húng tôi tưởng mùa xuân đã đến, nhưng thật la quá sớm và hão huyền. Chiều thứ hai, chúng tôi muốn làm bài tập ngay sau 4g như đang giữa mùa hè. Để hìn rõ hơn, chúng tôi đưa hai cái bàn ra sân. Nhưng trời tối sập ngay xuống. Một giọt mưa rơi vào một quyển vở. Chúng tôi rức tốc quay vào. Trong căn phòng mênh mông tối sẫm, chúng tôi lặng lẽ đưa mắt qua các cửa sổ rộng nhìn mây bay vun vút trên bầu trời xám. Cũng đang ngắm mây như chúng tôi, một tay nắm lấy nắm đấm cửa sổ, Môn không nén được đã thốt lên, dường như đang tiếc ngơ tiếc ngẩn: - A, mây bay khác thế kia, lúc tớ đang rong ruổi trong chiếc xe của trại Ngôi Sao Đẹp trên đường! - Đường nào? – Giaxmanh Đơlusơ hỏi. Môn không đáp. - Em – tôi lên tiếng để lái sang câu chuyện khác – em thích chu du như thế trên xe không mui, đầu che một cái ô thật lớn. - Và dọc đường cứ chúi mũi đọc sách như ở trong nhà – một bạn tiếp lời. - Có mưa đâu, tớ cũng không muốn đọc – Môn đáp, tớ chỉ thích ngắm cảnh thôi. Girôđa hỏi: - Cảnh nơi nào? Môn lại lời đi. Còn Giacxmanh nói: - Tao biết… Bao giờ cũng một cuộc phiêu lưu vĩ đại!... Hắn nói bằng một giọng làm lành và long trọng, như thể hắn cũng có tham gia đôi phần vào bí mật của Môn. Nhưng vô ích, đừng hòng lấy lòng anh. Trời đã tối, ai cũng lật áo blu lên che đầu và lao đi dưới mưa rào giá lạnh. Cho đến hứ năm sau, trời vẫn mưa sụt sùi. Thứ năm này còn buồn hơn thứ năm trước. Đồng bãi mọi nơi đều chìm trong một biển sương mù như băng, như trong những gày đông xấu trời nhất. Bị cái nắng tươi vui hôm nọ đánh lừa, Mili đã cho giặt giũ quần áo chăn nệm. Song đừng có nghĩ đến việc đem phơi trên hàng rào goài vườn hay ngay cả trên dây trong nhà kho tầng hai, vì lạnh và ẩm thế này cơ mà. Bàn với ông Xơren, mẹ bỗng nảy ra ý đem trải đồ giặt trong các lớp học, và đốt thật to các lò sươi trong những phòng ấy lên, vì hôm nay là thứ năm. Để tiết kiệm lửa trong nhà bếp và phòng ăn, mẹ nấu thức ăn trên lò sưởi, và suốt ngày, Môn và tôi ở trong phòng học lớn. Mới đầu – tôi còn trẻ con biết bao! – tôi coi sự thay đổi đó như một ngày hội. Hội gì mà tẻ!... Đồ giặt hút hết hơi nóng lò sưởi, phòng vẫn lạnh thấu xương. Ngoài sân, mưa bụi mùa đông buông dầm dề không dứt, ẩm ướt vô cùng. Vì vậy, chán ngán hết chỗ nói, ngay từ 9g sáng, tôi đã tìm gặp Môn. Chúng tôi gục đầu vào chấn song cánh cửa, lặng thinh ngắm một đám ma từ một làng xa, đến quảng trường Bốn Đường phía đầu thị trấn. Cỗ quan tài mà người ta chở đến trên một chiếc xe bò được hạ xuống, đặt lên một tấm đan ở chân cây thập tự lớn, nơi mà gần đây bac hàng thịt đã nhìn thấy mấy bạn của chàng