Chương 1
Đặc vụ vào cuộc

Chiều tại huyện Kiên Thành, thuộc tỉnh Long Hà đến rất nhanh. Không khí hối hả của ban trưa dường như nhanh chóng chuyển sang trạng thái mờ mịt của vùng quê mới chuyển lên thị trấn. Những con đường đất đang nửa chuyển mình thành những đường trải bê tông, bụi bay mù mịt vì người ta còn chưa kịp hoàn thành xong. Đâu đó vẫn xuất hiện vài chỗ thi công dở dang đống cát và xà bần, một vài đoạn cống nằm ụ trên đường chắn lối qua lại như những đoạn hào bê tông thời chiến sự. 
 
 
Dừng lại trên đường, ghé vào quán nước, Long đang muốn dò thêm thông tin về một trường hợp lạ lùng gần đây được bàn tán. Chọn một quán cóc ven đường, quan sát đầu tiên, nó là nơi mở đầu một ngõ khá rộng nhưng lại ngoằn ngoèo chia rẽ nhiều khi càng đi sâu vào bên trong. Long dừng xe, bà cụ ngạc nhiên nhìn vào chiếc xe tựa như chiếc thuyền vừa đậu trước sân, rồi thấy một thanh niên tầm thước 1m80 cao to, tác phong nhanh nhẹn, anh vào trong quán ngồi. Long nói:
 
- Bác bán cho một chai nước khoáng!
Bà cụ đang loay hoay với đống tiền lẻ, ngẩng đầu lên nhìn Long và theo thói quen cụ đáp lại.
- Vâng, mời anh ngồi!
Ngồi nghỉ trong chốc lát, anh nhận chai nước từ tay bà cụ. Ngồi mở nắp và châm điếu thuốc, anh bắt đầu trầm ngâm. Tuy phần nội dung anh đã nắm bắt qua báo cáo của Phòng điều tra, nhưng trước một con đường khá rộng tại một vùng quê mới chuyển mình lên thị trấn như vầy, anh vẫn cảm thấy bỡ ngỡ.
 
Lát sau, anh bèn bắt chuyện với bà cụ bán nước.
Thưa cụ, quanh khu này có nhà nào cho thuê hay không ạ?
 
Bà cụ đang rầm rì mải việc vặt, chợt dừng lại, hai con mắt bà nhìn ra phía hướng rẽ vào phố, vẻ mặt thoáng suy nghĩ.
 
- Ở đây nhà cho thuê thì nhiều.
 
Tìm cách lái vào câu chuyện, Long vẫn tìm ra lý do cho phần tiếp theo:
 
Cháu có mấy đứa em họ lên thị trấn học, muốn tìm nhà nào yên tĩnh rộng rãi để thuê, để bọn nó ổn định chỗ ăn ở
Ah, nhân tiện cụ là người dân ở đây, cụ biết chỉ giúp xem có chỗ nào tiện, rộng rãi lại yên tĩnh …
Chà, chú không biết, thị trấn này rộng lớn, nhưng phần lại vắng người đi lại, nhà cửa xây lại không san sát nhau, có khi cách cả một khoảng đất rộng mới đến nhà kia, nên nhà thuê nào cũng khá rộng – Bà cụ trả lời rành rọt.
 
Không thể tìm được lý do nào sát hơn cho mảng điều tra của mình, anh mạnh dạn mở ra một hướng khai thác mới.
Thế cuối phố này có nhà nào cho thuê không ạ, dù gì về cuối thị trấn cũng yên tĩnh và rộng hơn.
Bà cụ cũng khẽ giật mình, vừa suy nghĩ, nhưng có phần lảng tránh câu trả lời, bà lại ngẩng đầu lên nhìn về hướng đó suy nghĩ rồi trả lời.
- Tôi có nghe nói xa trong đấy có cho thuê …. À, nhưng tôi không rõ chú vào hỏi thêm.
 
Bà cụ lại vội cúi đầu và tập trung vào ấm nước và ly chén.
 
 
Đằng sau lưng, xa về phía cuối thị trấn, ngày hôm đó nhiều tảng mây xám đan xen để ló ra ánh mặt trời yếu ớt lúc hoàng hôn.
 
