Rốt cuộc, cái ý tưởng nảy ra vào một buổi chiều gió đùng đùng, vật vã những hàng cây trong vườn, cũng đã được thực hiện. Lúc đó, mới về từ một cuộc gặp
gỡ, uống vẫn một thứ rượu, bàn luận vẫn bằng ấy đề tài, tranh cãi triền miên chẳng bao giờ có kết luận khiến ông cảm giác khắp người dính dính một thứ chất
nhầy nào đó, mình cứ như là con ruồi mắc mạng nhện, phải thoát ra thôi, phải thoát ra, ông kầm bầm trong miệng, mắt vẫn ngước nhìn trời xanh lư lửng
những cụm mây trắng. Đúng vào lúc đó, cái ý tưởng tuyệt vời kia nảy ra. Ông ngồi nhỏm dậy, nhẩy cẩng trên chiếc ghế bố. Ngay lập tức ông vào báo với vợ.
"Thôi ông ạ", vợ ông van nài, "ông đã có tuổi rồi, sức vóc chẳng còn bao nhiêu, thôi cứ ở nhà làm những cái nho nhỏ như mọi ngày là đủ rồi". Những thứ nho
nhỏ chính là những bức tượng đủ thứ hình thù ông chất đầy một phòng. Ông vốn là nhà điêu khắc nổi tiếng một thời về những bức tượng danh nhân mà
không một cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc nào dám không mời ông. Thế rồi cơn bảo của nền kinh tế thị trường nổi lên làm xơ xác căn hộ tập thể nhà ông.
Ông phải bán dần bán mòn những tác phẩm ưng ý nhất lấy tiền đưa bà đong gạo. Đúng vào hôm trong nhà cạn sạch cả mọi thứ, tiền, gạo, tượng, sạch sành
sanh, ông tính uống quách liều thuốc chuột rồi lên giường nằm cho xong sự đời, thì bỗng dưng có khách lạ tới tìm, nước da sáng trưng, bộ âu phục sang
trọng, khói thuốc thơm lừng cả căn phong tồi tàn, thoạt nhìn là biết ngay kẻ quyền quí. Sau khi đưa mắt xét nét để xác nhận chắc chắn sự nghèp túng tới mức
lâm nguy của chủ nhà, khách mới tự giới thiệu là giám đốc của một xí nghiệp tư doanh mỹ nghệ, chuyên sản xuất hàng loạt tượng đủ mọi chủng loại, kích cỡ,
từ ông Bithôven tới chó Becgiê, từ "mùa xuân vĩnh viễn" tới ông thần tài bán cho các bà ở ngoài chợ... Tóm lại, đó là cả một ngành kỹ nghệ vừa đáp ứng được
các kiểu thị hiếu của các loại "thượng đế" lại vừa không nằm trong danh mục cấm kỵ của nhà nước kiểu như sản xuất pháo, mở báo tư nhân hoặc buôn bán
tình dục... Tiếp đó ông giám đốc bày tỏ lòng ngưỡng mộ từ lâu danh tài của nhà điêu khắc và ngỏ ý trân trọng mời ông cộng tác. Thế rồi một phong bì tiền
dảy cộp được khách để lên bàn làm lễ ra mắt làm nhà điêu khắc không khỏi sáng mắt lắp bắp:
- Tôi... tôi giúp gì được ông?
- Có chứ ạ, ông cứ sáng tác mẫu cho chúng tôi làm khuôn sản xuất đại trà thì chẳng mấy chốc ông... mua đất cất được nhà.
