ôi yêu Cầm từ thuở học trò. Nhà nàng ở xế cửa nhà tôi. Ngày ấy nàng là một nữ sinh dại hiền như cánh chim nhỏ. Nhan sắc nàng là tất cả cái e ấp của một cánh hoa đang độ hé. Chúng tôi thoảng gặp nhau, những ánh mắt luôn vướng phải nhau,nhưng tôi chưa hề một lần dám tỏ tình. Bởi vì hễ cứ trông thấy tôi nàng chỉ đỏ mặt lẩn trốn thật nhanh. Và tôi cũng dát lắm. Yêu rất nhiều,song không biết bộc lộ.
Hà Nội, chúng tôi xa nhau cho đến ngày trở về, tôi gặp lại Cầm! Nhưng mà người con gái đó đã khác xưa nhiều quá. Nàng không còn của riêng lòng tôi thờ phụng. Nàng là người của thiên hạ, của màu sắc, của ánh đèn. Phải rồi, cô gái tóc quăn xô rối, môi đỏ như máu và mắt quầng xanh đang cười rũ rượi bên mấy gã nhạc sỹ xách đàn. Lần nào có cuộc biểu diễn ca nhạc có nàng tham dự, tôi cũng đều đi nhưng câm lặng chúi vào một buồng tối. Tôi khóc cho tôi, cho nàng, tôi khóc cho những chiều son phấn Hà Nội đã tách nàng xa tôi, xa hẳn…

°Cầm nhìn gương thoa lại cặp môi son,rồi bước ra sân khấu giữa những tràng pháo tay, giữa những tiếng hò hét làm rung chuyển cả căn Nhà Hát Lớn. Một thanh niên lịch sự trong bộ âu phục sẫm,sơ-mi trắng thắt nơ đen khẽ nghiêng mình:
“ Chiều tương tư”.
người. Trong dư âm của điệu hát,người ta rậm rựt thấy nhớ những làn môi, những suối tóc, sự cuồng cạo của làn da…
cặp môi đỏ mọng và tấm thân thon thả trên sân khấu …
Mặt Cầm đỏ tươi như cánh hoa pha sắc máu, đôi mắt nàng sáng long lanh,cổ họng nàng rung chuyển.Người ta nhận thấy tất cả sự cố gắng của nàng để thỏa mãn đám khán giả cuồng nhiệt kia. Tiếng ngân cuối cùng vừa dứt, cả khán phòng như bàng hoàng tỉnh lại. Những tiếng vỗ tay, những tiếng hét:
Hát lại! Yêu cầu Bích Cầm hát lại!
Bravo! Bis! Bis! ( Hoan hô! Hát lại! Hát lại! )
Những bông hoa bay tới tấp lên sân khấu, rơi lả tả bên chân nàng. Người con gái mỉm cười chào khán giả và lui gót vào bên trong. Khán gỉả xô ghế rầm rập đứng lên, vừa đi vừa không hết lời tán tụng. Ít ai để ý đến một gã đàn ông, dáng hiền lành ( hơi quê mùa dân dã) đang xách mũ đặt lên đầu với một tiếng thở dài chua xót. Mặt gã mênh mang buồn.
… Cầm vừa vào đến hậu trường, bốn năm gã tuổi trẻ đã tới tấp bủa vây xung quanh:
Xin chị chữ ký vào đây!
Chúng tôi phải len vào trước thế này chứ đợi ngoài kia chưa chắc đã chen được với họ!
Chị cầm hát hay quá. Buổi biểu diễn hôm nay không có chị thì hỏng to. Cũng may mà nhiều người phản đối chứ lúc đầu ban tổ chức định để mời Tuyết Hoan thì đâu được kết quả thế này!
Cầm hơi cau mày,ngưng chiếc bút ký. Tuyết Hoan cũng là một nữ danh ca tài nghệ,thanh sắc và kinh nghiệm kém hẳn nàng,nhưng vẫn có ý kình địch với nàng từ lâu. Hai người chưa hề bao giờ chịu hát chung một buổi. Hễ Bích Cầm hát ở đâu hôm trước thì ngay hôm sau Tuyết Hoan cũng đến. Hoặc có khi cùng chung một ngày, nhưng phải khác sân khấu. Tuy Tuyết Hoan không hẳn tên tuổi như nàng, nhưng cũng có một số- phần đông là tuổi hai mươi, học sinh hâm mộ.
