hời gian mãi qua. Tôi mất hy vọng gặp lại bạn tôi, và những tháng ngày buồn bã trôi đi trong ngôi trường thôn quê, còn trong ngôi nhà hoang vắng là những ngày tháng sầu thảm. Phrăng không đến điểm hẹn mà tôi đã báo, vả chăng đã lâu rồi bà dì Moanen của tôi không nhớ Valăngtin ở đâu nữa. Chẳng bao lâu niềm vui duy nhất ở Xablonnie là cháu bé mà người ta đã ó thể cứu được. Chuối tháng chín, thậm chí cháu lộ cho biết trước cháu sẽ là một cô bé rắn rỏi và xinh đẹp. Cháu sắp được một tuổi rồi. bám lấy nan các ghế tựa, cháu một mình vừa đẩy ghế, vừa bước đi không sợ sẽ bị ngã, gây nên tiếng ầm ĩ vang vọng âm âm rất lâu trong ngôi nhà bị bỏ rơi. Khi tôi bế cháu trong tay, chẳng bao giờ cháu kêu đau, đến nỗi lần nào tôi cũng phải thơm cháu một cái. Vừa như hoang dại, vừa thật dễ thương, cháu quẫy chân quẫy tay, cười rúc rích hay ré lên, xòe cả bàn tay bé bóng đẩy mặt tôi ra. Dường như cháu sắp xua tan bằng tất cả sự nhí nhảnh và toàn bộ vẻ hoang sơ của mình nỗi đau buồn đè nặng ngôi nhà từ khi cháu sinh ra. Thỉnh thoảng tôi tự nhủ: “Hiển nhiên, dù có vẻ hoảng sợ, phần nào cháu cũng sẽ là con ta”. Song, một lần nữa, Thượng đế lại địn đoạt một cách khác. Một sáng chủ nhật cuối tháng chín, tôi dạy khá sớm, trước cả bà già nông dân giữ con mọn. Tôi sẽ đi câu cá ở Sê với hai người ở Xanh-Bơnoa và Giacxmanh Đơlusơ. Dân làng chung quanh cũng rất hay thông đồng với tôi đánh trộm những mẻ cá lớn, mò tay xuống bắt hay ban đêm quăng lưới, tuy ngay việc này cũng bị cấm… Những ngày nghỉ trong suốt mùa hè, chúng tôi ra đi từ rạng sáng, và mãi trưa mới về. Đó là cần câu cơm của gần như tất cả những người nông dân rủ tôi đi. Đối với tôi, đó là cách giết thời gian duy nhất, là nhữn cuộc phiêu lưu duy nhất gợi lại những cuộc “bôn tẩu” ngày xưa. Kết quả là tôi đâm thích những cuộc viễn du ấy, những cuộc bắt trộm cá rất dài dọc sông hay rừng lau sậy ven đầm. Năm rưỡi sáng hôm ấy, tôi đứng trước nhà, dưới một mái nhà kho nhỏ dựa vào bức tường phân cách khu vườn kiểu Anh của nhà Xablonnie với vườn rau của bên chúng tôi. Tôi đang loay hoay gỡ lưới mà thứ năm vừa rồi tôi chất bừa thành một đống. Trời chưa sáng hẳn. Một buổi sáng tháng Chín huy hoàng đang dựng. Nhưng gian kho nơi tôi tất bật gỡ lưới, còn tối mờ mờ. Tôi đang lặng lẽ chăm chú làm thì nghe cửa vườn mở ra và tiếng chân lao xao trên sỏi. “Chà, chà, các vị đến sớm quá hè, tôi tự nhủ. Thế mà tôi chưa sẵn sáng đi ngay được”… Nhưng người đi vào sân kia không phải người quen. Tôi chỉ nhận ra trong ánh nhập nhoạng một chàng trai cao lêu đêu, râu ria vù xù, ăn vận như một người thợ săn hay một tay ăn trộm. Đáng lẽ phải đến chỗ mà các bạn cùng hội cùng thuyền vẫn đến tìm tôi vào lúc này, người kia đi thẳng đến cửa ra vào. “Hừm, tôi