Khí trời từ hơi ẩm chuyển sang nóng nực dường như chỉ là việc trong khoảnh khắc. Khi hoa nhài trong vườn bỗng nhiên nở rộ, khi hoa hồng càng thêm rực rỡ, khi Ni Ni đã lớn đến lông dài chấm đất... Phấn Vân biết mùa hè lại đến. Lạ thật, loài người sinh lão bệnh tử, mỗi ngày đều có biến hóa không giống nhau, mà xuân hạ thu đông, một năm bốn mùa lại vĩnh viễn cố định như vậy, di chuyển không chút gián đoạn. Một ngày rồi một ngày, một tháng rồi một tháng, một năm rồi một năm. Mang theo Ni Ni, Phấn Vân tưới hoa cỏ trong vườn, sửa sang chậu cảnh. Không biết bắt đầu từ lúc nào công việc sửa sang vườn hoa của nhà họ Chung rơi vào tay Phấn Vân. Như vậy cũng hay, nàng dù nhiều dù ít có một việc để làm. Mỗi ngày sáng sớm và hoàng hôn, nàng đều tốn thì giờ một hồi trong vườn hoạ Hoặc giả, đó là bà cụ và Văn Mục có ý sắp đặt cho nàng, để nàng nhìn "sự sống" nhiều hơn một chút, bớt nghĩ đến "cái chết" một chút. Nhưng, họ lại không biết, nàng mỗi ngày nhìn hoa nở, cũng mỗi ngày nhìn hoa tàn. Tưới hoa xong, nàng đến bên vòi nước rửa taỵ Ngẩng đầu nhìn bầu trời, mặt trời đang chìm lặn, ráng chiều cháy đỏ trên trời, một mảng đỏ tươi như say, một mảng rực rỡ lóa mắt. Hoàng hôn, hoàng hôn cũng là thuộc về những tình nhân. "Sớm cũng nhìn ráng đẹp đầy trời, tối cũng nhìn ráng đẹp đầy trời", đó là một bài hát, người nhìn ráng đẹp tuyệt đối không phải là một ngườị Nếu sửa thành "Sớm cũng một mình đón ráng, tối cũng một mình đoán ráng", không biết sẽ có mùi vị gì? Nàng chậm chạp đi vào phòng khách. Phòng khách lớn trống không. Bà cụ ở trên lầụ Thúy Vi... mẹ Khả Tuệ... đi mua đồ chưa về. Văn Mục còn chưa tan sở. Khả Tuệ đã đi nghỉ hè, lại khó có được một ngày ở nhà. Cô gái này gần đây rất bận, dường như đang chơi một thứ trò chơi về kỷ hà học, không biết tam giác tứ giác hay là ngũ giác, dù sao chăng nữa nàng suốt ngày chạy nhảy ở bên ngoài, mà chuông điện thoại trong nhà suốt ngày réo không ngừng, mười cái thì đến chín cái kiếm nàng. Khả Tuệ, đứa con nuông của thanh xuân. Nàng cũng đã có những ngày xán lạn ấy, không phải vậy ử Chỉ là ngắn ngủi giống như sao sa rạch bầu trời đêm, lóe một cái là biến mất. Nàng đang trong phòng khách trống không hoang mang nhớ lại chuyện cũ, nắp piano mở, những phím đen phím trắng xếp hàng chỉnh tề, bên trên đã có làn bụi mỏng. Ðó lại là việc Khả Tuệ làm. Khả Tuệ gần đây bỗng nhiên có hứng thú rất lớn đối với âm nhạc, mua về cây ghi-ta đàn không ra bất kỳ khúc gì. Lại quấn lấy Phấn Vân đòi nàng dạy piano, đàn không nổi mấy bài tập, Khả Tuệ liều kêu lên: - Không! Không! Không! Cháu muốn đàn ca khúc, thím Ba, thím dạy cháu đàn ca khúc, giống như bài "Mỗi khi gió xuân thổi qua, lá cây trên cành xanh xanh biếc" ấy! Nàng sững sờ. Là ca khúc lưu hành ử Nàng chưa hề nghe quạ Mà Khả Tuệ đã trợn tròn mắt kinh ngạc đển tưởng chừng nàng là người ở hành tinh nào khác bên ngoài trái đất. - Cái gì? Bài hát ấy thím cũng không biết? Bạn đồng học chúng cháu ai ai cũng biết hát. Phải đấy, nàng không biết. Nàng không biết quá nhiều, đâu chỉ một bài hát! Nàng khẽ thở dài, đi đến bên đàn. Tìm một miếng giẻ, nàng bắt đầu lau chùi bàn phím kỹ càng, phím đàn phát ra những tiếng vang khẽ thánh thót. Một số ngày cũ quen thuộc nào đó từ đáy lòng lặng lẽ trượt qua, những ngày học đàn ấy, những ngày mê đắm trong âm nhạc ấy, những ngày diễn tấu vì "một người nào đó"... Kẻ sĩ vì tri kỷ mà chết, người đánh đàn vì tri âm mà đàn! Nàng thẫn thờ ngồi xuống trước pianọ Nếu sau khi Văn Tiêu ra di, còn có cái gì mà nàng không nỡ hoàn toàn vứt bỏ, thì đó là âm nhạc. Nàng vuốt phím đàn, không thành điệu, đánh từng nốt đơn. Sau đó, có một chủ điệu một khúc nhạc vụt qua trong óc nàng, nàng theo chủ điệu ấy đánh lên từng nốt đơn một... từ từ, từ từ, và nàng sa vào một thứ trạng thái hư vô nào đó, cất lên một cái tay khác, nàng để một chuỗi nốt lanh tanh lanh tanh giống như nước từ đầu ngón tay nàng tuột ra... Nàng bắt đầu đàn, đàn như mây bay nước chảy, tiếng đàn như tiếng thì thào của gió nhẹ, như tiếng xào xạc của rừng cây, như tiếng róc rách của dòng sông, như tiếng rả rích của cơn mưa nhỏ... mang một thứ tình cảm triền miên nào đó... Ðó là một bài hát, không phải là bài tập pianọ Một bài hát không được người biết. Phấn Vân còn nhớ trong quán ăn ở thành phố núi nhỏ miền Nam nước Pháp, một danh cầm già mù đã đàn đi đàn lại cho nàng và Văn Tiêu nghe bài này như thế nàọ ông ta dùng tiếng Anh chưa thạo nói với Văn Tiêu, đó là bài ông viết cho người vợ đã mất của ông. Phấn Vân lúc bấy giờ dùng sổ tay ghi lại chủ điệu của nó, sau đó còn thử phổ lời Trung văn cho nó: Giọt mưa rả rích trước song, Lá rơi lác đác trước cửa, Gió chiều hóa làm từng câu từng câu thì thào Tụ cũng khít khao, tan cũng khít khao Lắng nghe sóng biển thở than, Lắng nghe đỗ quyên nức nở, Gió sớm hóa làm từng câu từng câu thì thào, Hồn cũng khít khao, mộng cũng khít khaọ Bài hát ấy chỉ phổ nhạc được một nửạ Trong những ngày hạnh phúc không thể phổ hết được những câu buồn thảm. Hoặc giả, lúc bấy giờ nghe bài hát này đã thành quẻ xăm xấu cho ngày saụ Trên đời có mấy tân nương mới qua tuần trăng mật đã thành quả phụ? Nàng cắn môi, mặc cho tiếng đàn từ dưới tay mình tuôn chảỵ Nàng đàn đi đàn lại, đàn không biết chán, trong đáp lòng chỉ lặp đi lặp lại hai câu ấy: "Tụ cũng khít khao, tan cũng khít khao, hồn cũng khít khao, mộng cũng khít khao". Nàng không biết mình đàn lại đến lần thứ mấỵ Ni Ni nằm dưới chân nàng xao động, nàng không để ý đến, vẫn đàn. Sau đó nàng bị một sự buồn rầu khác ám ảnh. Nàng đàn lỗi một âm, lại đàn lỗi một âm nữạ Nàng