 
Là cảnh sát điều tra của tỉnh Phúc An, đã từng phá án nhiều vụ án ly kỳ ở độ tuổi còn khá trẻ, Hoàng Long – nhân viên trẻ của Đội điều tra sớm “nổi” trong đội ngũ cán bộ điều tra nhiều tuổi đời, anh đã được thăng bậc để từ một trinh sát trẻ thành đặc vụ. Nhân công việc đang trống tại Sở, anh nhận được tin báo của đơn vị điều tra bên tỉnh bạn về một hiện tượng kỳ lạ của một khu nhà tại tỉnh bạn. Đúng lúc khi nhận nhiệm vụ mới, anh vừa bước vào độ tuổi 29 gần 30, đẹp trai phong trần, bản tính hào hiệp, và thêm một ưu ái trong đơn vị là chưa có gia đình.
 
Do tình thế khách quan trong công tác điều tra, anh thuộc sở cảnh sát tỉnh bạn của tỉnh Long Hà được chỉ định vào nhiệm vụ điều tra cho tỉnh bạn, nhưng điều đáng ngạc nhiên là các cán bộ tại sở cảnh sát tỉnh Long Hà không bắt tay vào điều tra mà vẫn để ngỏ vụ việc trong vài năm trở lại đây.
 
Sự thật lại càng lẩn khuất, khi chính người dân ở thị trấn đấy lại không mấy quan tâm và bàn tán ra ngoài. Tình cờ có vài người từng ở tỉnh Long Hà sang tỉnh khác làm việc công tác, rồi thì những câu chuyện nói bên lề, đồn đại cũng một ngày kia đến tai các trinh sát. Sau vài tháng trời, sở cảnh sát tỉnh Phúc An bắt tay vào lập hồ sơ thảo về sự việc đang đồn đại đó.
 
Hồi lại năm năm trước, tại vùng Kiên Thành, khi chưa lên thành thị trấn. Khu nhà cuối phố là gia đình của Ông Trương Thế Tuyệt, và Bà Dương Mộng Hà. Gia đình trước đây ở vùng khác đến mua đất làm ăn sinh sống. Dạo ấy, gia đình ông Tuyệt bà Hà còn gian khó, họ chỉ cất được mái nhà cói trên thửa đất rộng gần 3000 m2, đất thì rộng nhưng căn nhà tranh của họ chỉ nằm gọn ghẽ phía sau, choán diện tích khoảng 200 m2.
 
Lần lượt những đứa con ông Tuyệt bà Hà ra đời. Ông bà có bốn người con, ba trai và một cô gái út tên Mộng Đào. Những người con trai và cô út lớn lên, gia đình họ như bao nhà khác trong thị trấn. Ông bà trước làm nghề nông từ ba đời, sau khi thành gia thất được hai bên họ tạo điều kiện cho đất dựng nhà. Nay ông bà chuyển sang làm nghề làm đồ đất và đất nung tại nhà. Các con trai lớn dần đến độ tuổi hai mươi lăm, còn cô út lúc này đã là thiếu nữ mười tám. Tuy sinh ra ở vùng quê, nhưng cô là một thiếu nữ đẹp khác thường với hình dáng thanh thoát thu hút. Với khuôn mặt trầm tư nhưng vẻ mặt cô mang một nỗi trắc ẩn. Có nhiều người đồn, cô út sinh ra vào một đêm mưa gió, đêm tối trước khi hạ sinh, trời mưa gió lớn đường đi ngập nước, cũng vùng này nửa đồng bằng nửa trung du cách đây hơn hai chục năm nơi đây càng vắng người. Nhà cửa thưa thớt, có khi xây cách nhau cả hai ba cây số. Điện về làng chỉ tập trung chỗ đình làng, bỏ lại toàn khu này chìm trong bóng đêm và ánh đèn dầu của người dân ở đây heo hắt. Đêm đó do trở dạ quá nhanh, bà mẹ không kịp được chuyển ra xã ngoài để sinh nở. Cô Mộng Đào chào đời trong hoàn cảnh thừa sống thiếu chết gian nan khốn khó – do tình thế tại nhà vắng vẻ thiếu đủ thứ phương tiện và người trợ giúp, thêm vào trời giông to gió lớn như muốn tranh giành sự sống của sinh linh yếu ớt sắp chào đời. Cô Đào sinh ra đúng sau nửa đêm.
 
