- Hoa ạ, trước nay Hoa chưa hề nói chơi, nói đùa điều gì. Vậy, giờ Hoa xác định lại lần nữa: có thật Hoa bắt buộc phải về ngay không? - Thật đấy! Nàng nói như chặt sắt chém đinh. Sắc mặt hắn lại tỏ ra bối rối khó nghĩ. Và chợt hắn đưa ra một lý do chẳng có gì là hay: - Hai người về cả, còn cô Thanh thì saỏ Nghe đến hai tiếng “cô Thanh”, Uyển Hoa lại cười thầm. nàng làm bộ tự nhiên: - à, cô ấy có nhã ý vui chơi cho đến tàn cuộc. Rồi anh đưa cô ấy về chẳng là hay lắm saỏ Hắn không kịp nhận ra ý ngầm trong câu nóị Hắn đập tay vào sau đầu, tự trách mình: - Hoa xem, tôi có ngớ ngẩn không? Hoa đòi về, thì hà tất để anh Hùng đưa về. Chiếc công xa ba tôi gọi đến, hiện đã đậu ngoài cổng kìa! Ðược rồi, tôi xin lái xe đưa cô về, tiện biết mấỷ - Ðâu có được? (nàng vội từ chối) Anh là chủ nhân của cái party hôm naỵ Lẽ ra khách còn chưa giải tán, chủ đã bỏ ra đi! - Có gì quan hệ? Khách dự đều là bạn thân, bạn tốt. Thêm nữa, còn có ba má tôi ngồi tiếp đã mọi ngườị - Tôi thấy như thế vẫn không tiện lắm. - Hoa ơi, cho phép tôi đưa về đi!... Hoa ở đây đợi để tôi vào dặn anh Hùng chút. Nàng toan ngăn lại, nhưng không kịp. Hắn đã xoay mình rảo bước, tiến nhanh vào phòng khách. Nàng ấn tay trên mép bàn, từ từ đứng dậy, lòng thầm nghĩ: “cứ để cho hắn đưa về một lần này, cũng tốt. Coi bộ anh Cả Hùng nhà mình đã đau khổ ra mặt, vì không được nhảy nhiều với Thanh Thanh. Giờ chàng Quốc đưa mình về, thì anh Hùng có thể gần gũi vui thú với cô nàng từ giờ cho đến tàn cuộc: rồi anh với ả sẽ đưa nhau về”. Chỉ vài ba phút sau, Kiến Quốc và Quốc Hùng đã sánh vai nhau, từ phòng khách bước rạ Nàng trông thấy cậu anh thì liếc nhìn với ánh mắt nghi vấn, Nhưng Quốc Hùng đã nói bô bô: - Anh đã nhảy với Thanh Thanh hai bàị Mặt hắn hớn hở, rõ ràng là người vui sướng vì được người đẹp chiếu cố. Và hắn hỏi cô em gái với vẻ quan tâm: - Làm sao hả em? Bây giờ trong người thế nàỏ Em nên về trước là hơn. Nàng mỉm cười nhẹ nhàng: - Em cần về đi ngủ sớm. Em định gọi anh ra đưa em về, nhưng anh Quốc cứ nhất định thay anh. - Em để Quốc đưa về đị Hắn vừa nói với anh lúc nãy, rằng hắn có xe hơi, đưa em về rất tiện. Ðến tình thế này thì Uyển Hoa không từ chối được nữạ Nàng gật đầu, Kiến Quốc và Quốc Hùng đi kèm hai bên đưa nàng vào chào tạm biệt ông bà Tường. Hai chàng lại khẽ gọi Thanh Thanh một tiếng, rồi đưa Uyển Hoa ra cổng ngoàị Chiếc xe kiểu Mỹ bóng nhoáng đã đợi sẵn ở lề đường. Kiến Quốc mời Uyển Hoa vào ngồi trước, rồi hắn chui vào, ngồi trước vô lăng. Xe nổ máy, rồi nhắm chạy về hướng đường Địch Hòạ Dọc đường nàng vẫn áy náy, sốt ruột chờ hắn lên tiếng. Hắn thì chú ý lái xe cẩn thận, và kiếm cách cho xe chạy chậm hơn, để có chút thời giờ, dù là ngắn ngủi nói chuyện với nàng. Xe chạy dọc đại lộ Nam Kinh, hắn cất tiếng hỏi nàng: - Ngày mai, vào giờ nào thì Hoa rảnh rỗỉ - Lúc này tôi cũng rảnh rỗị Trường chưa khai giảng ở nhà thì chẳng có việc gì phải làm. - Nếu vậy, sáng mai tôi đến nhà đón Hoa, để chúng mình lại thực hành một chương trình