dừng lại, thở dàị Một hồi tiếng vỗ tay vang, Khả Tuệ la lên: - Hay quá! Thím Ba! Thím nhất định phải dạy cháu đàn khúc này! Cô gái này về lúc nào thế? Sao lại lặng lẽ vào, ngay cả tiếng cũng không có? Hoặc giả là nàng đàn đến quên hết mọi sự. Nàng chầm chậm từ trên phím đàn ngẩnh đầu lên, lơ đễnh quay người lại, nàng còn sa vào trong âm hưởng tiếng đàn của mình, sa vào trong tình tứ triền miên "tụ cũng khít khao, tan cũng khít khao, hồn cũng khít khao, mộng cũng khít khao". Nàng nhìn Khả Tuệ, không chú ý cho lắm. Nhưng, bên cạnh Khả Tuệ có một thanh niên xa lạ bỗng cất tiếng: - Khi bà đàn lại lần thứ hai, nâng lên bát độ thử xem! Nàng giật mình, ngạc nhiên nhìn người thanh niên, mày rậm, mắt to, đôi mắt nồng nhiệt, tiếng nói nồng nhiệt, dáng vẻ nồng nhiệt... tựa như từng quen biết, nhưng lại nhớ không rạ Khả Tuệ đã chạy nhanh lại, kéo tay nàng: - Thím Ba, cháu giới thiệu với thím, đây là Cao Hàn. Cháu nhắc tới với thím vài trăm lượt rồi, nhớ được không? Cao Hàn, - Nàng nhìn Cao Hàn - Ðây là thím Ba! Thím học hệ âm nhạc, chưa tốt nghiệp đại học, đã lấy chú Ba tôị Cao Hàn nhìn sững người phụ nữ trẻ trước mặt. Tóc dài rẽ giữa, mặt trắng trẻo, mắt đen đến sâu không thấy đáy, cặp môi thiếu sắc máu, vẻ lơ đãng, còn có cái lạnh lùng rất đặc biệt rất đặt biệt... một thứ lạnh lùng dịu dàng, lạnh lùng phiêu diêu, lạnh lùng không tranh giành với đời... Nàng dường như sống ở một thế giới khác, áo sơ mi đen, quần đen, dải lưng đen... Chàng đánh cuộc chàng đã gặp nàng, chỉ là quên gặp ở nơi nàọ Nhưng, đó là một khuôn mặt không dễ quên, đó là một đôi mắt không dễ quên... Nàng cố sức lục lọi ký ức. Ni Ni chạy lại, chuông trên cổ kêu leng keng. Giống như ánh mặt trời chợt lóe, chàng kêu lên: - Chó Margis! Ðồng thời, Phấn Vân chú ý đến tượng "mình sư tử mặt người" trên cổ chàng. Bao lâu rồỉ Ni Ni sắp được nửa năm rồi! Thời gian trôi đi nhanh thật! Té ra đó là Cao Hàn, đó là Cao Hàn mà Khả Tuệ trong miệng trong lòng vấn vít không ngừng! Ðó là Cao Hàn biết hát biết sáng tác nhạc mà lại học cái môn rất không nghệ thuật là Khoa Y! Ðó là Cao Hàn đã đẩy Từ Ðại Vĩ vào trong một đám mây mù sầu thảm! Nàng nhìn chàng, lơ đãng gật đầu, lơ đãng cười, lơ đãng nói: - Mời ông ngồi - Nàng vỗ vỗ sofa - Khả Tuệ sẽ tiếp ông. Tôi xin phép - Nàng khom lưng ôm Ni Ni dưới đất lên. - Khoan chút đã! - Cao Hàn xông tới, đứng phía trước piano - Chúng ta đã gặp nhau, bà quên ử - Chàng chỉ chỉ con chó nhỏ. - Không quên - Nàng lắc đầu chầm chậm - Cám ơn ông đã nhường nó lại cho tôi, ông coi, nuôi được khá đấy chứ? - Rất khá - Chàng giơ tay sờ sờ con chó nhỏ, Ni Ni nhe răng ra với chàng - Ðồ vong ân phụ nghĩa, muốn cắn tao ử Khả Tuệ tò mò chạy lại, nhìn Cao Hàn, lại nhìn Phấn Vân. - Thế nào, hai người quen nhau rồi à? - Nàng ngạc