Sau này, khi xem lịch và đi đăng ký khai sinh cho cô Đào, bà Hà có nghe thầy nói ngày đó xấu ngày và sinh ra đúng vào giờ rất xấu. Dù sao ở tuổi còn trẻ, bà Hà cũng cho đó là chuyện giải đoán và không mấy bận tâm nghĩ cũng tội cho đứa con gái phải sinh vào ngày không đẹp. Nghĩ cũng lành ít dữ nhiều, lời đồn đại nói qua như cơn gió thoảng, nhưng không phải vô duyên cớ mà những người già hay nói lại, nên bà chỉ viết năm sinh cô Đào và tên Trương Mộng Đào vào giấy khai sinh, coi như là chuyện bà muốn dần dần quên đi.
 
Cô Đào lớn lên ít giao du bạn bè, chỉ ở quanh nhà dọn dẹp và phụ cha mẹ và anh em. Thời sau khi sinh các con, ông Tuyệt bà Hà chuyển dần sang nghề buôn đồ đất nung và bắt đầu làm ăn có của ăn của để. Tuy ít giao du, và không được đến trường lớp học đến hết, nên chỉ sau bậc trung học, cô bé đã nghỉ học và từ đó ở nhà giúp cha mẹ. Càng vậy, người ta càng ít thấy bóng dáng cô Đào.
 
Thấm thoát vài năm sau khi cô Đào đã sang tuổi hai mươi, lúc này Đào đã trở thành một cô gái khác hẳn, dáng người thanh cao và đậm, ẩn chứa một sức thu hút. Không ít người đi xa làng làm ăn trở về không còn thể ngờ nổi nhà ông Tuyệt bà Hà lại có cô con gái thu hút lạ kỳ. Người quanh thị trấn đồn nhau trong những buổi nói chuyện tán non tán vượn, không ai có thể làm ngơ trước khuôn mặt trái đào và ánh mắt sâu thẳm của cô, nó hiện lên một nỗi trầm tư khó tả cùng ánh nhìn ma lực và cử chỉ e ấp như có lời. Từ dáng đi, dáng đứng, khi cô một mình trầm tư, khi vui buồn như hiện thân của một con người khác hẳn với tập tục nhà nông. Từ lúc sinh ra cô đã mang trong mình một tố chất kết hợp giữa trần thế và một thế giới khác …
 
Cô Đào ngày càng đẹp ra, tưởng chừng như không gì cản nổi sức thu hút mỗi ngày thêm mạnh mẽ nơi cô. Không ít trai làng chòm xóm thầm trông ngó bóng dáng cô Đào ra vào hằng ngày. Dù ít đi xa khỏi làng, cô Đào vẫn luôn được mọi người chú tâm, nếu ai từng một lần gặp hay nhìn thoáng thấy cô. Mái tóc dài lõa xõa che ngang khuôn mặt và phủ ngang tấm thân đầy đặn ngọc ngà. Dù thả tự nhiên hay xốc bay theo gió, nó luôn tạo ra sự kết hợp tuyệt vời bí ẩn thu hút của một người con gái đẹp. Thêm vào đó, cô lại rất ít nói, giọng nói trong trẻo nhưng không mang những tiếng nặng nề của tiếng bản làng. Nó lơ lớ khi ngân cao khi trầm như của một tiếng nói khác.
 
Nhiều đêm, đã từng có một số người rình mò ngoài bờ rào nhà ông Tuyệt bà Hà chỉ để trộm nhìn bóng dáng ra vào nhà của cô Đào. Bằng chứng là buổi sáng hôm sau, ông Tuyệt bà Hà luôn phát hiện những chỗ bị bứt cây lá, nơi hàng rào bị đu oằn ẹo sang một bên. Những kẻ nhìn trộm cô Đào không ngại ngùng đeo bám trên bờ rào hàng giờ chỉ để quan sát cô khi ra khi vào, khi lấy nước giặt quần áo bên giếng dưới ánh trăng. Nhìn cô xõa mái tóc, chải, gội và hong khô … và khi cô buông tóc trước ngực áo khi tắm giặt, làn da và màu áo trắng lấm tấm ướt ôm sát người quyện vào nhau tạo thành một mảng màu sống động tràn trề biểu cảm; những lúc tự nhiên như vậy, quang cảnh và người con gái khi đứng ngồi tạo ra một sự thưởng ngoạn kỳ thú của trần gian. Còn bên nhà trong, ông bà và các con trai lớn vẫn chăm chỉ với công việc thu xếp chất dỡ các thứ đồ đất, đếm đếm tính toán …
 
