uộc bầu cử Tổng thống Pháp vòng hai vừa kết thúc (thàng 5 - 2012). Thắng lợi thuộc về phe đối lập. Ông Ôlăng (François Hollande), người của đảng Xã hội đạt 56% tổng số phiếu bầu. Ông Nicolas Sarkozy Tổng thống sắp mãn nhiệm thất baị. (Luật bầu cử của Pháp khác luật của ta. Người dân Pháp được trực tiếp bầu Tổng thống. Ta bầu gián tiếp. Cử tri bầu đại biểu quốc hội. Đại biểu quốc hội bầu vị ứng cử viên được Đảng cử ra ứng cử chủ tịch nước - Đảng cử, dân bầu). Phe thắng lợi tưng bừng xuống đường tổ chức ăn mừng. Trong cuộc vui vẻ đó, trên màn hình tivi nhà mình, tôi trông thấy một quãng đường phố Paris đông nghịt người đi. Trong đó thấy một người đàn bà, tay cầm mỉcrô, tay kia vẫy đám người đứng trên vỉa hè (Chắc là những cử tri đã bỏ phiếu cho ông Sarkozi), và nói với họ (biên tập viên Đài truyền hình dịch sang tiếng Việt): “Các bạn ơi đừng khóc! Chúng tôi vẫn yêu các bạn”. Phải rồi! Người với người là bạn. Dù đôi lập nhau về quan điểm chính tri, hay về nhiều vấn đề khác trong đời sống xã hội, thì cũng vẫn là bạn, chứ đối lập không có nghĩa là kẻ thù. Nước Pháp không như nước ta chỉ có một đảng. Trái lại, nước Pháp và nhiều quốc gia khác trên thế giới có chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng phái. Nếu điểm mạnh của nền kinh tế thị trường là ở chỗ có nhiều thành phần, và lấy quy luật cạnh tranh để thúc đẩy sản xuất phát triển. Thì chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng phái cũng vậy. Đa đảng để các đảng cạnh tranh bình đẳng với nhau, Không đảng nào được ưu tiên, được độc quyền lãnh đạo. Do vậy mà tránh được, hoặc ít mắc phải các tệ nạn như quan liêu, độc đoán, tham ô, sách nhiếu… Tục ngữ ta cũng răn dậy: “Có mười thì tốt, có một thì xấu”. Nhà con một dễ hư hỏng hơn nhà con đàn. Còn vì sao mà hư thì ai cũng biết cả rồi… Theo luật của nước Pháp, đảng nào cũng có quyền cử người của đảng mình ra ứng cử đại biểu quốc hội (tức Hạ viện), và ứng cử Tổng thống. Đảng nào đạt được đa số phiều bầu, sẽ được quyền đứng ra thành lập Chính phủ, và trở thành đảng cầm quyền. Đảng thấp phiểu thành phe đối lập. Luật còn quy định, đảng nào đạt được từ 5% trở lên trong tổng số phiếu bầu, thì mới được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để hoạt động., Dưới 5% không được hỗ trợ. Thật đáng tiếc cho đảng Cộng sản Pháp, được thành lập đã gần một trăm năm nay (Đại hội Tua thành lập đảng Cộng sản Pháp năm 1920), và đã nhiều lần ra ứng cử, nhưng chưa bao giờ đạt được đa số phiếu bầu, Thậm chí có lần còn thấp phiếu hơn cả mức tối thiểu 5%. Cho nên bị cắt mất khoản tiền nhà nước hỗ trợ để hoạt động. Nói giả dụ: Nếu đảng Cộng sản Pháp đạt được đa số phiếu, mà lại trúng vào thời điểm những năm 1945 – 1946, thế kỷ trước. Thì chẳng những nước Pháp đã trở thành một nước Xã hội chủ nghĩa rồi. Mà đến cả cái việc cử một đạo quân viễn chinh hùng hậu sang Việt Nam, định bắt nhân dân Việt Nam phải làm nô lệ một lần nữa, cũng không thể xẩy ra! Trong một nước có nhiều đảng phái cùng hoạt động, nhiều lúc có những quan điểm trái ngược nhau, là điều khó tránh khỏi, Nhưng họ là người cùng một nước. Mà đảng nào chả yêu Tổ quốc của mình. Đảng nào chả muốn nước mình ngày càng giầu mạnh hơn, văn minh hơn, công bằng hơn. Cho nên mâu thuẫn, đối lập quan điểm giữa các đảng không thể trở thành đối kháng được. Thí dụ ở Pháp, khoá này