Sự ganh gỏi giữa hai nữ danh ca, dân Hà Nội không ai lạ gì. Cho nên để lấy lòng Cầm, gã tuổi trẻ kia đã khéo nịnh:
Tuyết Hoan, tôi biết lắm, bì sao được với chị ở những nốt nhảy vọt từ thấp lên thật cao. Nốt “La” cao chị có thể ngân dài được như thế chứ Tuyết Hoan thì nhất định là hỏng rồi!
Lòng tự ái được vuốt ve. Cầm tặng lại gã thanh niên một cái nhìn ý nhị. Nàng vừa đưa trả chiếc “Parker”“ Em Cầm! “
Anh Khánh.
Gã thanh niên nhà giầu từng hủy hoại cơ nghiệp để đeo đuổi nàng gần năm nay và không buổi diễn nào cùng nàng la không có mặt.
Anh ngồi ngay hàng ghế đầu, nghe giọng oanh vàng của em mà tưởng chừng người muốn tan thành mây khói. Bài “Chiều tương tư “ phải chăng em đã kín đáo tặng riêng anh,nhắc lâi kỷ niệm đầu tiên của chúng ta trên Hồ Tây. Anh chèo “périssoire” còn em thì hát bài ấy anh nghe giữa khoảng trời mây sóng nước…
Khánh nhìn đồng hồ đeo tay:
!
Hai ba gã trẻ tuổi đầu bóng mượt khác cũng vừa từ ngoài đi vào:
mời chị đi dự khiêu vũ tối nay. Lòng thành, xin chị chớ từ chối.
Cầm nhoẻn miệng cười tươi như hoa:
Cám ơn các anh,nhưng xin để khi khác.Hôm nay tôi trót nhận lời mời của anh Khánh rồi..
Tiếng nhao nhao phản đối:
Anh Khánh! Lúc nào cũng Khánh! Không được! Bích Cầm phải là người của chung Kinh thành thanh lịch chứ không thuộc riêng ai được. Tôi phản đối, nhất định phản đối …
Nhưng một gã vừa kịp bắt gặp đôi lông mày trừng lên của Khánh vội can ngay bạn:
Thôi, Du “toa” nóng quá. Thôi được, thế hôm nay chị nhận lời anh Khánh mai đến lượt Du rồi ngày kia đừng khước từ lời mời của tôi đấy nhé!
Ngồi trên ô tô, Khánh còn cằn nhằn:
cho nó biết bông hoa kia ai là chủ …
Cầm lơ đãng không trả lời, lòng vui vui nhớ lại giờ phút vinh dự vừa qua. Cả Hà Nội thanh lịch biết tên nàng. Bao gã đàn ông thi nhau quỳ rạp dưới chân nàng, cầu xin nàng ban phát cho một nụ cười.Một cái nhìn lãnh đạm của nàng đủ gieo tang tóc cho bao linh hồn. Báo chí thi nhau nhắc đến tên nàng ngay trên trang nhất. Và để “câu” độc giả, một tờ báo kia đã mở cuộc thi có thưởng để đố xem nàng bao nhiêu tuổi đúng và hiện giờ ai là kẻ diễm phúc được đóng vai người …tình của nàng.
Cầm hơi mỉm cười khi nhiều độc giả Hà Nội vì thấy nàng thường đi với Khánh nên đều đoán già đoán non là nàng yêu Khánh. Thực ra chưa có người đàn ông nào lọt vào ”mắt xanh” của nàng một cách thực sự cả. Khánh, nàng cũng chỉ coi như Du,như Viễn, như Hợi, như Tùng:những con rối để nàng vờn hay những kẻ tôi đòi để nàng sai khiến.Chỉ khổ cho những kẻ si tình nào vội nuôi ảo tưởng được nàng yêu!
một tiệm nhảy sang trọng” Au paradis” .Tiếng kèn dậm dật từ bên trong đưa ra. Ánh đèn “nê-ông” mờ ảo như đồng lõa với khung cảnh sa ngã trong ấy.
!“ … “ Con chim họa my của Đô thành ánh sáng!...”
Từ bàn bên, một quân nhân ngoại quốc có bộ ria con kiến mặc bộ võ phục xanh rêu,chiếc ca-lô vải gấp cài hờ hững dười cầu vai áo, bước đến bàn hai người, lễ phép nói với Bích Cầm:
Rossignol de la capitale lumineuse que vous êtes. Accordez moi l’honneur de valser avec vous?valser?)