Khi lưới điện được kéo đến tận qua khu đất nhà ông, mọi thứ cũng bớt lại, vì đã có ánh đèn chiếu sáng, cổng ngoài có khi thắp một ngọn đèn nhỏ, và thế là chỗ ẩn nấp tuyệt vời để từ đó người ta nhìn cô Đào rõ nhất cũng không còn được an toàn. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhà ông bà cũng thắp điện buổi đêm, phần vì đất quanh nhà ông quá rộng, không thể lắp đủ đèn điện chiếu sáng, phần vì ông bà cũng chẳng bận tâm thắp đèn đêm, tiết kiệm điện cũng là một lý do trong đó.
 
Phía sau khoảng đất nhà cô là một triền đồi núi cao, xanh đen thẳm từ màu xanh của lá cây, dù chưa có đường lên núi, nhưng tình cờ hướng ngay sau nhà cô nếu mở cửa phía sau có thể nhìn thấy một đường mòn nhỏ dẫn lên núi. Theo hướng nước chảy rỉ xuống lâu ngày xuống đã tạo ra một lối mòn ngoằn ngoèo lên núi.
 
Mọi chuyện bắt đầu kể từ khi ông bà cho sửa chữa lại căn nhà ngói tranh đã nhiều năm sinh sống. Do ông bà sau chục năm làm lụng buôn bán đã tích trữ được ít tiền của, và nay gia đình muốn xây cất lại căn nhà cho thêm khang trang.
 
Trở về khu trung tâm thị trấn, anh chọn một khách sạn nhỏ để tá túc. Trời đã chập choạng tối, khoảng 6g. Anh ghé vào Khách sạn Hải Vân số 15 đường Chu Quốc Trấn nằm ngay bên rìa trung tâm thị trấn trước khi đi vào bên trong, từ đây, theo anh nghĩ có thuận lợi là nếu đi về phía trái anh sẽ vào ngay trung tâm, nếu rẽ sang phải vào đường nhỏ anh sẽ ra khỏi trung tâm và dần dần đi đến khu vực nói trong hồ sơ.
 
Đến cửa khách sạn, người bảo vệ trung niên nhận xe và dắt vào nhà để xe. Anh xách túi vào trong đặt phòng. Đến quầy tiếp tân, một thanh niên trẻ hồ hởi chào anh.
 
Thoáng nhìn Long từ đầu tới chân, cậu ta nói
Dạ, chào ông anh, trông ông anh như dân thị thành mới đến đây, anh đặt phòng mấy người hay anh đi một mình?
Ở đây có phòng đôi, phòng đơn, phòng máy lạnh và phòng quạt, ngoài ra còn có phòng VIP. Tất cả các phòng đều có toa lét riêng, truyền hình cáp, internet, tủ lạnh. 
 
Long trả lời:
Em cho anh một phòng đơn, có máy lạnh ở càng trên cao càng tốt, có cửa sổ hướng ra mặt đường.
 
Long chọn phòng trên cao, vì anh muốn tận dụng vị trí ở trên để có thể tiện quan sát và ít bị ai dòm ngó.
 
Cậu thanh niên trả lời:
Vậy em lấy cho anh phòng 406, trên lầu, vì trên lầu 5, 6 đang có người thuê, từ lầu 4 anh có thể đi thang bộ hay thang máy lên tầng thượng. Và theo ý ông anh, phòng này có cửa sổ và ban công nhìn ra đường.
Ừ, vậy lấy đi. – Long trả lời
Anh cho em lấy giấy tờ tùy thân để đặt phòng. – Cậu thanh niên nói tiếp.
 
