Chương 7

Dịch giả: Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh
Chương 8

     iữa tháng 7-1955, khoảng sáu tuần sau khi được đứng với Mao Chủ tịch trên lể đài Thiên An Môn, bất ngờ người ta gọi tôi vào Bắc Đới Hà, khu điều dưỡng ở vịnh Bắc Hải Văn. Lãnh đạo cao cấp đảng thường đến an dưỡng tránh cơn nóng ở Bắc Kinh. Mao cùng đoàn tuỳ tùng vừa rời đây vài ngày trước. Đi cùng ông có bác sĩ Chu Thế Đào, người trước khi tôi thay. Khi ấy tôi vẫn còn là giám đốc bệnh viện Trung Nam Hải và chưa có dịp nào đi cùng với Mao. Cuộc gọi bất ngờ này nghĩa là có một cái gì đó thật nghiêm trọng.
Tôi ngồi trên đoàn tàu chuyên dụng chở tài liệu cơ quan đi và về hàng ngày giữa Bắc Kinh và Bắc Đới Hà, ngay trong hôm ấy tôi đã đến nơi.
Tôi được biết, Mao đêm qua ngủ không ngon giấc, nhưng lại dạy sớm để ra biển bơi. Các vệ sĩ can ông đừng làm cuộc phiêu lưu dại dột này. Đêm qua Bắc Đới Hà có giông, sáng nay gió vẫn mạnh, biển động. Các vệ sĩ sợ Mao chết đuối vỉ sóng lớn. Nhưng Mao cố tình ra bãi bể, các vệ sĩ trẻ theo sát ông.
Vệ sĩ cấp báo Uông Đông Hưng, đích thân Uông Đông Hưng ra biển để can Mao. Nhưng Chủ tịch phớt lờ tất cả, nhảy xuống giữa đợt sóng lớn quyết tâm bơi ra biển, phía sau, một đoàn vệ sĩ trai tráng bơi theo.
Uông Đông Hưng lo lắng, nếu xảy ra chuyện không may với Mao, ông phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Ông gọi La Thuỵ Khanh và Chu Ân Lai để trút trách nhiệm tính mạng Mao lên đầu họ. Mao bơi đã khá xa khi hai ông đến. Chu không biết làm thế nào, lập tức thông báo ngay cho cấp trên, Lưu Thiếu Kỳ, nhân vật thứ hai sau Mao và tin rằng Lưu Thiếu Kỳ có thể khuyên Mao không liều mạng nữa. Lưu từ chối can thiệp. Ông là người khôn ngoan, kín đáo và quyết định để Mao muốn làm gì thì làm.
Trên bờ có Giang Thanh và bác sĩ Chu. Sự bình tĩnh của bác sĩ Chu làm bà vợ Mao nổi khùng. Bác sĩ Chu, một người nhút nhát, tuổi chừng 50, hơn tôi đến 20 tuổi.
Giang Thanh to tiếng:
- Chủ tịch đang vật lộn với sóng biển, và nếu cái gì đó xảy ra, đồng chí sẽ làm gì? Đứng nhìn thôi à?
Nhưng bác sĩ Chu thậm chí còn không biết bơi nữa.
Hai người lính giúp bác sĩ Chu xuống chiếc xuồng cứu trợ nhỏ để ông có thể lại gần Mao. Nhưng sóng quá lớn, họ không thể điều khiển được xuồng, không những thế bác sĩ Chu lại say sóng. Khi Mao bắt đầu bơi về bờ, chiếc xuồng của bác sĩ vẫn còn vật lộn, rập rờn trên sóng. Cuối cùng xuồng cũng cập bờ, bác sĩ Chu toàn thân run rẩy, lảo đảo rời xuồng, ngã rụi xuống bãi cát, nôn thốc nôn tháo. Giang Thanh nổi điên lên. Chính vì lẽ đó bà ta cho gọi tôi.
Mao nổi cáu với Uông Đông Hưng, thét lên:
- Đồ vô tích sự. Anh biết tôi có thể bơi trên biển trong thời tiết như thế này chứ, không những cản tôi, còn gọi các đồng chí lãnh đạo khác đến đây can thiệp!
Uông Đông Hưng và La Thuỵ Khanh luôn luôn được Mao che chở. Họ phục vụ Mao một cách tin cẩn và trung thành, nhưng lại nằm trong hoàn cảnh rất phức tạp. Họ chịu trách nhiệm sinh mạng của Chủ tịch. Nếu bất cứ chuyện gì xảy ra, người ta không còn nhớ đến sự trung thành hoặc đã hết sức cố gắng ngăn cản lãnh tụ, nhưng không được. Họ không những mất chức, còn mất đầu như chơi.
Những việc làm của họ, Mao nhìn nhận như là chuyện xâm phạm vào quyền tự do của ông cũng như các Uỷ viên Bộ chính trị khác muốn kiềm chế ông. Không ai được ngăn cản ý thích và ông sẽ phê phán kịch liệt những ai có ý định này. Vụ Bắc Đới Hà ảnh hưởng mạnh tới mối quan hệ của Mao đối với Uông Đông Hưng và La Thuỵ Khanh. Sự khó chịu ấy Mao vẫn không quên, sau này ông thẳng tay trừng trị.
Sự việc trên liên quan đến tôi. Cuối vụ hè năm ấy, bác sĩ Chu lặng lẽ ra khỏi Trung Nam Hải sang phụ trách Bệnh viện Bắc Kinh, còn tôi chính thức trở thành bác sĩ riêng của Mao. Công việc của tôi không chỉ đơn thuần phòng và điều trị bệnh, còn phải nâng cao trạng thái sức khoẻ của Mao. Trong bất kỳ sự yếu đau nào của Chủ tịch hoặc chỉ cần mủi tiêm đau thậm chí cảm thấy trong người khó ở tôi là người có lỗi. Kể từ đây không những ngoài công việc, tính mạng của tôi còn phụ thuộc vào điều chăm lo sức khoẻ Mao. Để làm được điều này, tôi cần luôn luôn ở bên cạnh theo dõi cặn kẽ sự thay đổi về sức khỏe của Chủ tịch. Sau khi Chủ tịch từ Bắc Đới Hà về, hàng ngày tôi phải gặp ông, lấy lý do kèm ông học Anh ngữ. Tôi thường xuyên tháp tùng Chủ tịch trong các chuyến công vụ ở Bắc Kinh và cả các tỉnh.
Tôi cần nắm vững tổng thể về sức khỏe hiện tại và những thay đổi trong tương lai khi tuổi ông tăng lên. Trong hồ sơ sức khỏe, tôi thấy số lượng bạch cầu của ông cao, trên 10 ngàn, so với con số bình thường từ 6 đến 8 ngàn. Như vậy Chủ tịch bị viêm nhiễm nhẹ cần phải tìm ra nguyên nhân vì sao.
Tôi miễn cưỡng phải kể cho Mao điều này. Ông tự hào về sức khoẻ và thể lực, ghét ốm đau bệnh tật, tôi biết ông không ưa các bác sĩ. Năm 1951 một đội bác sĩ giỏi Liên Xô đến khám ông. Do bị thăm khám, xét nghiệm quá nhiều, Mao mất hết kiên nhẫn, nổi khùng và bỏ dở việc khám.
Tăng cường khả năng tiếng Anh, tôi và Chủ tịch đọc tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội không tưởng và khoa học” của Engels, lợi dụng bàn tới chủ đề này, tôi giải thích Mao rằng bạch cầu của ông tăng cao, có nghĩa bị viêm nhiễm nhẹ nào đấy trong cơ thể.
- Nhưng tại sao mới được cơ chứ?
Mao muốn biết nguyên nhân, nhưng ông lại coi thường y học hiện đại.
Tôi bảo:
- Chẳng có gì nghiêm trọng đâu. Tôi chỉ muốn xác định ổ viêm nhiễm.