nhiên hỏị - Coi như không quen, ngẫu nhiên mà thôi - Nàng quay người lại muốn đi lên lầụ - Ðợi một chút. - Cao Hàn lại một lần nữa ngăn nàng lại - Khúc bà đàn vừa rồi, tên là gì? Nàng nghiêng đầu nghĩ, vẻ ảm đạm. - Không có tên! - Thần trí nàng bay về phía thành phố núi nhỏ xa xôi, bay về phía một thế giới khác - Không có tên. - Bà có thử dùng ghi-ta đàn khúc này hay không? - Ghi-tả - Nàng sững sờ - Tôi không biết đàn ghi-tạ - Tôi bảo đảm - Cao Hàn sôi nổi nói - Dùng ghi-ta đàn sẽ có một thứ phong vị khác. Khả Tuệ, cô có ghi-ta không? - Có! - Khả Tuệ sốt sắng gấp gáp muốn khoe tài của Cao Hàn - Tôi đi lấy! Khả Tuệ chạy như bay lên lầụ Phấn Vân mệt mỏi uể oải, dựa chếch lên piano, dùng ngón tay vuốt ve đầu Ni Nị Nàng không nhìn Cao Hàn nữa, ý nghĩ của nàng bay vào trong cõi hư ảọ Khả Tuệ chạy trở lại, đưa ghi-ta cho Cao Hàn. Cao Hàn đỡ lấy, điều chỉnh lại âm, bật dây đàn, trừng mắt nhìn Khả Tuệ, cười mắng: - Cầm tinh con ếch, cô quả là lười, dây rỉ hết cả! Khả Tuệ làm mặt xấu đáng yêu, thè đầu lưỡi ra, cũng cười độp lại: - Cầm tinh sư tử, anh thiếu uy dũng, có ghi-ta cho anh đàn đã là tốt rồi! Cao Hàn ngồi ghé xuống sofa, gảy vài âm, sau đó, vẻ tươi cười trên mặt anh biến mất, trở thành trịnh trọng, trở thành nghiêm túc, sóng âm của khúc ấy lảnh lót tuôn chảy... Phấn Vân tập trung sức chú ý. Nàng kinh ngạc nhìn Cao Hàn, chàng lại đã nhớ được toàn bộ khúc ấy! Chỉ một lát sau, nàng nhịn không nổi đặt con chó nhỏ trong lòng xuống, nàng trở lại ngồi bên piano, hơi gật đầu với Cao Hàn. Cao Hàn hiểu ý đi đến bên đàn. Sau một đoạn dạo, tiếng đàn piano của Phấn Vân vang lên, ghi-ta của Cao Hàn thành phần đệm, họ phối hợp như mây bay nước chảỵ Ðàn đến một đoạn, piano của Phấn Vân hòa không nổi, họ đồng thời ngừng lạị Cao Hàn nói: - Như vậy, chúng ta sửa lại chủ điệu một chút, có giấy bút không? Khả Tuệ lại nhanh như bay đưa giấy bút đến. Cao Hàn trên giấy vạch khuôn nhạc và hình nốt nhạc, viết được nhanh mà trôi chảy, đưa cho Phấn Vân xem: - Như vậy, khi bà đàn phần thứ nhất, tôi đàn phần thứ haị Khi bà đàn ba tiết nhỏ này, tôi không đàn. Ðến đoạn bên dưới, khi tôi đàn, bà không đàn. Chúng ta thử xem saọ Họ lại thử một lượt, tiếng piano hòa với ghi-ta, giống như một cuộc diễn tấu cỡ nhỏ, hay đẹp. Khả Tuệ lâng lâng, lòng như say, chúm chím cười, nhìn ngón tay Phấn Vân lướt như bay trên phím đàn, ngón tay xinh xắn, thon dài mà sinh động. - Vấn đề ở tiết nhỏ thứ ba đoạn thứ hai - Cao Hàn nóị Phấn Vân cầm lấy giấy và bút, sửa lại vài nốt. Cao Hàn thò đầu nhìn, vừa dùng ghi-ta thử đàn. Phấn Vân đặt giấy bút xuống, lại đến bên piano, họ lại một lần nữa đàn lại từ đầụ Khúc nhạc hay đẹp biết bao! Phối hợp hay đẹp biết bao! Tiếng piano du dương triền miên, dịu dàng mà thánh thót, tế nhị mà ai oán, đẹp