iềm tin đã mất kể từ khi…từ khi cô cảm nhận được sự hiện hữu của mình không còn ý nghĩa nữa. Những lúc ấy, cô muốn tự biến mất khỏi cuộc đời, càng sớm càng tốt … đời có gì để vui, người còn ai đáng tin tưởng. Thật sự, cô đã hoàn toàn mất hết niềm tin yêu và sự mong chờ.Những nghiệt ngã của cuộc đời đó, nỗi đơn côi, sự bất hạnh xâm chiếm tâm hồn, bủa vây cô không rời. Cô mong chờ một phép lạ, bám víu một tin yêu mong manh, nhưng mọi việc hình như đã vượt khỏi tầm tay. Cô khóc, tiếng khóc không bật nổi một âm thanh, lặng lẽ, âm thầm, như đay nghiến đau buốt con tim. Rồi bỗng một ngày Người mang phép lạ đến. Niềm tin yêu những tưởng mất đi lại được tìm về.Bàn tay của vị chăn chiên đã mang cô trở lại cuộc đời qua niềm tin tôn giáo, một niềm tin mà từ lâu cô đã chối từ. Cô là một tín đồ không thuần thành với những chiều Chúa Nhật không đi lễ, với lời kinh không làu thuộc. Một người công giáo nhưng chưa một lần xưng tội. Con đường dẫn đến giáo đường hình như lúc nào cũng khó khăn, đầy trở ngại đến độ cô e dè. Mỗi lần đi lễ là lần có sự chọn lựa đi hay không hoặc đi vì sự chẳng đặng đừng. Vào giáo đường, bằng bước chân ngượng ngùng khiến cô mất hết niềm tin và sự thoải mái. Có một lần nào đó, cô được Cha dạy bảo “hãy dâng lên Chúa sự ngượng ngùng”. Lời Cha như chấp thêm đôi cánh niền tin. Rồi từ đó cô đi lễ bằng con tim thật thà, tâm hồn vô tư trải dài suốt buổi lễ, nhưng cô vẫn là con chiên không thuần. Trong cuộc sống cô cho là ô hợp và đơn điệu này, đôi lúc cô thầm nghĩ, có lẽ dưới ánh mắt nhân gian, họ cho cô là người chối bỏ đời công giáo, nhưng bằng con tim của Chúa, cô đáng thương và đáng được thương. Cố tin như vậy!Giờ đây, mỗi lúc vào giáo đường cô vẫn chưa hội nhập được với người chung quanh, chỉ thuần thục một điều là tìm đến ngồi ở hàng ghế cuối. Không khí trang nghiêm, tiếng nhạc nhè nhẹ đôi lúc dìu dặt réo rắc, tiếng Cha và giáo dân vang vang vào đầu buổi lễ, quen đến đổi cô làu thuộc và yêu thích:- Chúa ở cùng anh chị em.- Và ở cùng Cha.Hai lời nói nhưng có cùng một ý nghĩa cầu sự chúc lành. Lời chúc lành này như dòng nước mát tưới vào cây đời đã khô cằn, như giọt máu hồng đang len lỏi, luân lưu đưa vào con tim, tạo cảm giác an lành mỗi khi cô đến giáo đường dự lễ, thì ra “ Chúa ở cùng anh chị em” là Chúa đã ở trong cô. Từ cảm nhận đó cô sẽ không đơn độc giữa cuộc đời đen bạc với hoàn cảnh của riêng mình.Ngày tháng tiếp nối của đời sống, bằng những giọt máu hồng nuôi hồn kia khiến tâm cô thăng hoa trong sự tiếp xúc giữa người với người. Cuộc sống của cô mỗi ngày được bồi đấp bằng những niềm vui len lén mỗi độ Giáng Sinh về.Cô hồi tưởng lại lần đau thương cũng vào đêm này, đã hơn mười năm qua. Lúc mọi người có cùng niềm vui chung, đêm các tín đồ công giáo đang hân hoan đón chờ Hổng Ân Thiên Chúa, nhưng đêm ấy cuộc đời cô bỗng trở nên đen tối, người ta đã tước mất đi dòng thác Hồng Ân mà lẽ ra các con và cô được trao ban…Các con cô đã bị cha chúng xua đuổi ra khỏi nhà, về tội đi tham dự buổi ăn tối mừng Giáng Sinh bên gia đình ngoại. Cha chúng chỉ xua đuổi các con, còn riêng cô được an toàn bước vào ngưỡng cửa nhà!? Ý nghĩ này thật là một sai lầm to lớn. Bất cứ người mẹ nào, nhất là người mẹ Việt Nam, an toàn thế nào được khi con mình đang bất an, chúng sẽ phải rời nhà ngay trong đêm mà cách đó một vài giờ mới vừa tham dự cuộc vui. Người bạn đời đã gây cho cô đến hai lần đau, đó là sự hành hạ các con.Việc không mong mà đến. Chuyện chẳng đặng đừng phải làm, với hành trang vội vã, cô cùng các con bước đi…trên con đường vô định. Cô liên tưởng đây như lần thứ hai phải xuống tàu ra khơi, nhưng khác chăng là lúc này có thêm ba đứa con cùng đồng hành trên bước đường ít may nhiều rủi, trên một đất nước bao dung.Tâm hồn tan nát, niềm tin và sự an ủi lúc bấy giờ nếu có, chỉ là sự xót xa, thương cảm mà cô tìm được qua ánh mắt của người tài xế tắc xi được gọi đến để đưa các mẹ con rời xa mái nhà, một nơi đã có thời êm ấm. Họ sẽ đưa mẹ con cô về đâu!? Hỡi những kẻ không nhà!Chỉ những ai cùng một hoàn cảnh mới có thể tưởng tượng nỗi sự đớn đau, tủi thân khi bị bạc đãi bởi người mà cô đã từng gắn bó một thời. Cô rời nhà trong một đêm đen, vào một ngày lễ trọng của mùa yêu thương. Trong xót xa thầm lặng, trong nước mắt nuốt nào để tạo một hình ảnh cứng cõi, cương nghị, làm gương soi cho các con. Hình ảnh ấy đã xa… nhưng lại gần, rồi lại xa, xa đến hơn mười năm qua chứ ít gì. Lạ quá, sao lại mới như hôm nào, chưa xóa mờ trong tâm tưởng cô. Hằng năm đến ngày này, cô muốn quên sao lòng luôn khoắc khoải nhớ, mỗi độ Giáng Sinh về, nỗi đau khiến lòng cô nao nao kỳ lạ. Cô mơ ước được một lần trong đời, êm ái sống trong ngôi nhà mà mười năm trước, ngay trong thời điểm mà buộc cô phải xa rời. Nếu có ngày ấy, trong căn nhà ngày xưa, cô sẽ trùm chăn ấm, đơn độc tận hưởng sự thinh lặng của vũ trụ và thinh lặng của lòng cô. Tuy nhiên, ý nghĩ đơn giản của sự mong muốn đó, muốn mà chẳng được, vì cô bị cuốn hút trong dòng đời, trong suy nghĩ thường tình của con người, …Giáng Sinh là ngày vui, ngày họp mặt của gia đình, ngày luôn bận rộn bởi lời nói, tiếng cười của người thân.Đã nhiều năm qua, hình ảnh bốn mẹ con cô phải rời nhà trong đêm Giáng Sinh vẫn mồn một trở về. Sự trở về như mối thân thiết đến độ không thể tách rời khỏi cô. Dù không tách rời, nhưng không đồng nghĩa với hận vì tình người đen bạc. Niềm tin có “Chúa ở cùng anh chị em”, niềm tin của “ Không phải tôi sống mà Người sống trong tôi”. Sự độ lượng, thứ tha, thọ nhục hình của Ngài, đã biến sự hận thù trở nên bài học tôi luyện cô. Từ đó cô biết cảm ơn sự bạc tình, cám ơn người đã gây cho cô sự khổ đau.Cảm ơn đời!Cho tôi được khổ đauLuôn cả lệ trào hôm nayCảm ơn aiQuênPhút thật gầnTrả tôi lại những bâng khuâng buổi đầuCảm ơn tình!Chít khăn tangTrên những lỡ làng ái ânVới mối tình đã chít khăn tang. Với thân phận được sinh ra làm người trong hình hài yếu đuối, trước nghiệt ngã của cuộc đời, cô đã ngả quỵ. Đời cô như một loại Thố Ty Hoa, tâm hồn cô là kiếp sống bám, tầm gửi, chán chường đến đổi nhiều lần cô muốn ra khỏi cuộc đời. Tuy nhiên trong nỗi bất hạnh, cô đã được sự nâng đỡ của một số người mang hành động thánh. Sự linh động tiềm tàng trong sách vở, báo chí mà cô đã học hỏi, hay qua niềm tin tôn giáo. Tất cả sự việc này như một linh thánh, đã đưa cô trở lại cuộc đời, một sự hiện hữu, tồn tại đầy ý nghĩa.Trong cô hôm nay, Chúa không còn là bậc xa vời, không khó khăn khi tìm đến nữa, mà chính là những con người quanh cô, những con người biết chia sẻ niềm đau và nỗi bất hạnh, mà nỗi bất hạnh đó là một nguyên nhân khiến con người đang chán chường, có thể trong một phút dại khờ mà tự hủy mình.“ Chúa” của cô đó, những con người rất bình thường. Đời sống khiêm cung của cô bây giờ, là đời sống… “Không phải tôi sống mà Người sống trong tôi”. Đời sống của cô có ý nghĩa hơn khi biết ban phát.Hàng năm đến ngày Hai mươi bốn tháng Mười hai, nỗi đau nhức nhối lại trở về. Ngày này cô vẫn khóc, những kỷ niệm đau thương lần lượt, chầm chậm trở về, nhưng nước mắt hôm nay đã tiềm ẩn đâu đó nụ cười. Cô cảm ơn Người đã đưa cô trở lại cuộc đời và từ đó cô chịu oằn mình đau khổ làm một chiếc móc xích tình yêu thương để nối người với người. Đã bao lần, cô như đắm mình trong sự nhiệm mầu…cô đau khổ rời khỏi nhà trong một đêm Giáng Sinh và rồi vị Chăn Chiên đã nâng tâm hồn cô, cho cô biết phó thác nơi Ngài.Cảm ơnTrời thấp thật gầnCưu mang hết những nợ nần suy tưĐời sống cô ý nghĩa hơn từ sự khổ đau và vì đau khổ mà cô biết thế nào là yêu thương.Thế gian này, trong mùa yêu thương còn biết bao nhiêu người bất hạnh!? Cô tự hỏi và tự nhủ lòng, theo chân Ngài để mang yêu thương và tạo niềm vui dù rằng rất nhỏ nhoi cho kẻ khác.Kim Phượng