Ông khách nói vậy mà thành thật, cứ mỗi mẫu tượng nhà điêu khắc sáng tác ra, người ta lại "nhân" lên thành vô số "bản sao" khiến cho nhà điêu khắc cau
mày nhắm mắt không dàm nhìn những hình thù vô hồn, vậy nhưng lại bán chạy như tôm tươi nhất là những ngày lễ ngày tết người đời cần tặng nhau một
món quà lịch sự lại rẻ tiền. Và thế là những "cái nho nhỏ" theo cách nói của bà vợ cứ sinh sôi mãi trên bàn làm việc của ông. Một đôi chim câu châu mỏ vào
nhau, đôi trai gái cong người trong một điệu khiêu vũ, nàng tiên cá với bộ ngực vĩ đại ngoe ngẩy chiếc đuôi bé tý... những bức tượng nho nhỏ ấy được bày
bán khắp chợ cùng quê và ông bằng mà nói, nó thỏa mãn được thị hiếu của đám đông của các "thượng đế" kéo nhau vào các cửa hàng mỹ nghệ cốt chỉ ngắm
nghía, rút cuộc phải mở túi rút tiền ra mua. Tiền bạc chảy như nước vào nhà ông điêu lhắc và làm biến đổi khắp nơi nơi. Trước tiên, cái tivi đen trắng biến
thành cái đa hệ màu Sony Hifi đời mới nhất, rồi đến tủ lạnh, máy giặt, lò siêu âm... tất cả đều là đồ nguyên thùng. Cho đến khi gắn đủ ba cái máy lạnh ở các
phòng thì nhà điêu khắc chợt thấy căn hộ tập thể trở nên thật chội và đầy bất tiện. Lúc này mới thấy lời ông Giám đốc năm xưa quả là nghiệm, nhờ mấy ông
bà cò, nhà điêu khắc bán được căn hộ cũ kỹ ở khu tập thể, mua được ngàn mét vuông vườn ngay trong thành phố, cất được ngôi biệt thợ xinh đẹp hiện ông
đang ở. Khác hẳn với thời trong nhà không có nổi lấy chục kí gạo quanh năm ngày tháng chẵng ma nào tới chơi thăm, từ ngày ăn nên làm ra, lác đác đã có
người ghé, tuy nhiên phải đợi khi nhà điêu khắc xây xong ngôi nhà vườn khách khứa mới lũ lượt kéo tới "tham quan" đông chẳng kém gì bà con dưới tỉnh lên
thành phố tham quan dinh Độc Lập.
Lui tới thường xuyên nhất có một ông thà thơ hiện đại chuyên sáng tác những bài thơ bí hiểm tới mức chính ông cũng chẳng hiểu mô tê gì, một ông nhà văn
chuyên viết chuyện "phòng the" mà bất kỳ ông đầu nậu nào cũng có thể yên tâm bỏ vốn xuất bản mà không sợ sách bị thu hồi hoặc cấm phát hành, và sau
hết là một ông nhà báo văn hóa văn nghệ viết đủ thứ từ giới thiệu phòng tranh, sách mới phát hành, phim mới chiếu tới các vấn đề quan trọng như dân tộc,
hiện đại và các phiên đổi gác trong thơ. Tất cả các ông bạn chầu rìa ấy hợp thành một thứ công chúng hẹp ban phát những ngợi khen hào phóng chẳng kém
gì bia rót tràn ly trong bữa tiệc mừng một mẫu tượng của nhà điêu khắc được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Trong một buổi như thế, sau một tuần bia ngà ngà, nhà điêu khắc mới trịnh trọng bê ra một tác phẩm mới nất: tượng một người đàn bà khỏa thân duỗi đôi
chân dài, ưỡn cao đôi vú và dang ra đôi cánh chim như muốn bay lên trời. Ngay lập tức, nhà thơ hiện đại ứng tác ngay một bài thơ ca ngợi:
"Đôi cánh tay chim liếu điếu, khe tường lông vú ú mang mang..." Nhà báo văn hóa văn nghệ cạn ngay ly bia đặt cốp xuống bàn: "Hay, hay lắm, đúng là bức
họa không hình bằng lời, khe tường lông vú ú mang mang.. hoang hô". Cử tọa ào lên tiếng vỗ tay làm nhà văn "phòng the" tức mình đứng ngay dậy ứng
khẩu, một đoản văn diễn tả cặp đùi của pho tượng "nõn nà như một cặp giò lụa khiến người ta phải thốt lên: hỡi đôi chân của nàng, ta muốn cắn vào ngươi...".