Bôhêmiêng đi rình mò. Giờ chán gở đâu, viên chỉ huy trẻ tuổi đã chỉ đạo tài tình cuộc tập kích đếm ấy? Như một thông lệ, mục sư và các ca sĩ đến trước cỗ quan tài, và các bài hát buồn thảm vang lên đến tận chỗ chúng tôi. Chúng tôi biết đây sẽ là cảnh tượng duy nhất của ngày hôm nay, diễn ra trọn vẹn như nước trôi trong mương. - Bây giờ - Môn bõng nói – tớ đi chuẩn bị hành lý, Phrăngxoa ạ, tớ viết thư cho mẹ tớ thứ năm tuần trước, để xin mẹ cho học nốt ở Paris. Hôm nay tớ lên đường. Anh vẫn nhìn về phía thị trấn, hai bàn tay chống vào chấn song ở độ cao ngang đầu. Còn gì mà phải hỏi xom liệu mẹ anh, vốn chìu anh hết mực, lần này có chìu anh không. Cũng chẳng phải hỏi làm gì xem vì sao anh bỗng dưng lại muốn đi Pari!... Nhưng chắc chắn trong anh có niềm lưu luyến và nỗi sợ hãi phải rời xa mảnh đất Xanhtơ-Agat thân yêu này, nơi anh đã lên đường phiêu lãng. Phần tôi, tôi rụng rời chân tay, đau xót và bàng hoàng, mà thoạt đầu tôi không cảm thấy. - Lễ Phục sinh sắp đến rồi! – anh nói để tôi đỡ ngạc nhiên, và cất tiếng thở dài. - Tìm thấy người phương xa là anh biên thư cho em chứ? – tôi hỏi. - Tớ húa, đương nhiên. Cậu chẳng phải là bạn và em của tớ hay sao? Rồi anh dịu dàn gôm lấy vai tôi. Dần dần tôi hiểu rằng thế là hết, bởi vì anh muốn học tiếp và thi tốt nghiệp ở Paris, không bao giờ tôi còn có bên mình người bạn vĩ đại nữa… Để gặp lại, chúng tôi chỉ còn hy vọng vào căn nhà ở Paris, nơi hẳn có vết tích của cuộc phiêu lưu thất bại… Nhưng để thấy Môn héo hon đi, thì hy vọng ấy há chẳng là cơ cực đối với tôi chăng?! Cha mẹ tôi được báo tin. Ông Xơren rất ngạc nhiên, nhưng hiểu ngay tất cả khi Môn trình bày. Mili vốn thích nhà cửa ngăn nắp dễ chịu, lấy làm buồn nhất, khi nghĩ rằng mẹ của Môn sẽ thấy nhà tôi mất sự ngăn nắp quen thuộc… Ôi, hòm đồ đạc của anh sẽ được sửa soạn ngay! Chúng tôi tìm dưới gầm cầu thang những đôi giày anh đi chủ nhật, trong tủ một ít quần áo, rồi sách vở và giấy tờ của anh… tất cả những gì mà một chàng trai 18 tuổi được sở hữu trên đời. Đến trưa, bà Môn đi xe của mình tới. Bà ăn trưa ở quán cà phê Đaniel cùng Môn, và gần như không giải thích một lời, bà đưa anh đi, ngay khi ngựa đã được ăn cỏ và thắng vào xe. Chúng tôi đứng trên ngưỡng cửa chào từ biệt hai người. Và chiếc xe mất hút ở chỗ ngoặt trên quảng trường Bốn Đường. Mili chùi chân trước cửa, rồi đi vào phòng ăn lạnh lẽo, sắp xếp lại những chỗ bị mất trật tự. Còn tôi, lần đầu tiên sau bao tháng dài, tôi chỉ còn một mình trước một đêm thứ năm dài lê thê – với cảm tưởng rằng tuổi niên thiếu của tôi vừa ra đi mãi mãi trên chiếc xe cũ kỹ kia.