Mở ví lấy thẻ căn cước đưa cho cậu thanh niên, lúc này anh mới có thêm thời gian để quan sát nội thất của khách sạn này. Không gian cũng rộng vừa phải bằng hai mặt tiền nhà gộp lại, quầy tiếp tân bố trí gọn tại góc trái, đằng sau là cầu thang bộ, dịch vào vài mét là thang máy, giữa phòng là chỗ đi lại, bên phải là một bộ salông nệm sạch sẽ, bên ngoài chắn kính, từ chỗ ngồi bàn ghế salong có thể nhìn ra đường phố. Trên bàn salong có một bình hoa tươi, một bộ tách trà và ly uống nước, phía trên tường treo một số hình vẽ và hình chụp phong cảnh phố núi, một vài hình nghệ thuật đen trắng bán khỏa thân kín đáo của một nghệ sỹ nào đó. Bên tường chỗ quầy tiếp tân, là các tranh vẽ hình tả thực kiểu như bàn ăn, bình hoa, những người rối… Cảm nhận của Long, dường như người bài trí cho sảnh chính của khách sạn này không theo một trường phái nào hết, mà là thấy gì hay vui mắt trang trí kiểu hỗn tạp. Nhưng so với những tiêu chuẩn khác, anh cho rằng khách sạn này cũng rất đẹp và tiện nghi nhất là tại một thị trấn miền núi như nơi đây. Phía dưới là hầm để xe và một cầu thang nhỏ đi lên chỗ anh đứng và quầy tiếp tân.
 
Được một lát, cậu thanh niên nói:
Dạ, xong rồi, em đặt cho anh phòng 406, đây là chìa khóa phòng, khi cần anh cứ gọi số điện thoại nội bộ trong khách sạn, sẽ có người trả lời … dạ mời anh lên phòng. – Cậu nói và trỏ tay về phía thang máy.
Cảm ơn!.
 
Xong anh xách túi ra phía thang máy, buồng thang máy nằm cạnh cầu thang bộ lên lầu. Bước vào trong, nhìn bảng số các tầng, anh nhận thấy khách sạn này có đến bảy lầu và một sân thượng. Đến lầu bốn, thang máy mở ra anh đi rẽ trái ra hướng mặt tiền hướng ra đường đến phòng 406. Trong phòng, mọi thứ trang trí và nội thất tạo cảm giác ấm cúng lịch sự, đúng như lời cậu thanh niên nói, khách sạn này tiêu chuẩn đạt trên một sao, theo anh phỏng đoán là vậy. Anh tung chiếc ba lô lên giường, - nói là gọn nhẹ nhưng nó cũng to kềnh đến hơn 20 kg, vì anh phải mang rất nhiều thứ theo trợ giúp, ngoài quần áo và vật dụng cá nhân. Ngồi nghỉ một lát rồi mở lấy đồ ra. Thoạt tiên, anh xếp quần áo, treo quần áo vào mắc áo trong tủ, đem một số bộ đồ cạo râu, mỹ phẩm vào trong toa lét. Sau đó, anh cẩn thận cất kỹ những thiết bị phục vụ cho công việc vào tủ, máy tính xách tay, máy chụp hình, ống nhòm … giấy tờ và một bộ hồ sơ. Khẩu súng lục K54 và vài băng đạn, thêm nữa một con dao găm Thái, lấy ra, đứng nhìn rồi ngẫm nghĩ tìm chỗ kín đáo để cất chúng. Long sực nhớ, còn một số dụng cụ nhỏ anh vẫn để trong thùng xe dưới nhà. Xong xuôi, nhìn đồng hồ cũng đã gần bảy giờ, Long đi tắm rửa thay quần áo, và tính sẽ ra ngoài ăn tối.
 
Đêm nay trời trong thanh gió mát, trăng sáng vằng vặc, nằm cách xa thị trấn chừng vài cây số, trở về khách sạn sớm, Long bắt đầu nghiệp vụ chuyên án.
 
Cầm trên tay cuốn “Chuyên án Nhà chủ hộ Trương Thế Tuyệt, Ấp 4, khu dân cư số 3, thị trấn Kiên Thành, huyện Kiên Thành, Tỉnh Long Hà”. Châm điếu thuốc, anh lần giở lại cuốn tài liệu chuyên án của gia đình ông Tuyệt bà Hà. Từng trải qua trên chục vụ án đa dạng và phức tạp, nhưng tất cả chỉ liên quan đến vi phạm kinh tế và tội phạm, Long nhận thấy còn nhiều mảng chưa biết khi anh đột ngột được chuyển sang điều tra một vụ án mang nhiều tính phức tạp và kỳ lạ đan xen. Bởi cũng lẽ đơn giản, anh là cán bộ cảnh sát không thuộc địa phương này, sẽ có đánh giá khách quan hơn so với đồng nghiệp tại đây. Với tố chất là một sỹ quan cảnh sát mưu trí và có óc phán đoán đôi khi sáng tạo và ngoại hình tốt có thể dễ cải trang hòa nhập thành dân thành thị hay dân đi phe để nhập cuộc, tổ đặc vụ đã mạnh dạn đẩy Long vào một loại hình mới.
 
