Chuyển ngữ: Saohom42

Truyện dịch: Ấn Độ

 Một người đàn bà xinh đẹp biết bao - Tôi thốt lên. - Nàng như một chiếc cốc lớn đựng đầy rượu vang'.
Thưa bà, bà vừa nói gì vậy?- Một người lên tiếng hỏi tôi. Tôi nhận ra đó là giọng của người họa sĩ đang đứng ở phía sau.
Tôi đưa mắt nhìn ông và cảm thấy ông giống một thầy pháp vời bộ râu bạc phơ. Ông vận chiếc áo vét dài, đầu đội chiếc mũ bằng nhung, nhỏ theo khiểu Hi Lạp trông khá ngộ nghĩnh. Khuôn mặt ông gày gò, hai má hóp lại, trán hằn những nềp nhăn và chiếc mũ to ngồ ngộ luôn giật giật. Những bức tranh của ông trưng bầy trong phòng triển lãm dường như đang tóat lên hương vị ngào ngạt của mùui gỗ thông, mùi lá xanh non và mùi cỏ tươi.
- Thưa bà, bà đã nói về bức tranh kia? - Ông vừa nhắc lại vừa chỉ tay lên bức tranh
- Ông đã nghe... - tôi bối rối
- Vâng, thưa bà.
Một nụ cười thóang hiện trên khuôn mặt đột nhiên làm ánh mắt ông vụt sáng, trẻ trung.
- Bà đã gợi ý cho tôi về tên gọi của bức tranh: "Người đàn bà và cốc rượu vang". Tôi sẽ gọi tên bức tranh của tôi như vậy.
Rồi ông kể cho tôi nghe câu chuyện sau:
... Chuyện này xẩy ra đã ba mươi năm về trước. Thời gian đó tôi lang thang trên miền núi Cangra
để nghiên cứu các sáng tác dân gian và các bức tranh của thế kỉ mười tám. Trường phái hội họa của Cangra và trở nên nổi tiếng bởi vẻ tinh xảo của màu sắc và đường nét. Sự phong phú của đường nét được tóat lên trong từng chi tiết nhỏ nhất. Các nghệ sĩ Cangra đã thể hiện tuyệt diệu các bức tranh phong cảnh: tươi đẹp, rực rỡ và gây ấn tượng mạnh. Tình cờ một lần tôi nhìn thấy nàng Tu Nhi trên đồi trồng chè.
- Nàng tên là Tu Nhi, thưa ông?
  Vừa hái chè, nàng vừa hát với các bạn gái các ca khúc dài dài lúc thì vui tươi, lúc bi ai buồn bã. Trên ngọn mỗi bụi chè thường có một búp lá và một nụ hoa, phía dưới thấp mọc chen chúc các lá dày, thô hơn. Mỗi bụi chè thường chỉ có duy nhất một búp, một nụ và lọai chè được chế biến từ búp là đó thuộc lọai hảo hạng. Tôi bảo nàng rằng nàng giồng một nụ chè.
Nàng bật cười vui vẻ. Tôi liền đặt giá vẽ, lấy thuốc màu và bắt đầu vẽ chân dung nàng.
Người phụ nữ Cangga luôn luôn mang theo giỏ trên lưng. Trong giỏ đó chứa đầy lá chè hoặc đựng trẻ nhỏ. Một lần, trong khi làm phác thảo, tôi nói với Tu Nhi về hai lọai giỏ đó.
- Còn có một thứ khác nặng nề hơn thế nữa - nỗi đau buồn, thưa ông, - nàng thốt lên, chợt tỏ ra bối rối bỏ đi.
Đã đến thời hạn phải trở về, song tôi chưa thể ra đi được: bắt đầu mùa mưa bão. Những đám mây xám nặng trịch bao phủ bầu trời, mang theo những cơn mưa dữ dội. Đường  xá bị xói lở. Tôi đành phải chờ. Một tuần sau trời quang đãng dần, nước rút đi, mặt trời rạng chiếu song không gian vẫn còn đọng mùi ẩm ướt của rừng cây.
