Tối hôm ấy, sau các tiết mục ăn uống và giải trí, Trần Kiến Quốc đưa Châu Uyển Hoa đến “Nhi đồng lạc viên” một vườn trẻ rộng lớn, đẹp đẽ nhất thành phố Ðài Bắc. Ngay trong lạc viên này có phòng trà Tân Hà. Giữa những cây lá um tùm xanh tươi, đèn điện được mắc chi chít tỏa ánh sáng bảy màu: vàng, cam, lam, trắng, đỏ, xanh, tím, khi lóe khi tắt, như ganh đua với trăng sao trên trời đêm, càng tạo nên một cảnh trí kỳ ảọ Những chiếc ghế xích đu được đặt rải rác khắp nơi, từng nhóm từng cặp, hoặc từng cái lẻ đơn dưới các bóng cây cối hoa lá. Từng đôi, từng cặp thỏ thẻ chuyện trò, thủ thỉ tâm sự. Từng làn gió đêm, từ mặt sông Cơ Long thổi vào, mát mẻ như tắm cáp cho khách nhàn dụ Hương hoa phảng phất đưa ra quyện với khói thuốc thơm. Tiếng cười thích thú nỗi lên từng chập đây đó... Trần Kiến Quốc ngồi trong lạc viên phóng tầm mắt nhìn qua tòa đại khách sạn Viên Sơn ở bên kia sông với lầu gác đồ sộ huy hoàng, kiến trúc kiểu cung điện nguy nga, ánh đèn chói lòa nền trời... bỗng cảm khái nói: - Sống ở Dài Bắc quen quá rồị Ði chơi đâu cũng chẳng thấy thú vị. Uyển Hoa thỏ thẻ nhắc nhở: - Anh thường hay nói câu gì, anh quên rồi saỏ Lương viên tuy hảo, bất thị cửu luyến chi gia! - Tất nhiên là anh không quên. Vẻ mắt hắn trở nên nghiêm trang, đôi mắt đăm đă nhìn lên không trung như cố hồi tưởng lại cảnh củ: - Cái ngày rời bỏ đại lục, anh hãy cón nhỏ tuổi, nhưng mãi mãi không bao giờ anh quên được cảnh sắc thành Nam Kinh. Cái cổ thành Thạch đầu như rồng vươn hổ phục. Nam Kinh đã từng là Vương đô của sáu triều đạị Uyển Hoa! Trước đây đã có lần anh mô tả phong cảnh thủ đô cho em nghe, em còn nhớ không? Uyển Hoa khẽ đáp: - Còn nhớ. Anh có nói: Ngày nào quân đội Quốc gia phản công tái chiến đại lục, anh sẽ dẫn em đi chơi chung quanh thành Nam Kinh một vòng. - Ðó là anh nói dỡn chơi với em mà! Hà hà hà!... Thành Nam Kinh chu vi 120 dậm, em làm sao đi nổỉ - Ðáng ghét! (nàng khẽ đập vào cánh tay chắc nịch của hắn) Anh khinh em là đứa bé chưa hề biết đại lục, phải không? Hắn vội cười hì hì: - Ðâu dám! Ðâu dám! Chỉ có điều là, ngày Quốc quân phản công đại lục xong rồi, anh thử dẫn em đi bộ một vòng 120 cây số quanh thành Nam Kinh, coi em có sụm ba chè không? Hai người ngồi thưởng ngoạn cảnh đẹp ban đêm một hồi, Kiến Quốc như sực nhớ ra một việc. Hắn thò tay vào túi quần lấy ra một cái gói nho nhỏ và nhè nhẹ giúi vào bàn tay Uyển Hoạ Nàng ngạc nhiên hỏi: - Gì đâỷ - Em mở ra sẽ biết. - Chỗ này không có ánh đèn, làm sao soi rõ được? - Trăng sáng sao thưa soi rõ thịnh tinh. - Xí! Câu văn dở ẹc, anh tưởng hay lắm saỏ Nhõng