hi em còn nhỏ, cái thời mà người ta gọi để chỏm gì đó. Em và bạn bè chung quanh sống một cuộc sống đậm chất đồng quê rất vui vẻ tới nỗi chúng trở thành ấn tượng mà thời gian không thể làm bôi xóa phai nhòa đi.Ngày ấy câu chuyện của tụi con nít quanh quẩn vẫn là những cái không đầu đuôi.Một lần khi một đứa trong nhóm ra câu hỏi thích mùa nào nhất trong năm và lý do thì cả đám nhao nhao lên. Năm ba đứa thích mùa Hạ vì được nghỉ hè trong phải đi học. Một số thích mùa Thu với lý do rất ư đơn giản mùa Thu có nhiều đám mưa rả rích ăn cơm thấy ngon và ngủ cũng thấy ngon hơn, cá tôm nhiều tha hồ đi bắt. Đại đa số thì thích mùa Xuân bởi tết được bận áo đẹp được tiền lì xì, ăn bánh mứt.Duy nhất có riêng em là thích mùa Đông.Bởi mùa đông thì em được bận áo áo len màu đỏ mà Dì em đan cho.Trong cái đầu mơ mộng trẻ con em tưởng tượng mình là Cô Bé Quàng Khăn Đỏ trong truyện cổ tích mà cô giáo đọc cho nghe.
Em nhớ lúc đó em có vài ba cái bưu thiếp của một chị bạn lớp trên tặng cho mà em coi như báu vật.Chị ấy có người thân ở nước ngoài khi gần tết họ gởi thư, qùa về thăm hỏi gia đình có kèm theo vài tấm bưu thiếp phong cảnh.Em ngày đó nhìn không chớp mắt vào hình ảnh ngôi nhà nhỏ xíu có cái ống khói phủ đầy tuyết trắng.Phía trên có hình ảnh một ông già bận đồ đỏ cùng xe nai mà chị bảo rằng ông ấy đi tặng qùa cho trẻ con.Em hình dung đủ thứ chuyện từ cái đầu của mình nào là chắc là đẹp lắm, thích thú lắm.Hạnh phúc làm sao khi ở trong ngôi nhà như vậy chờ nhận qùa.
Sau đó không lâu em rời khỏi Việt Nam.Em được nuôi dưỡng trong môi trường không có người Việt nào cũng như không chút liên quan chi đến dòng máu đang chảy trong người em từ thức ăn, đến tập quán. đường phố thói quen. Trẻ con thì lại thích ứng rất nhanh và dễ hòa vào môi trường mới, thỉnh thoảng vào những dịp tiệc tùng, họp mặt trong khi những bà mẹ,ông bố nói chuyện ở phía bàn ăn thì tụi nhỏ như chúng em lại chạy nhảy gần đó và túm tụm với nhau.Em không có ý phân biệt nhưng thực sự là trẻ con bên đây dạn dĩ lớn trước tuổi hơn ở quê em.Câu chuyện cũng vì thế mà thực tế và khác đi rất nhiều.Những đứa trẻ hay hỏi nhau lớn lên sẽ làm gì, thông thường thì ước mơ ngành nghề của họ luôn gắn liền với việc thần tượng hay mong muốn giống ai mà mình từng thấy.Bằng chứng vài đứa bảo sẽ làm bác sĩ bởi trong mắt chúng những vị bác sĩ già hiền lành luôn là khuôn mẫu. Đứa khác thì bảo sẽ thành ca sĩ rock trứ danh, đứa mơ làm cả phi công nữa cơ. Vậy mà họ đồng loạt cười rộ lên khi nghe em bảo lớn lên em sẽ trở thành người thợ làm bánh ngọt.Chả là em rất mê ăn bánh ngọt và trong mắt ấy em ngày ấy chị thợ làm bánh ở cuối phố vào ngày đông lạnh giá thật ''ngọt ngào '' biết bao nhiêu.