Khánh toan ra hiệu phản đối nhưng Cầm đã nhanh nhẹn đứng lên: “ Avec plaisir “ ( Rất vui lòng )
Gã quân nhân lịch sự nói với Khánh: “ Vous permettez?“.
Bích Cầm ngả người rất lả lơi để gã ngoại quốc đỡ ngang lưng. Hai người dìu nhau ra sàn nhẩy, ánh đèn chập chờn huyền ảo. Một điệu nhạc trầm buồn, xa vắng gợi nhớ những phút chia tay. Gã quân nhân đăm đăm nhìn nàng trong khi bước chân đưa sát theo chân nàng:
Vous dansez bien mieux que certaines cavalieres d’ici. Vos pas sont si souples et légers ( Cô nhảy khéo quá còn hơn cả một số vũ nữ ở đây.Những bước chân của cô thật uyển chuyển nhẹ nhàng)
Cầm nhìn gã bay bướm:
Merci, mon lieutenant ! ( Cám ơn ông, Trung úy! )
Trong khi ấy ở bàn cuối, Khánh trừng trừng như muốn bóp vụn chai Cognac trong tay. Chàng khổ sở nhìn Cầm tuy đi với chàng nhưng thanh sắc nàng vẫn thuộc vê thiên hạ nhiều quá.
Linh hồn nàng, anh không nắm giữ nổi.

°Cầm uể oải vặn quả đấm sứ bước vào buồng. Một mùi thơm ngào ngạt đưa ra. Trên mặt bàn và trên ghế sa-lông những lẵng hoa lớn nhỏ đủ các màu. Nàng mỉm cười đọc nhanh những cánh thiếp gài bên:
“ Tặng Bích Cầm, con sơn ca của Hà Nội thanh kỳ …”
“ Tặng Bích Cầm. Vị nữ hoàng của lòng tôi khát vọng! “
“ Trìu tặng Bích Cầm thanh sắc vàng son để kỷ kiệm một chiều Đế đô lộng lẫy …”
Bỗng một mảnh giấy lướt qua làm nàng cau mày:
Chị Sen, tôi đã dặn chị bao nhiêu lần không được nhận gì của ông này kia mà.Chị không nghe lời tôi một chút nào cả!
Người đầy tớ sợ hãi:
Dạ thưa cô, em đã nhất định từ chối nhưng ông ấy cứ bắt em phải cầm vào đưa cô.Ông ấy còn định ngồi đợi cô nhưng em nói chưa chắc cô về, ông ấy mới chịu đi. Dạ thưa cô, ông ấy nói nghe cảm động, thiết tha lắm!
:
Thôi, chị cút ra ngoài kia. Tôi cấm từ nay không được nhắc đến tên ông ta trước mặt tôi…
Người đầy tớ gái lui rồi, nàng hờ hững nhìn lại những giòng chữ:
“ Em Cầm
Tự mối tình thiết tha từ thuở học trò tuy chưa hề được em đáp lại, anh vẫn mạn phép để tặng em bó hoa tinh khiết này nhân ngày sinh nhật em với tất cả lòng thành đáng thương hại…

Vũ Thuận “.Cầm lơ đãng lấy ngón tay xé đôi mảnh giấy,xong chập lại nàng xé thêm lần nữa.Những mẩu giấy vụn rơi lả tả xuống nền đất quá mỏng manh nên không đủ gây ra một âm hưởng gì …Cũng tan vụn nư tâm tình gã đàn ông nắn nót mấy hàng chữ kia.
Cầm ngả người trên chiếc đi-văng bọc gấm dáng điệu chưa hết bực dọc. Nhưng nhìn những giỏ hoa rực rỡ và cung kính, nàng bỗng để nở một nụ cười…kiêu hãnh.
vì chót đuổi theo tà áo cuả nàng. Có cả những tia máu vọt ra do những nhát đâm chém vì một nụ cười của nàng vô tình hay hữu ý.