nhẽo nói trêu chọc hắn, nàng cúi xuống mở gói ra xem, thấy rặt những mỹ phẩm nhỏ xíu, nào hình tượng bằng gỗ quý bóng loáng, nào đá văn thạch, nào vỏ ốc hiếm và đẹp... tất cả có đến mười bẩy, mười tám thứ, gom lại làm món quà kỷ niệm về cuộc thắng dụ Nàng xem ngắm thích thú, tươi cười khen đẹp, cảm ơn hắn, rồi hỏi: - Cứ đi đến em thích, mai mốt anh sẽ tiếp tục sưu tầm cho em. Hắn cười vui sướng, gói mọi thứ kỷ vật lại, và bỏ vào xách tay của nàng. Nàng lại khoan khoái nắm ngả người xuống ghế xích đụ Hắn nghe rõ hơi thở của nàng có phần mạnh mẽ dồn dập hơn trước. Hắn cũng đưa tay lên đầu làm gối, nằm xuống ghế, thở hơi khoan khoái, rồi thỏ thẻ hỏi: - Hồi sáng em có nói: Hôm qua em mới đi ăn ở Viên Hoàn? - Em có hảo ý mời Thanh Thanh đi ăn cho vuị Có ngờ đâu, vui chẳng thấy, lại rước lấy nỗi bực mình. - Thôi chúng mình đừng bàn đến chuyện cô Thanh Thanh nữa em ạ. Anh hãy hỏi em câu này: Em còn nhớ cái hôm mình gặp nhau lần đầu tiên chứ? - Hừm! Lại muốn “tán rộng” gì đó, mà nhắc lạỉ - Kể cả, cũng thật kỳ lạ. Anh di cư ra Ðài Loan suốt mười mấy năm, chưa hề đến chơi khu Viên Hoàn. Thế rồi hôm ấy anh lơ mơ thơ thẩn, đi mãi đến đấy ăn điểm tâm, “đụng” ngay em ở đó. Nàng dí ngón tay vào má hắn: - Quỉ sứ ở đâu! Mồm ăn uống, mà mắt cứ nhìn chòng chọc vào người ta! Người ta ghét mặt muốn chết, phải đứng dậy trả tiền bỏ đi mau, anh lại lẽo đẽo theo sát gót! - Hì hì hì!... Nếu không làm cách đó, tôi còn cách nào để làm quen? - Hôm ấy, nếu như khi về đến trước cửa hãng trà, tôi kêu lớn lên một tiếng, rồi có người trong nhà chạy ra, chắc anh phải “dông” cho lẹ? Hắn thở vào một hơi dài: - Hứ! Anh đã cầm chắc chắn rồi chứ bộ? Anh đã dư biết em sẽ không kêu gọi gì hết. - Làm sao anh biết? - Hì hì hì... Bởi vì trong thời gian anh đi theo em, rõ ràng em cũng quay cổ lại nhìn anh mấy lần! - Anh Quốc! Anh chọc tức em hả?... Phải cho anh mấy cái véo mới được! Nàng vừa nói vừa nhổm dậỵ Nhưng hắn đã lẹ tay ngăn chặn và lẹ miệng kêu: - Khoan đã! Ðừng có ẩu! Hoa ơi... Anh vừa phát giác một bí mật về em, để anh nói cho Hoa nghe này! - Bí mật gì nàỏ (quả nhiên nàng ngừng tay) - Anh phát giác ra rằng: trong mười mấy ngày xa vắng nhau vừa qua, em nhớ anh ghê lắm, nhớ kinh khủng là nhớ! - Lại đoán ẩu đoán mò! - Không phải nói mò. Anh có chứng cớ rõ ràng để nói như thế. - Căn cứ vào đâụ - Hôm qua em chủ động đi đến Viên Hoàn ăn uống là em hành động theo tiềm thức. Bởi vì, đó chính là nơi chúng ta quen nhau lần đầu tiên trong đờị Và mỗi khi nhớ anh là em tìm đến đó. - Thôi đi! ông bác sĩ Tâm lý học ơi! Như vậy là ông “học