Một lần Mom em tìm thấy tấm bưu thiếp cũ ngày xưa trong những vật dụng của em và nghe em kể lại những suy nghĩ của mình.Mom âu yếm ôm em mà mắt long lanh sắp khóc.Chắc Mom xót xa cho đứa nhà quê thiếu thốn như em.Mom bảo rằng sẽ dẫn em đi thấy tận mắt giấc mơ ấy.Mom định em lớn tí nữa thì mới dẩn em về chốn cũ nơi Mom sống vào thời con gái thuộc một quốc gia thuộc Châu Mỹ nổi tiếng về sự lạnh giá so với những nước láng giềng.Mom cũng cảnh báo em trước là rất lạnh nhưng em vẩn gật đầu liên tục và bảo rằng mình sẽ chịu nổi.
Mùa đông năm đó cả nhà em đi nơi ấy.Trước khi đi em thơ ngây hình dung rằng chắc sẽ lạnh như tủ kem nhà mình là cùng.Ấy vậy mà dù đã bận đồ, bao găng tay sẵn sàng, trùm kín mít người nhưng bước ra khỏi cửa phi trường em đã choáng váng, run rẩy vì cái lạnh mà mình chưa bao giờ gặp qua.Nhưng vốn là đứa lì lợm em vẩn muốn chạm tay vào cái em từng thấy,nhìn bằng đôi mắt thật để rồi em nhận về sự thất vọng khôn cùng.Tuyết lạnh lẽo đáng sợ, chứ chẳng có gì hay,chưa nói khi tuyết tan thì còn lầy lội và khiếp hơn.Căn nhà nhìn trong ảnh thì đẹp nhưng ở bên ngoài thì buồn tẻ không có chút sức sống như những con người ở nơi vắng vẻ.Không nhộn nhịp vui đùa như em tưởng tượng.Những ngày sau thì em rút suốt trong phòng có máy sưởi và không muốn ra ngoài bởi ngán ngẩm chỉ mong mau đến ngày về mà thôi dù em cứng cổ không chịu nói thật với Mom là em đã chán chốn lạnh giá này.Nhưng vẫn thấy thỏa thuê bởi giấc mơ ngày nào xem như đã thực hiện.
Mười bốn tuổi em đã được học và tập tành thử nghiệm những bài tập kinh doanh vở lòng đầu tiên cũng như sự đào tạo kỹ lưỡng từ Mom em.Một người rất thành công trong thương mại.Vì thế chẳng có gì lạ khi năm mười tám tuổi trong lúc bạn bè còn vùi đầu với sách vở cũng như một số sinh viên khác phải đi làm thêm để trang trải những chi phí sinh hoạt thì em đã có vài điều nhất định trong cuộc sống cùng mức thu nhập không thua bác sĩ hay kỹ sư.Tỉ lệ thuận với điều đó em mắc một '' căn bệnh '' nghiêm trọng và thường nhật ở con người đó là sự kiêu ngạo không coi ai ra gì trong đôi mắt bé nhỏ của mình, như một điều không thể tránh khỏi.
Em cũng nhanh chóng và sớm nhận về cái giá đích đáng theo sự công bằng.Em trắng tay trong một đêm chẳng những nếm mùi vị thất bại không còn gì mà em còn gây thêm vô số hệ lụy liên đới từ điều đó.Em thật sự sốc, em cũng khóc lóc và thấy thế giới sụp đổ như bao người khác.Huống chi ở cái tuổi đó em vẩn còn nhiều lắm non nớt,yếu đuối.Trên hết là em hối hận khi nhìn ra tính bướng bỉnh không nghe những lời khuyên từ bậc trưởng thượng.Em xấu hổ vì từng nhiều lần nói dối và cãi lời Dad.Và người nhận qủa nhiều nhất từ chuyện của em chính là Mom. Chán nản, thất vọng em cũng làm theo cái kiểu tiêu cực nhất của ''khi người ta trẻ ''.Em kéo vali ra khỏi nhà lấy lý do muốn yên tĩnh và về thăm cậu mợ ở một quốc gia khác. Thực ra em hèn nhát trốn chạy, không chấp nhận nổi sự thật nhưng lại hiểu rõ cơ hội vãn hồi rất khó.