Từ gần một năm trở lại đây, theo nhiều nguồn tin, Sở cảnh sát nhận được rất nhiều thông tin mất tích đầy bí ẩn của một số nạn nhân, mà trong số họ ít nhiều đã từng được thấy có mặt tại gần nhà ông Tuyệt bà Hà.
 
Thêm một yếu tố nữa đẩy vụ việc lên mức đau đầu hơn, bà Hà theo hồ sơ đã mất cách đây ba năm do bệnh già chết tại nhà. Một thời gian khi người vợ qua đời, ông Tuyệt buồn bã treo cổ tự sát trong vườn nhà. Đám tang người cha diễn ra ảm đạm. Hai tháng sau, người anh giữa là Trương Thế Tục giết chết anh lớn là Trương Thế Toàn (lúc này hai mươi chín tuồi). Hối hận vì tỉnh ngộ đã giết anh, người này treo cổ tự sát tại đúng chỗ người cha họ đã treo cổ chết hai tháng trước. Anh ta chết năm hai mươi sáu tuổi. Người anh thứ là Trương Thế Tạ và cô em út Trương Mộng Đào bỏ đi nơi khác. Nghe nói lại, Trương Thế Tạ có dấu hiệu thần kinh sa sút, hoảng loạn sau khi chứng kiến bốn đám tang trong nhà. Sau lần lượt bốn cái chết khó hiểu, gia đình họ chỉ còn người con trai Trương Thế Tạ cũng đã hai mươi bảy tuổi và cô Trương Mộng Đào hai mươi ba tuổi. Trong vòng chưa đầy một năm, bốn đám tang lần lượt diễn ra, của cải trong nhà cũng đã hao hụt một phần do công việc kinh doanh của nhà tạm dừng vì chuyện tang tóc đến quá bất ngờ. Và một lẽ khác, nhà họ mất dần những người lao động chính trong nhà. Việc buôn bán đồ đất đành bỏ dở. Trước cửa ngoài treo một bảng nhỏ “Nhà cho thuê”. Anh Tạ cũng dần dần không lui tới nhà Thỉnh thoảng anh Tạ quay về nhà để giải quyết cho những trường hợp khách đến thuê nhà. Còn cô con gái thì gần như mất tích, thỉnh thoảng bí mật về nhà vào lúc đêm hôm.
 
Ngoài ra, – theo hồ sơ ghi nhận– người ta cũng thấy cô Đào đi bộ trở về nhà vào buổi tối, rồi trời chưa sáng lại thấy mất dạng. Khách đến thuê nhà cũng là một điều phức tạp của vụ việc. Nhà tuy để biển cho thuê, nhưng ít thấy có khách thuê là gia đình riêng, hay học trò. Mà chỉ là những người vãng lai nam. Thời gian thuê nhà cũng là điều bận tâm. Dù cho thuê nhà, nhưng người ở thưa thớt và thời gian thường không quá một đến hai tháng, sau đó, thấy nhà lại vắng vẻ và lại có biển treo lại “Nhà cho thuê”. Căn nhà của họ càng trở nên vắng vẻ và khó hiểu, không khí không còn vẻ xum tụm như thời ông Tuyệt bà Hà còn kinh doanh chứa đồ đất. Nay bốn ngôi mộ được đặt đơn sơ gọn ghẽ tại phần đất sau nhà của họ. Đèn ngoài cổng vào cũng không còn sáng thường xuyên, từ ngoài nhìn vào chỉ heo hoắt một hai bóng đèn trong phòng khách thuê. Và phía sau, tại cổng đi vào phía phòng cô Đào, không bao giờ thấy sáng đèn.
 
Dù là thị trấn, nhưng khu vực này còn quang tạnh, nhà nọ cách nhà kia ba bốn trăm thước, trên đường lộ chính của thị trấn, đi vài đoạn mới có cột đèn. Nhà cô Đào lại lượn vòng vèo ra phía sau thị trấn đi vào phần đồi núi và không có đèn đường. Cứ từ chiều khoảng sáu giờ trở đi, toàn khu vực nhà này và khu lân cận chìm dần vào bóng đêm.