ông Olăng (Haullande) thắng ông Sarkozi và lên cầm quyền. Nhưng nếu đảng cầm quyền không thục hiện đúng những điều đã hứa khi ra tranh cử, thì sang khoá sau, rất có thể đa số cử tri lại bỏ phiếu cho phe đối lập. Và khoá ấy đảng của ông Sarkozi lại trở thành đảng cầm quyền. Vì luật pháp của họ không cho phép đảng nào được “độc quyền lãnh đạo” Mà cũng rất có thể Chính phủ đương nhiệm phạm phải sai lầm gì đó, bị dân chúng biểu tình phản đối, bắt buộc Chính phủ phải giải tán, và tổ chức bầu cử trước thời hạn… Ta gọi đó là chế độ dân chủ Tư sản. ° ° ° Nghe đâu ngày xưa, nước ta cũng có một thời gian đa nguyên. Đó là ngày Cách mạng tháng tám mới thành công. Chính phủ Việt Nam dân chủ công hoà vừa tuyên ngôn độc lập. Chẳng bao lâu thì quân Tầu (quân của Chính phủ Tưởng Giới Thạch), được các nước Đồng minh cho vào nước ta giải giáp vũ khí quân Nhật. Nhân đó, bọn Quốc dân đảng lưu vong ỏ nước ngoài, như các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, liền theo chân quân Tầu về nước. Và dựa vào thế lực quân Tầu, họ ra sức hoạt động, nhằm cướp lại chính quyền vừa được khai sinh. Trước tình hình đó, ta đã áp dụng đường lối đa nguyên. Quốc hội bầu bổ sung một số đại biểu Quốc dân đảng. Và ông Nguyễn Hải Thần đã được bầu vào chức vụ Phó Chủ tịch nước. Nhưng rồi tình thế đã thay đổi. Quân Tầu rút về nước. Bọn Quốc dân đảng mất chỗ dựa. Biết không thể xoay chuyển được tình thế. Ông Nguyễn Hải Thần đào nhiệm, cùng bọn Vũ Hồng Khanh trốn đi theo chân quân Tầu. Nhân đó, lực lương an ninh của ta đột nhập vào trụ sở Quốc dân đảng ở phố Ôn Như Hầu, bắt gọn những tên chưa kịp chạy trốn. Kết thúc thời gian hoạt động công khai của Quốc dân đảng. Đồng thời cũng chấm dứt thời gian đa nguyên ngắn ngủi ở nước ta. Tuy vậy, sau đó ta cũng cho ra đời hai đảng phái chính trị. Đó là đảng Xã hội và đảng Dân chủ. Song đó chỉ là sách lược, là một giải pháp tình thế. Cho nên hai đảng ấy chỉ có hai cái tên đảng, và tên hai vị Tổng thư ký, chứ không có đảng viên, và tất nhiên cũng chẳng có hoạt động gì. Ấy vậy mà vào khoảng năm 1986 – 1987 gì đó, lại thấy báo chí đưa tin: “Đảng Dân chủ và đảng Xã hội đá tự giải thể. Vì đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình”! Có lẽ các nhà cầm quyền đã quá lo xa, sợ để hai “cái vỏ đảng” ở đó sau mở cửa đổi mới, nhỡ có kẻ bạo gan lấy đó làm cái cớ mà đòi bỏ “cái ruột đảng” vào thì phức tạp, cho nên mới dẹp bỏ trước đi. Ngày ấy tôi còn là một đứa trẻ con mười bốn, mười lăm tuổi, chưa biết gì về những chuyện lớn lao đó. Sau đi kháng chiến chống Pháp, tôi mới được nghe kể về vụ Ôn Như Hầu, về Việt Nam Quốc dân đảng. Rồi lại một hôm, ông Trưởng ty đưa cho tôi mấy quyển sách, bảo: “Cậu chịu khó đọc đi, chỗ nào không hiểu cứ hỏi tôi”. Chẳng hiểu sao, trong mớ sách chuyên môn ấy, lại lẫn cả tập sách chính trị của Nhà xuất bản Sự thật. Sách phê phán cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái năm 1930, thất bại, với chủ trương nửa vời: “Không thành thân cũng thành nhân”. Của hai ông Nguyễn Thái Học và Nguyễn Đình Nhu, lãnh tụ Quốc dân đảng. Đọc quyển sách ấy tôi mới hiểu, Quốc dân đảng cũng chống Pháp, đòi quyền độc lập cho nước nhà. Vậy mà chẳng hiểu sao họ lại bị ta phê phán gay gắt thế?...Thậm chí, trong kháng chiến chống pháp, và cả sau hoà bình, trong cải cách ruộng đất, đã không ít cán bộ đảng viên