Cậu mợ em là người rất tốt bụng hiền lành khá lớn tuổi, con cái của họ điều thành đạt và có gia đình ở riêng nên hiển nhiên cô gái nhỏ như em được họ thương yêu, chăm sóc hết mực.Em lúc đó tỏ ra ngoan ngoãn bình thường trước mắt họ nhưng đằng sau cánh cửa phòng mình thì khác.Em như con sói lạc bầy rút vào một góc nhấm nháp vết thương của mình.Nhìn đời toàn giả trá toàn xấu xa, mà càng liếm láp thì nổi đau càng sưng tấy càng nhức nhói và càng không muốn làm gì.Những ngày tháng đó thật là đen tối khi em phải chống chọi trong tuyệt vọng với cơn trầm cảm đang lảng vảng đâu đó.
Cho đến một hôm vào lúc đắp trò người tuyết trước nhà, khi hốt những đám tuyết mịn ấy em thấy phía dưới mặt đất những mầm cỏ thật nhỏ nhưng xanh mướt.Bâng khâng em suy nghĩ trong khi những cái cây to lớn khác cằn khô trong mùa đông thì dưới ngay lớp tuyết lạnh giá cuộc sống nhỏ nhoi vẩn đang bắt đầu.Em chợt nhớ lại ngày bé té ngã một cú thật đau thì sau đấy ngồi dậy cười toe toét chạy nhảy cùng chúng bạn như chưa hề bị đau, dù vết thương vẩn đang tươm máu.Thế mà hôm nay khi bị té ngã thì em cay cú, thù hận.Thậm chí đổ thừa không phải do mình mà do cái lý do nào đấy.Cuối cùng thì chui vào chăn khóc hay ngồi lì ra đó.Không thể đứng lên hay không dám đứng lên thì em hiểu rất rõ.Khi ngã có một bàn tay đưa ra kéo mình dĩ nhiên là điều tốt nhưng không có cánh tay nào chìa ra mà vẩn có thể đứng lên được thì lại là điều tốt hơn nữa.
Khi thông suốt được vấn đề, em hiểu cách tốt nhất là đối diện làm lại thay vì trốn tránh.Em bắt đầu đi xin việc làm như một sự hoà nhập với cuộc sống dù cậu mợ ngăn cản.Công việc đầu tiên em tìm được là đứng bán hàng trong một cửa hàng KFC.Một công việc mà ngày xưa em cho là thấp kém đối với một cô tiểu thư nhà giàu con một, được cưng chiều như em.Trong cái lạnh âm mười mấy độ của xứ lạnh những hồ nước điều đóng băng.Ngày hai buổi em lủi thủi đi ra trạm xe điện để đến nơi làm trước đôi mắt ái ngại lẫn thương xót của cậu và mợ.Nước mắt chảy ra bị đóng băng hay lạnh qúa không chảy được nữa em cũng không biết.Em chỉ biết không còn nghe vị mặn trên môi mình vào những ngày tháng ấy.Em bắt đầu niếm mùi của kẻ ''ngã ngựa '' học uống thuốc đắng, học bị nghe chưởi thay gì chỉ quen chưở̉i người khác như xưa.Học nói câu xin lỗi dù em không phạm lỗi.Nhìn nhận đời lắm người hay người giỏi,mình chỉ là hạt cát nhỏ bé. Học dưới màu áo vải nghèo nàn của chị quét rác là tấm lòng vàng và dưới lớp áo hoa khác là một tâm hồn nhàu nát. Lý thuyết với thực hành khác nhau trời vực.Em chấp nhận sự thật em thất bại do em ngu.Học nghe người khác nói thay cho chỉ bảo vệ cái tư tưởng của mình.Và em học '' kiệm lời'' chỉ nói với ai mà mình cho là thật sự cần.