Nhà báo văn hóa văn nghệ dường như cũng cảm thấy ngôn ngữ bất lực không diễn tả nỗi lòng khâm phục nữa bèn xỉa một miếng giò lụa nhét vào miệng nhà
văn mà rằng: "này đây, xin mừi, xin mời..." Cử tọa lại vỗ tay rào rào khiến cho nhà tạc tượng tưởng ngay rằng tác phẩm của mình là một tuyệt phẩm hài hòa
được cả hai cái khó hài hòa với nhau là "nàng nghệ thuật đỏng đảnh" và "gã lái buôn dẻo miệng". Dường như có thần giao cách cảm sao đó, nhà báo văn hóa
văn nghệ đứng ngay dậy và chúc mừng nhà điêu khắc "đã nêu một tấm gương về sự thống nhất giữa hai yếu tố thương mại và nghệ thuật" trong một tuyệt
phẩm không những công chúng "cao cấp" đánh giá cao mà đại đa số quần chúng cũng được hưởng thụ cái đẹp của nghệ thuật. Tuy nhiên, người tỉnh tảo
nhất, đứng ngoài cơn bão ngôn từ của sự khen ngợi lại chính là người sẽ bỏ tền túi ra để nhân cái tuyệt phẩm kia lên thành số nhiều. Hai ngày sau, trong
phòng làm việc của Giám đốc, ông ta ngắm ngía bức tượng, sờ nắn, lui tới, ngẫm nghĩ theo cái cách của một nhân viên hải quan nghi ngờ bên trong có cấy
giấu ma túy chứ không phải là một người đang chiêm ngưỡng cái đẹp nghệ thuât. Nhà điêu khắc đã cảm thấy máu bốc lên mặt, nhưng ông kềm chế được vì
ông đã quá quen với cãnh ông là người bán hàng, ông Giám đốc là khách hàng, tức là Thượng đế của ông, mà Thượng đế bao giờ cũng có lý. Bởi vậy ông
đành nuốt hận, nín thở, lắng nghe lời phán truyền:
- Ông nhìn kỹ lại đi, một chân to một chân bé phải không nào? Mà hình như chân phải dài hơn chân trái, đúng không? Lại còn đôi cánh nữa, có cần thiết biến
đôi tay thành đôi cánh không? Theo tôi ôn cứ tạc nguyên đôi cánh tay trần thật đẹp, thật khêu gợi vừa rất nghệ thuật lại vừa... dễ bán.
Giá như ngày trước ắt hẳn nhà điêu khắc đã lao cả bức tượng vào mặt ông Giám đốc, nhưng bây giờ, cái tính ngông ấy đã bị thương trường bào nhẵn đến mức
ông còn nở một nụ cười gượng gạo trên đôi môi run bắn vì kìm hãm những tiếng chửi:
- Được đước, ông lắp rắp, thoáng cái là tôi sửa xong cho ông ngay mà.
Ông Giám đốc rút ngăn kéo ra một tập tiền dày cộp và để an ủi nhà nghệ sĩ, ông dịu giọng:
- Không cần vội lắm đâu, ông cứ sửa từ từ, miễn là đạt yêu cầu.
Ôm bức tượng ra khỏi cửa, nhà nghệ sĩ bỗng cười lên sằng sặc, tiểu tiết, tất cả những cái đó chẳng qua là những chuệt vặt cả thôi, người nghệ sĩ phải biết bỏ
qua những cái nhỏ để rồi mai kia sẽ làm cái lớn. Quả nhiên, khi những "cái nhỏ" đã chất đầy hai căn phòng rộng, khi ngôi biệt thự có vườn đã đầy đủ tiện
nghi, khi các câu chuyện bàn luận trong đám bạn bè đã trở nên nhàm chán, lặp lại trong một buổi chiều lộng gió, cái ý tưởng "làm cái lớn" sau cùng cũng nảy
ra trong đầu nhà điêu khắc. Từ đó người ta thấy ông biến mất trong các cuộc nhậu tiền miên ở quán "Nghệ sĩ" nơi các nhà hoạt động thường lui tới, ông cũng
vắng mặt ở những cuộc triển lãm tranh mở ra nhiều không kém các điểm karaokê đang cạnh tranh nhau trong thành phố, người ta thấy ngôi nhà vườn của ông
đóng cửa im ỉm không còn mở ra thường kỳ vào ngày chủ nhật trong những cuộc họp mặt om sòm như trước nữa. Nhà văn "phòng the" điện hỏi nhà thơ
"không lời", nhà thơ "không lời" lại điện hỏi ông nhà báo văn hóa văn nghệ, tất cả mọi người cứ nháo nhào cả lên không biết nhà điêu khắc biến đi đâu.