Cầm lao đến những nơi có ánh đèn với cái nhếch môi hết sức khinh bạc. Nhan sắc nàng ngày càng lộng lẫy mê hoặc. Nhưng nếu ai nhìn kỹ trên khuôn mặt kiều diễm kia sẽ thoáng nhận thấy vẻ mỏi mệt của người danh ca. Vẻ mỏi mệt ấy ẩn kín dưới đuôi mắt hơi thâm,bên gò má hơi gầy và một vài tiếng ho khan giữa lúc Cầm đang cười mê muội tay nâng ly rượu. Cơn bệnh ma quái đang dần tàn phá cơ thể nàng, tàn phá mà vẫn cho thuốc tê, thuốc mát.. 
Có lẽ Cầm sẽ tự hài lòng với mình hơn, sẽ cười thật to thanh thản hơn nếu như trước mắt nàng đừng vướng phải một cái “gai” con con….Ấy là Tuyết Hoan, cô danh ca trẻ mới “ nhập nghề” sau nàng, không nổi tiếng, không có giọng ca “oanh vàng “ như nàng, nhưng vẫn là nỗi ám ảnh bực bội với nàng. Tuy nhiều báo chí và những gã đàn ông đều đồng ý công nhận Tuyết Hoan không thể sánh ngang với nàng nhưng riêng Cầm vẫn thấy canh cánh khó chịu. Nàng thầm mong có một cuộc biểu diễn tay đôi nào đó để nàng sẽ “ đánh gục “ địch thủ cho những kẻ đang xu phụng Tuyết Hoan( không nhiều đâu) sáng mắt ra …

°Dịp ấy dã đến, hơn tháng sau. Bên bát phở tỏa khói, bên tách cà-phê trầm lắng những con người Hà Nội đang xôn xao với một tin mới mẻ trên báo chí:
“ Lần đầu tiên một cuộc thi tài giữa hai nữ danh ca Bích Cầm và Tuyết Hoan.Trên sân khấu huy hoàng Nhà Hát Lớn chiều thứ bẩy tới đây,nhiều bản nhạc trứ danh Đông –Tây sẽ được trình diễn. Giữa hai giọng ca mê hồn hiện nay,bà con Hà-Thành sẽ được dịp thưởng thức so sánh…”
Tờ báo dằn mạnh xuống bàn, những ý kiến tranh cãi:
Hoan thì địch sao nổi Cầm!
Chưa chắc, tôi thấy Hoan dạo này cũng tiến lắm.Nàng còn trẻ, chịu tập không như Cầm quá kiêu hãnh vì danh vọng sống buông thả, hay lao đến các nhà hàng,vũ hội, tự hủy hoại tài năng và nhan sắc mình. Tôi lo cho Bích Cầm đấy…
Tuổi hai mươi nói câu này hẳn là phải thường xuyên “theo rõi” Bích Cầm và “hiểu” Bích Cầm lắm.
Khánh vỗ vỗ vào tay Cầm:
Tin gì mấy ông bác sỹ. Dưới cái ống nghe của mấy ông ấy thì ai mà không bệnh, không vi trùng. Riêng anh trông em vẫn như một đóa hồng rực rỡ,đẹp khỏe có sao đâu?
Du rót thêm rượu vào cốc đưa trước mặt nàng:
Dù mệt hay không em cũng phải có mặt trong buổi trình diễn chung này để thiên hạ định rõ hai giá trị. Anh tin chắc em sẽ thắng một cách vinh dự.Rồi chẳng lo các giỏ hoa lại chẳng không có chỗ mà cất ấy à …
Viễn nịnh thêm một câu:
Thật dại dột khi Tuyết Hoan muốn đọ tài với một đệ nhất danh ca hiện nay. Anh thương hại cho thất bại sắp tới của Tuyết Hoan. Chà chà, cô bé còn ít tuổi mà kiêu căng quá xá..
Những lời tán tụng làm Cẩm quên hẳn tình trạng sức khoẻ của mình. Chỉ còn lại một lòng hiếu thắng được vuốt ve và một cái tên phải đánh bại…

°Vé bán hết từ mấy hôm trước. Có những kẻ đầu cơ mua rồi bán lại đắt gấp ba, bốn lần.
Từng nắm giấy bạc vẫn ùn ùn ném vào cửa ”guichet”.Những kẻ không được vé, đau khổ xuýt xoa như lỡ cuộc hẹn với người tình đẹp.