Sau đó tôi nói rằng tôi sẽ kiểm tra toàn diện kể cả tai mũi họng, răng hàm mặt, làm các xét nghiệm sinh hoá nhanh gọn và hứa không quá nửa giờ. Ông đồng ý.
Mũi và các xoang mũi bình thường. Tôi xem qua miệng. Mao chưa bao giờ đánh răng. Theo thói quen của nông dân miền nam Trung Quốc, ông chỉ làm sạch răng bằng chè, mỗi buổi sáng nhai một nắm lá chè và xúc miệng bằng nước. Mao khăng khăng từ chối đi khám chuyên khoa răng hàm mặt. Tướng Bành Đức Hoài, người hay nói thẳng nói thật, có lần ông khuyên tôi nên chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng của Mao chủ tịch. Ông nói, “Răng của Chủ tịch dường như được sơn xanh”. Khám miệng cho Chủ tịch, ngà răng ông phủ một lớp cao màu xanh lá cây, răng hàm rụng vài cái, chạm nhẹ vào lợi, nước màu vàng rỉ ra, ông bị nha chu viêm. Thật lạ, Mao chưa bao giờ kêu đau răng, dù rằng bệnh nha chu viêm gây rất khó chịu và đau đớn. Tôi cảm thấy hình như ông vui lòng chịu đựng đau đớn hơn gọi thày thuốc mà ông vốn chẳng ưa gì.
- Đồng chí có thể chữa cho tôi được chứ?
Mao muốn biết rõ hơn nên yêu cầu tôi nói rõ. Tôi giải thích, nha khoa không thuộc lĩnh vực của tôi, tôi khuyên ông nên khám răng hàm mặt.
Mao mỉm cười:
- Khổng Tử nói: “Biết cái mình biết, biết cái mà mình chưa biết – nghĩa là biết”. Như vậy xem ra đồng chí không muốn biết cái mình không biết có phải không?
Sau đó tôi khám bộ sinh dục. Bao quy đầu hơi bị hẹp, tụt ra khó co lại, tôi nghi ngờ bị viêm nhiễm. Từ khi chuyển vào Trung Nam Hải, Mao không tắm nữa, cho rằng mất thời gian. Các vệ sĩ thường dùng khăn bông tẩm nước nóng kỳ cọ thân thể cho ông, còn chính Mao lúc ấy đọc tài liệu hoặc kể chuyện vui.
Tôi phát hiện kích thước tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bình thường, còn tinh hoàn bên phải không nằm ở bìu dái mà nằm trong thể hang. Sự khiếm khuyết tinh hoàn như vậy thường do dị tật bẩm sinh, không ảnh hưởng tới chức năng sinh dục, tuy nhiên dần dần có thể dẫn đến ung thư tinh hoàn. Tôi phải tiếp tục theo dõi tới sự bất bình thường này.
Để xác định vùng viêm nhiễm, cần phải xét nghiệm tinh dịch. Bộ phận sinh dục của Mao nhỏ và mềm. Để làm điều này tôi phải kích thích xoa nắn lấy tinh dịch đem về phòng xét nghiệm.
Vài ngày sau, Mao cho phép đưa nha sĩ Trương Quang Hán, của Trường Đại học y khoa Bắc Kinh tới. Tôi biết Trương từ hồi còn học ở Đại học Liên hợp miền Tây Trung Quốc. Ông hơn tôi hai tuổi và học về nha khoa.
Việc khám và chữa răng cho Mao cũng tiến hành ở buồng ăn, nơi Mao cắt tóc, cạo râu trong khu Hương Cúc. Chiếc ghế tựa nhanh chóng được biến thành chiếc ghế chữa răng. Trương chuẩn bị đồ nghề, tinh thần khá căng thẳng, hỏi tôi khám thấy gì, cũng như thái độ tính khí của chính Mao ra sao. Tôi phụ trách công việc này chỉ mới được vài tháng nên chưa biết nhiều về tính khí chủ tịch. Tôi bảo: “Chỉ chắc một điều, Mao chủ tịch thích khám xét nhanh gọn và không chuyện trò dài dòng, lề mề mất thì giờ”. Tôi cũng cho Trương biết, Mao đồng ý cho Trương đến, nghĩa là chủ tịch muốn thực hiện tất cả những gì tôi đề nghị.
Khi chúng tôi vào, Chủ tịch đang đọc sách lịch sử Trung Quốc. Ông thích gặp khách với quyển sách này trong tay. Dù rằng ông đầy quyền lực nhưng đôi khi bị bất an khi gặp người lạ. Nhưng ông biết, những người gặp ông đều bị xúc động khi được nhìn thấy vị thánh sống. Sách làm ông thoải mái, tự tin giúp ông chuyện trò cởi mở hơn. Để bớt vẻ ngăn cách với khách, ông thường pha trò giúp họ tự tin, cởi mở hơn. Trong cuộc gặp lần đầu tiên ông thường chú ý lắng nghe, vui vẻ giúp người đối thoại trở nên thoải mái, thân thiện. Cách này Mao đã giúp khách nói thẳng, nói thật và nhờ thế ông đã khéo léo thu thập nhiều thông tin từ họ.
Thấy chúng tôi, Mao bảo:
- Các đồng chí đến rồi.
Mao đặt sách sang một bên, bảo:
- Đọc sách là một thú vui kỳ diệu.
Ông đứng dậy chìa tay cho bác sĩ Trương bắt. Sau đó mời chúng tôi ngồi. Người ta mang bình trà đến. Một vệ sĩ mang cho Mao một khăn bông tẩm nước nóng, lau mặt và ông lau đi lau lại tay nhiều lần cẩn thận.
Mao hỏi tên của nha sĩ. Trương giải thích rằng tên của ông Trương Quang Hán, “Quang” nghĩa là “Vinh quang”, “Hán” – “dân tộc Hán”. Trung Quốc – một quốc gia đa sắc tộc, nhưng dân tộc Hán đông hơn, khoảng 93% dân số. Khi nói về Trung Quốc, người ta nói đến dân tộc Hán.
- Đồng chí cũng biết làm vinh quang cho dân tộc Hán – Mao nhận xét – Tên của đồng chí rất nổi tiếng trong thời gian chống với Mãn châu, trong những năm tháng cuối cùng của triều đại Nhà Thanh.
Nhà Thanh sụp đổ năm 1911, do dân tộc Mãn Châu, bắc Vạn Lý Trường Thành cai trị. Vì thế ở Trung Quốc luôn luôn có tâm lý chống nhà Thanh rất mạnh, coi đó là triều đại của người thiểu số “ngoại bang phương Bắc”.
Khi Mao hỏi Trương về quê quán, Trương nói, quê ông ở tỉnh Hà Bắc, nghĩa là “phía bắc con sông”, nhưng từ lâu ông sống ở tỉnh Tứ Xuyên, nghĩa là “bốn con sông”.
- Đồng chí biết con sông nào gọi là Hà Bắc? – Mao hỏi.
- Vâng, con sông Vàng, tức Hoàng hà – nha sĩ trả lời.
Trong lịch sử Trung Quốc, con sông Hoàng Hà đổi dòng chảy nhiều lần, người ta đặt tên tỉnh Hà Bắc vì con sông nằm phía nam của tỉnh. Bây giờ Hoàng Hà lại còn đổi dòng, xuống tận phía nam xa xôi, thậm chí chảy qua tỉnh Sơn Đông.
Mao rít hơi thuốc, hỏi:
- Thế còn bốn con sông ở tỉnh Tứ Xuyên là những sông gì?
Trương chẳng cần nghĩ ngợi nói luôn:
- Sông Minh, sông Tô, sông Giang và sông Thanh Hà.
Mao cười và chữa lại:
- Không phải sông Thanh Hà mà là Ô Giang, rộng hơn sông Thanh Hà.