Trong khi đó, bỏ lại sau lưng cả một thành phố ồn ào, bụi bặm, một đám bè bạn lắm lời, một ngôi nhà vườn đầy tiện nghi và một bà vợ âm thầm, nhà điêu
khắc lặn lội trên một vùng núi hoang vắng, chẳng có vô tuyến truyền hình, cũng chẳng có quán nhậu, ở cái nơi sơn cùng thủy tận này, lác đác vài nóc nhà
người Thượng nằm chênh vênh như 1 tổ chim nằm trên sườn núi. Hàng ngày ông theo chân dân bản đi làm nương, len lỏi giữa một vùng núi đá, tối về nằm rũ
trên giờng gân cốt rời rả. Lặn lội ròng rã cả tuần lễ không kết quả, sức lực muốn cạn kiệt, ông tính chuyện bỏ cuộc trờ về, chợt một hôm có một người Thượng
từ trên đỉnh xuống núi tìm ông hỏi:
- Tôi nghe đồn ông về đây tìm tảng đá trắng để tạc tượng?
Nhà điêu khắc lúc này đã thấm mệt, gật đầu:
- Đúng vậy, tôi đã đi khắp vùng này, không ở đâu có nó.
- Mời ông lên nhà tôi trên đỉnh núi, tôi sẽ chỉ cho ông một tảng đá cắc chắn làm ông vừa lòng.
Nhà điêu khắc ngần ngừ, liệu ông còn đủ sức để làm một chuyến viễn du lên tận tỉnh núi đụng mây kia chăng? Ông sẽ đi được đến nơi hay gục ngã dọc
đường? Ông tính từ chối, quay trở về nhưng rồi một sự thôi thúc nào đó, rất lạ, dường như khao khát tìm tòi, khám phá từ lâu tưởng đã chết trong ông, ngờ
đâu vẫn còn đó và lúc này bắt đầu thiêu đốt tâm can khiến ông không thể bỏ cuộc quay về. Thế là vào một buổi sáng đẹp trời, người Thượng khoác hành lý
s5m s5m đi trước, ông lầm lũi theo sau bước chân vào con đường dốc ngợc dẫn lên trời. Càng lên cao, rừng càng thưa thớt, càng bày ra trước mắt ông những
tảng đá hình thù kù dị như những quái thạch gợi cho nhà điêu khắc bao nhiêu bức tượng độc đáo mà thiên nhiên đã làm trớc tới 90 phần trăm công việc sáng
tác, còn lại có mười phần trăm cho tôi tay người nghệ sĩ. Có lúc vừa chui khỏi một cái hang để leo lên cao hưn nữa, nhà điêu khắc chựt sững người trước một
tảng đá lô nhô nhiều thạch nhũ mà thoạt nhìn ông đã nảy ra một đề tài về một nhóm tượng độc đáo chưa bao giờ ông nghĩ tới, ông dừng ngay lại, chuyến đi
kết thúc ở đây thôi, ông sẽ thuê người di chuyễn tảng quái thạch này về nhà, sáng tác một tác phẩm thực sự nghệ thuật, hoàn toàn theo cảm hứng của ông
không chiều theo bất cứ một yêu cầu nào của bất kỳ ai. Chuyến đi như vậy đã đạt kết quả vượt dự định ban đầu. Tuy nhiên anh chàng người Thượng khăng
khăng không cho ông bỏ cuộc dù rằng được hứa hẹn một món tiền thưởng hậu hỉnh, ông cáo ốm nằm lại, dọa quay tở về một mình cũng không sao lay
chuyển được ý định lì lợm của chàng trai miền núi người nhỏ bé nhưng rắn cắc như những rể cây cổ thụ mọc đầy sườn núi. Sau cùng ông đành gượng dậy,
nắm mắt nhắm mũi theo chân chàng trai tiếp tục lặn lội lên cao bụng thầm nguyền rủa cái tảng đá trắng chết tệt anh chàng luôn miệng ca ngợi: "Nó trấng như
da con gái vậy đó, trắng từ đầu đến chân, không có gợn một vân màu nào khác, Ông cứ cố đi đi, tới nơi ông sẽ tiếc đứt ruột nếu ông quay lại giữa chừng...".