Chiều thứ bẩy, ô tô bóng lộn đỗ san sát kín hàng lối bên ngoài nhà hát. Khán giả ngồi chật ních trên những hàng ghế bọc da,mùi nước hoa,mùi son phấn ngào ngạt, nồng hắc… Những chiếc máy ảnh xun xoe đang được chỉnh lại các góc độ. Gần đến giờ diễn, máy phóng thanh loan báo:”Nữ danh ca Tuyết Hoan đã đến”.Người ta vỗ tay, người ta ngả nghiêng để ngắm nàng cho rõ hơn. Mấy ông phóng viên nhà báo quyển sổ, cây bút trong tay lăng xăng chạy lại phỏng vấn…
Tuyết Hoan đẹp mơn mởn quyến rũ đi vào giữa hai hàng rào thanh niên đang dạt ra cung kính. Hoan tươi cười, vẻ mãn nguyện tự tin.Nàng có cái đài các cao sang của một nàng công chúa trước một lũ tuổi trẻ mê muội đầy tục lụy.
Kém mười lăm rồi mười phút… giờ diễn sắp đến mà vẫn chưa thấy Bích Cầm đến. Dưới hàng ghế khán giả bắt đầu có tiếng ồn ào rồi một giọng hét to chừng như không át được sự số ruột:
Mở màn ra. Bích Cầm đâu…!
Bên sau cánh gà, ông Trưởng Ban tổ chức vò đầu, vò tai nét mặt nhăn nhúm:
Thế này có chết người ta không. Anh nào đánh xe lại ngay nhà nàng tìm hộ tôi đây…
Tại nhà riêng Bích Cầm trong lúc nàng đang rối rít ngồi trước bàn trang điểm thì cánh cửa buồng bỗng bật mở.Một gã đàn ông-dáng điệu hiền lành hơi quê mùa dân dã -loạng choạng bước vào.Gã hét bên tai Cầm:
Em Cầm. Nghe anh em nên tránh có mặt tối nay. Em nhiều danh vọng, thành công rồi. Nên dừng lại, nhường buổi biểu diễn tối nay cho Tuyết Hoan, em sẽ tránh được sự tai hại cho đời em. Em hãy ngắm kỹ em xem. Em mỏi mệt lắm rồi, đuôi mắt em quầng sâu, nước da em tái, em lại húng hắng ho.Cơn bệnh đang tàn phá cơ thể em mà em không biết sao.Nghỉ đi em, nghỉ đi em…
Bích Cầm nhăn mặt khó chịu:
Anh Thuận, anh đến đây làm gì. Tôi chưa cần và cũng không bao giờ cần hỏi ý kiến anh…
Giọng gã đàn ông vẫn rền rĩ:
Anh hiểu. Em không cần nhưng anh vẫn có bổn phận phải can ngăn.Anh thương em.Anh không thể nhìn thấy em sắp ngụp mà không cứu.Những gã ích kỷ này, chúng nó đang muốn xô em xuống hố sâu. Chúng muốn giết em để mua vui cho chúng. Chúng đang tàn phá cuộc đời em để thỏa một trận cười mai mỉa. Ganh đua với Tuyết Hoan em sẽ thất bại.Thất bại cay đắng, nhục nhã thảm hại…
Khánh nóng mắt nhảy lại đạp dúi gã đàn ông. Thuận trừng mắt toan xông lên, nhưng Bích Cầm đã nhanh hơn, đứng giữa cản lại:
Thôi, tôi xin các anh, đừng làm thế. Anh Thuận, cám ơn lòng tốt của anh, nhưng đây là quyền sống riêng của tôi, anh nhớ thế cho…
Nàng đẩy Khánh, Du, Viễn ra cửa: ” Thôi chúng ta đi kẻo muộn “.
Bích Cầm bước lên xe, Khánh hậm hực: “Thằng cha nào “ cám hấp “ thế em?” 
Bích Cầm đáp rất thản nhiên: “Một bạn tình từ gần mười năm nay…”
Khánh mỉa mai:
Mẹ kiếp! Đời cũng có thằng chung tình lắm nhỉ …

°…Ông trưởng Ban tổ chức mặt tươi như hoa bước ra ngoài chiếc màn nhung:
Thưa quý vị.Chúng tôi xin loan báo tin vui.Con họa mi của Đô thành ánh sáng đã bay đến rừng dạ hội.Tuy giờ khai diễn chậm vài phút,hẳn quý vị cũng rộng lòng tha thứ.Lát nữa đây quý vị sẽ được thưởng thức hai giọng ca mê hồn vẫn từng làm rung chuyển những chiều vàng son của Hà Nội.Để đáp ứng lòng khao khát mong đợi từ lâu của quý vị, lần đầu tiên hai nữ danh ca Bích Cầm và Tuyết Hoan sẽ cùng có mặt chung một đêm dạ hội.Mỗi danh ca sẽ trinh diễn liền ba bài do mình tự chọn.Quý vụ sẽ được dịp đánh giá…
Những tiếng vỗ tay, huýt sáo cắt ngang câu mở đầu rườm rà trên:
Hiểu rồi… Yêu cầu nói ngắn! Mở màn đi!