Trên đường từ giã miền quê, tôi gặp Tu Nhi đi từ trên núi xuống theo con đường mòn. Nàng chào từ biệt tôi, đọan hỏi:
- Ông rời bỏ chúng em ư?
- Vâng, tôi phải ra đi. Công việc đã xong rồi cô ạ. Mưa ghê quá! Tôi cứ tưởng rằng nó sẽ không bao giờ chấm dứt.
Nàng chỉ tay lên những bức tranh sơn dầu của tôi hỏi:
- Ông sẽ bán những bức vẽ này chứ?
- Vâng thưa cô.
Một trong những bức họa đó là chân dung Tu Nhi.
- Ông bán cho ai cơ?
- Cho người nào muốn mua.
Nàng vừa nhìn tôi vừa đắn đo điều gì đó, lặng im một chút rồi lên tiếng:
- Cũng giống như các cô gái ở làng quê này. Họ cũng bị bán cho bất kì ai có tiền mua.
- Chẳng lẽ người ta lại đem bán các cô gái ư?
- Đúng như vậy đấy ạ. Hơn nữa còn rẻ, rẻ hơn những bức tranh  của ông.
- Lại thế nữa kia?
= Những kẻ cho vay nặng lãi mua tất cả các thiếu nữ. Mấy năm trước cha em vay của một tay giàu có trong làng một số tiền nhỏ nhưng với số phần trăm lãi khá lớn. Em lớn lên thì số nợ cũng lớn lên theo. Bây giờ tổng số tiền lên tới 600 rupi. Trả được món nợ đó vô cùng khó khăn. Phải mất nhiều năm tháng cũng chưa chắc đã dành dụm nổi.
- Tất cả phụ nữ ở đồn điền này đều phải làm việc để trả nợ ư?
- Không phải tât cả, nhưng phần lớn đều như thế! Người chủ đồn điền thu những nụ chè tốt nhất cho bản thân và để biếu các quan. Hắn cũng làm như vậy đối với các cô gái. Bọn chúng chiếm đọat chị em như hái các lá chè. Kẻ cho cha em vay lãi là một tên đê tiện, một tên điền chủ chân vòng kiềng. Hắn đi tập tễnh giống một con bò đực già. Có một lần em trêu chọc hắn. Em hát một bài mà các bạn gái em đặt ra về một người đi chân vòng kiềng. Thế là sang tuần sau, hắn đòi cha em phải gả em cho hắn thì hắn mới xóa nợ cho.
- Nhưng tại sao cô phải  lấy hắn?
- Còn làm thế nào khác được? Em phải lấy hắn thì
cha em mới thóat nợ.
Tôi nhìn lê bức tranh vẽ nàng. Đối với nàng, bức tranh ấy quả là sự hiện thân sống động nhất. Nàng đó, trầm buồn trên tấm vải vẽ sẽ được lồng trong khung và bán cho một gã nhà giàu, Hệt như trong cuộc đời thực.
- Thế nếu như tôi giải thóat cô khỏi món nợ đó? - tôi hỏi nàng
- Sao kia ạ?
- Tôi trả hắn món nợ và sẽ nói với cha cô hủy bỏ lễ đính hôn.
Tôi liền hõan chuyến đi và ngay ngày hôm sau đến nhà nàng nói với cha nàng quyết định của mình. Ông gìa không thể nào tin tôi được.
- Tại sao ông lại trả nợ hộ tôi?- ông lão hỏi. Ông muốn mua con gái tôi phải không?
Mua và bán - đấy là biện pháp duy nhất ở Canga người ta sử dụng để nhìn nhận tình yêu, khát vọng và những ước mơ của các thiếu nữ.
-  Không, tôi chẳng mua gì cả. - tôi nói rồi bỏ đi
Buổi tối hôm ấy Tu Nhi tìm đến gặp tôi.
- Thưa ông, sao ông không muốn mang em theo? - nàng hỏi. - Chẳng lẽ em xấu hơn bức tranh ông vẽ ư?