Trương cũng cười và nói:
- Tôi nhớ một bài thơ của Chủ tịch nói về Tứ Xuyên. Trong đó có câu: “Nước sông Thanh bồi đắp đôi bờ trong sương”. Vì thế tôi nghĩ là sông Thanh.
Mao mỉm cười và nói:
- Đấy là thơ.
Sau đó Mao chuyển sang nói chuyện về trường y khoa thuộc Đại học Liên hợp Tây-Trung Quốc, do Hoa Kỳ sáng lập, Mao nói rằng ông rất mừng, có người Trung Quốc học ở trường Mỹ. Mao nói:
- Trong thời gian kháng Nhật, Mỹ đã gửi cố vấn đến Diên An, họ giúp chúng ta rất nhiều. Bác sĩ Mỹ, Gorge Haitem giúp đỡ và đóng góp to lớn vào chiến dịch bài trừ bệnh hoa liễu. Ông cũng là đồng nghiệp của các đồng chí đấy.
Bác sĩ Haitem (1910-1988) cùng với trợ lý của mình là Edgar Snow có mặt ở chiến khu Sa An Tây của đảng cộng sản năm 1936 và sau đó ở lại để chữa cho các chiến sĩ giải phóng quân Trung Quốc.
Mao tiếp tục:
- Mỹ đã đào tạo cho chúng ta không ít chuyên gia.
Nếu người dân thường Trung Quốc nói câu này, người ta cho rằng thiếu suy nghĩ và buộc tội phản cách mạng, bởi vì thời ấy ở Trung Quốc, Mỹ được gọi công khai “kẻ thù số một”, bất kỳ sự tán dương nào về Mỹ đều được xem như phản cách mạng.
- Như thế, tất cả các đồng chí tốt nghiệp Đại học Mỹ – Mao nhận xét – Tôi kính trọng các chuyên gia do Mỹ và Anh đào tạo.
Ông cũng khoe với Trương, tôi đã giúp ông học tiếng Anh và ông bắt đầu đọc nguyên bản tác phẩm của Engels “Chủ nghĩa xã hội từ ảo tưởng đến khoa học. Từ “Shehuizhuyi” trong Anh ngữ là “socialism” có phải thế không?”
- Dạ phải – Bác sĩ Trương đáp lời.
Tính hay chuyện và cởi mở của Mao đã làm yên lòng Trương, tôi gợi ý chúng tôi bắt đầu khám bệnh, Mao gật đầu.
Trương cậy hết cao răng, lấy các thức ăn dính trong kẽ răng, sau đó nói:
- Thưa Chủ tịch, xin ngươi cần đánh răng hàng ngày. Răng chủ tịch tồi lắm.
Mao phản đối:
- Tôi thường làm sạch răng bằng chè và chẳng bao giờ dùng bàn chải đánh răng cả. Anh xem con hổ đấy, có bao giờ nó đánh răng đâu. Sao răng nó cứng và sắc thế.
Logic của Mao thật không ai bắt bẻ được, dù khá lạ lùng. Tôi và Trương im lặng. Mao cảm thấy rằng giành được chiến thắng, nháy mắt, nhận xét:
- Thấy chưa, thậm chí các đồng chí là bác sĩ có bằng cấp Mỹ hẳn hoi cũng chẳng thể giải thích được.
Trương khiêm tốn:
- Xin chịu Chủ tịch!
Sau đó Trương nói cho Mao, cần phải nhổ vài chiếc răng hàm trên.
- Nó bị sâu rồi, vùng lợi xung quanh viêm nhiễm, răng cũng lung lay, những răng này là nguồn viêm nhiễm. Nếu không nhổ đi, nó lại làm hỏng tiếp các răng bên cạnh.
- Có thật nặng thế không? – Mao ngạc nhiên.
- Tôi xin thề với Chủ tịch đúng như thế – Trương trả lời.
- Thôi được, nhưng hãy làm cho khéo nhé, tôi sợ đau lắm. Tiêm thuốc tê đi.
Trương quay về phía tôi thì thào:
- Chủ tịch có bị dị ứng novocain không?
- Không – Tôi trả lời – đôi lần tôi đã tiêm penecilin và novocain không thấy dị ứng thuốc.
- Có cần phải dùng tới anestesine không? – Trương lại hỏi nhỏ – Tôi nhổ nó chỉ trong tích tắc thôi.
- Đồng chí cứ làm như Chủ tịch yêu cầu – Tôi trả lời – Để ông ấy yên tâm.
Trương tiêm novocain, mấy phút sau khi bệnh nhân bị tê, ông nhổ chiếc răng sâu dễ dàng.
Mao vui lắm, cười to:
- Trường học Anh Mỹ đã giành chiến thắng vĩ đại!
Sau vài ngày, lượng bạch cầu trong máu trở lại mức bình thường. Mao vui như trẻ con, nói:
- Đồng chí đã giải quyết được vấn đề làm tôi suy nghĩ nhiều năm qua. Đó là thành công lớn của các đồng chí. Hoan hô trường Đại học Anh Mỹ!
Sáng hôm sau ông bảo tôi mang cho ông bàn chải và thuốc đánh răng và ông bắt đầu cọ răng. Nhưng ông chỉ đánh răng được vài ngày. Thói quen nông dân thâm căn cố đế đánh răng bằng chè vượt hẳn lên. Hơn nữa Mao không muốn mất thời gian vào việc tắm rửa và đánh răng.
Răng Mao dần dần tồi đi, cũng như trước đây ông không khoái gì nha sĩ đến khám và chữa bệnh. Răng của Chủ tịch bị xỉn đen và lần lượt rụng dần. Đến đầu những năm 1970 hàm trên chẳng còn chiếc răng hàm nào cả. May mắn thay, khi ông cười, chỉ thấy những chiếc răng tốt còn giữ được, còn những răng đen và bị nhổ rồi nằm ở phía trong không nhìn thấy rõ.
Xét nghiệm tuyến sinh dục cho thấy Mao mất khả năng có con. Tinh dịch của ông không có tinh trùng khoẻ. Mao từng là ông bố của một số con từ ba bà vợ. Đứa sau cùng là con gái, con của Giang Thanh, Lí Nạp, khi ấy khoảng 15 tuổi. Bệnh vô sinh cũng thường xảy ra ở tuổi trung niên, tôi không đủ khả năng giải thích được nguyên nhân vì sao tinh trùng ông lại chết, nhưng tôi chịu không thể chữa được cho ông.
- Nghĩa là tôi trở thành hoạn quan phải không?
Mao đau buồn hỏi thế, khi tôi nói cho ông về sự không thể có con. Ông lo ngại thục sự.
- Hoàn toàn không phải thế – Tôi trả lời – Phần đông quan thái giám trong cung vua, bị cắt hoàn toàn cơ quan sinh dục. Vài người may mắn còn giữ được tinh hoàn.
Tôi hiểu ra rằng Mao thậm chí không có khái niệm hiểu biết cơ bản về các cơ quan trong cơ thể và chức năng của chúng. Từ cuộc khám xét, tôi biết rằng tinh hoàn bên phải của ông bị teo nhỏ. Tuy nhiên sự bất lực không biến ông thành hoạn quan.
Tôi bắt đầu nói để ông hiểu.
- Tinh dịch của Chủ tịch không có tinh trùng, vì thế không thể có con được nữa. Tuy nhiên điều này lại không ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng tình dục.
Tôi hiểu rằng Mao hoàn toàn không vui về sự bất lực của ông. Ông hoảng sợ nếu bị liệt dương. Cả một thời gian dài ông tin rằng hoạt động tình dục bắt đầu từ tuổi 12 và chấm dứt ở tuổi 60. Sau này ông kể, ông bắt đầu cuộc sống tình dục ở tuổi vị thành niên khi còn ở làng Sào Sơn, quê ông. Ông vui vẻ nhớ đầu tiên quan hệ tình dục thời trẻ, bạn tình của ông, cô bé 12 tuổi trong làng.
Tháng 12-1953, Mao tròn 60 tuổi. Tôi là bác sĩ riêng của ông từ năm 1955, khi đó ông chờ đợi trong lo sợ về hết khả năng tình dục. Các bác sĩ trước tôi thường tiêm cho ông nhung hươu. Trong y học dân tộc Trung Hoa, đây là một trong thứ thuốc kích thích tình dục mạnh. Tuy nhiên dấu hiệu suy yếu tình dục không thấy mất đi nhưng ông vẫn lo lắng. Ông muốn sống tới 80 tuổi vẫn giữ được vẻ đẹp, khoẻ mạnh và hoạt động tình dục bình thường. Tôi, bác sĩ riêng của ông, cần phải giúp ông thực hiện ham muốn đó.
Ông mất bình tĩnh, khi tôi tỏ ra nghi ngờ hiệu quả của nhung hươu. Ngoài ra, tôi không tin vào hiệu dụng của chất này đối với cơ quan sinh dục.
Mao buồn rầu, nói:
- Các ông bác sĩ, người khuyên thế này, người khuyên thế kia. Tôi chỉ tin các ông 70% thôi.
Mao không đòi dùng nhung hươu nữa, nhưng đòi tôi kiếm thần dược để kéo dài tuổi thọ và chống liệt dương. Trong hoàn cảnh ấy ông lại thích đưa ra các ví dụ từ các vua Trung Quốc. Ông vua thọ nhất Trung Hoa là Vua Hoàng, tổ tiên dân tộc Hán, người đã tạo ra tất cả người Trung Quốc. Truyền thuyết kể, ông đạt được bất tử, vì ngủ với hàng ngàn gái đồng trinh. Thậm chí các vua đời sau còn cho rằng càng ngủ nhiều với gái, tuổi thọ càng tăng lên. Từ đó truyền thống các vua đều có tới hàng nghìn nữ tỳ. Hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng, lập nên nhà Tần, theo truyền thuyết, có lần đã cử một đạo sĩ và năm trăm gái đồng trinh ra biển khơi để kiếm thuốc trường sinh. Mao cho Tần Thuỷ Hoàng là thần tượng, cố gắng noi gương ông vua này. Truyền thuyết này còn cho rằng họ chính là thuỷ tổ của người Nhật Bản.
Một thời gian ngắn sau khi tôi làm việc cho Mao, Chủ tịch nghe tin một nữ bác sĩ Rumani, Lepshinskaya, tìm ra công thức thuốc kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng tình dục. Thứ thần dược này bề ngoài hồi phục sinh lực và có khả năng làm tăng độ dẻo dai sau khi thường xuyên sử dụng một lượng nhỏ. Mao rất khoái thuốc này, nhưng lại muốn, tôi phải thử trước thần dược. Nếu nó có tác dụng với tôi, Mao nói, ông mới dùng.
Tôi cũng phải bóng gió nói cho ông biết tôi và ông chênh lệch nhau gần 30 tuổi. Tôi hãy còn trẻ mới 35 còn ông đã 62 và lại không có chứng bệnh ông mắc. Bác sĩ Rumani đặt tên thuốc của mình, vitamin H3, nhưng té ra thuốc này thành phần chủ yếu novocain. Không tin vào khả năng thần diệu của nó, nhưng cũng biết Mao không dị ứng với novocain, tôi quyết định tiêm vitamin H3 này vào mông Chủ tịch, sau 3 tháng thì ngừng, vì chẳng đem lại kết quả gì.
Trong tất cả những năm làm việc với Mao, tôi chẳng giúp được ông hiểu biết thêm về lĩnh vực y học. Ý nghĩ không tin vào y học cản trở ông. Tôi ngày càng nghi ngờ, nguyên nhân sự bất lực của ông do tinh thần hơn do thể xác. Sau khi tham khảo các chuyên gia bài tiết và thần kinh, tôi tin tôi chẩn đoán đúng. Tôi quyết định sử dụng phương pháp tác động tinh thần. Tôi cho ông uống viên nhộng, chế phẩm từ nhân sâm và glucose và nói, đây là một loại thuốc mới từ thảo mộc “bồi bổ sức khoẻ”.
Trong thời gian đấu đá chính trị hậu tường gay gắt nhất thì bệnh liệt dương của ông đặc biệt xuất hiện mạnh. Nhưng đầu những năm 60, khi quyền lực của ông còn bền vững, không thấy ông phàn nàn về vấn đề yếu tình dục. Tại thời gian cao điểm Cách mạng văn hoá, cuối thập niên 60, khi giữa Mao và Giang Thanh không có quan hệ tình dục nào cả, nhưng Chủ tịch thường xuyên lôi các cô gái trẻ lên giường, đồng thời số lượng các cô ấy tăng lên, nhưng độ tuổi các cô càng nhỏ lại.
Lãnh tụ của chúng ta thực hiện chương trình kéo dài tuổi thọ theo công thức hoàng đế cổ Trung Hoa như thế đấy.
Mao tiếp tục tìm kiếm đan dược trường sinh bất lão, thậm chí cũng chẳng hề nghi ngờ ông có thể thọ như vậy hay không. Lại còn tin những bài thơ thời thanh niên “sẽ sống hai trăm tuổi và bơi qua con sông lớn dài ngàn dặm”. Giữa những năm 60 ông tuyên bố với khách nước ngoài, chuẩn bị gặp Chúa trời và cụ Karl Marx, đó là mánh khóe chiến lược của ông. Năm ấy ông còn khỏe, lạc quan hơn cả thời kỳ bắt đầu cuộc Cách mạng văn hoá và kéo dài đến vài năm sau. Gặp những chuyện rắc rối ông thường giả vờ ốm, lấy sự sa sút về sức khoẻ làm thủ đoạn chính trị. Sức khoẻ của Mao chủ tịch và chính trị Trung Quốc có quan hệ tương hỗ.
Năm 1963, Mao đóng vai một ông già ốm yếu trước đại sứ Liên Xô ở Bắc Kinh. Chủ tịch muốn dò xét phản ứng của Liên Xô trước cái chết giả tưởng của mình. Mối quan hệ Trung Quốc – Liên Xô trong những năm ấy rất xấu, vì thế đối với Mao điều này cực kỳ quan trọng. Trước khi chuẩn bị màn kịch, Mao đã vài lần thử nhập vai một ông già run rẩy sắp chết cho chúng tôi xem, rồi hỏi xem liệu có giống như người sắp chầu trời hay không. Sau đó chui vào giường, cho gọi đại sứ Liên Xô đến. Buổi diễn đạt được thành công mỹ mãn.
Cũng vẫn trò như thế, năm 1965, Mao nói với người bạn cũ của, nhà báo Mỹ Edgar Snow rằng ông sắp chầu thượng đế. Mao rất chú ý thái độ phản ứng của người Mỹ về tin tức ông sắp chết. Ông rất muốn cải thiện quan hệ với Mỹ. Mao tin rằng E. Snow, tác giả cuốn sách “Ngôi sao đỏ trên đất nước Trung Hoa”, tác phẩm kinh điển xuất bản bằng Hoa ngữ và Anh ngữ, là người của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), và vì thế thông tin về cái chết gần kề của lãnh tụ sẽ rơi vào tay chính quyền Mỹ. Năm 1965, mánh khóe tương tự Mao cũng sử dụng với Bộ trưởng Văn hoá Pháp André Malraux và sau đó ông chú ý theo dõi phản ứng của phương tây qua báo chí.
Mao thường lên án chuyện âm mưu, mánh khóe của người khác nhưng chính ông lại người nhiều thủ đoạn xảo quyệt và mánh khóe nhất.