để hưởng dụng” phải không? - Em đừng chọc anh nữạ Hắn ghé gần nàng, nhìn tận mặt, rồi nói tiếp: - Biết nhau đã hơn một năm trời, chưa lần nào chúng ta phải xa vắng quá lâu như lần vừa rồị Vậy em nhớ anh là chuyện rất thường, có gì là lạ? - Phải, em không phủ nhận. Thấy nàng như bị khuất phục trước ánh mắt của mình, lại ôn tồn nhỏ nhẻ thú nhận, hắn nói với giọng nghiêm trang: - Xa vắng anh, em nhớ nhung, em buồn bực, cho nên đối trước người nào em cũng không ưạ Do đó... Nghe đến đây, Uyển Hoa mới rõ dụng ý của Kiến Quốc là: muốn cởi mở giùm nỗi buồn bực đang uất kết trong lòng nàng. Hắn muốn nàng hết hoài nghi đối với mẹ, hết ghen tức đối với Thanh Thanh. Và nàng cảm động nhìn hắn với ánh mắt thiết tha, với nụ cười e ấp... Hắn nhận biến nàng đã hồi tâm, nên cười hỏi: - Thế nàỏ khỏi cần anh nói thêm nữa chứ? Nàng tỏ ra ngoan ngoãn như đứa bé con, thuần phục như con mèo, khẽ gật đầu không nóị Hắn thấy thế, lại khuyến khích: - Em hãy thử kết tình chị em với Thanh Thanh đị Như vậy, chẳng những em làm cho bác vui thích, mà còn hoàn thành cho mình được cái nguyện vọng nội tâm. Uyển Hoa khẽ gật đầụ Trần Kiến Quốc như trút được gánh nặng, hắn thở ra một hơi dài, dịu dàng khẽ bảo: - Em biết đấỵ Trước nay, lúc nào anh cũng muốn tâm thần em tươi sáng như trời thanh muôn dặm ngày hè, không có một gợn mây nhỏ nào vương vấn. Nàng cảm động quá. Chưa bao giờ lòng nàng được thanh thản, tâm thần được trong sáng như lúc nàỵ Lời ví von của hắn thật hay: “trời thanh muôn dặm ngày hè” Giờ khắc này nàng chẳng đang hưởng thụ niềm vui trong sáng đấy ử A! Ðược một người trai che chở và được yêu, thật là chân hạnh phúc, chân khoái lạc! Hắn trở về thật đúng lúc, thật may mắn cho nàng vậỵ Khu Viên Sơn có thể nói là vui không lúc nào ngừng, nhất là vào những đêm mùa hè, càng về khuya, càng phồn hoa náo nhiệt. Trên cầu Trung Sơn, xe hơi từng đoàn nối đuôi nhau qua lại không dứt, ánh đèn sáng rực lên tận trời mây... Kiến quốc vui thú thưởng thức cảnh sắc về đêm. Uyển Hoa như uống lấy vị ngọt của ái tình. Bồi nhà hàng đã bưng ra không biết mấy lần trà rồi, chàng và nàng mới sực nhớ giờ khắc. Kiến Quốc giơ tay coi đồng hồ, rồi khẽ kêu: - Ủa! Mười một giờ đêm rồi cơ à? Giờ vui vẫn ngắn ngủi như mọi lần. Uyển Hoa khẽ thở dài, cúi xuống cầm cái xách tay trên thảm cỏ: - Về thôi ạ. Kiến Quốc đứng dậy, đưa tay kéo nàng đứng lên theo: - Về khuya quá, sợ bác ở nhà lo lắng đấỵ Nghe nhắc đến mẹ, Uyển Hoa chợt nghĩ đến Thanh Thanh. Nàng đã toan nói: “má em đã có cô Thanh rồi, đâu còn lo lắng gì về em nữả ” Nhưng nàng nén được ngay vì nhớ lời của Kiến Quốc vừa nãỵ Nàng chỉ mỉm cười đồng ý. Thế rồi hai người ôm eo vịn vai nhau, ra khỏi Nhi đồng lạc viên. Kế, họ lại mướn xích lô đạp. Ngồi trên xe, kề vai cọ tóc vào nhau, Kiến Quốc hỏi han về việc học của Uyển Hoạ Nàng nhắc lại việc học luyện thi, chung lớp chung giờ vời Thanh Thanh. Nhân đấy, hắn mới kể cho nàng nghe vụ nhìn lầm Thanh Thanh ra nàng. Nàng bấy giờ mới hiểu rõ: Té ra là vậy! Chứ chẳng phải Thanh Thanh cố gây tình cảm với Kiến Quốc như nàng đã nghi ngờ lầm và giận tức hão huyền. Nghĩ lại cái lúc Thanh Thanh vội vã chạy lên lầu, gõ cửa báo tin Kiến Quốc đến cho nàng hay... nàng mới thấy Thanh Thanh thật tốt bụng, và nàng phải hối hận với cử chỉ vô lý của mình hồi sáng naỵ Vừa vặn lúc ấy, Kiến Quốc cao hứng ngỏ lời mời cả nàng lẫn Thanh Thanh cùng đi ăn tiệm một hôm, nàng liền ưng thuận, không ngập ngừng suy tính gì cả: - Tốt lắm. Vậy tùy anh lựa thời giờ và địa điểm đấỵ Sau chuyến đi du ngoạn vòng quanh đảo trở về Kiến Quốc rất dư dả thời giờ. Ngay nhập học còn xa, công việc cũng chắng có gì phải làm. Hắn mượn cớ Uyển Hoa cần ôn tập bài vở thi vào đại học, để ngày ngày tìm đến nhà họ Châu, dạy kèm cho nàng. Ngày nào cô cậu cũng ríu rít với nhau hết nửa buổi, rồi hắn mới ra về. Trong khoảng thời giờ ấy, việc dạy kèm thì ít, chuyện tình tự tâm sự thì nhiềụ Thanh Thanh thấy thế, phải giữ kẽ, không dám vào phòng Uyển Hoa hỏi han gì, khi có mặt Kiến Quốc; mà lúc hắn ra về, nàng với Uyển Hoa lại phải sửa soạn để đi học lớp tốị Nàng đành chỉ còn biết ôn tập bài vở ở phòng khách trên lấu, bởi nàng rất sợ học bài làm bài ở trong phòng bà Phương. Vì bà nằm ngủ chừng một lát, lại ngồi dậy hỏi han trò chuyện với nàng; và một khi bà đã mở cái máy nói ra, là nàng hết cả học. Buổi tối hôm ấy, Thanh Thanh ngồi ôn tập toán học ở phòng khách, bỗng gặp phải một đề đại số khó quá. Vò đầu, bức tóc hồi lâu, vẫn chưa nghĩ ra, nàng đứng dậy, bước về phía phòng Uyển Hoa để thử “cầu viện”. Nhưng mới nhìn qua cửa kính, đã thấy hai cái đầu Uyển Hoa Kiến Quốc chụm sát vào nhau không rời, nàng phải lui rạ Ðang khó nghĩ, chẳng biết hỏi ai, nhờ ai... bỗng nàng nhận thấy ánh đèn sáng choang trong phòng Quốc Hùng. Nàng liền mạnh dạn cắp sách vở đến gõ cửạ Tiếng Quốc Hùng hỏi vọng ra: - Ai đó? - Thanh đây! (nàng cất cao tiếng đáp) Anh Hùng ơi, anh đi ngủ chưả - Chưa đã ngủ đâủ Quốc Hùng đáp đã nhanh nhẩu, cử động càng lẹ làng hơn: Tiếng đáp vừa dứt đã thấy hẳn mở cửa rạ Nàng thấy hắn xuất hiện còn chỉnh tề trong chiếc áo thể thao trắng toát, với quần dài phẳng nếp, chân đi đôi dép, đôi bít tất còn chưa