nghĩ, chắc đây là một người bạn mà họ rủ cùng đi, nhưng chưa kịp nói với mình, và họ phải đi “tiền trạm”. Người khách kéo then cửa rất lẹ, không một tiếng động. Nhưng tôi khép cửa lại ngay, và theo luôn. Người khách mở cửa bếp cũng nhẹ nháng như vậy. Rồi ngập ngừng giây lát, người ấy quay về phía tôi, bộ mặt bồn chồn và khó tả trong ánh bình minh đang lên. Mãi lúc này tôi mới nhận ra Môn cao kều. Một lúc sâu, tôi đứng đực ra đó, bàng hoàng, tuyệt vọng, đột nhiên đau nhói vì tất cả nỗi đau đã nguôi đi chợt thức dậy trước việc anh trở về. Anh biến ra sau nhà, vòng quanh một lượt, rồi trở lại, dáng băn khoăn. Lúc này, tôi mới tiến đến, chẳng nói chẳng rằng ôm hôn anh mà khóc nức lên. Anh hiểu ngay tức khắc: - Tiểu thư mất rồi, phải không? – anh nghẹn ngào. Rồi anh đứng đờ ra, bất động và khủng khiếp. Tôi khoác lấy tay anh và dịu dàng mời anh vào nhà. Trời đã sáng hẳn. Như để cho nỗi đau trọn vẹn, tôi dìu anh leo cầu thang lên căn phòng mà nàng đã chết. Vừa vào, anh đã quỳ xuống bên giường và gục đầu mãi vào hai cánh tay. Sau cùng, anh đứng lên, mắt lơ láo, người lảo đảo, chẳng hiểu mình đang ở nơi nào. Vẫn nắm tay anh dìu đi, tôi mở cánh cửa thông sang buồng cháu bé. Cháu đã thức dậy một mình – trong khi vú nuôi ở dưới – và, sau phút ngẫm nghĩ, cháu ngồi lên trong nôi. Chúng tôi nhìn thấy cháu ngạc nhiên quay về phía chúng tôi. - Con anh đấy – tôi bảo. Anh giật mình và đăm đăm nhìn tôi. Rồi anh bế lấy cháu và nâng cháu lên. Thoạt đầu, anh không nhìn rõ cháu vì anh khóc. Để kìm bớt xúc động và nước mắt, anh vừa siết chặt đứa con ngồi bên tay phải, vừa cùi đầu quay bảo tôi: - Hai bạn kia, tớ đã dẫn về. Cậu hãy đến thăm ngay ở nhà họ. Đúng thế, và đầu buổi sáng, khi vừa đăm chiêu vừa gần như sung sướng đi đến nhà của Phrăng, mà trước đây, Yvon de Gale đã chỉ cho thấy thật cô tịch, từ xa tôi đã nhìn thấy một cô chủ gia đình mặc áo cổ phồng đang quét bậc cửa, một cô gái mà nhiều chàng trai chăn bò đi lễ nhà thờ qua cứ hau háu nhìn vừa tò mò vừa thích thú. Tuy nhiên, bắt đầu chán vì bị siết chặt, và vì Môn vẫn cứ cúi đầu sang bên để kìm giấu nước mắt và vẫn không chịu nhìn cháu, cháu bèn giơ bàn tay nhỏ xinh tát mạnh vào cái mồm râu ria ướt đầm nước mắt của anh. Lần này, người bố giơ cháu lên thật cao, tung bổng cháu và như cất tiếng cười. Cháu bé vỗ tay khoái chí. Tôi khẽ lùi lại để nhìn thật rõ hai cha con. Hơi thất vọng mà thỏa lòng, tôi hiểu rằng rốt cuộc, cháu bé đã tìm thấy người bạn đường mà cháu đã mơ hồ mong đơii. Niếm vui sướng duy nhất mà Môn cao kều để lại cho tôi, tôi hiểu rằng đó là anh đã trở về đón cháu từ tay tôi. Và chưa chi tôi đã tưởng tượng rằng ngay đêm nay, lấy áo măng-tô quấn ấp cho gọn, anh lại cùng con lao vào những cuộc phiêu lưu mới. HẾT