Chương 9

Dịch giả: NGUYỄN VĂN QUANG
Chương 9
TRẠM NGHỈ

    
 ột nhiên, con ngựa chạy chậm lại, cứ như vì đường tối mà nó vấp chân. Môn thấy nó vươn cổ xuống và ngẩng lên hai lần. Rồi nó dừng hẳn, mõm cúi thấp, như hít hít gì đó. Xung quanh chân ngựa, nghe như có tiếng róc rách. Một dòng suối cắt ngang đường. Nếu là mùa hè, thì lội qua được. Còn dịp này, dòng nước chảy xiết đến nỗi băng không hình thành được, do vậy sẽ rất nguy hiểm nếu cứ đi dần lên.
Môn nhẹ nhàng thu cương, để lùi xe một đoạn, rồi hết sức bối rối, anh đứng lên trong xe. Chính lúc ấy, anh nhìn thấy ánh đèn qua lá cây. Đèn chỉ cách đường hai hoặc ba bãi cỏ thôi.
 Chàng học sinh xuống xe, vừa dắt con ngựa cái về phía sau, vừa nói để trấn tĩnh cho nó khỏi lắc đầu kinh sợ.
- nào, ngựa cưng, ta không tiến lên đâu! Chúng ta sẽ biết ngay đây là chỗ nào.
Rồi đẩy hàng rào chắn đã mở cửa một bãi cỏ hướng ra đường, anh đưa xe ngựa vào đấy. Hai bàn chân anh bước ngập trong cỏ mềm. Chiếc xe lắc lư nhưng không thành tiếng. Đầu anh chạm vào đầu ngựa, anh cảm thấy nó thở hổn hển và truyền sức ấm sang người anh… Anh dắt nó đến cuối bãi, và khoác tấm chăn lên lưng nó. Rồi rẽ cành cây ở hàng rào cuối bãi, anh lại nhìn thấy ánh đèn, đó là đèn trong một ngôi nhà biệt lập.
Mặc dù vậy, anh vẫn phải vượt qua ba đồng cỏ nhỏ, nhảy qua một con suối hiểm độc mà suýt nữa anh sa cả hai chân xuống… Cuối cùng, sau khi nhảy từ đỉnh một bờ dốc thoai thoải xuống đất, anh thấy mình đang trong sân một ngôi nhà nông thôn. Một con lợn ủn ỉn trong chuồng. Nghe tiếng chân người trên đất giá băng, một con chó cất tiếng sủa dữ dội.
Cánh cửa bản ở lói ra vào mở sẵn. Ánh lửa mà Môn nhận thấy là do một bó củi đốt trong lò sưởi. Chỉ có lửa lò thôi, không thấy đèn đóm gì nữa. Một phụ nữ phúc hậu, ở trong nhà, đứng lên và lại gần cửa, không biểu lộ cái gì khác ngoài sợ hãi. Đúng lúc ấy, đồng hồ quả lắc điểm 7g30.
- Xin lỗi bà, bà già đáng thương – chàng trai cao ngồng nói – chắc cháu đã giẫm phải hoa cúc ngoài vườn của bà.
Đang cầm một cái bát trên tay, bà sững lại đăm đăm nhìn anh
- Hẳn thế - bà nói – ngoài sân tối quá, biết đâu mà né.
Một lát im lặng. Môn vẫn đứng, kịp nhìn mấy bức tường nhà dán kín giấy báo có minh họa như trong một quán trọ, rồi cái bàn trên có đặt một chiếc mũ đàn ông.
- ông chủ có nhà không ạ? – anh ngồi xuống.
- Ông ấy sắp vào – người đàn bà đáp, tỏ vẻ đã tin – ông ấy đi kiếm củi.
- Không phải cháu muốn hỏi ông ấy – chàng trai vừa nói tiếp vừa dịch ghế lại gần lò sưởi – Cánh thợ săn chúng cháu có nhiều người, đang phải rình chờ mồi. Cháu đến xin bà nhường cho chút bánh.
Anh, vâng, chàng Môn Sếu ấy mà, biết rằng ở nông thôn, nhất là trong một ngôi nhà trơ trọi giữa đồng giữa bãi, phải nói năng hết sức thận trọng, khôn khéo nữa kia, và nhất là chớ có hớ hênh rằng mình không phải là người cùng xứ.
- Bánh ấy à? – bà hỏi – Có lẽ chẳng còn để cho các anh đâu. Bác hàng bánh vẫn đến vào thứ ba hàng tuần, hôm nay không đến.
Trong một lúc, tưởng mình đã ở gần một làng, giờ nghe thế, Môn đâm hoảng.
- Bác bán bánh quê đâu cơ ạ? – anh hỏi.
- Viơ Năngxay! – bà ta ngạc nhiên.
- Viơ Năngxay, nói thật đúng, xa đây bao nhiêu ạ? – Môn lo lắng hỏi nữa.
- Cứ theo con đuồng đất mà đi, tôi không biết bao nhiêu. Còn theo đường chim bay thì ba dặm rưỡi.
Bà bắt đầu kể lể rằng con gái bà đang làm thuê ở đó, rằng cứ chủ nhật đầu tháng, nó lại về thăm bà, rằng ông bà chủ nó…
Nhưng hoảng hốt quá, Môn cắt ngang:
- Viơ Năngxay có phải là làng gần đây nhất không ạ?
- Không. Làng Lê Lăngđơ cơ, cách 5km. Nhưng ở đó chẳng có người bán bánh, cũng chẳng có người bán hàng. Mỗi năm chỉ có một phiên chợ ở Xanh-Mactanh thôi.
Chưa bao giờ M&ocih trong khi chiến đấu ở môt khu rừng ở Epắcgiơ.
 