cởi thì biết quả thật hắn chưa đi nằm. - Có bài đại số khó quá anh ạ. Muốn phiền anh giảng cho, được không hả anh? - Ðừng giữ kẽ thế. Có gì khó, cô cứ hỏi tự nhiên. Ðể tôi xem thế nào, nếu tôi xoay cũng không ra nữa, đó mới là rầy rà! Nàng cười chúm chím nhìn hắn, tỏ ý cám ơn. Từ hôm đến trọ nhà này, nàng rất ít tiếp xúc với Quốc Hùng. Ðây là lần thứ nhất hai người nói chuyện tay đôị Nàng nhận thấy hắn đã đường hoàng khoát đạt, lại còn trầm tĩnh và khôn khéọ Ðược hắn lễ phép mời vào phòng, nàng ung dung bước vàọ Phòng này cũng được xây cất xếp đặt giống như bên phòng của Uyển Hoa, và diện tích cũng bằng chừng ấỵ Nhưng bầy biện có khác đôi chút: trông rõ ra nơi ở của một chàng trai ưa hoạt động. Sát vách tường, kê cái giường hẹp bằng gỗ, một phiá là tủ sách, kệ sách. Giữa phòng là một cái bàn với hai cái ghế. Bốn chung quanh vách tường, treo la liệt những vật kỷ niệm. Vách tường bên mặt có lá cờ gấm vàng giải thưởng thể thaọ Vách trái có treo mấy cây dao rừng và lá chắn, trong có con dao đúc sáng loáng và hình thù đặc biệt khác lạ, khiến ai trông thấy cũng phải chú ý: cán dao mũi nhọn, ở vòng chuôi có buộc vải nhung đỏ như mầu máu tươị Nàng bước vào, nhìn ngắm qua bốn phía, rồi tinh nghịch le lưỡi lắc đầu: - Phòng của anh đây giống như một viện lịch sử bác vật vậy! - Nào đã có gì đáng kể! Hắn mỉm cười khẽ đáp. Thấy nàng nhìn cây dao đúc hắn vội giải thích: - Chỉ có con dao đó, tạm gọi là vật quí gia truyền mà thôị Hắn mời nàng ngồi xuống chiếc ghế mây, rồi tiếp tục kể chuyện con dao: - Cái hồi ba tôi mới đến Ðài Loan, miền bắc đảo này còn hoang vu vắng vẻ. Có lần ba tôi rủ một số bạn thân đi thăm dò vùng Ngũ Lão Khanh, với mục đích kiếm khu đồi đất mở đồn điền trồng trà. Các cụ di cơ gốm năm người, vừa đi tới đầy, bỗng đụng phải mười mấy đồng bào sơn cước thuộc bộ lạc bán khaị Bởi tại ngôn ngữ bất đồng, nên hiểu lầm nhau, và một cuộc quyết đấu sinh tử diễn ra! Ðó là lần đầu tiên và cũng là lần độc nhất trong đời, ba tôi đã giết chết một đồng bào Thượng. Và ba tôi đã đoạt ngay con dao từ tay đối phương để hạ hắn. Thanh Thanh nghe kể chuyện, rùng mình rởm tóc gáy, sắc mặc nhợt nhạt ra, trỏ tay lên con dao trên tường: - Chính là con dao này đâỷ Quốc Hùng gật đầu, rồi nói thêm: - Sau thảm kịch, ba tôi mang con dao về, cất giữ cẩn thận làm kỷ niệm. ông lại nhờ thợ khắc hai hàng chữ lên sống dao: ”ông cha đã liều tính mạng để đoạt lấỵ Con cháu phải giữ kỹ làm vật báu của nhà”. Nàng bước đến gần, đánh bạo sờ tay vào lưỡi dao, và có cảm tưởng vết máu tuy đã được lau rửa, nhưng mùi máu như vẫn còn