bị nghi oan, bắt bớ, cho họ là Quốc dân đảng. Năm 1952, thế kỷ trước, đi học tập chỉnh huấn, tôi đã đem thắc mắc trên ra hỏi giảng viên. Và đã được giải đáp: Quốc dân đảng thời ông Nguyễn Thái Học khác bây giờ. Quốc dân đảng bây giờ là bọn phản động. Chúng chống lại ta, và nhằm tranh quyền lãnh đạo của đảng ta. Thế là rõ ràng rồi. Đảng Cộng sản Việt Nam (có thời còn gọi là đảng Lao Động) muốn độc quyền lãnh đạo đất nước, cho nên mới chủ trương thể chế chính trị đơn nguyên. Và rất tự hào về chế độ dân chủ vô sản chuyên chính đó của mình. Chắc nhiều người còn nhớ năm xưa, phái đoàn cấp cao của Đàng và Nhà nước ta đi thăm một số nước bạn bè truyền thống, khi đến Ba Lan (Thời gian ấy Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa đông Âu đá sụp đổ. Ba Lan đã là thành viên khối Liên minh quân sự bắc Đại Tây dương. Trả lời báo chí nước bạn phỏng vấn, người đứng đầu Đảng ta đã nói: “…Chúng tôi cảm thấy chưa cần phải đa đảng”. Như vậy thì đơn nguyên hay đa nguyên, độc đảng hay đa đảng ở nước ta là do ý muốn của nhà cầm quyền, của đảng lãnh đạo. Người cầm quyền và đảng lãnh đạo có cho thì dân mới có, mới được. ° ° ° Trên hành tinh chúng ta có gần hai trăm quốc gia, hầu hết đều có nền chính trị đa nguyên, đa đảng. Chỉ riêng phe Xã hội chủ nghĩa vẫn đơn nguyên, mỗi nước chỉ có một đảng Cộng sản (hoặc đổi tên là đảng Lao động, hay đảng Nhân dân cách mạng) lãnh đạo. (Sau Thế chiến hai, phe Xã hội chủ nghĩa có mười ba nước. Hiện nay chỉ còn năm nước là Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Triều Tiên và Cu Ba). Các nước Xã hội chủ nghĩa vẫn tự cho mình là ưu việt hơn, văn minh hơn, dân chủ và công bằng hơn các nước khác. Vậy thử hỏi vì sao các nước Xã hội chủ nghĩa lại dị ứng với quyền tự do tư tưởng của con người, không dám đa nguyên, cấm các đảng phái khác không được quyền tồn tại? Trong khi đó ở các nước Tư bản, khá nhiều đảng Cộng sản vẫn được tồn tại và công khai hoạt động như các đảng Cộng sản Nhật, đảng Cộng sản Pháp, đảng Cộng sản Ý, đảng Cộng sản Đức, đảng Cộng sản Nga, đảng Cộng sản Ấn Độ… Chẳng những các đảng ấy được tự do hoạt động, mà còn được Chính phủ nước họ hỗ trợ một phần kinh phí để hoạt động. Văn minh hơn, dân chủ hơn, công bằng hơn…Vậy tại sao tự nhiên lại sụp đổ?... Và ở nước ta, sau hai cuộc chiến tranh, ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng nguyên mẫu Liên Xô, sao lại phải chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường? Mà đã là kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhiều thành phần, lấy cạnh tranh để thúc đẩy phát triển, thì còn “Định hướng xã hội chủ nghĩa” làm sao được nữa? Xã hội chủ nghĩa ở phương lai nào, ở không gian thời gian nào mà “định hướng” tới đó? Nhưng thôi! Sa chân vào cái chỗ bùng nhùng ấy thì giấy mực đâu, thì giờ đâu, và hơi sức đâu mà nói cho cùng. Để kết thúc, chúng tôi xin được trở lại chuyện bầu cử Tổng thống Pháp: Người bên thắng bảo bên thua “Đừng khóc”. Nhưng đừng làm sao được. Chắc chắn bên thua đã có nhiều người khóc, cho nên bên thắng mới an ủi như vậy. Hỡi những người ở bên thua! Các vị cứ khóc đi cho vợi bớt nỗi sầu. Vì kẻ thắng thì cười, người thua thì khóc. Từ nghìn xưa, đó vẫn là lẽ thường tình. Mà đã là cuộc sống thì phải có thành bại, có thắng thua mới là cuộc sống đúng nghĩa./. TP Uông Bí, ngày 11 - 6 – 2012 Tạ hữu Đỉnh