Khi em ngồi viết những dòng này thì khoảng thời gian ấy đã ở góc dĩ vãng.Em của ngày hôm nay đã có gấp đôi, gấp ba cái thành tựu ngày xưa.Nhưng điều em vui nhất không phải là những thứ đó mà em vui bởi cuối cùng em cũng niếm lại được vị ngọt để em thấu hiểu rằng cuộc đời này vẩn còn nhiều lắm thứ đáng trân trọng.Ngày và đêm luôn tồn tại nhưng sống sao mà khi đêm về mình có thể ngủ ngon để sáng mai mở mắt ra tràn đầy năng lượng vật lộn với cái cuộc đời vốn đầy rẫy khó khăn, thử thách.Chứ không phải nô lệ đồng tiền theo cái kiểu ngày hôm nay phải kiếm được bao nhiêu.Và mùa đông đó với em không chỉ là kỷ niệm mà còn là điều em dùng để tự răn dạy, nhắc nhở chính bản thân em vào ngày hôm nay khi phải quyết định sự việc nào mà em cho là quan trọng.
Đúng ra thuận theo ngày tháng thì em được sinh vào mùa Xuân.Mẹ em cũng đã chuẩn bị sẳn một cái tên của loài hoa đẹp để đặt cho em.Vậy mà em ham rong ruỗi nên mẹ trở dạ em sớm gần hai tháng vào một ngày cuối đông. Ngày xưa y tế ở Việt Nam chưa phát triển em lại là một ca sinh khó khiến phải phải mổ và hậu qủa là chút nữa là mẹ mất mạng.Bây giờ vào những ngày sinh nhật của mình thêm một tuổi em càng thấu hiểu ơn sinh thành lớn như thế nào cũng như đôi khi gặp những phụ nữ có mang ở chốn công cộng em không đơn thuần giúp đở nhường nhịn họ như phép lịch sự mà em thật sự ngưỡng mộ họ khi ''mang nặng ''.Cái điều mà đứa con gái đánh đông dẹp bắc như em chưa bao giờ trãi qua.
Mùa đông cho em cái cớ là lạnh để có thể tự nhiên ôm lấy nhỏ Thảo và thò đôi bàn tay vào túi áo khoát của nhỏ khi ngồi sau honda nhỏ chở đi lòng vòng ở Sài Gòn.Mặc dù thời tiếc ở nơi đấy vẩn nóng bức so với người xứ lạ như em.Nhỏ mãi mãi là '' nhỏ '' của em dù lớn hơn em hai tuổi và đã là mẹ của hai đứa con cùng thân hình phì ra khác xa thời son rỗi.Cũng như khi em với Leyna tị nạnh nhau chuyện ai sẽ lái xe dưới cái tuyết tan trơn trợt.Lắm lúc cãi nhau chí chóe giành chăn với nhau, sau đó lại rút vào nhau,ôm chặt lấy nhau ngủ ngon lành như hai chị em ruột thịt.Để rồi bây giờ khi đông về nghe cô ấy bảo nhớ những ngày xưa cũ hồn nhiên thì em và cô ấy điều ngân ngấn nước mắt.
Mùa đông để em nhớ mãi về một ông già noen do Dad em hóa trang ngày xưa.Khó mà tin được người nghiêm nghị, có vị thế bên ngoài như Dad lại vui nhộn đến vậy khi ở nhà.Em lúc đó đã lớn biết rõ ông già noen do người ta hóa trang, giống như những món qùa là do Mom em tặng.Rồi sau khi cười lăn lộn em lại khóc nức nở và biết yêu thương họ như cha mẹ của em. Dù họ khác em chủng tộc nhưng tình thương họ dành cho em vô bờ bến không hề có ranh giới nào.Đôi lúc, lắm khi em lại mở cái tủ giày nhìn những đôi giày búp bê ngày xưa Mom tặng như một ký ức đẹp trong ngần nơi trái tim.Mặc dù em qua cái tuổi mặc váy xoè đi giày ấy từ lâu.