dạo chơi, với đầy đủ “tiết mục” trong suốt một ngày, nhé? Và như thế mới có đủ thời giờ nói chuyện với nhau! Uyển Hoa không nói gì. Thật ra, nàng đang cảm xúc bồi hồi, vì lời mời mọc của hắn nhắc nàng nhớ lại buổi đi chơi suốt ngày, sau cái hôm hắn đi du lịch quanh Ðài Loan trở về. Nàng nhớ lại, hôm ấy hẳn đã kể cho nàng nghe: Bà mẹ hắn khi biết hắn sắp đi chơi với nàng, thì bà vui mừng trao thêm cho hắn vài trăm bạc, để hắn đãi đằng nàng cho lịch sự đầy đủ... ôi! Mới hôm nào, cha mẹ hắn yêu mến nàng là thế, mà nay mới thấy Lâm Thanh Thanh xuất hiện bên cạnh con trai, ông bà Tường đã quay ánh mắt, nhắm sang mục tiêu mớị Giữa tiệc vui, cha mẹ hắn bỏ rơi nàng một xó, để xúm vào săn đón lấy lòng Thanh Thanh. Tình đời ấm lạnh là thế! Thái độ xoay trở của ông bà Tường khiến Uyển Hoa ngán ngẩm trò đời... Nghĩ đi nghĩ lại một lát, nàng bật lên cười lạnh lùng. Kiến Quốc giật mình ngạc nhiên, quay sang hỏi: - Thế nào, Hoả Mười một giờ sáng mai, tôi đến đón Hoa nhé? - Ðừng đến. Ngày mai tôi không ra khỏi nhà. - Sao vậy Hoả Phải chăng như thế có nghĩa là Hoa vẫn chưa chịu thay đổi thái độ? - Phải, thứ nhất, tôi nghĩ rằng: tôi với anh đi chơi với nhau, thì cả hai cùng không vui thú gì. Thứ hai, việc gì tôi đã quyết định rồi, thì dù chuyện gì xảy đến, tôi cũng không thay đổi ý kiến. - Hoa ơi! Hắn kêu lên, nghe thật não nùng. Và nhân lúc đèn đỏ ở ngã tư bật lên, hắn dừng xe lại năn nỉ: - Ðừng như thế, Hoa à! Nếu Hoa cứ khư khư không nghĩ lại, tức là Hoa đã bức bách tôi đến chỗ phát điên cuồng! - Anh không điên cuồng đâụ Anh Quốc ạ! Chúng ta chẳng còn là những đứa trẻ con. Bất cứ làm chuyện gì cũng không nên xung động. Thêm nữa, anh lại học Triết học, ban Tâm lý, thì anh có thể bảo trì lý trí vững chắc hơn ai hết. Anh sẽ giữ vững được sự tỉnh táo tinh thần. Giọng nàng ôn hòa hơn: - Từ trước đến nay, anh đã có khá nhiều cử chỉ ngôn ngữ, giống như trẻ con tức bực. Rồi sau này, mỗi khi hổi tưởng lại, anh sẽ thấy buồn cườị Cho nên, tôi mong rằng anh sẽ bình tĩnh lại, đừng nóng nảy như trước nữạ, Chúng ta vẫn là bạn tốt của nhau như cũ. Nhưng khôi phục lại mối cảm tình như trước, là tuyệt đối không thể làm được. Vả lại, việc đó cũng không cần nữạ Sự thật vẫn là sự thật. Anh miễn cưỡng phủ nhận nó, thì không tốt cho anh, cũng như người khác. Giờ tôi xin nói dứt khoát lần chót... Và nàng nghiêm trang đĩnh đạc tiếp - Tôi vẫn giữ vững thái độ và quyết tâm bất di bất dịch. Tôi không tiếp nhận một cú điện thoại nào của anh cũng không bóc xem một phong thư nào của anh gửi đến nữa, và càng không nghĩ đến chuyện đi chơi riêng với anh. Những gì trong quá khư, hãy để cho chúng chìm sâu vào quá khứ. Tôi sẽ không hề nuối tiếc về bất cứ một quyết định nào của tôị Tuy vậy, nếu anh khôi phục tinh thần cho bình tĩnh trở lại chính thường lấy tình bạn thông thường đối xử với tôi, tôi vui lòng tiếp nhận. - Hoa ơi! Hắn bị ứ hơi, nghẹn họng vì những lời lẽ quyết liệt của nàng Hắn không biết nói sao, chỉ còn biết van lơn nàng bằng... ánh