phảng phất. Quốc Hùng để cho nàng mân mê lưỡi dao một chút, rồi hắn lên giọng “ông anh” trong nhà: - Thôi, chuyện đã nghe rồị Giờ đến việc học. Toán đâu, thử đưa đây xem tôi có giúp cô được không nàỏ Nàng sực nhớ ra, liền đem sách vở và bút máy đến bàn viết. Hắn ghé đến, xem kỹ đề toán, suy nghĩ dăm phút, hắn hiểu ngaỵ Trước khi làm toán giùm, hắn còn giảng giải kỹ càng cho nàng hiểu rõ. Nàng rối rít cảm ơn. Hắn lại khuyên nàng phải lưu ý như thế nào khi đặt và giải phương trình. Và cuối cùng trong câu chuyện thân mật, hắn lại khuyên nàng cứ yên chí, đừng lo sợ thi trượt mà tâm thần kém phần linh lợi khi vào trường. Nàng rất cảm kích vì lòng tốt của hắn: - Anh Hùng! Em thật khônng biết tạ ơn anh bằng cách nào cho xứng. Hắn bỗng đỏ mặt ngượng ngiụ, quay nhìn tránh về phía khác: - Cô có cần hỏi bài vở gì nữa không? - Cần hỏi nhiều lắm, nhưng lúc này nghĩ không rạ Thôi để lúc khác vậỵ Nàng định nói thế, để tạm dứt cuộc tiếp xúc tay đôi hôm naỵ Nhưng nàng chưa kịp quay ra, hắn đã nhắc đến một vấn đề: - à! Tôi vừa nghĩ ra một việc có thể giúp đỡ cô... Các trường ở hải ngoại có giảng dạy kỹ càng về “Tam dân chủ nghĩa chăng? Nàng chưa kịp đáp, hắn lại tiếp: - Ở nước ngoài không hiểu thế nào, chứ ở nước nhà thì môn học đó quan trọng lắm, bởi nó liên hệ đến việc giáo dục tư tưởng cho giới thanh niên chúng tạ Nói xong, hắn lấy trong tủ ra ba bốn cuốn sách nghị luận, biên khảo về Tam dân chủ nghĩa, trao cho nàng: - Lúc nào rảnh rỗi, cô nên đọc để tìm hiểụ - Cám ơn anh lắm. Hắn tươi cười tiễn chân nàng ra hành lang, rồi đứng lại nghe ngóng. Nàng khoan thai trở về phòng riêng của mẹ hắn. Khi lá màn thêu rẽ ra, hắn nghe rõ tiếng mẹ hắn cười nói đón tiếp nàng rất vui vẻ. Hắn thấy lòng rộn ràng vui sướng khác hẳn thường ngàỵ Ðến quá mười một giờ Uyển Hoa mới tiễn Kiến Quốc ra về. Cô cậu đi rất gần nhau, nhưng vẫn trừ ra một khoảng cách nho nhỏ. Quốc Hùng thầm lấy làm vui, đứng nép ở chỗ tối lắng nghe những lời đối thoại giữa em hắn và Kiến Quốc. Tiếng Uyển Hoa nói: - Em đưa anh ra cửa lớn ngoài đường. Tiếng Kiến Quốc đáp: - Thôi, cần gì phải thế! Cửa ngoài có khóa tự động anh ra rồi, đóng mạnh trở lại một cái, là vững! Em theo anh ra ngoài ấy, lúc trở vào, qua lối đi tối om này, em sẽ sợ... - Hứ! Ðáng ghét chưả Em còn chưa xuống đến nhà dưới, anh đã nhát cho em sợ rồi! Quốc Hùng cười thầm trong bóng tốị hắn đang toan bước ra đế tiễn chân Kiến Quốc thay cho em, bỗng nghe tiếng Uyển Hoa nói: - Thôi được. Em để anh đi một mình ra vậy. Nhưng anh nhớ cho: cái cửa ngoài ấy, cần đập mạnh tay một chút mới đóng vững đó.