Bên sau cánh gà, Cầm nói nhỏ với Khánh:
Quái anh ạ, sao tự nhiên em thấy hồi hộp quá.Khác hẳn những lần trước.
Khánh cười át đi:
Không! Em phải thắng. Có bọn anh làm “ sup-pooc- ter “ ( Supporter) em không phải ngại gì hết.
Cầm bỗng mím chặt môi.Nàng vừa bắt gặp tia mắt của Tuyết Hoan. Tia mắt như ngạo nghễ,như thách thức,như khinh thị. Vụt, Bích Cầm thấy quên hết, quên hết. Nàng chỉ còn nghĩ đến sân khấu, đến những tràng pháo tay và những cánh hoa rơi tới tấp dưới chân nàng, đến một cái tên phải được tôn vinh và một cái tên phải bị đánh gục.
…. Giọng nàng trong và cao.Những lồng ngực hình như không thở được nữa.Những tia mắt rừng rực.Những bông hoa giấu trong túi áo chỉ chực tung lên.Những tiếng hò hét đang khổ sở phải kìm giữ. Giọng Cầm vẫn vút cao quá cả cung bực. Không khi khán phòng như sững sờ,như bàng hoàng bở âm thanh kỳ diệu.Tiếng đàn của người nhạc sỹ cũng ý tứ nhẹ nhàng để làm nổi trội giọng ca.Nàng đã biểu diễn tuyệt vời, tuyệt kỹ với tất cả sự cố gắng phi thường,nhưng nếu ai tinh ý sẽ thấy cả sự mỏi mệt bên trong.
làm hiệu cho nàng một cách tuyệt vọng. Khác hẳn mọi người, nét mặt Tuyết Hoan như bừng sáng hẳn lên…
Bỗng mọi người cùng kêu lên một tiếng hốt hoảng. Dưới ánh đèn mờ ảo, Cầm bỗng lảo đảo một vòng, chúi đầu xuống trong một dáng điệu ảo não. Một dòng máu tươi từ miệng nàng trào ra vương trên tà áo lụa xanh rớt xuống thảm hoa sàn diễn…Một phút nhốn nháo trên sân khấu và trong đám khán giả. Người ta xốc vội nàng vào bên trong. Ông Trưởng ban tổ chức chạy vội ra để ổn định trật tự:
Thưa quý vị, con chim họa mi của Hà Nội vàng son bữa nay vì sự rủi ro đã có lỗi với quý vị.Nàng đã cố gắng hết sức mình và đã trào huyết ra giữa bài ca dang dở, thật đáng tiếc…
Tiếng cười tàn nhẫn ở phía dưới rồi tiếng huýt sáo la ó. Nhiều giọng kêu to:
Thôi cho vào! Yêu cầu Tuyết Hoan ra thay ….
Rồi lại những tiếng vỗ tay.Những tia mắt rừng rực. Những cành hoa tới tấp quăng lên.
Tuyết Hoan mơn mởn quyến rũ xuất hiện dưới ánh đèn. Gót giầy nhung của nàng dẫm lên day day những tụ huyết của người danh ca trước.
Trở lại bên trong hậu trường, Bích Cầm hồi tỉnh dần, nàng lấy tay quờ sang bên cạnh. Chỉ có khoảng không. Nàng khẽ gọi: “ Anh Khánh!”
Vài người lao công nhà hát chạy lại. Không có Khánh. Nàng lại rền rĩ: “ Anh Du, anh Viễn!”
Cũng chẳng có tiếng trả lời.