Mùa đông năm cũ giúp em ''lột xác '' để có em ngày hôm nay, biết sống sau cho tốt hơn, ý nghĩa hơn với những gì mình được thượng đế ân điển.Mùa đông cho em hiểu trong cái lạnh giá, cô độc khiến con người cần bên nhau hơn..Bằng chứng là em luôn nhận được nhiều thiệp báo tin vui vào ngày cuối đồng, thấy vui khi nghĩ có một cặp nên đôi với nhau.Để em biết đôi bàn tay em vẩn lạnh dù được mang găng tay của thương hiệu tốt nhất. Không có mùa đông tẻ nhạt, lạnh giá thì liệu mùa xuân có thật sự tuyệt vời như người ta ca ngợi không. Trong cái khó khăn, khắc nghiệt thì cái đẹp cái tốt mới được sinh ra.Con người không khổ ải thì không bao giờ thành người.Bị lạnh mới biết trân trọng bếp lửa ấm cúng, em quan niệm như thế.
Những ngày hôm nay phố xá giăng đèn kết hoa chuẩn bị giáng sinh và năm mới Không khí nhộn nhịp khắp nơi trên thế giới dù người có theo đạo hay không vẩn bị cuốn vào.Những người lớn tất bật vào ra ở những cửa hàng.Em biết cuộc sống vẩn nhiều lắm khó khăn, vô số gia đình nặng mang vấn đề cơm áo, gạo tiền.Đâu đó có trẻ con, người vô gia cư chết vào đêm đông giá rét ở xó xỉnh, gầm cầu.Tránh sao được khi đời là một bức tranh nhiều gam màu tối.
Nhưng em cũng tin vô số các em bé trên đời vẩn không ngừng mơ ước vào đêm đông.Cũng như tin có ông già noen mang qùa tặng đến khi chúng ngoan ngoãn dù đôi khi món qùa ấy chỉ là một thứ rất nhỏ nhoi của người lớn nhưng lại là tất cả với một đứa trẻ.Nói như vậy không có nghĩa chỉ có trẻ con mới mong ước em biết chắc rất nhiều người lớn luôn mong có một giáng sinh và năm mới bên tình thân cha mẹ,anh chị em.Ước mơ mà.. không bị đánh thuế hay cấm cản nên cứ tha hồ. Bằng chứng là em vẩn thường thấy tiếng thở dài nhè nhẹ của một ai đó khi không thể về sum họp được cùng gia đình vì những lý do bất khả kháng.
Thỉnh thoảng khi trò chuyện phiếm cùng bạn bè họ hỏi em sao lại thích mùa đông hay thích chi cái mùa đáng chán ấy.Em thường im lặng khẽ cười có thể vì câu chuyện của em dài dòng qúa em không muốn kể.Hoặc là nụ cười luôn là câu trả lời tốt nhất cho mọi trường hợp khiến người đối diện không bị mất lòng cũng không chừng.
Em từng nói rất mong mình sẽ trở thành một Mùa Thu Dịu Êm của anh nhưng vô số lần em bảo em yêu thích mùa đông và không thay đổi.Anh thường không hỏi em nguyên do tại sao như những người khác.Nhiều khi anh ngại khơi gợi những điều không vui trong ký ức của em hay anh cho là đứa con gái như em vốn lập dị nên yêu thích cái nghịch đời như một sự thích nổi trội theo xu hướng lạ.Em chẳng từng nói nhiều hơn qúa một lần rằng có nhiều điều người ta yêu thích mà chính họ cũng không biết tại sao. Nhưng riêng với mùa đông này thì em biết anh ạ.Mùa đông không chỉ là mùa được em yêu thích hơn thế nữa với em đó là mùa dành cho những yêu thương, mãi mãi là như thế.
Vậy thì... anh nè, anh có yêu mùa đông không?
Song Nhi
 

Xem Tiếp: ----