Trong những đêm nằm lại dọc đường, chàng trai kể rằng cô vợ xinh đẹp của chàng cũng có nước da trắng như vậy. Hai vợ chồng sống hạnh phúc và êm đềm
cứ như thiên đường trên đỉnh núi vậy. Thế rồi bỗng một hôm có một gã đàn ông dưới xuôi quảy đôi bồ đựng toàn những đồ tạphóa và mỹ phẩm lên núi bán
hàng Bất hạnh cho chàng, quá tin mệng lưỡi bẻo lẻo của gã bán kết nghĩa anh em, mời gã về ở và chàng đâu cớ ngờ đang "cõng rắn về cắn gà nhà". Chính
trong những đêm chàng vác súng đi săn, bị quyết rũ bởi những lời đường ật và một thứ bùa phép, nàng tiên vợ chàng đã ngã vào tay tên hung ồ để rồi một
ngày kia chàng đi săn về, cả đôi gian phu dâm phụ đã biến mất, còn lại căn nhà vắng vẻ và hai chếc bồ rỗng gã kia để lại.
Phát điên vì khổ đau và giận giữ, chàng trai xuống núi đi tìm vợ ở khắp chợ cùng quê, lặn lội vào cả những nơi dơ bẩn nhất trong thành phố cũng tuyệt vô âm
tín, không mảy may dấu vết của nàng. Nhà điêu khắc an ủi rằng trong trái tim của bất cứ người đàn bà nào cũng ẩn nấp một con rắn và bất kỳ một thằng đàn
ông nào cũng đều đánh thức được nó dậy miễn gọi được đúng tên của nó mà chẳng cần tới bùa phép gì. Chàng trai người Thượng nhất định không tin chuyện
đó, chàng vải rằng nếu không có bùa ngải thì một cô gái xinh đẹp như vợ chàng không đời nào lại đi theo một thằng mắt trắng dã môi thâm xì, mặt nhẵn
không một sợi râu như thế. Chàng kể ằng sau khi vợ trốn đi, chàng đã tìm thấy cái bùa đó trong hòm quần áo của nàng và hứa với nhà điêu khắc sẽ cho ông
xem khi về tới nhà.
Chỉ còn một ngày đường nữa là tới nơi, đêm đó, câu chuyện mất vợ của chàng trai người Thượng làm ông không ngủ được, ông cứ ngồi ngắm mãi gương mặt
đầy đau khổ của chàng. Những gian truân trên đường tìm vợ, nỗi nhớ thương trong căn nhà lạnh vắng còn tràn đầy kỷ niệm một thời hạnh phúc, lòng giận dữ
sự xấu xa của người đời... đất cả đã tạo trên mặt chàng một vẻ đẹp chưa bao giờ ông thể hiện được trên các pho tượng của ông. Giá như ngay trong lúc này,
ông tạc được khuôn mặt của chàng trai, vĩnh viễn hóa được vẻ đẹp kỳ lạ đang mỗi lúc lộ rõ kia, chắc chắn ông sẽ tạo được một tác phẩm tuyệt vời, ông buồn
rầu nhận ra rằng lâu nay cái công việc gọi là "sáng tác" của ông không còn dựa trên cảm xúc nữa, ông đã "nghĩ ra" biết bao mẫu tượng bán nhan nhản cho
người đời chỉ bằng những kinh nghiệm đã qua của cái đầu. Con người nghệ dĩ tưởng như từ lâu đã chết trong ông, giờ đây đang sống lại trong chuyến đi tìm
chất liệu cho một sáng tác mới vượt khỏi cái môi trường đơn điệu và nhàm chám ông đang dãy dụa trong đó.