mắt. Bỗng nàng khẽ cười bão: - Kìa! Anh còn đứng ở đây mãi vậỷ Anh không nghe tiếng còi các xe khác đang hối thúc “toe toe” phía sau đó ử - Ờ nhỉ! Hắn như ngủ mê vừa thức giấc, vội cho xe chạy vượt đèn xanh qua ngã tư đường. Từ đây đến hãng trà Chính Phương, hắn còn cố năn nỉ thêm, nhưng đối với nàng, những lời lẽ đó càng lúc càng lạt lẽo, ngây ngô, ngớ ngẩn... Và nàng chỉ đáp lại bằng những cái lắc đầụ Từ trên xe bước xuống, nàng còn mỉm cười nhạt nói một câu: - Cám ơn anh nhé! Hôm nay anh đã tạo cho tôi một dịp thuận tiện, để nói ra rõ ràng dứt khoát mọi sự thể. Nhìn theo bóng dáng nàng đi khuất vào phía trong cửa hàng, hắn thẫn thờ ngơ ngẩn như người mất hồn... Lát sau nghe tiếng còi xe cộ kêu rộn rã, hắn mới bừng tỉnh, lái xe trở về nhà... Dọc đường, cảm giác của hắn đối với quang cảnh trước mắt, thật trái ngược với lúc nãy: cái lúc đưa nàng về, thời giờ sao ngắn ngủi thế! Hắn bận rộn đối đáp với nàng, đến nỗi chẳng còn nhìn thấy gì khác, ngoài cái mặt đường lộ vài các xe cộ mà hắn phải chú ý. Ðến lúc này, bị nàng hất hủi, đoạn tuyệt rồi, hắn lái xe trở về mới thấy còn đường dài ghê! Trên cao, vầng trăng sáng tỏ hơn hết, nhưng lòng hắn lại u ám hơn hết. Hai bên đường, nhà lầu sáng rực ánh đèn, buidinh cao ngất tám chín mười tầng, tiếng ca tiếng nhạc đó đây rộn rã... mà lòng hắn lại cô tịch, trống vắng lạ thường!... Và hắn không khỏi nghĩ đến triết lý cuộc sống con người: quả thật đời con người ta khổ nhiều, vui rất ít!... Ðậu xe trước cổng, tắt máy bước xuống, hắn vừa đóng gọn cái cửa xe, quay lại đã thấy cha hắn đứng sừng sững chờ đó từ lúc nàọ ông Tường nhìn con, cặp mày nhiu nhíu lại, hất hàm khẽ hỏi: - Con đi đâu về? Tại sao chẳng nói cho ba biết rằng con lấy xe, mà cứ lẳng lặng lái đi vậỷ - Con đưa Uyển Hoa về. Giọng nói của hắn trầm trầm, trong lòng thầm mong cha hiểu thấu tâm trạng hoang mang của mình lúc này: - Uyển Hoa kêu trong mình khó ở, nhất định đòi về sớm để nghỉ ngơị Quả nhiên, ông Tường sinh nghi, nhìn con chăm chú: - Thật nó mệt mỏỉ Hay là nó không thích ở lại dự vui với nhà tả Kiến Quốc thọc tay trong túi quần, chỉ cúi đầu, không biết đáp lời cha ra saọ ông Tường như hiểu được phần nào sự tình, và cũng trầm ngâm suy nghĩ một lát. Sau cùng, ông hỏi: - Giữa con Hoa với mày... mới có chuyện gì lôi thôi phải không? Hắn cảm thấy cay cay ở mũi, đăng đắng ở miệng, sợ tiếng nói ra khó nghe, và còn sợ nước mắt ứa ra nữa, nên cúi đầu im lặng. ông Tường thấy thế, đằng hắng một tiếng, cất giọng trang nghiêm nói: - Quốc à! Ba với má con cùng thừa nhận: con Hoa là một đứa con gái tốt, thật tốt. Xét về gia thế, nhân phẩm, tư cách, tính tình đều được cả, thật cũng ít có đứa con gái được như thế. Do đó, thấy nó với con gần gũi, ba má liền tán thành. Nhưng, căn cứ vào những nhận xét của ba má gần đầy kể từ bữa hôm chúng mày hờn dỗi nhau đến nay, thì thấy rằng tính nó có vẻ cương cường đấỵ Cố nhiên, con người ai cũng có một cá tính riêng, vả lại cái tính cứng cỏi không phải là tính xấu, nhưng