ió to và trời lạnh, mưa và tuyết, khả năng không thể tiến hành những cuộc tìm kiếm lâu dài, tất cả ngăn chúng tôi. Môn và tôi, đá độn đến xứ sở đã mất, trước khi chấm dứt mùa đông. Chúng tôi không thể bắt tay vào một việc gì nghiêm chỉnh, trong suốt những ngày tháng giêng ngắn ngủi này, trong suốt những ngày thứ năm thoắt cái lại nổi gió đùng đùng, và luôn luôn kết thúc khoảng năm giờ bởi một trận mưa lạnh băng buồn nẫu ruột. Chẳng có gì gợi cho chúng tôi cuộc phiêu lưu của Môn, nếu không phải là việc từ buổi chiều anh về, chúng tôi không còn bạn nữa. Trong những giờ ra chơi, vẫn các trò chơi xưa được tổ chức, nhưng không bao giờ Giacxmanh bắt chuyện với Môn. Buổi chiều tan học, khi trường lớp đã được quét dọn, sân trường vắng tanh như ngay thời tôi còn cô đơn, và tôi trông thấy anh bạn cao lộc ngộc của mình lang thang từ vườn ra kho, từ sân vào phòng ăn, và ngược lại. Sáng thứ năm nào cũng vậy, mỗi chúng tôi vào phòng học ngồi bên bàn thầy giáo, Môn và tôi đọc Ruxxô và Pôn-lui Cuariê mà chúng tôi lục được trong các tủ hốc tường, giữa những quyển sách về phương pháp học tiếng Anh và các vở ghi nhạc được chép hết sức thanh nhã. Buổi chiều một cuộc viếng thăm nào đó tạo cơ hội cho chúng tôi trốn khỏi trường. Rồi cũng phải trở lại… Đôi khi, chúng tôi nhe mấy tốp học sinh lớn như tình cờ dừng lại ở cổng trường cao rộng, vừa đụng vào cổng vừa chơi những trò quân sự không hiểu nổi, rồi bỏ đi… Cuộc sống buồn tẻ ấy kéo dài cho đến tận cuối tháng hai. Tôi đang bắt đầu tin rằng Môn đã quên hết, thì một cuộc phiêu lưu còn ly kỳ hơn đến mở mắt cho tôi rằng tôi đã nhầm to, rằng một biến động dữ dội đang hình thành dưới bề mặt u buồn của cuộc sống mùa đông này. Chính vào một tối thứ năm khoảng cuối tháng, tin tức đầu tiên của Lâu đài huyền bí, làn sóng đầu tiên của cuộc phiêu lưu mà cả hai chúng tôi không nhắc lại đã len đến tận chúng tôi. Gia đình tôi đang thức chuyện phiếm. Ông bà đi rồi, chỉ còn lại với chúng tôi có Mili và cha tôi, cả hai đều không ngờ rằng cuộc giận nhau ngấm ngầm đã chia lớp chúng tôi thành hai phe. Lúc tan giờ, vừa mở cửa ném bã vụn thức ăn ra ngoài, Mili đã kêu lên: “Ôi!” bằng một giọng kinh ngạc đến nỗi chúng tôi xúm lại xem. Trên ngưỡng cửa có một lớp tuyết… Vì trời tối quá, tôi tiến mấy bước ra sân để xem lớp tuyết có dày không. Tôi cảm thấy những bông tuyết nhẹ bỗng chạm vào mặt và tan ngay tức khắc. Cha gọi giật tôi vào và Mili xuýt xoa vì lạnh bèn đóng ngay cửa lại. Chín giờ, chúng tôi chuẩn bị leo lên phòng ngủ. Mẹ vừa cầm đèn lên thì chúng tôi nghe rõ mồn một hai tiếng gõ cực mạnh vào cánh cổng ở đầu kia sân. Mẹ đặt đèn xuống bàn, chúng tôi đứng sững, gióng tai