Truyện Chương 7 ---~~~cungtacgia~~~--- !!!14876_10.htm!!!!!!14876_11.htm!!! Đã xem 147541 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả: Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh
Chương 8

--!!tach_noi_dung!!--
     iữa tháng 7-1955, khoảng sáu tuần sau khi được đứng với Mao Chủ tịch trên lể đài Thiên An Môn, bất ngờ người ta gọi tôi vào Bắc Đới Hà, khu điều dưỡng ở vịnh Bắc Hải Văn. Lãnh đạo cao cấp đảng thường đến an dưỡng tránh cơn nóng ở Bắc Kinh. Mao cùng đoàn tuỳ tùng vừa rời đây vài ngày trước. Đi cùng ông có bác sĩ Chu Thế Đào, người trước khi tôi thay. Khi ấy tôi vẫn còn là giám đốc bệnh viện Trung Nam Hải và chưa có dịp nào đi cùng với Mao. Cuộc gọi bất ngờ này nghĩa là có một cái gì đó thật nghiêm trọng.
Tôi ngồi trên đoàn tàu chuyên dụng chở tài liệu cơ quan đi và về hàng ngày giữa Bắc Kinh và Bắc Đới Hà, ngay trong hôm ấy tôi đã đến nơi.
Tôi được biết, Mao đêm qua ngủ không ngon giấc, nhưng lại dạy sớm để ra biển bơi. Các vệ sĩ can ông đừng làm cuộc phiêu lưu dại dột này. Đêm qua Bắc Đới Hà có giông, sáng nay gió vẫn mạnh, biển động. Các vệ sĩ sợ Mao chết đuối vỉ sóng lớn. Nhưng Mao cố tình ra bãi bể, các vệ sĩ trẻ theo sát ông.
Vệ sĩ cấp báo Uông Đông Hưng, đích thân Uông Đông Hưng ra biển để can Mao. Nhưng Chủ tịch phớt lờ tất cả, nhảy xuống giữa đợt sóng lớn quyết tâm bơi ra biển, phía sau, một đoàn vệ sĩ trai tráng bơi theo.
Uông Đông Hưng lo lắng, nếu xảy ra chuyện không may với Mao, ông phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Ông gọi La Thuỵ Khanh và Chu Ân Lai để trút trách nhiệm tính mạng Mao lên đầu họ. Mao bơi đã khá xa khi hai ông đến. Chu không biết làm thế nào, lập tức thông báo ngay cho cấp trên, Lưu Thiếu Kỳ, nhân vật thứ hai sau Mao và tin rằng Lưu Thiếu Kỳ có thể khuyên Mao không liều mạng nữa. Lưu từ chối can thiệp. Ông là người khôn ngoan, kín đáo và quyết định để Mao muốn làm gì thì làm.
Trên bờ có Giang Thanh và bác sĩ Chu. Sự bình tĩnh của bác sĩ Chu làm bà vợ Mao nổi khùng. Bác sĩ Chu, một người nhút nhát, tuổi chừng 50, hơn tôi đến 20 tuổi.
Giang Thanh to tiếng:
- Chủ tịch đang vật lộn với sóng biển, và nếu cái gì đó xảy ra, đồng chí sẽ làm gì? Đứng nhìn thôi à?
Nhưng bác sĩ Chu thậm chí còn không biết bơi nữa.
Hai người lính giúp bác sĩ Chu xuống chiếc xuồng cứu trợ nhỏ để ông có thể lại gần Mao. Nhưng sóng quá lớn, họ không thể điều khiển được xuồng, không những thế bác sĩ Chu lại say sóng. Khi Mao bắt đầu bơi về bờ, chiếc xuồng của bác sĩ vẫn còn vật lộn, rập rờn trên sóng. Cuối cùng xuồng cũng cập bờ, bác sĩ Chu toàn thân run rẩy, lảo đảo rời xuồng, ngã rụi xuống bãi cát, nôn thốc nôn tháo. Giang Thanh nổi điên lên. Chính vì lẽ đó bà ta cho gọi tôi.
Mao nổi cáu với Uông Đông Hưng, thét lên:
- Đồ vô tích sự. Anh biết tôi có thể bơi trên biển trong thời tiết như thế này chứ, không những cản tôi, còn gọi các đồng chí lãnh đạo khác đến đây can thiệp!
Uông Đông Hưng và La Thuỵ Khanh luôn luôn được Mao che chở. Họ phục vụ Mao một cách tin cẩn và trung thành, nhưng lại nằm trong hoàn cảnh rất phức tạp. Họ chịu trách nhiệm sinh mạng của Chủ tịch. Nếu bất cứ chuyện gì xảy ra, người ta không còn nhớ đến sự trung thành hoặc đã hết sức cố gắng ngăn cản lãnh tụ, nhưng không được. Họ không những mất chức, còn mất đầu như chơi.
Những việc làm của họ, Mao nhìn nhận như là chuyện xâm phạm vào quyền tự do của ông cũng như các Uỷ viên Bộ chính trị khác muốn kiềm chế ông. Không ai được ngăn cản ý thích và ông sẽ phê phán kịch liệt những ai có ý định này. Vụ Bắc Đới Hà ảnh hưởng mạnh tới mối quan hệ của Mao đối với Uông Đông Hưng và La Thuỵ Khanh. Sự khó chịu ấy Mao vẫn không quên, sau này ông thẳng tay trừng trị.
Sự việc trên liên quan đến tôi. Cuối vụ hè năm ấy, bác sĩ Chu lặng lẽ ra khỏi Trung Nam Hải sang phụ trách Bệnh viện Bắc Kinh, còn tôi chính thức trở thành bác sĩ riêng của Mao. Công việc của tôi không chỉ đơn thuần phòng và điều trị bệnh, còn phải nâng cao trạng thái sức khoẻ của Mao. Trong bất kỳ sự yếu đau nào của Chủ tịch hoặc chỉ cần mủi tiêm đau thậm chí cảm thấy trong người khó ở tôi là người có lỗi. Kể từ đây không những ngoài công việc, tính mạng của tôi còn phụ thuộc vào điều chăm lo sức khoẻ Mao. Để làm được điều này, tôi cần luôn luôn ở bên cạnh theo dõi cặn kẽ sự thay đổi về sức khỏe của Chủ tịch. Sau khi Chủ tịch từ Bắc Đới Hà về, hàng ngày tôi phải gặp ông, lấy lý do kèm ông học Anh ngữ. Tôi thường xuyên tháp tùng Chủ tịch trong các chuyến công vụ ở Bắc Kinh và cả các tỉnh.
Tôi cần nắm vững tổng thể về sức khỏe hiện tại và những thay đổi trong tương lai khi tuổi ông tăng lên. Trong hồ sơ sức khỏe, tôi thấy số lượng bạch cầu của ông cao, trên 10 ngàn, so với con số bình thường từ 6 đến 8 ngàn. Như vậy Chủ tịch bị viêm nhiễm nhẹ cần phải tìm ra nguyên nhân vì sao.
Tôi miễn cưỡng phải kể cho Mao điều này. Ông tự hào về sức khoẻ và thể lực, ghét ốm đau bệnh tật, tôi biết ông không ưa các bác sĩ. Năm 1951 một đội bác sĩ giỏi Liên Xô đến khám ông. Do bị thăm khám, xét nghiệm quá nhiều, Mao mất hết kiên nhẫn, nổi khùng và bỏ dở việc khám.
Tăng cường khả năng tiếng Anh, tôi và Chủ tịch đọc tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội không tưởng và khoa học” của Engels, lợi dụng bàn tới chủ đề này, tôi giải thích Mao rằng bạch cầu của ông tăng cao, có nghĩa bị viêm nhiễm nhẹ nào đấy trong cơ thể.
- Nhưng tại sao mới được cơ chứ?
Mao muốn biết nguyên nhân, nhưng ông lại coi thường y học hiện đại.
Tôi bảo:
- Chẳng có gì nghiêm trọng đâu. Tôi chỉ muốn xác định ổ viêm nhiễm.