đẽ mà uyển chuyển... trong sắc chiều réo rắc vang lên, êm đềm dìu dặt, như mộng như cạ Một khúc đã hết, hai người đồng thời ngừng diễn tấụ Nhìn nhau, trong mắt Cao Hàn lóe lên ánh sáng sâu kín, trên má Phấn Vân hơi ửng hồng. Khả Tuệ vỗ tay như phát điên lên, nhảy loạn khắp nhà. - Hay quá! Hay quá! - Nàng kêu lên, lao đến lắc tay Cao Hàn - Cao Hàn, anh nhất định phải ghi khúc này lại, viết thành bản nhạc, để người Ai Cập các anh diễn tấụ Bài này không giống với ca khúc nhà trường của các anh, đúng không? Bài này có một phong vị khác, đúng không? Bài này cũng rất đẹp rất đẹp, đúng không? Cao Hàn chăm chú nhìn Phấn Vân. - Bài của bà? Chàng hỏị Nàng lắc lắc đầụ - Một người Pháp, không nổi tiếng - Nàng khẽ nói - Nhưng không hoàn toàn như vậy, tôi đã sửa một số chỗ. Cao Hàn gật đầụ - Nhất định có ca từ? - Chàng lại hỏị - Tôi từng thử viết nhưng chưa viết xong. Nàng viết ra hai đoạn ca từ. Cao Hàn đỡ lấy ca từ, khẽ hát thử. Sau đó, anh lại cầm ghi-ta lên, vừa đàn, vừa hát, tiếng của chàng rất giàu tình cảm. Chỉ hát một đoạn, Phấn Vân có phần mơ mơ màng màng, thời cũ ngày qua, từng chút từng chút một... Có một số người sinh mệnh thuộc về vị lại, có một số người sinh mệnh lại thuộc về quá khứ. Nàng đột ngột đứng lên, đẩy ghế đàn ra, nàng khom lưng ôm Ni Ni lên, không nhìn Cao Hàn nữa, không nhìn Khả Tuệ nữa, nàng đi thẳng lên lầụ Cao Hàn ngừng hát, nhìn theo bóng Phấn Vân sững sờ. Lát sau, chàng mới định thần lại, nói với Khả Tuệ đang gõ loạn trên phím piano: - Chú Ba của cô quả là có phúc lớn! - Chú Bả - Khả Tuệ sửng sốt - Chú ấy hai năm rưỡi về trước đã mất rồi! - Ủa! - Cao Hàn giật nẩy ngườị - Thím Ba mới thật tội nghiệp, chỉ theo chú Ba sang âu Chau một chuyến hưởng tuần trăng mật. Rồi, tất cả đều tiêu tan hết. Chú Ba tôi cưỡi xe mô tô bị tắc xi tông phảị Cái xe tắc xi chết tiệt ấy chạy biến mất tăm. Nhà tôi phải đi kiện vẫn không tìm được thủ phạm. - à! - Cao Hàn sững sờ nhìn cầu thang, cúi đầu xuống, chàng lại sững sờ nhìn bản nhạc trong taỵ "Tụ cũng khít khao, tan cũng khít khao, hồn cũng khít khao, mộng cũng khít khao!" Một thời gian, chàng lĩnh hội được rất nhiều cái lứa tuổi chàng chưa lĩnh hội được, lĩnh hội được rất nhiều đau buồn sinh ly tử biệt, lĩnh hội được cái hoang mang lòng dạ để đi đâu của Phấn Vân, thứ lạnh lùng cách tuyệt với đời ấy, cái chán chường muôn ý niệm đều nguội lạnh ấy, cái u uất triền miên ấy... - Nè! - Khả Tuệ gõ một cái lên người chàng - Anh làm sao mà đờ người ra thế? - à, - Chàng định thần lại, nhìn Khả Tuệ, lấy làm lạ Khả Tuệ sao lại nhẹ nhõm như thế, cười được thoải mái như thế - Cô vừa cho tôi biết một bi kịch!