nghe. Đừng có tính đến chuyện ra ngoài. Có khi chưa đi quá nửa sân, đèn đã phụt tắt và bóng đã rơi vỡ. Chúng tôi lặng đi giây lát, rồi cha bắt đầu nói: “Chắc chắn là…” thì vừa hay, ngay dưới cửa sổ phòng ăn mở ra đường đi đến ga như tôi đã nói, rúc lên một tiếng còi dài lảnh lót vang đến tận phố nhà thờ. Tức thì, ngay sau cửa sổ vang lên những tiếng kêu chói tai có phần nhỏ đi vì bị kích chặn lại, do những người chắc đang bám vào các nắm đấm cửa leo lên một điểm tựa bên ngoài phát ra. - Đưa nó đến đây! Đưa nó đến đây! Từ đầu nhà kia, những tiếng y hệt đáp lại. Những kẻ trả lời đó, chắc đi qua đồng của lão Mactanh. Họ nhất định phải trèo lên bức tường thấp phân cách sân chúng tôi với đồng. Rồi gần như chỗ nào cũng có khoảng mươi giọng cố tình lạc đi cùng với tiếng thét lên không ngớt: “Đem lại đây! Đem lại đây!” – trên nóc hầm rượu nho mà họ đã trèo lên, nhờ một chồng bó củi dựa vào bức tường bên ngoài, trên bức tường thấp nối kho với cổng, nóc tường tròn cho phép lên ngựa thật thuận tiện, bức tường chăng lưới thép mắc các dọc đường ra ga có thể leo lên dễ dàng… Sau hết, ở khu vườn phía sau, một nhóm chậm trễ - vẫn chơi điệu Xarabăng ấy kép đến la lớn: - Nhào vô! Chúng tôi nghe tiếng th&e;nh bắt gặp. Còn tôi, sau cuộc lễ chiều, tôi ngồi đọc sách trong phòng ăn rét mướt, chờ mẹ mở cửa xem mẹ có khỏe không. Chủ nhật ấy, một sự nhốn nháo trước cửa nhà thờ đã giữ tôi lại bên ngoài sau buổi lễ chiều. Một lễ khai trương đội cứu hỏa tổ chức dưới vòm cổng lớn đã lôi kéo trẻ con bu đến. Trên quảng trường, có nhiều người lại vận quần áo cứu hỏa của họ, tụm năm tụm ba, rét cóng, dận đế giày không ngớt, họ lắng nghe ông đội trưởng Bu-Giác-dông thuyết lý rối tinh rối mù lên. Buổi lễ đang ồn ào bỗng ngưng bặt, tựa như người kéo chuông buông vội tay vì biết là nhầm giờ. Bu-Giác-Dông và quân của ông kéo nhanh cái bơm cứu hỏa đi. Họ khuất hẳn ở chỗ ngoặt đầu tiên, có bốn thằng bé nín thở đi theo, những đế giày to tướng của chúng xéo lên những ngọn cỏ hai bên vệ đường phủ sương giá mà tôi không dám bước lên để theo chúng. Bấy giờ trong thị trấn chỉ có hiệu cà phê Daniel là còn thấy có tiếng người, ấy là các khách uống trò chuyện và bàn cãi lúc bổng lúc trầm. Xoa xoa tay vào bức tường thấp của cái sân mênh mông ngăn cách nhà tôi với cả làng, tôi đi về bức tường rào lưới thép mắt cáo, không khỏi lo lo vì về muộn. Cửa ra rào và trên hàng rào hé mở và tôi thấy ngay là vừa có chuyện gì khác thường. Quả vậy, ở cửa phòng ăn – cửa gần nhất trong năm khuôn cửa lắp kính mở ra sân – một bà tóc đốm bạc khom người tìm cách nhòm qua màn cửa. Bà thấp bé, đội một cái mũ bằng nhung đen may theo lối cũ. Mặt bà gầy