theo lẽ phải, con người ta đối xử với nhau, không nên quá cương cừơng. Phải nhường nhịn nhau, phải lượng tình tha thứ cho nhau, chứ nếu một bên chỉ biết phát huy tính cách của mình một cách mạnh mẽ thì khó tránh được sự tổn thương cho người kiạ Cái lẽ phải ấy, ba chắc là con phải hiểụ Vấn đề này, ba đã định bàn với con từ lâu, và đến lúc này, ba cho là đúng lúc nhất để nóị Trước nay, ba với má không hề can thiệp vào sinh hoạt tình cảm của con. Nhưng ba má chỉ có một mình con, cho nên lúc nào cũng quan tâm đến. ý muốn của ba má rất đơn giản: chỉ mong có lúc con tham khảo ý kiến, để ba má nói về hai điểm. ông tạm ngưng để nhìn xét vẻ mặt của con, rồi tiếp: - Ðiểm thứ nhất, trước hết con nên hiểu cho rõ, nguồn gốc phát sinh tự do yêu đương, giữa trai và gái, có nhiều cơ hộị Phải xét theo sự thể cho tường tận, cẩn thận lựa chọn. Nếu quả tự do luyến ái mà cũng biến thành “tòng nhất nhi chung” thì lại không bằng nghe theo mệnh lệnh cha mẹ, theo lời khuyên của người mai mối, tức là dựa theo lý trí và có phần khách quan nhiều hơn? Ngạn ngữ Tây Phương có câu” ái tình khiến người ta mù quáng” và có biết bao cuộc hôn nhân được tạo thành một cách mù quáng, đã đi đến kết quả là những đại bi kịch. Loại đó, trong khoảng mươi năm trở lại đây ba má đã được thấy nhiềụ Ðiểm thứ hai, ba má mong con hãy chú ý đến một sự thực: trước mắt chúng ta hiện có những người khác, còn xứng hợp với con hơn nữạ Chẳng hạn như... Lâm Thanh Thanh, cô gái đang có mặt trong phòng khách nhà ta kìa, và đang được hết thảy mọi người chú ý và khen phục đó. - Không! Ba ơi!... (Kiến Quốc đau đớn khẽ kêu) Ba chưa rõ: bao nhiêu chuyện hiểu lầm giữa con và Uyển Hoa đều vì Lâm Thanh Thanh mà ra cả đấy! ông Tường nghiêm nghị đạo mạo nói: - Dẫu vì Thanh Thanh mà xảy những chuyện đó đi nữa, thì phỏng có gì quan hệ? Vấn đề con cần phải suy nghĩ cho kỹ là: đối với con, ai là người dễ gần gũi hơn, ai là người có thể sánh đôi với con, ai là người có thể sống trọn đời với con trong tình thương yêu hài hòa! ông nhìn chằm chằm vào con, rồi bổ túc ý kiến bằng câu nói thật sâu xa: - Nếu lấy “ái tình làm nền tảng của hôn nhân, mà hôn nhân không phải là nấm mồ của ái tình” thì quan điểm ấy còn phải nói làm chi! Lòng Kiến Quốc bỗng rung động, nhưng hắn vội trấn áp, hắn lắc đầu thiểu não, giọng nói trầm trầm, chống lại ý cha: - Không! Ba ơi! Ba quên mất một sự thể rất trọng yếu đó là bản chất của tình yêụ Tình yêu là cái gì cao quí lắm. bản chất của nó đã có đủ sức mạnh thần thánh để ràng buộc. - Ba sợ rằng hai chữ “ràng buộc” con đã dùng lẫn lộn ý nghĩạ ông Tường thở dài nói tiếp: - Bởi vì, nếu căn cứ theo lối nói của con, thì một cặp tình nhân mới kết giao với nhau đã được coi như đính hôn với nhau rồỉ Hắn cứng lưỡi đứng trơ, không biết nói gì nữạ ông lại nói thêm: - Những bi kịch do tình yêu, trong mấy chục năm qua ba đã thấy rất nhiềụ Người ta đã coi ái tình là thần thánh, hai con người không thích hợp từ căn bản, dám gắn bó với nhau, miệng nói những là