Sau đó tôi nói rằng tôi sẽ kiểm tra toàn diện kể cả tai mũi họng, răng hàm mặt, làm các xét nghiệm sinh hoá nhanh gọn và hứa không quá nửa giờ. Ông đồng ý.
Mũi và các xoang mũi bình thường. Tôi xem qua miệng. Mao chưa bao giờ đánh răng. Theo thói quen của nông dân miền nam Trung Quốc, ông chỉ làm sạch răng bằng chè, mỗi buổi sáng nhai một nắm lá chè và xúc miệng bằng nước. Mao khăng khăng từ chối đi khám chuyên khoa răng hàm mặt. Tướng Bành Đức Hoài, người hay nói thẳng nói thật, có lần ông khuyên tôi nên chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng của Mao chủ tịch. Ông nói, “Răng của Chủ tịch dường như được sơn xanh”. Khám miệng cho Chủ tịch, ngà răng ông phủ một lớp cao màu xanh lá cây, răng hàm rụng vài cái, chạm nhẹ vào lợi, nước màu vàng rỉ ra, ông bị nha chu viêm. Thật lạ, Mao chưa bao giờ kêu đau răng, dù rằng bệnh nha chu viêm gây rất khó chịu và đau đớn. Tôi cảm thấy hình như ông vui lòng chịu đựng đau đớn hơn gọi thày thuốc mà ông vốn chẳng ưa gì.
- Đồng chí có thể chữa cho tôi được chứ?
Mao muốn biết rõ hơn nên yêu cầu tôi nói rõ. Tôi giải thích, nha khoa không thuộc lĩnh vực của tôi, tôi khuyên ông nên khám răng hàm mặt.
Mao mỉm cười:
- Khổng Tử nói: “Biết cái mình biết, biết cái mà mình chưa biết – nghĩa là biết”. Như vậy xem ra đồng chí không muốn biết cái mình không biết có phải không?
Sau đó tôi khám bộ sinh dục. Bao quy đầu hơi bị hẹp, tụt ra khó co lại, tôi nghi ngờ bị viêm nhiễm. Từ khi chuyển vào Trung Nam Hải, Mao không tắm nữa, cho rằng mất thời gian. Các vệ sĩ thường dùng khăn bông tẩm nước nóng kỳ cọ thân thể cho ông, còn chính Mao lúc ấy đọc tài liệu hoặc kể chuyện vui.
Tôi phát hiện kích thước tinh hoàn bên trái nhỏ hơn bình thường, còn tinh hoàn bên phải không nằm ở bìu dái mà nằm trong thể hang. Sự khiếm khuyết tinh hoàn như vậy thường do dị tật bẩm sinh, không ảnh hưởng tới chức năng sinh dục, tuy nhiên dần dần có thể dẫn đến ung thư tinh hoàn. Tôi phải tiếp tục theo dõi tới sự bất bình thường này.
Để xác định vùng viêm nhiễm, cần phải xét nghiệm tinh dịch. Bộ phận sinh dục của Mao nhỏ và mềm. Để làm điều này tôi phải kích thích xoa nắn lấy tinh dịch đem về phòng xét nghiệm.
Vài ngày sau, Mao cho phép đưa nha sĩ Trương Quang Hán, của Trường Đại học y khoa Bắc Kinh tới. Tôi biết Trương từ hồi còn học ở Đại học Liên hợp miền Tây Trung Quốc. Ông hơn tôi hai tuổi và học về nha khoa.
Việc khám và chữa răng cho Mao cũng tiến hành ở buồng ăn, nơi Mao cắt tóc, cạo râu trong khu Hương Cúc. Chiếc ghế tựa nhanh chóng được biến thành chiếc ghế chữa răng. Trương chuẩn bị đồ nghề, tinh thần khá căng thẳng, hỏi tôi khám thấy gì, cũng như thái độ tính khí của chính Mao ra sao. Tôi phụ trách công việc này chỉ mới được vài tháng nên chưa biết nhiều về tính khí chủ tịch. Tôi bảo: “Chỉ chắc một điều, Mao chủ tịch thích khám xét nhanh gọn và không chuyện trò dài dòng, lề mề mất thì giờ”. Tôi cũng cho Trương biết, Mao đồng ý cho Trương đến, nghĩa là chủ tịch muốn thực hiện tất cả những gì tôi đề nghị.
Khi chúng tôi vào, Chủ tịch đang đọc sách lịch sử Trung Quốc. Ông thích gặp khách với quyển sách này trong tay. Dù rằng ông đầy quyền lực nhưng đôi khi bị bất an khi gặp người lạ. Nhưng ông biết, những người gặp ông đều bị xúc động khi được nhìn thấy vị thánh sống. Sách làm ông thoải mái, tự tin giúp ông chuyện trò cởi mở hơn. Để bớt vẻ ngăn cách với khách, ông thường pha trò giúp họ tự tin, cởi mở hơn. Trong cuộc gặp lần đầu tiên ông thường chú ý lắng nghe, vui vẻ giúp người đối thoại trở nên thoải mái, thân thiện. Cách này Mao đã giúp khách nói thẳng, nói thật và nhờ thế ông đã khéo léo thu thập nhiều thông tin từ họ.
Thấy chúng tôi, Mao bảo:
- Các đồng chí đến rồi.
Mao đặt sách sang một bên, bảo:
- Đọc sách là một thú vui kỳ diệu.
Ông đứng dậy chìa tay cho bác sĩ Trương bắt. Sau đó mời chúng tôi ngồi. Người ta mang bình trà đến. Một vệ sĩ mang cho Mao một khăn bông tẩm nước nóng, lau mặt và ông lau đi lau lại tay nhiều lần cẩn thận.
Mao hỏi tên của nha sĩ. Trương giải thích rằng tên của ông Trương Quang Hán, “Quang” nghĩa là “Vinh quang”, “Hán” – “dân tộc Hán”. Trung Quốc – một quốc gia đa sắc tộc, nhưng dân tộc Hán đông hơn, khoảng 93% dân số. Khi nói về Trung Quốc, người ta nói đến dân tộc Hán.
- Đồng chí cũng biết làm vinh quang cho dân tộc Hán – Mao nhận xét – Tên của đồng chí rất nổi tiếng trong thời gian chống với Mãn châu, trong những năm tháng cuối cùng của triều đại Nhà Thanh.
Nhà Thanh sụp đổ năm 1911, do dân tộc Mãn Châu, bắc Vạn Lý Trường Thành cai trị. Vì thế ở Trung Quốc luôn luôn có tâm lý chống nhà Thanh rất mạnh, coi đó là triều đại của người thiểu số “ngoại bang phương Bắc”.
Khi Mao hỏi Trương về quê quán, Trương nói, quê ông ở tỉnh Hà Bắc, nghĩa là “phía bắc con sông”, nhưng từ lâu ông sống ở tỉnh Tứ Xuyên, nghĩa là “bốn con sông”.
- Đồng chí biết con sông nào gọi là Hà Bắc? – Mao hỏi.
- Vâng, con sông Vàng, tức Hoàng hà – nha sĩ trả lời.
Trong lịch sử Trung Quốc, con sông Hoàng Hà đổi dòng chảy nhiều lần, người ta đặt tên tỉnh Hà Bắc vì con sông nằm phía nam của tỉnh. Bây giờ Hoàng Hà lại còn đổi dòng, xuống tận phía nam xa xôi, thậm chí chảy qua tỉnh Sơn Đông.
Mao rít hơi thuốc, hỏi:
- Thế còn bốn con sông ở tỉnh Tứ Xuyên là những sông gì?
Trương chẳng cần nghĩ ngợi nói luôn:
- Sông Minh, sông Tô, sông Giang và sông Thanh Hà.