- Chàng nói - Cô nhớ chú Ba cô chứ? ông ấy rất ưu tú, phải vậy không? - ông là người rất ưu tú! - Khả Tuệ nghiêm túc nói - ông là người rất rất ưu tú! Nhưng, ông đã chết, đối với người đã chết mà nói, là một thứ chấm dứt. Người đang sống vẫn là phải sống, phải vậy không? Bà nội tôi ban đầu khóc đến suýt nữa đứt hơi, nhưng bà vẫn dũng cảm đối mặt với hiện thực, vẫn cười nói sống tiếp được. Vấn đề của Hạ Phấn Vân là ở đâu, anh có biết không? - Hạ Phấn Vân? - Ðó là tên của thím Bạ A, đúng rồi, thím Ba tôi là chị của Hạ Thiên Vân, Hạ Thiên Vân năm nay vừa tốt nghiệp. Cao Hàn lại ồ một tiếng. - Thím Ba tôi rất buồn rầụ Chúng tôi mỗi một người đều rất buồn rầụ Nhưng, buồn rầu mặc buồn rầu, chẳng tội gì mà từ đó biến thành một cái thây sống, khắp người đều khoác lên một thứ áo khoác buồn rầu, lại đem buồn rầu truyền nhiễm cho mọi người chung quanh mình. Cao Hàn nhìn nàng. - Cô nói vậy không công bằng - Chàng nói - Cô nên thông cảm cho bà ấy không tự chủ được tình cảm của mình. Bà ấy không mong muốn mình biến thành như vậy, phải vậy không? - Ðương nhiên thím ấy không mong muốn, chúng ta không ai lại mong muốn chú Ba chết. Nhưng cái chết của chú ba đã thành một sự thực, mọi người nên dũng cảm tiếp nhận nó, coi nó thành một thứ biến hóa của giới tự nhiên, hoa sẽ nở cũng sẽ rụng, mặt trời sẽ mọc cũng sẽ gác núi, mặt trăng có tròn có khuyết... Dù sao một người khi rơi xuống đất là cầm chắc sẽ chết. Chúng ta nên vì người đang sống mà sống, không nên vì người đã chết mà chết theo! Cao Hàn càng ngạc nhiên nhìn nàng, nhìn một hồi lâu, đáy mắt nàng có một ánh cảm động mới mẻ. - Cô có rất nhiều nghị luận sai lầm, từ sáng chí tối bô lô ba la không được ba câu đứng đắn. Nhưng Khả Tuệ, mấy câu đó của cô có tư tưởng triết học. Mặt Khả Tuệ ửng hồng lên, nàng làm mặt xấu hết sức đáng yêu với chàng, đưa mắt nhìn, mủm mỉm cườị - Ðừng khen tôi, tôi sẽ đắc ý và vênh vang. - Cô cho rằng khi cô không đắc ý, thì sẽ không "vênh vang" à! Kể từ hôm tôi quen biết cô trở đi, cô bất cứ lúc nào cũng "vênh vang"! - Anh cho rằng... - Khả Tuệ phùng má lên, tức đến nỗi hét toang lên - Tôi là vì anh mà "vênh vang" phải không? - Nàng hỏi thẳng thừng. - Không, không! - Chàng giơ tay đầu hàng - Ðừng lại biến thành con ếch lớn! Cô hiểu lầm ý tôi, đó là tôi nói, cô vẫn cứ là một cô gái không chịu gò bó, vẫn cứ không câu nệ, tôi thích cái "vênh vang" của cô! Khả Tuệ thoáng chút nghi ngờ đưa đẩy tròng mắt khẽ nói thầm: "Lời của mặt người lòng thú có phần không tin cậy được, người nói năng đường mật phần lớn đều là tiểu nhân". Cao Hàn trừng mắt nhìn nàng, ôm ghi-ta lựa dây, chàng tự nhiêu lại trở về với bài "Tụ cũng khít khao, tan cũng khít khao". Sắc trời đã tối sẫm, trong phòng khác đèn đã bật lên, Khả Tuệ phục trên vai chàng nói: - Ở lại nhà tôi ăn cơm tối, nhé? Chàng bật nẩy lên, nói liền một hồi: - Ðừng! Ðừng. Tôi về đâỵ Nói cô hay, Khả Tuệ, con người tôi rất sợ gặp các bậc