi xa lạ!- Nhưng ba có thấy là lúc này ba đã ốm đi rất nhiều và lúc nãy khi lên chỉ một tầng lầu mà ba đã phải đứng nghĩ đến hai lần, tụi con chỉ ngại ba thêm bịnh mà thôi!- Không sao đâu! Từ từ rồi ba suy tính sau, các con đừng lo! Ông trả lời và quay đi hướng khác, làm sao ông có thể giải thích với con cái là ông sợ cái ngày đi về đối mặt với khoảng trống của nơi mà ông bà đã sống với nhau gần 60 năm nay! Ngày xưa con cái mỗi lần một đứa lập gia đình ra riêng là mỗi lần ông cần rất nhiều thời gian để quen với sự thay đổi đó và mỗi lần như vậy là mỗi lần có đôi tay của bà đưa ra cho ông giữ chặt lấy, cái điểm tựa vững chắc của cả đời ông hiện giờ đang tựa ngược vào ông đây. Ôi, người vợ thuần hậu của ông mà ai cũng cho là cái bóng mờ vì cả cuộc đời bà chỉ có ông, là cô con gái duy nhứt trong một gia đình khá giã, còn ông thuộc gia đình đông anh chị em, nếp sống rất chừng mực, cha mẹ ông rất khó, nề nếp và ít nhiều bảo thủ. Gia đình bà rất sợ cô con gái cưng của mình sẽ không chịu được những khắt khe bên chồng, thế đó mà bà đã là đứa con dâu được nễ trọng nhứt tuy lúc đầu về làm vợ, bà không biết đến làm cả một món ăn ngon cho chồng! Rồi dần dà bà đảm đang hết tất cả mọi thứ lặt vặt thường ngày cho chồng, con cái sinh ra đều tươm tất, dạy dỗ chúng nên người nên như ước nguyện của hai người. Cho nên mỗi lần đi công việc xa nhà chỉ vài ngày thôi mà lúc về tới ngưỡng cửa nhà là ông tìm ngay vợ, không để làm gì ngoài nắm lấy đôi tay bà và hôn ngọt ngào rồi đặt gương mặt mình vào lòng đôi bàn tay ấy! ....Bên ngoài chiều đã bắt đầu lẫn vào bóng tối và những cơn gió thổi tốc lên hàng lá vàng trong vườn, ông thở dài, đứng lên và nói với vợ:- Anh đi hâm lại món ăn chiều cho em đây!Bà có nghe và hiểu câu nói của ông hay không thì ông không rõ nhưng ánh mắt bà vẫn không rời cánh cửa sổ và nhìn chăm chăm vào những hạt mưa bắt đầu lất phất vỗ nhẹ vào khung kính, ông từ tốn đi vào nhà bếp và bắt đầu công việc mà từ mấy tháng nay ông đã quen tay ....Nguyễn Mỹ Hạnh