Trong văn học, được ghi nhận là “người của một cuốn sách” là một vinh hạnh lớn. Văn học Pháp chỉ có vài trường hợp, hay có lẽ chỉ có hai. Đó là Saclơ Bođơle với tập thơ “Những bông oa của cái xấu” và Alain Fournier với tiểu thuyết “Meaulnes cao kều”. Vừa ra đời, “Meaulnes cao kều” đã gần như được mọi người, độc giả và nhà phê bình, mọi khuynh hướng văn học, cổ điển và hiện đại, đạo đức và tôn giáo, đồng thanh thừa nhận là một tác phẩm lớn. Cho đến nay, nó vẫn được tái bản liên tiếp, được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết Pháp hay nhất. Tạp chí văn học “Châu Âu”, một tạp chí tiến bộ có uy tín trong văn đan thế giới, đã dành hẳn một số cho nó và Alain Fournier. Nó được đánh giá cao ở Liên Xô và được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài. Nó cũng đã được nhiều nhà làm phim của Pháp và các nước khác đưa lên màn ảnh.
Cuốn tiểu thuyết như một bài thơ trữ tình dài, một bài ca thiết tha ngợi ca tuổi thơ và tuổi trẻ. Những nét đặc trưng nhất của lứa tuổi này đều được thể hiện thật chính xác. Lãng mạn, phiêu lưu, liều lĩnh nhưng mà chân thực, thủy chung, tự trọng. Non nớt, ngây thơ đấy, mà cũng vững vàng, chín chắn làm sao. Cái chín của chất người không gì làm hoen ố hay khuất phục được. Lầm lẫn, phải trả giá, nhưng biết vươn lên, biết ăn năn và sửa lỗi. Cuối cùng, qua bao vấp váp, có thể nói là hy sinh nữa, khát vọng cái đẹp – gồm tình bạn, tình yêu, hạnh phúc – đã chiến thắng, nói khác đi, chất người chỉ càng thêm hùng mạnh và nên thơ. Đây chẳng phải là một chân lý trên cõi thế này?... Các nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết đều là thanh niên mới lớn, người nào cũng cao quý, tuy không phải là không có nhược điểm, tinh bạn và tình yêu sao àm đẹp đẽ, mặn nồng. Nhân vật Meaulnes đầy cá tính, là một điển hình đạt đến độ cổ điển. Những hình ảnh, đặc biệt là thiên nhiên và làng quê, được khắc họa thật khúc chiết, đầy cảm xúc, gợi lên sự hật dễ lay động lòng người và chất thơ làm trào dâng những tư tưởng sâu xa và cao đẹp. Ấn tượng về sự thật của cuộc đời và tình người do tác phẩm gây nên không phải là không sâu sắc. các đẹp hơi buồn do toàn bộ tiểu thuyết gây nên – nhân vật, phong cảnh, cấu trúc, ngôn ngữ… đúng là hiện thân của tuổi xuân mà bản chất là đẹp.
Mặc dù đây đó còn những chỗ có phần quá “văn chương”, Meaulnes cao kều thực sự chinh phục đươc bạn đọc, và là cần thiết cho tất cả, nhất là các bạn trẻ sắp bước vào đời. Có lẽ vì vậy, nó được gần như hết thảy các cây bút hiện đại của văn học Pháp yêu quý và học tập. Nó rất cần được chuyển đến như một tặng phẩm có giá trị cho mọi bạn trẻ vừa từ giã tuổi thơ hay đang sống tuổi thanh niên. Nó cũng là một gợi ý tốt cho các nhà văn, nhất là các nhà văn đang tự đào tạo, sắp được công nhận hay sắp vào nghề. Mối liên hệ giữa tác giả và tác phẩm trong “Meaulnes cao kều” là một trường hợp điển hình cho làm thế nào để sáng tác thành công.
NGUYỄN VĂN QUANG