Mao cười và chữa lại:
- Không phải sông Thanh Hà mà là Ô Giang, rộng hơn sông Thanh Hà.
Trương cũng cười và nói:
- Tôi nhớ một bài thơ của Chủ tịch nói về Tứ Xuyên. Trong đó có câu: “Nước sông Thanh bồi đắp đôi bờ trong sương”. Vì thế tôi nghĩ là sông Thanh.
Mao mỉm cười và nói:
- Đấy là thơ.
Sau đó Mao chuyển sang nói chuyện về trường y khoa thuộc Đại học Liên hợp Tây-Trung Quốc, do Hoa Kỳ sáng lập, Mao nói rằng ông rất mừng, có người Trung Quốc học ở trường Mỹ. Mao nói:
- Trong thời gian kháng Nhật, Mỹ đã gửi cố vấn đến Diên An, họ giúp chúng ta rất nhiều. Bác sĩ Mỹ, Gorge Haitem giúp đỡ và đóng góp to lớn vào chiến dịch bài trừ bệnh hoa liễu. Ông cũng là đồng nghiệp của các đồng chí đấy.
Bác sĩ Haitem (1910-1988) cùng với trợ lý của mình là Edgar Snow có mặt ở chiến khu Sa An Tây của đảng cộng sản năm 1936 và sau đó ở lại để chữa cho các chiến sĩ giải phóng quân Trung Quốc.
Mao tiếp tục:
- Mỹ đã đào tạo cho chúng ta không ít chuyên gia.
Nếu người dân thường Trung Quốc nói câu này, người ta cho rằng thiếu suy nghĩ và buộc tội phản cách mạng, bởi vì thời ấy ở Trung Quốc, Mỹ được gọi công khai “kẻ thù số một”, bất kỳ sự tán dương nào về Mỹ đều được xem như phản cách mạng.
- Như thế, tất cả các đồng chí tốt nghiệp Đại học Mỹ – Mao nhận xét – Tôi kính trọng các chuyên gia do Mỹ và Anh đào tạo.
Ông cũng khoe với Trương, tôi đã giúp ông học tiếng Anh và ông bắt đầu đọc nguyên bản tác phẩm của Engels “Chủ nghĩa xã hội từ ảo tưởng đến khoa học. Từ “Shehuizhuyi” trong Anh ngữ là “socialism” có phải thế không?”
- Dạ phải – Bác sĩ Trương đáp lời.
Tính hay chuyện và cởi mở của Mao đã làm yên lòng Trương, tôi gợi ý chúng tôi bắt đầu khám bệnh, Mao gật đầu.
Trương cậy hết cao răng, lấy các thức ăn dính trong kẽ răng, sau đó nói:
- Thưa Chủ tịch, xin ngươi cần đánh răng hàng ngày. Răng chủ tịch tồi lắm.
Mao phản đối:
- Tôi thường làm sạch răng bằng chè và chẳng bao giờ dùng bàn chải đánh răng cả. Anh xem con hổ đấy, có bao giờ nó đánh răng đâu. Sao răng nó cứng và sắc thế.
Logic của Mao thật không ai bắt bẻ được, dù khá lạ lùng. Tôi và Trương im lặng. Mao cảm thấy rằng giành được chiến thắng, nháy mắt, nhận xét:
- Thấy chưa, thậm chí các đồng chí là bác sĩ có bằng cấp Mỹ hẳn hoi cũng chẳng thể giải thích được.
Trương khiêm tốn:
- Xin chịu Chủ tịch!
Sau đó Trương nói cho Mao, cần phải nhổ vài chiếc răng hàm trên.
- Nó bị sâu rồi, vùng lợi xung quanh viêm nhiễm, răng cũng lung lay, những răng này là nguồn viêm nhiễm. Nếu không nhổ đi, nó lại làm hỏng tiếp các răng bên cạnh.
- Có thật nặng thế không? – Mao ngạc nhiên.
- Tôi xin thề với Chủ tịch đúng như thế – Trương trả lời.
- Thôi được, nhưng hãy làm cho khéo nhé, tôi sợ đau lắm. Tiêm thuốc tê đi.
Trương quay về phía tôi thì thào:
- Chủ tịch có bị dị ứng novocain không?
- Không – Tôi trả lời – đôi lần tôi đã tiêm penecilin và novocain không thấy dị ứng thuốc.
- Có cần phải dùng tới anestesine không? – Trương lại hỏi nhỏ – Tôi nhổ nó chỉ trong tích tắc thôi.
- Đồng chí cứ làm như Chủ tịch yêu cầu – Tôi trả lời – Để ông ấy yên tâm.
Trương tiêm novocain, mấy phút sau khi bệnh nhân bị tê, ông nhổ chiếc răng sâu dễ dàng.
Mao vui lắm, cười to:
- Trường học Anh Mỹ đã giành chiến thắng vĩ đại!
Sau vài ngày, lượng bạch cầu trong máu trở lại mức bình thường. Mao vui như trẻ con, nói:
- Đồng chí đã giải quyết được vấn đề làm tôi suy nghĩ nhiều năm qua. Đó là thành công lớn của các đồng chí. Hoan hô trường Đại học Anh Mỹ!
Sáng hôm sau ông bảo tôi mang cho ông bàn chải và thuốc đánh răng và ông bắt đầu cọ răng. Nhưng ông chỉ đánh răng được vài ngày. Thói quen nông dân thâm căn cố đế đánh răng bằng chè vượt hẳn lên. Hơn nữa Mao không muốn mất thời gian vào việc tắm rửa và đánh răng.
Răng Mao dần dần tồi đi, cũng như trước đây ông không khoái gì nha sĩ đến khám và chữa bệnh. Răng của Chủ tịch bị xỉn đen và lần lượt rụng dần. Đến đầu những năm 1970 hàm trên chẳng còn chiếc răng hàm nào cả. May mắn thay, khi ông cười, chỉ thấy những chiếc răng tốt còn giữ được, còn những răng đen và bị nhổ rồi nằm ở phía trong không nhìn thấy rõ.
Xét nghiệm tuyến sinh dục cho thấy Mao mất khả năng có con. Tinh dịch của ông không có tinh trùng khoẻ. Mao từng là ông bố của một số con từ ba bà vợ. Đứa sau cùng là con gái, con của Giang Thanh, Lí Nạp, khi ấy khoảng 15 tuổi. Bệnh vô sinh cũng thường xảy ra ở tuổi trung niên, tôi không đủ khả năng giải thích được nguyên nhân vì sao tinh trùng ông lại chết, nhưng tôi chịu không thể chữa được cho ông.
- Nghĩa là tôi trở thành hoạn quan phải không?
Mao đau buồn hỏi thế, khi tôi nói cho ông về sự không thể có con. Ông lo ngại thục sự.
- Hoàn toàn không phải thế – Tôi trả lời – Phần đông quan thái giám trong cung vua, bị cắt hoàn toàn cơ quan sinh dục. Vài người may mắn còn giữ được tinh hoàn.
Tôi hiểu ra rằng Mao thậm chí không có khái niệm hiểu biết cơ bản về các cơ quan trong cơ thể và chức năng của chúng. Từ cuộc khám xét, tôi biết rằng tinh hoàn bên phải của ông bị teo nhỏ. Tuy nhiên sự bất lực không biến ông thành hoạn quan.
Tôi bắt đầu nói để ông hiểu.
- Tinh dịch của Chủ tịch không có tinh trùng, vì thế không thể có con được nữa. Tuy nhiên điều này lại không ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng tình dục.
Tôi hiểu rằng Mao hoàn toàn không vui về sự bất lực của ông. Ông hoảng sợ nếu bị liệt dương. Cả một thời gian dài ông tin rằng hoạt động tình dục bắt đầu từ tuổi 12 và chấm dứt ở tuổi 60. Sau này ông kể, ông bắt đầu cuộc sống tình dục ở tuổi vị thành niên khi còn ở làng Sào Sơn, quê ông. Ông vui vẻ nhớ đầu tiên quan hệ tình dục thời trẻ, bạn tình của ông, cô bé 12 tuổi trong làng.