biển cạn non mòn vẫn không rời nhau... để rồi đi đến kết quả nàỏ Ba nói cho con hay rằng: họ đã phải gắng gượng nữa, nhẫn nại rồi lại nhẫn nại thêm, chịu cay đắng khổ sở, cố sống với nhau, để rồi mất hết hạnh phúc và niềm vui sống. Có những cặp còn gây khổ lây cho người thân và con cái nữạ - Ba ơi! Hắn chỉ còn biết kêu lên như thế. ông Tường nói tiếp: - Hôn nhân là việc đại sự chung thân. Nó quan hệ đến hạnh phúc hoặc sự đau khổ của hai người đương sự và cả đến những người khác. Nếu con biết lẽ phải này, ắt con phải hiểu: trong quá trình yêu đương, vai trò của lý trí nó quí giá như thế nào! - Ba! ông Tường nắm lấy tay con, giắt vào trong nhà: - Thôi, hôm nay cha con mình hãy bàn đến đây thôị Trong kia còn nhiều tân khách, phải làm sao cho ngày sinh nhật của con kết thúc thuận lợi, trọn vẹn. Ðến như vấn đề chúng ta vừa thảo luận, cha không có ý thuyết phục con kỳ phải nghe mới thôị Con hãy suy ngẫm cho kỹ... Ðột nhiên, Kiến Quốc thấy cha hắn đáng kính yêu vô cùng. Trong thâm tâm, hắn cảm thấy ngượng ngượng, lo lo... Các bậc cha mẹ xưa nay vẫn coi điều lợi điều hại của con cái làm tiền đề của mình để lo tính. Bất luận ý nghĩ và việc làm của cha mẹ đúng hay sai, cha mẹ cũng không bao giờ có ý gây hại cho con. Hai cha con vào đến cửa phòng khách, thí một số bạn học của Kiến Quốc reo ầm lên: - A ha! Kiến Quốc về đây rồi! Cậu đi đâu thế hả cậủ Hắn nhìn cha hắn và tủm tỉm cườị Rồi hắn bước vào ân cần tiếp đãi mọi ngườị Hắn nói thật rằng: phải đưa Uyển Hoa về sớm. Rồi đám đông ùa tới bao vây quanh hắn, kéo hắn vào chỗ sàn bóng, đèn mờ, tiếng nhạc khiêu vũ trổi lên tưng bừng náo nhiệt. Bà Tường vẫn còn ngồi ở cạnh piste nhảy, trông thấy con về, liền bước đến hỏi lý dọ Rồi bà mỉm cười bí mật, trỏ về phía tay mặt, thì thào bảo hắn: - Cô Thanh Thanh đang ngồi kia, cùng với cậu anh của Uyển Hoa đó. Vừa vặn lúc ấy, đôi mắt đen láy của Thanh Thanh cũng nhìn về phía mẹ con bà Tường. Trông thấy Kiến Quốc, đôi mắt nàng càng tròn thêm và sáng lên. Bàn tay trắng nõn mềm mại đưa lên vẫy hắn mấy cái liền. Hắn vôi bước đến gần nàng, kéo ghế ngồi đối diện với Quốc Hùng. Thanh Thanh tỏ vẻ quan tâm hỏi: - Uyển Hoa ra saỏ Anh đã đưa Hoa về nhà rồi, phải không? - Ðưa về rồi, cô ạ. Và hắn nhìn Quốc Hùng với ánh mắt buồn so, nụ cười héo hắt: - Nhưng anh Hùng ạ, bao nhiêu cố gắng của chúng ta vẫn đi đến thất bại như cũ. Hoa kiên quyết từ chối, không chịu nghe bất cứ lời giải thích nào của tôị Thái độ Hoa rất ôn hòa, nhưng ý chí lại kiên cường một mực, không thể nào lay chuyển nổị Bóng đen lại trùm xuống chỗ cái bàn nho nhỏ này, Quốc Hùng lắc đầu thở dài: - Thái độ ôn hòa, ý chí kiên cường, đó chính là bản chất của cô ấỵ Bỗng Thanh Thanh lên tiếng khen: - Tôi rất khâm phục cô ấy! Cả hai chàng trai cùng ngạc nhiên bỡ ngỡ, nàng nói thêm: - Tôi chỉ đến muôn đời cũng không có được thái độ như thế. Quốc Hùng nhìn Thanh Thanh; Kiến Quốc thì cúi đầu suy nghĩ... Theo ý muốn của bà Tường, người ta đặt vào máy hát một dĩa nhạc cuối cùng.