Ông cứ nằm trằn trọc mãi gần tới sáng mới thiếp đi và bất thần một trận mưa lớn trút xuống làm ông tỉnh giấc, rét run cầm cập. Cả đời sống trong thành phố,
chưa bao giờ nhà điêu khắc hứng chịu một trận mưa khủng khiếp như thế, tưởng như có một quả núi nước trút xuống đầu hai sinh vật nhỏ bé đang ngoi ngóp
trong vùng núi mênh mông. Sau cùng chàng trai người Thượng cũng dìu được nhà điêu khắc vào trú trong một cái hốc đá vừa đủ chỗ cho hai người ngồi. Mưa
vẫn phủ trắng trời đất, nhà điêu khắc sau những đợt rét dữ dội lại chuyển sang nóng hầm hập cứ như bao nhiêu năng lượng trong người đang tập trung đốt
cháy cái thân xác ướt sũng nước. Ông chìm đắm trong cơn mộng mị kéo dài suốt ba ngày liền trong đó ông thấy mình khát cháy họng mà xung quanh lại
mênh mông toàn những nước như thể ông đang trơ vơ ngoài biển cả. Thức giấc tỉnh dậy, ông hé mắt nhìn thấy mình đang nằm trong một căn buồng tối, ẩm
thấp và sặc sụa mùi phân trâu. Ông cố gắng ngồi dậy nhưng toàn thân nặng chịch, không nhúc nhích nổi chân tay. Chàng trai người Thượng mừng rỡ thấy
ông tỉnh lại sau khi chất giấc suốt trên đường chàng cõng ông từ hốc đá trên núi về đây, ngôi nhà nhỏ lạnh lẽo của chàng. "đến nơi rồi", chàng vui vẻ nói.
"Nó đâu?" - ông hỏi, giọng nói tưởng như của người khác. Chàng đỡ ông ra sân, trên chiếc ghế gỗ chỉ tay lên ngọn núi phía trước:
"Đó, nó nằm trên đó, chừng nào ông khỏe ta sẽ lên đó".
Ông lắc đầu, nở một nụ cười yếu ớt, ông biết, chỗ ông nằm đây là điểm cao cuối cùng ông có thể trèo tới, ông sẽ không leo thêm được bước nửa cho dù tảng
đá trắng kia có là kim cương đi nửa ông cũng chẳng cần, mọi thứ với ông bây giờ trở nên xa lạ, dững dưng, dường như chưa bao giờ ông được thấy. Chàng
trai trở vào buồng trong mang ra một gói nhỏ.
"Ông có muốn coi cái này không?"
Chàng cẩn thận cởi dây buộc, mở vuông vải bọc ngoài và đưa ra một vật làm nhà điêu khắc sững sờ.
"Đây là cái bùa thằng bán đồ dạo dùng để quyến rủ vợ tôi đây".
Nhà điêu khắc không còn tin ở mắt mình nữa, đó là bức tượng đôi trai gái khỏa thân, cuốn nhau trong một điệu vũ khoái lạc ông đã tạo mẫu và đã được đúc
khuôn bày bán nhan nhản ngoài chợ. "Ông thấy chưa? không có cái bùa yêu này thằng cha ấy làm sao quyến rũ nổi vợ tôi?". Chàng trai người Thượng buồn
rầu dí sát bức tượng vào mắt nhà điêu khắc. Ông giơ tay thu hết toàn lực gạt nó ra, bây giờ mọi thứ với ông đã trở nên xa vời, chẳng mang ý nghĩa gì. Chàng
trai vung tay chỉ lên ngọn núi phía trước:
"Trên đó có một tảng đá trắng nom rất giống... vợ tôi. Tôi muốn ông đục đẽo thêm nữa thành một bức tượng vợ tôi đang nhìn xuống căn nhà của tôi. Chiều
chiều đi săn về, tôi sẽ lên đó cúng vái thần linh, tôi tin rằng nó sẽ trở về...
Nhà điêu khắc gật đầu, thoáng cười. Ông tin rằng đó sẽ là tác phẩm tuyệt vời nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Ông sẽ tạc pho tượng ở một nơi an nhiên
tịch mịch, tít trên đỉnh núi cao kia, không có ông Giám đốc đòi hỏi những yêu sách của thị trường, không có những ông nhà văn "phòng the" nhà thơ không
lời, nhà báo văn hóa văn nghệ với những lời tán tụng làm ông buốn mửa. ở trên đó chỉ có ông, với bầu trời với tảng đá trắng và với hình ảnh người vợ trẻ của
chàng trai người Thượng khao khát chân trời, dứt bỏ quê hương đi tìm một cuộc sống mới mà cô tưởng rằng chỉ gồm những hoa thơm, cỏ lạ. Tuy nhiên, tất cả
các cái đó đều nằm trong ý nghĩ của nhà điêu khắc, nó làm gương mặt ông sáng bừng đúng lúc ông thở hơi cuối cùng...

Xem Tiếp: ----