và thanh tú, nhưng hết sức lo lắng. Chẳng hiểu vì sao, vừa thấy bà, tôi đã sợ hãi đứng sững lại trước hàng rào. - Cháu đâu? Lạy Chúa – bà thì thầm – Cháu vừa bên cạnh tôi thôi. Cháu đã đi quanh nhà một lượt. Dễ chừng cháu đã trốn… Cứ sau một câu, bà lại khẽ gõ vào kính cửa ba cái mà ai không chú ý thì không nghe được. Chẳng ai ra mở cửa cho người khách lạ. Không nghi ngờ gì nữa, nhận được cái mũ từ ga chuyển vào, không còn biêt trởi đất gì hết, mẹ Mili của tôi ngồi cấm cung trong căn phòng đó, trước cái giường, vất tứ tung ruy-băng cũ và lông chim đã là phẳng, đang tháo ra, may vào, hý hoáy sửa cái mũ chẳng có gì là ghê gớm… Thì đúng thế, khi tôi đi vào phòng ăn với bà khách theo sát gót, mẹ hiện ra, hai bàn tay hai bên đầu vẫn cầm nào chỉ khâu bằng đồng thau, nào ruy băng, nào lông chim, hai bên mũ xem ra đã cân lắm đâu… Mẹ mỉm cười với tôi bằng đôi mắt xanh lơ lộ vẻ mệt mỏi vì đã khâu trong ánh nhá nhem, miệng xuýt xoa: - Con nhìn xem nào! Mẹ chờ khoe với con đấy! Nhưng chợt thấy bà khách ngồi trong cái ghế bành rộng ở cuối phòng, mẹ chưng hửng, nín bặt. Mẹ vội cởi phắt mũ ra, vá sau đó, cứ kẹp ngửa nó, áp vào ngực như một “tổ chim” bằng cách tay phải. Cái túi da và cái ô trên hai đầu gối, bà đội mũ bắt đầu phân bua, đầu khẽ đung đưa, lưỡi chắc chắc như các bà khách hay làm. Bà đã trấn tĩnh. Thậm chí vừa đả động đến con, bà đã lộ vẻ trịch thượng và bí ẩn, khiến chúng tôi đâm tò mò. Hai mẹ con bà đã đi xe từ La Pheclê-đănggiông cách Xanhtơ-Agát mười bốn ki-lô-mét đến. Góa chồng, và rất giàu, theo như ngầm tự giới thiệu, bà đã mất một trong hai copn, thằng úy Angtoannơ, nó đã chết vì một chiều đi học về, hai anh em xuống tắm dưới một cái ao nước rất độc. Bà quyết định đưa thàng đầu, Oguyxtanh đến ở trọ nhà tôi để theo lớp cao học. Chưa chi bà đã khoe rối rít về con. Tôi không còn nhận ra bà già tóc lốm đốm bạc khom người trước cửa một phút trước đây, với cái nhìn cầu khẩn và hoảng hốt của con gà mái có thể mất con con duy nhất đang ấp. Điều mà bà hãnh diện kể về con trai mình thật đáng ngạc nhiên: cậu ta thích làm vui lòng mẹ; thỉnh thoảng cậu cứ quần coc đi dọc bờ sông hằng kilomet để tìm trứng cuốc và trứng vịt trời trong các bụi kim tước đem về cho mẹ… cậu ta cũng bỏ lờ đơm cá… Đêm hôm nọ, cậu ta đã phát hiện trong rừng một con gà lôi trúng bẫy… Vốn không bao giờ dám về nhà nếu áo blu giông bẩn hay rách, dù chỉ một miếng nhỏ, giờ tôi kinh ngạc đưa mắt nhìn Mili. Nhưng mẹ tôi không nghe nữa. Thậm chí mẹ còn ra hiệu bảo à khách im đi. Rồi thận trọng để cái “tổ chim” xuống bàn, mẹ lặng lẽ đứng lên như để bắt quả tang ai đó… Thực thế, trên đầu chúng tôi, trong căn phòng hẻo lánh