Đôi mắt nàng đẫm lệ. Nàng tỏ vẻ lo lắng và sợ hãi như một con thú nhỏ. Sợ hãi điều gì thì nàng cũng chưa rõ song nỗi nguy hiểm hình như ẩn nấp đâu đó, cạnh nàng.
Trong cuộc đời mình, tôi đã gặp khá nhiều phụ nữ. Họ đến rồi họ đi song không một ai trong số họ khiến t6i có thể kết bạn được lâu. Nhìn Tu Nhi, tôi linh cảm rằng chính nàng sẽ là người đàn bà biết cách cùng đi với tôi trên con đường dài, lấm bụi của cuộc đời mình.
Nàng nhìn tôi bằng đôi mắt màu sẫm, đôi mắt biết nói và biết cười.
Tôi nói với nàng:
- Mỗi người đàn bà bước vào cuộc đời tôi như một cốc rượu mà tôi đã uống cạn, vậy còn rót thêm vào làm gì?
- Sao lại thế, thưa ông? Chẳng lẽ nỗi khát khao của ông khộng bao giờ được mãn nguyện ư?
Niềm ấm áp tóat ra từ nàng ùa vào tôi. Từ phía đồn điền xa xa vẳng tới một bài ca...Tôi hôn nàng. Hương vị của rừng, bãi cỏ chăn cừu, cây tùng, cây bách hòa trộn vào nhau. Mọi màu sắc của cầu vồng nhập làm một, tất cả âm thanh cùng vang lên thành một bảng hợp tấu...
... Người họa sĩ lặng im một lát. Ánh mắt sống động đột nhiên biến đi. Chỉ còn thấy cánh mũi khẽ phập phồng.
- Rồi sao nữa, thưa ông? - Tội thúc dục. Ông ngước nhìn lên bức tranh rồi tiếp tục:
- Tôi trở về thành phố lấy tiền, khi quay lại thì đã quá muộn.
- Cha nàng buộc nàng phải lấy gã cho vay nặng lãi ư? - Tôi kêu lên
- Đúng như vậy. Hắn ta đã biết tất cả việc làm của tôi. Tối hôm tôi ra đi hắn đến nhà Tu NHi mang theo tờ giấy có dấu tay cha nàng điểm chỉ. Hắn dọa ẫm, hết thuyết phục lại đe dọa và ép buộc cha Tu Nhi phải trao nàng cho hắn. Ngay đêm đó Tu Nhi tự kết liễu đời mình. Trong vườn nhà nàng có một cây độc dược. Nàng hái quả, tự tay chiết lấy nước rồi uống vừa lúc các ông mối xuất hiện.
Ngày hôm sau tôi mang tiền trở về làng thì Tu Nhi đã tắt thở. Nàng đã thuộc về tôi. Tôi cúi xuống thi thể của nàng, hôn lên cặp môi giá lạnh...
 ... Trời tối. Khách đến xem triển lảm đã về từ lâu. Nguời trông coi gian triển lãm đi ra khóa cửa. Tôi chia tay người họa sĩ.
Một năm trôi qua kể từ ngày tôi được nghe kể câu chuyện trên. Tôi viết lại tất cả chỉ thay đổi tên và nơi xẩy ra sự việc nhưng người họa sĩ không cho phép tôi gửi đăng trên báo.
- Chừng nào tôi còn sống,- ông nói, - tôi không muốn mọi người biêt điêu đó. Nhưng chẳng bao lâu nữa bà có thể kể câu chuyện này cho tất cả mọi người, thậm chí không cần thay đổi tên họ.
Tuần trước - có thể các bạn đã đọc rồi?- các báo đã đưa tin về nhà họa sĩ nổi tiếng Xamec Handa đã từ trần. Báo chí đăng các bài điếu tang khá dài. Các bài văn thuật lại câu chuyện về bức tranh của ông.
Nhà họa sĩ tạ thế trong căn phòng trên tường có treo bức tranh " người đàn bà và cốc rượu vang ".
Thể theo nguyện vọng cuối cùng của Xamec Handa, tôi không thay đổi một chi tiết nào trong câu chuyện ông đã kể.
 
SH

Xem Tiếp: ----