bề trên của người khác, đợi lát nữa sẽ phải gặp má cô, ba cô... - Còn có bà nội! Bà nội mới là chủ trong gia đình! - Trời ơi! - Chàng quay người chạy ra phía cổng - Tạm biệt! Nàng kéo áo chàng lạị - Người nhà tôi là cọp, sẽ ăn thịt anh hay saỏ Vừa rồi anh đã gặp một vị "bề trên" của tôi đấy, anh còn đàn còn hát với người ta nữa! Bề trên, Cao Hàn sững sờ. Ðồng thời, xe hơi của Văn Mục đang vào nhà xẹ Thúy Vi xách gói lới gói nhỏ đồ đi vàọ U Hà đang bày đũa trên bàn ăn. Bà nội vịn cầu thang, rất tôn nghiêm bước xuống từng bước một... Trong khoảng khắc, Cao Hàn thấy mình đã bị bốn phương tám hướng bao vây, không thoát nổi nữạ Chàng quay đầu nhìn Khả Tuệ, nàng lại cười nghịch ngợm. Thế là Cao Hàn đành giống như con rối bị giật dây, theo Khả Tuệ nhất nhất chào hỏi những "nhân vật lớn" nàỵ Văn Mục hòa nhã mà phóng khoáng, không ra bộ ông bố gì cả, cười thân thiết với Cao Hàn. ánh mắt Thúy Vi lại nhanh nhậy, dùng một cái nhìn chăm chú khiến ngươì khác phải cảnh giác. bà nội... ồ, bà già tóc bạc này đúng là một vị chủ gia đình, bà nghiêm túc nhìn chàng, hạ một mệnh lệnh đơn giản rõ ràng: - Cao Hàn, tóc anh dài quá, lần sau đến nhà tôi, chí ít phải cắt ngắn ba tấc! - Bà! Người ta ở trong ban nhạc mà - Khả Tuệ muốn cầu xin thay cho Cao Hàn. - Anh ấy không phải là đầu xõa! Con trai phải gọn gàng sạch sẽ, Từ Ðại Vĩ chưa có lúc nào đầu tóc bù xù! - Bà lại nhìn chăm chăm Cao Hàn - Nhớ cắt tóc nghe! Yên tâm! Cao Hàn thầm làu bàu, làm gì có lần sau đến nhà bà nữa! Cắt tóc? Ðừng hòng! Lên truyền hình còn không chịu cắt, để đến nhà bà mà cắt tóc ử Tôi lại không phải là cháu bà, dù có là cháu, tôi cũng không cắt! Bà không biết, con trai ngày nay, tóc còn quan trọng hơn sinh mệnh! Giờ cơm tối đến, mọi người đều ngồi đâu vào đấy, trong bàn còn thiếu một ngườị Bà nội có phần không vui cau màỵ U Hà đi tới nói nhỏ: - Thím Ba hơi nhức đầu, không ăn cơm tốị Bà nội nhìn Thúy Vi một cái: - Con đi gọi nó xuống. Thúy Vi vâng lệnh lên lầụ Chỉ một lát sau, Phấn Vân đã theo Thúy Vi đi vào phòng ăn. Sắc mặt nàng đúng không dễ coi, nhợt nhạt mà gầy guộc, mắt hơi đỏ, thần thái ủ dột mà chới vớị Nàng miễn cưỡng ngồi xuống, nhìn bà cụ vẻ xin lỗị Bà cụ nhìn chăm chăm nàng, giọng nói lại từ tốn, ôn hòa mà kiên định: - Con phải ăn cho mập một chút, con quá gầy đấy! Phấn Vân gật gật đầu, bưng bát cơm lên. Nàng dường như không chú ý đến Cao Hàn được lưu lạị Cao Hàn lại nhìn đăm đăm nàng, ngạc nhiên bối rối thử dùng ánh mắt khao học để nhìn thấu suốt, trong người nàng phải chịu bao nhiêu đau khổ? Trên đầu lông mày nàng lại trĩu xuống bao nhiêu buồn phiền? Chàng nhìn và nghĩ một cách lãng mạn. Nếu có một người đàn ông, có thể khiến một người đàn bà vì anh ta mà "mộng hồn vấn vít", thế thì quả thật cũng "chết mà không hối tiếc".