chất những mảnh pháo hoa cháy đen thui dịp Mười Bốn tháng Bảy vừa rồi, có một bàn chân lạ, tự tin, đi tới đi lui đến rung trần nhà, rồi đi qua mấy gian kho lẫm tối ở tầng hai, cuối cùng mất hút trong mấy phòng sát cạnh từ lâu không có người ở, giờ dùng để phơi cây đoạn, và rải cho táo chín. - Lúc nãy, mẹ đã nghe tiếng chân này trong các phòng bên dưới – Mili thì thào – mẹ cứ tưởng là con về, Phăngxoa ạ… Bà khách và tôi đều không đáp. Cả ba chúng tôi đứng lên, tim đập rộn, khi nghe có tiếng cửa kho ở đầu cầu thang dẫn xuống nhà bếp mở ra, rồi có người bước theo các bậc thang, đi qua nhà bếp và hiện ra trên lối vào phòng ăn mờ ảo. - Con đấy ư, Ôguyxtanh? – bà khách hỏi. Đấy là một chàng trai cao lêu đêu khoảng 17 tuổi. Trong bóng đêm đang buông, thoạt đầu tôi chỉ nhìn thấy cái mũ phớt nông dân có lót ở phía sau và cái áo blu đen có dây thắt ngang lưng mà các học sinh hay mặc. Tôi cũng nhận thấy anh đang mỉm cười. Anh nhận ra tôi. Và chưa ai hỏi han anh gì được, anh đã bảo tôi: - Cậu ra ân không? Tôi do dự một chút. Rồi thấy Mili khôn giữ, tôi cầm lấy mũ cát-két và đi về phía anh. Chúng tôi qua cửa bếp, đi đến khoảng sân dành cho trẻ em chơi đã nhập nhoạng tối. Trong ánh ngày le lói sắp tắt, tôi vừa đi vừa nhìn bộ mặt xương xương với cái mũi thẳng và hàng lông tơ trên mép. - Đây này – anh nói – tớ tìm thấy trong kho nhà cậu đấy. Chắc không bao giờ cậu để mắt đến kho phải không? Anh cầm trong tay một bánh xe gỗ nhỏ đã sạm đen, một dây pháo hoa rách bươm quấn chung quanh, có lẽ đó là mặt trăng hay mặt trời trong đêm pháo hoa vừa rồi. - Có hai tràng không bắn đi được. Nhưng chúng mình vẫn có thể đốt lên – anh nói giọng bình bĩnh, vẻ tin tưởng sự việc sẽ đúng như thế. Anh ném mũ xuống đất và tôi thấy đầu anh trọc lóc như đầu nông dân. Anh cho tôi xem hai tràng pháo bị bỏ xé mà ngòi bằng giấy đã cháy cụt một phần, quả nào cũng sém đen. Anh chôn ổ trục bánh xe xuống cát, rồi rút từ túi ra một bao diêm trước con mắt ngạc nhiên của tôi, bởi vì chuyên nghịch lửa, chúng tôi đã dứt khoát bị cấm. Anh thận trọng cúi xuống, châm ngòi pháo. Rồi anh nắm lấy tay tôi, hấp tấp lôi tôi lùi lại. Mấy giây sau, lúc cùng mẹ Môn bước ra ngưỡng cửa sau khi đã bàn bạc ấn định giá ở trọ, mẹ tôi thấy vụt lên từ dưới nhà chơi của trẻ con chúng tôi hai chùm sao đỏ chói và trắng xóa, kèm với tiếng xịt xịt. Trong chừng một giây, mẹ nhìn rõ tôi trong vùng sáng thần kỳ, tay bị chàng trai lêu đêu mới đến đang đứng lặng đi giữ chặt… Lần này nữa, mẹ vẫn không dám nói gì. Và buổi tối, bên bàn ăn gia đình trong bữa chiều, có một anh chàng cứ lặng lẽ ăn, đầu cúi thấp, chẳng hề quan tâm đến cái nhìn chăm chăm của ba chúng tôi.