Cầm cố ngóc đầu lên nghe ngóng.Bên ngoài sân khấu tiếng ngân cuối cùng của Tuyết Hoan cũng vừa dứt, tiếng vỗ tay, tiếng hò hét, tiêng xô ghế tưởng chừng làm sụp đổ cả trần nhà hát. Nàng nghe rõ từng tiếng:
Hoan hô Tuyết Hoan! Hát lại!
Hoan hô con sơn ca Hà Nội!
Bis! Bis! Bravo!
nhẹ nhàng nâng nàng dậy.Người đàn ông có dáng điệu hiền lành hơi quê mùa dân dã và … cặp mắt nặng xót thương…

°
Những ngày chủ nhật không còn giỏ hoa gửi tặng,không còn ai đến xin nàng chữ ký, càng không có cả những chiếc xe hơi lộng lẫy chầu chực ngoài đường để mới nàng đài các bước lên. Tên nàng đã hoàn toàn thuộc về dĩ vãng hoặc giả có ai có ai còn nhớ cũng chỉ bằng cái chép miện ái ngại: “ cuộc đời xướng ca mà …”
Căn bệnh mỗi ngày một tăng, người nàng gầy rộc như một thân cây cạn kiệt nhựa sống.Giữa cơn bệnh hoạn bơ vơ của nàng, tôi đã có mặt chăm sóc, túc trực ngày đêm. Suốt ngày, Cầm mê man không nói gì. Động ngủ là mê sảng.
Nàng hay lảm nhảm những tiếng này:” Anh Khánh, anh Du! Anh Viễn. Tuyết Hoan! Sân khấu!”
Rồi một sáng chủ nhật hơi có vẻ tỉnh táo, nàng bảo tôi:
Anh Thuận! Anh cầm cho em mượn tờ báo đọc cho đỡ buồn.
Tôi đem lại quên không xem trước. Thật bất ngờ hoảng sợ khi tôi thấy vừa lướt qua một hàng chữ, Cầm bỗng rú lên một tiếng dữ dội, lại trào ra những dòng máu tươi và cứ thế nàng ngất lịm đi. Hỡi ôi! Tôi đã vô tình mà làm kẻ sát nhân. Tờ báo ác độc kia đã giết nàng bằng những hàng chữ in đậm ngay trang đầu:
“ Dạ hội vàng son. Sau khi đánh bại Bích Cầm, Tuyết Hoan đã nghiễm nhiên đạt danh hiệu ngôi sao số một của giới ca nhạc Thủ đô. Trên sân khấu huy hoàng Nhà Hát Lớn đêm qua, Tuyết Hoan đã hoàn toàn chinh phục được trái tim hàng nghìn khán giả thanh lịch Hà Thành.Người ta phải đánh nhau mới mua được một tấm vé vào cửa “.
Đêm đó, Cầm thở hơi cuối cùng trong tay tôi,một bên tay nàng còn khư khư nắm tờ báo oan nghiệt kia. Lúc hấp hối, nàng ra hiệu cho tôi cúi xuống bên ngực nàng:
“ Anh Thuận, em hối hận quá rồi.Em đã mù quáng đuổi theo những tiếng vỗ tay và ánh đèn, đã hủy hoại cả cuộc đời đáng lẽ phải đẹp.Em đã dại dột làm ngơ trước những chân tình đáng quý. Đến giờ phút cuối cùng này, lục soát lại ký ức, em mới thấy rằng em chưa hề được sống thật sự một ngày nào.
Em chỉ là một trò vui dễ dãi cho thiên hạ đánh đổi lấy một vài câu phỉnh nịnh vuốt ve. Thanh sắc em bị lợi dụng để làm một thú giết thì giờ cho lũ người lắm tiền nhàn rỗi. Em là một con thiêu thân mà không tự biết.Giờ phút đây, gối đầu thở rốc trong vòng tay anh, em mới kịp nhận ra một tấm lòng, ý niệm tốt đẹp về cuộc sống đã trở lại trong em.Nhưng chua xót sao, khi mà em biết nhận chân những giá trị đó thì lại là những giây phút cuối cùng của đời em. Anh Thuận, anh hãy nói một câu tha thứ cho em. Anh nói đi, anh Thuận, em van anh, cho em được yên ổn trút cái linh hồn lầm lỗi này…”
Hỡi ôi! Khi mà tôi thấy mình hạnh phúc được yêu thì chỉ còn quyền được giữ trên tay một cái xác không hồn lạnh giá…

Hà Nội 1952
 

Xem Tiếp: ----