Tháng 12-1953, Mao tròn 60 tuổi. Tôi là bác sĩ riêng của ông từ năm 1955, khi đó ông chờ đợi trong lo sợ về hết khả năng tình dục. Các bác sĩ trước tôi thường tiêm cho ông nhung hươu. Trong y học dân tộc Trung Hoa, đây là một trong thứ thuốc kích thích tình dục mạnh. Tuy nhiên dấu hiệu suy yếu tình dục không thấy mất đi nhưng ông vẫn lo lắng. Ông muốn sống tới 80 tuổi vẫn giữ được vẻ đẹp, khoẻ mạnh và hoạt động tình dục bình thường. Tôi, bác sĩ riêng của ông, cần phải giúp ông thực hiện ham muốn đó.
Ông mất bình tĩnh, khi tôi tỏ ra nghi ngờ hiệu quả của nhung hươu. Ngoài ra, tôi không tin vào hiệu dụng của chất này đối với cơ quan sinh dục.
Mao buồn rầu, nói:
- Các ông bác sĩ, người khuyên thế này, người khuyên thế kia. Tôi chỉ tin các ông 70% thôi.
Mao không đòi dùng nhung hươu nữa, nhưng đòi tôi kiếm thần dược để kéo dài tuổi thọ và chống liệt dương. Trong hoàn cảnh ấy ông lại thích đưa ra các ví dụ từ các vua Trung Quốc. Ông vua thọ nhất Trung Hoa là Vua Hoàng, tổ tiên dân tộc Hán, người đã tạo ra tất cả người Trung Quốc. Truyền thuyết kể, ông đạt được bất tử, vì ngủ với hàng ngàn gái đồng trinh. Thậm chí các vua đời sau còn cho rằng càng ngủ nhiều với gái, tuổi thọ càng tăng lên. Từ đó truyền thống các vua đều có tới hàng nghìn nữ tỳ. Hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng, lập nên nhà Tần, theo truyền thuyết, có lần đã cử một đạo sĩ và năm trăm gái đồng trinh ra biển khơi để kiếm thuốc trường sinh. Mao cho Tần Thuỷ Hoàng là thần tượng, cố gắng noi gương ông vua này. Truyền thuyết này còn cho rằng họ chính là thuỷ tổ của người Nhật Bản.
Một thời gian ngắn sau khi tôi làm việc cho Mao, Chủ tịch nghe tin một nữ bác sĩ Rumani, Lepshinskaya, tìm ra công thức thuốc kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng tình dục. Thứ thần dược này bề ngoài hồi phục sinh lực và có khả năng làm tăng độ dẻo dai sau khi thường xuyên sử dụng một lượng nhỏ. Mao rất khoái thuốc này, nhưng lại muốn, tôi phải thử trước thần dược. Nếu nó có tác dụng với tôi, Mao nói, ông mới dùng.
Tôi cũng phải bóng gió nói cho ông biết tôi và ông chênh lệch nhau gần 30 tuổi. Tôi hãy còn trẻ mới 35 còn ông đã 62 và lại không có chứng bệnh ông mắc. Bác sĩ Rumani đặt tên thuốc của mình, vitamin H3, nhưng té ra thuốc này thành phần chủ yếu novocain. Không tin vào khả năng thần diệu của nó, nhưng cũng biết Mao không dị ứng với novocain, tôi quyết định tiêm vitamin H3 này vào mông Chủ tịch, sau 3 tháng thì ngừng, vì chẳng đem lại kết quả gì.
Trong tất cả những năm làm việc với Mao, tôi chẳng giúp được ông hiểu biết thêm về lĩnh vực y học. Ý nghĩ không tin vào y học cản trở ông. Tôi ngày càng nghi ngờ, nguyên nhân sự bất lực của ông do tinh thần hơn do thể xác. Sau khi tham khảo các chuyên gia bài tiết và thần kinh, tôi tin tôi chẩn đoán đúng. Tôi quyết định sử dụng phương pháp tác động tinh thần. Tôi cho ông uống viên nhộng, chế phẩm từ nhân sâm và glucose và nói, đây là một loại thuốc mới từ thảo mộc “bồi bổ sức khoẻ”.
Trong thời gian đấu đá chính trị hậu tường gay gắt nhất thì bệnh liệt dương của ông đặc biệt xuất hiện mạnh. Nhưng đầu những năm 60, khi quyền lực của ông còn bền vững, không thấy ông phàn nàn về vấn đề yếu tình dục. Tại thời gian cao điểm Cách mạng văn hoá, cuối thập niên 60, khi giữa Mao và Giang Thanh không có quan hệ tình dục nào cả, nhưng Chủ tịch thường xuyên lôi các cô gái trẻ lên giường, đồng thời số lượng các cô ấy tăng lên, nhưng độ tuổi các cô càng nhỏ lại.
Lãnh tụ của chúng ta thực hiện chương trình kéo dài tuổi thọ theo công thức hoàng đế cổ Trung Hoa như thế đấy.
Mao tiếp tục tìm kiếm đan dược trường sinh bất lão, thậm chí cũng chẳng hề nghi ngờ ông có thể thọ như vậy hay không. Lại còn tin những bài thơ thời thanh niên “sẽ sống hai trăm tuổi và bơi qua con sông lớn dài ngàn dặm”. Giữa những năm 60 ông tuyên bố với khách nước ngoài, chuẩn bị gặp Chúa trời và cụ Karl Marx, đó là mánh khóe chiến lược của ông. Năm ấy ông còn khỏe, lạc quan hơn cả thời kỳ bắt đầu cuộc Cách mạng văn hoá và kéo dài đến vài năm sau. Gặp những chuyện rắc rối ông thường giả vờ ốm, lấy sự sa sút về sức khoẻ làm thủ đoạn chính trị. Sức khoẻ của Mao chủ tịch và chính trị Trung Quốc có quan hệ tương hỗ.
Năm 1963, Mao đóng vai một ông già ốm yếu trước đại sứ Liên Xô ở Bắc Kinh. Chủ tịch muốn dò xét phản ứng của Liên Xô trước cái chết giả tưởng của mình. Mối quan hệ Trung Quốc – Liên Xô trong những năm ấy rất xấu, vì thế đối với Mao điều này cực kỳ quan trọng. Trước khi chuẩn bị màn kịch, Mao đã vài lần thử nhập vai một ông già run rẩy sắp chết cho chúng tôi xem, rồi hỏi xem liệu có giống như người sắp chầu trời hay không. Sau đó chui vào giường, cho gọi đại sứ Liên Xô đến. Buổi diễn đạt được thành công mỹ mãn.
Cũng vẫn trò như thế, năm 1965, Mao nói với người bạn cũ của, nhà báo Mỹ Edgar Snow rằng ông sắp chầu thượng đế. Mao rất chú ý thái độ phản ứng của người Mỹ về tin tức ông sắp chết. Ông rất muốn cải thiện quan hệ với Mỹ. Mao tin rằng E. Snow, tác giả cuốn sách “Ngôi sao đỏ trên đất nước Trung Hoa”, tác phẩm kinh điển xuất bản bằng Hoa ngữ và Anh ngữ, là người của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), và vì thế thông tin về cái chết gần kề của lãnh tụ sẽ rơi vào tay chính quyền Mỹ. Năm 1965, mánh khóe tương tự Mao cũng sử dụng với Bộ trưởng Văn hoá Pháp André Malraux và sau đó ông chú ý theo dõi phản ứng của phương tây qua báo chí.
Mao thường lên án chuyện âm mưu, mánh khóe của người khác nhưng chính ông lại người nhiều thủ đoạn xảo quyệt và mánh khóe nhất.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 31 tháng 12 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--